Đề tài
" Quan điểm lịch sử cụ thể với quá
trình xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta hiện nay "
1
1
MỤC LỤC
A. ĐẶTVẤNĐỀ
B. PHẦNNỘIDUNG
I. Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN
1. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN
2. Những lý luận chung về nền kinh tế thị trường
2.1. Khái niệm về kinh tế thị trường
2.2. Một sốưu điểm và khuyết tật của nền kinh tế thị trường
2.3. Vai trò của nền kinh tế thị trường
II. Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở nước ta
1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
1.1. Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
1.2. Tính XHCN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
2. Quan điểm của Đảng về quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN
2.1. Quan điểm của Đảng
2.2. ý nghĩa của những quan điẻm trên
3. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
3.1. Về mục tiêu phát triển
3.2. Nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế
Nhà nước giữ vai trò chủđạo
3.3. Trong nền kinh tế thị trường thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập trong
đó phân phối theo thu nhập là chủ yếu
3.4. Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước
3.5. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế mở , hội nhập
III. Thực trạng và giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta hiện nay
1. Thành tựu đạt được trong thời kìđổi mới
2. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam
3. Một số hạn chế
4. Các giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN
C. Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
2
2
A.ĐẶTVẤNĐỀ
Nền kinh tế thế giới là một nền kinh tế chứa nhiều yếu tố phức tạp. Nó có thể
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế các nước tham gia.Khi gia nhập nền
kinh tếđó mỗi nước đều có con đường đi riêng cho nền kinh tế của nước mình và
con đường Việt Nam lựa chọn là phát triển nền kinh tếđịnh hướng XHCN. Đây là
mô hình rất mới mẻ trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thị trường phù hợp với
điều kiện vàđặc điểm cụ thể của Việt Nam.Khi chọn con đường này Đảng và Nhà
nước ta đã xác định những thuận lợi, khó khăn mà chúng ta sẽ gặp khi gia nhập kinh
tế thế giới và lựa chọn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN .Trước
đó, nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế tập trung,bao cấp đầy dãy những bất
cậpđặc biệt kinh tế còn nghèo nàn,lạc hậu trong khi đó kinh tế thế giới phát triển
mau lẹ theo xu hướng toàn cầu hoá với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các
nền kinh tế. Khoảng cách nền kinh tế nước ta so với nhiều nước trong khu vực và
thế giới là rất xa.Nhận thức được vấn đềđóđại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam năm
1986 đãđề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn
công cuộc xây dựng CNXH.Đại hội chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo định hướng XHCN vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước.Đảng ta không ngừng tìm tòi,đổi mới,tổng kết lý luận thực
tiễn để có nhận thức đúng đắn vàđầy đủ hơn về CNXH và con đường lên CNXH ở
nước ta và ngày càng hoàn thiện qua các kìđại hội. Để thực hiện tốt đường lối đổi
mới,chúng ta đã rút ra kinh nghiệm từ mô hình kinh tế của Trung Quốc, của các “
con rồng châu á”.Trải qua hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới này, chúng ta
đăđạt được những thành tựu to lớn và quan trọng cóý nghĩa lịch sử: đưa đất nước
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế,đạt tốc độ tăng trưởng nhanh,tăng cường cơ sở vật
chất tạo tiền đề cho giai đoạn mới,chính trị xã hội ổn định,mở rộng quan hệđối
ngoại,chủđộng hội nhập kinh tế thế giới,đời sống nhân dân không ngừng được cải
thiện…là cơ sở biện chứng hùng hồn đểđưa ra những quan niệm mang tính đột
phá,sáng tạo về mặt lý luận.Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đố vẫn còn tồn tại
những mặt hạn chế màĐảng,Nhà nước ta cần nhìn nhận đúng đắn vấn đề,có hướng
đi phù hợp nhằm tạo hiệu quả cao nhất đảm bảo việc thực thi và phát triển,xây dựng
thành công CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.Đểđạt được tốc độ tăng trưởng cao và
bền vững,xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hoàn thiện là một
trong những vấn đề tư duy lý luận cốt lõi,một phương hướng mang tính chiến lược
trong lĩnh vực kinh tế.
3
3
Thấy được những vấn đề cấp bách và sự cần thiết phát triển nền kinh tế thị
trường định ở nước ta hiện nay tôi đã chọn đề tài “Quan điểm lịch sử cụ thể với
quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
nước ta hiện nay”cho bài tiểu luận của mình.Đểcóđược những hiểu biết về kinh tế
thị trường hoàn thành bài tiểu luận không thể không kểđến công lao chỉ dạy của thầy
Mai Xuân Hợi-người đã tân tuỵ dạy bảo chúng em,nhiệt tình hướng dẫn đẻ em làm
bài tiểu luận này.
4
4
B. PHẦNNỘIDUNG
I.
SỰCẦNTHIẾTPHẢIXÂYDỰNGVÀPHÁTTRIỂNNỀNKINHTẾTHỊTRƯỜNGĐỊNHHƯỚN
G XHCN
1. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội mà trong đố sản phẩm
sản xuất ra không phải để thoả mãn nhu cầu của người sản xuất màđể bán , để thoả
mãn nhu cầu của người tiêu dùng . Nó không phải kiểu sản xuất tự cung, tự cấp
nhưở nước ta trước đây.
Kinh tế thị trường không phải ra đời một cách ngẫu nhiên, chủ quan theo ý
muốn của con người mà nó hình thành dựa trên cơ sở khách quan của mỗi nước, ở
Việt Nam đã có những cở sở khách quan thuận lợi cho việc hình thành và phát triển
nền kinh tế thị trường :
- Thứ nhất: sự phát triển của phân công lao động xã hội nhất là nó tồn tại với
tư cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi mà còn
phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực ,
từng địa phương cũng ngày càng phát triển thể hiện ở tính phong phú , đa dạng và
chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao ,có tính cạnh tranh trên thị trường . Nền
kinh tế nước ta hiện nay bao gồm nhiều ngành kinh tề khác nhau, do tac động của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tếđang xuất hiện thêm nhiều ngành nghề
mới với trình độ chuyên môn hoá cao hơn. Thêm vào đó, chuyên môn hoá và hợp
tác hoá sản xuất trong một số lĩnh vực đã vượt khỏi biên giới quốc gia và mang tính
quốc tế. Điều này nghĩa là, mặc dù còn ở trình độ thấp hơn các nước phát triển
nhưng phân công lao động trong nền kinh tế nước ta hiện nay đã vàđang tạo điều
kiện khách quan cho phát triển kinh tế thị trường.
- Thứ hai: Trong nền kinh tế nước ta , tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau
về tư liệu sản xuất với nhiều hình thức tổ chức sản xuất,kinh doanh phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể,sở hữu
tư nhân, sở hữu hỗn hợp, trong mỗi hình thức lại có các chủ thể khác nhau.Do đó,
nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều chủ thể kinh tếđộc lập , lợi ích riêng nên quan hệ
kinh tế giữa họ thực hiện bằng quan hệ hàng hoá - tiền tệ . Quan hệ này rất quan
trọng trong kinh tếđối ngoại đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại
quốc tế WTO, trong điều kiện phân công lao động quốc tếđang phát triển ngày càng
sâu sắc. Mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là chủ sở hữu của hàng hoáđưa ra trao
5
5
đổi trên thị trường thế giới vì vậy các nước phải có quan hệ hàng hoá - tiền tệ với
nhau và trao đổi trên nguyên tắc ngang giá.
- Thứ ba: thực tiễn lịch sử các nước XHCN trong đó có Việt Nam, cho thấy
một thời đãáp dụng mô hình kinh tế chỉ huy tập trung quan liêu, bao cấp dẫn đến
khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài mà nguyên nhân chủ yếu là do phủ nhận quan
hệ hàng hoá - tiền tệ, phủ nhận kinh tế thị trường. Để thoát khỏi khủng hoảng thì con
đường duy nhất chỉ có thể thông qua đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường.
thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể có cùng hình thức sở hữu dựa trên
chếđộ công hữu về tư liệu sản xuất nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khách nhau
về lợi ích, quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, về trình độ kĩ thuật,
về quản lý nên chi phí, hiệu quả sản xuất khác nhau.
Chúng ta đã có những cơ sở khách quan làm nền tảng cho sự hình thành và phát
triển của nền kinh tế thị trường bởi vậy tất yếu nền kinh tế nước ta sẽ phát triển
theo cơ chế thị trường đặc biệt có sự quản lý của Nhà nước .
2.Những lý luận chung về kinh tế thị trường
2.1.Khái niệm về kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ
các yếu tố “ đầu vào ” và “ đầu ra ” của sản xuất đều quyết định được trên thị
trường, ởđó sự vận động của quan hệ hàng hoá- tiền tệ giữ vai trò vô cùng quan
trọng. Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác
nhau về trình độ phát triển nhưng về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản
chất.
Khi so sánh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nền kinh tế TBCN chúng
ta sẽ thấy ngay chúng cùng chịu tác động của cơ chế thị trường – bị tác động bởi các
quy luật như quy luật cung – cầu, quy luật giá trị. Chúng đều có sự quản lý của Nhà
nước nhưng với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên về mục đích, phương thức, mức
độ can thiệp của Nhà nước thì chúng khác nhau bởi Nhà nước XHCN là Nhà nước
của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực thuộc về dân và dựa trên chếđộ công hữu
về tư liệu sản xuất còn Nhà nước TBCN là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị, dựa trên chếđộ tư hữu về tư liệu sản xuất.
2.2. Một sốưu điểm và khuyết tật của nền kinh tế thị trường
Vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước góp phần lớn vào việc
mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm nền kinh tế trở nên năng động hơn trước những
biến động bất thường của thị trường màý muốn chủ quan của con người không thể
khắc phục được, giúp khai thác các tiềm lực kinh tế một cách có hiệu quả nhất.
Hàng hoá phong phú về mẫu mã với chất lượng cao làm tăng khả năng cạnh tranh
6
6
trên thị trường thế giới, nhiềư ngành nghề mới hình thành tạo ra nhiều cơ hội việc
làm cho người lao động giải quyết phần nào các vấn đề cấp bách của xã hội, thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển .
Song bên cạnh những mặt tốt vẫn tồn tại những mặt trái cần khắc phục : trong nền
kinh tế thị trường có rất nhiều rủi ro chỉ cần sa chân một bước là mất tất cả nên
khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa, sự phân hoá bất bình đẳng, ô nhiễm môi
trường đặc biệt khủng hoảng kinh tế chu kì, lạm phát làm nền kinh tế bất ổn.
Để phát huy những mặt mạnh và hạn chế tối đa khuyết tật của kinh tế thị trường cần
cóđiều chỉnh thích hợp của Nhà nước, sự tác động của bên ngoài.
2.3.Vai trò của nền kinh tế thị trường
Trong lưu thông, thị trường là một trong những nhân tố của quá trình tái sản xuất xã
hội, là tổng hoà các mối quan hệ mua – bán, gắn liền với nhịp thở của cuộc sống, là
một khâu quan trọng quyết định hoạt động kinh tế của toàn bộ quá trình liên kết từ
khâu sản xuất đến tiêu thụ. Muốn phát triển đất nước thìđiều kiện tiên quyết là kinh
tế phải phát triển nhưng để phát triển kinh tế thì việc đầu tiên chúng ta phải nhận
thức đúng vai trò quan trọng của nền kinh tế thị trường. Chúng ta đã biết nền kinh tế
tự cung ,tự cấp kìm hãm sự phát triển của sản xuất kinh tế ,quan hệ giữa hàng hoá và
tiền tệ không được coi trọng ,không đánh giáđúng vai trò của nó.Đó là, nền kinh tế
khép kín màở trong đó lực lượng sản xuất không có khả năng phát triển,chỉ có nền
kinh tế thị trường mới có thểđáp ứng được yêu cầu của xã hội,của nền kinh tế nước
ta.Nó có vai trò rất quan trọng:
- Thứ nhất: Kinh tế hàng hoá phá vỡ mối quan hệ tự cung tự cấp của nền kinh tế tự
nhiên,thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất , tạo động lực thúc đảy lực lượng sản xuất
phát triển.
- Thứ hai: Sản xuất hàng hoá phát triển tạo ra nhiều việc làm cho người lao
động thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất, giúp phân
bổ hợp lý các nguồn lực và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả.Vì thế phát huy
tiềm năng, lợi thế của từng vùng,cũng như lợi thế của đất nước, có tác dụng mở rộng
quan hệ kinh tế với nước ngoài.
- Thứ ba: Nó kích thích tính năng động sáng tạo của các chủ thể kinh tế, kích
thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cũng như tăng khối lượng hàng hoá
và dịch vụbởi nền kinh tế thị trường chứa đầy những yếu tố bất ổn, rủi ro nếu như
không biết dựa phân tích vàđánh giá thị trường dựa vào nhu cầu tiêu dùng, giá cả thị
trường để quyết định sản xuất cái gì, khối lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào
thì chắc chắn anh sẽ bịđào thải đặc biệt sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.Để có
thểđứng vững và phát triển trên thị trường các chủ thể kinh tế phải không ngừng cải
7
7
tiến kỹ thuật ,tạo ra các sản phảm không những đa dạng về chủng loại mà chất lượng
cũng tốt đáp ứng được mhu càu của người tiêu dùng.
- Thứ tư: Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tạo điều kiện ra đời
của sản xuất lớn, xã hội hoá cao,đồng thời chọn lọc những người sản xuất, kinh
doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ,lao động lành nghề, đáp
ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Bởi vậy, muốn phát triển kinh tế chúng ta phải coi phát triển kinh tế thị trường là
một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành
nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đây là con
đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm
năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
II.
QUANĐIỂMLỊCHSỬCỤTHỂVỚIQUÁTRÌNHXÂYDỰNGVÀPHÁTTRIỂNNỀNKINHTẾT
HỊTRƯỜNGĐỊNHHƯỚNG XHCN ỞNƯỚCTA
1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
1.1. Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
Nền kinh tế quáđộlên XHCN của nước ta đang trong quá trình chuyển biến cách
mạng lên nấc thang mới tuân theo quy luật, nguyên tắc của hệ thống các nhân tố tác
động bên ngoài, phát triển nền kinh tế thị trường kiểu mới, có kế hoạch,có sự lãnh
đạo của Đảng ,sự quản lý của Nhà nướcgóp phần xây dựng xã hội hậu công nghiệp,
hậu thịtrường với nền kinh tế tri thức đã có những biến đổi lớn trong hoạt động kinh
tế – xã hội.
- Thứ nhất : nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện mục tiêu “ dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, giải phóng mạnh mẽ và không
ngừng phát sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, nâng cao
đời sống của nhân dân, đẩy mạnh xoáđói, giảm nghèo, tạo điều kiện để con người
phát triển toàn diện , lấy con người là trung tâm của sự phát triển.
- Thứ hai : phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với sự phong phú về hình thức sở
hữu vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước góp phần vào việc
phân bổ hợp lý các nguồn lực kinh tế , hiệu chỉnh những sai lệch, thất bại của cơ chế
thị trường.
- Thứ ba : nó thực hiện phân phối theo lao động, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội trong cả quá trình phát triển, tạo cơ sởđể người dân tin tưởng vào sự thành công
của công cuộc đổi mới, vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo sự thống nhất, đồng lòng
trong cả nước.
1.2. Tính XHCN trong nền kinh tế của nước ta
8
8
Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN là một kiểu kinh tế thị trường mới
trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện vàđặc điểm cụ
thể của nước ta. Chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với sự
kết hợp của kinh tế thị trường và tính XHCN và tính chất XHCN của nền kinh tế
càng ngày càng rõ nét hơn trong suốt thời kì quáđộ lên CNXH ở nước ta được Đại
hội X công nhận có 8 đặc trưng cơ bản :
- Thứ nhất : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Thứ hai : do nhân dân làm chủ
- Thứ ba : có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan
hệ sản xuấ phù hợp với trình độ phát triển của lực sản xuất.
- Thứ tư : có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Thứ năm : con người được giải phóng khỏi áp bức , bất công, có cuộc sống ấm no,
hạnh phúc, phát triển toàn diện.
- Thứ sáu ; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ,
giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ
- Thứ bẩy : Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
- Thứ tám : có quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới
Thực hiện mô hình này không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường
và CNXH mà là sự nắm bắt, vận dụng xu thế khách quan của kinh tế thị trường
trong thời đại hiện nay, sự tiếp thu có chọn lọc các thành tựu kinh té, văn hoá của
nhân loài để phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc phát triển sức
sản xuất, xã hội hoá lao động, cải tiến kĩ thuật – công nghệ theo định hướng XHCN
chứ không phải nền kinh tế bao cấp cũng không phải nền kinh tế thị trường tự do
theo kiểu TBCN và cũng chưa phải hoàn toàn là kinh tế thị trường XHCN bởi trong
thời kì quáđộ nền kinh tế của chúng ta vừa có cái cũ, cái mới – chúng cùng tồn tại
đan xen , cạnh tranh với nhau , chúng ta cũng chưa cóđủ các yếu tố của CNXH. Vì
vậy, chúng ta cần hiểu rõ nền kinh tế của nước ta vừa mang tính chung của kinh tế
thị trường và tính đặc thù của CNXH hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
2.Quan điểm của Đảng ta về quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN
2.1. Quan điểm lịch sử của Đảng
Quá trình xây dựng đất nước muốn thành công không thể không kểđến vai trò quan
trọng của việc đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta. Nó vừa bám sát các quy luật
khách quan và kịp thời tổng kết thực tiễn đầy sống động của nước ta. Công cuộc đổi
9
9
mới này là một quá trình nhận thức lâu dài của Đảng và Nhà nước ta từĐại hội VI
đến nay.
Tại Hội nghị TW lần thứ 6 Đại hội VI khẳng định : “ chính sách kinh tế nhiều thành
phần cóý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên CNXH “ .
Đại hội khẳng định đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chỉ ra những sai lầm, chủ
quan, nóng vội muốn “ đốt cháy giai đoạn “ trong việc cải tạo thành phần kinh
tếnhất làđã vi phạm quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, rứt
khoát từ bỏ mô hình kinh tế phi thị trường, chỉ huy tập trung, bao cấp. Đảng thừa
nhận sự tồn tại khách quan của nền kinh tế hàng hoá và thị trường, xác định rõ cơ
chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN nhưng Đảng mới chỉ nêu hiện trạng được hiện trạng của các thành
phần, chưa phân biệt các thành phần , hình thức tổ chức của chúng.
Đến Đại hội VII trong Cương lĩnh xây dựng đất nước khẳng định : “ phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước “ tiếp tục khẳng định đường lối đúng đắn của
Đại hội VI và bổ sung thêm cơ chế vận hành của nền kinh tế, chỉ ra được năm thành
phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủđạo thực hiện
hức năng của một công cụquản lý vĩ mô của Nhà nước.
ởĐại hội VIII cụm từ thành phần kinh tế Nhà nước thay cho thành phần kinh tế quốc
doanh màĐại hội VII công nhận : kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủđạo,” sản xuất
hàng hoá không độc lập với CNXH mà là thàmh phần phát triển của nền văm minh
nhân loại, tồn tại khách quan , cần thiết cho công cuộc CNXH và cả khi CNXH
được xây dựng “. Các quan điểm của Đảng được thể chế hoá phục vụ cuộc sống của
nhân dân tuy nhiên Đảng vẫn chưa đề cập đến khái niệm kinh tế thị trường
Đến Đại hội IX thì cụm từ “ nền kinh tế thị trường định hương XHCN “ chính thức
được đề cập tới : “ thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng XHCN , đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN".
Phương thức phát triển nền kinh tế này được Đại hội X năm 2006 làm rõ :” đểđi lên
CNXH , chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá , xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực
hiện đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân, xây dựng Đảng vững mạnh, bảo đảm vững chắc quốc phòng,
an ninh quốc gia, chủđộng và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế “. Đảng tiếp tục làm
10
10
sáng rõ những vấn đề lý luận liên quan đến việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN theo 4 nội dung cơ bản :
- Nắm vững định hướng XHCN trong nền kinh tế hội nhập
- Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước pháp quyền Việt Nam
đảm bảo đời sống cho nhân dân, phát vtriển đất nước.
- Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành của các loại thị trường
cơ bản : thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường sức lao động, thị trường
bất động sản…theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, làm cơ sở thúc đẩy nền kinh tế
phát triển.
- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức kinh doanh
Nghị quyết Đại hội X của Đảng khẳng định : “ trong quá trình đổi mới phảI
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mac – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phảI từ bỏ mục tiêu CNXH mà làm cho
CNXH được nhận định đúng đắn hơn và xây dựng có hiệu quả hơn “. Điều này được
báo Quân đội nhân dân nhận định : “ đến Đại hội X Đảng ta khẳng định kinh tế thị
trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kì quáđộđi
lên CNXH . Gần đây nhất tại Đại hội X Đảng tiếp tục nhất trí quan điểm : đểđi lên
CNXH chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN “. Còn
Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh kết luận : “ phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN là mô hình chưa có tiền lệ trong lịch sử cả về lý luận lẫn thực tiễn . Vì
vậy, vừa phi tiến hành trong thực tiễn nhưng đồng thời cũng không ngừng nghiên
cứu để khái quát thành lý luận. Vàđây là quá trình phát triển lâu dài trải qua nhiều
giai đoạn, đòi hỏi phảI thực thi có hiệu quả cao, đồng bộ nhiều giải pháp , chính
sách khác nhau một cách uyển chuyển, linh hoạt. Việt Nam đang thử nghiệm một
mô hình kinh tế mới chưa có trên thế giới, chưa có tiền lệ về lý luận và thực tiễn “.
Hơn 20 năm đổi mới ( 1986-2008 ) đã khẳng định phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng ta hoàn toàn phù hợp với quy
luật phát triển kinh tế khách quan và xu thế tất yếu của thời đại bởi kinh tế thị
trường là một phạm trù kinh tế riêng, có tính độc lập tương đối, phát triển theo quy
luật riêng vốn có dù trong bất cứ thời gian , không gian nào, không có một nền kinh
tế trừu tượng chung chung cho mọi giai đoạn phát triển mà gắn với mỗi giai đoạn
phát triển xã hội là những nền kinh tế hàng hoá cụ thể phù hợp với nhận định của
Đảng : “ sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá là những hiện tượng thuộc nhiều
phương thức sản xuất hết sức khác nhau tuy rằng quy mô và tầm quan trọng của
chúng không giống nhau. Chúng ta hoàn toàn chưa biết một tí gì về phương thức ấy
11
11
nếu chúng ta chỉ biết có những phạm trù trừu tượng của lưu thông hàng hoá , những
phạm trù chung cho tất cả các phương thức ấy “.
Trong quá trình phát triển, Đảng không ngừng tìm tòi, đổi mới, tổng kết lý
luận thực tiễn để có nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về CNXH và con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam để ngày càng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN.
2.2.ý nghĩa của những quan điểm trên
Qua nhận thức ngày càng toàn diện hơn của Đảng ta đã khẳng định quyết tâm
khắc phục triệt để hệ thống kế hoạch hoá tập trung để xây dựng và phát triển kinh tế
sthị trường không dập khuôn, máy móc bảo đảm phát triển kinh tế thị trường văn
minh, cóđịnh hướng cao về xã hội theo nguyên tắc xã hội hoá cao về XHCN. Tiếp
thu có chọn lọc thành tựu văn minh nhân loại , không chấp nhận kinh tế thị trường là
một thứ công nghệ – kĩ thuật thuần tuýhoặc một phương thức đơn thuần, một
thủđoạn tạo ra của cảI để làm giàu cho tư bản mà phải phát huy nền kinh tế thị
trường theo hướng phục vụ và nâng cao đời sống của nhân dân , cho sự phồn vinh
xã hội . Nó thấm nhuần sự kết hợp giữa tính tất yếu thời đại với nguyện vọng của
một dân tộc yêu tự do . Nó khẳng định quyết tâm , vai trò sáng tạo cao của kiến trúc
thượng tầng chính trị pháp luật của Đảng và Nhà nước ta.
3. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
Nền kinh tếđược xây dựng ở nước ta hiện nayh là nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN . Một mặt nó vừa có tính chất chung của nền kinh tế thị trường :
các chủ thể kinh tế có tính độc lập , có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh ;
giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và có
tác dụng làm cơ sở cho việc phân bổ các nguồn lực cho các ngành kinh tế ; nền
kinh tế tự vận động theo những quy luật vốn có của nó ; các nền kinh tế hiện đại
còn có sựđiều tiết vĩ mô của Nhà nước. Mặt khác , nóđược phát triển dựa trên cơ
sở vàđược dẫn dắt , chi phối bởi những nguyên tắc và bản chất của CNXH. Đó là
sự kết hợp giữa cái chung là kinh tế thị trường với cái riêng là CNXH có các đặc
trưng sau :
3.1. Về mục tiêu phát triển
12
12
- Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường là giải phóng sức sản xuất ,
động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá , xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật , cải thiện từng bước đời
sống nhân dân.
- “ Thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội do nhân
dân làm chủ , nhân ái, có văn hoá , có kỉ cương , xoá bỏáp bức , bất công , tạo
điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc “.
- Phát triển nhanh, hiệu quảvà bền vững tăng trưởng kinh tếđi đôi với thực hiện
tiến bộ , công bằng xã hội và bảo vệ môi trường . Phát huy mọi nguồn lực để
phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm , những ngành , lĩnh vực mà
nước ta có tiềm năng, thế mạnh. Tăng nhanh năng suất lao động , nâng cao chất
lượng tăng trưởng , tiết kiệm , chống lãng phí , tăng tích luỹ vốn cho đầu tư phát
triển.
- Mục tiêu chiến lược từ năm 2001 –2010 màĐại hội IX đưa ra với nội dung : “
Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển , nâng cao rõ rệt đời sống vật chất ,
văn hoá , tinh thần của nhân dân , tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại . Nguồn lực con người , năng
lực khoa học và công nghệ , kết cấu hạ tầng , tiềm lực kinh tế , quốc phòng , an
ninh được tăng cường , thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình
thành về cơ bản , vị thế của nước ta trên trường quốc tếđược nâng cao “.
3.2. Nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế trong đó thành phần
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo
Nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu
khác nhau về tư liệu sản xuất . Các thành phần kinh tế gồm : kinh tế Nhà nước ,
kinh tế tập thể , kinh tế tư bản tư nhân , kinh tế cá thể , tiểu chủ , kinh tế tư bản
Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài . Các thành phần kinh tế tồn tại
khách quan , đan xen nhau, cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật và là những bộ
phận cần thiết của nền kinh tế, chúng hoạt động trong một cơ cấu kinh tế quốc
dân thống nhất trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủđạo ,nắm giữ những
ngành , những lĩnh vực trọng yếu của đất nước, hướng dẫn các thành phần kinh
tế khác cùng phát triển , định hướng vàđiều tiết vĩ mô nền kinh té , đi đầu trong
việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật .
Vì vậy, xây dựng hệ thốngkinh tế Nhà nước mạnh chính là tăng cường thực hiện
chức năng kinh tế Nhà nước Nhà nước làm chỗ dựa , làm đòn bẩy cho các thành
phần kinh tế . Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo thành nền tảng vững
13
13
chắc của nền kinh tế . Kinh tế tư nhân ngày được quan tâm hơn trong các chính
sách phát triển kinh tế của Đảng ta.
3.3. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện nhiều hình
thức phân phối thu nhập trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu
Mỗi chếđộ xã hội có chếđộ phân phối tương ứng với nó . Chếđộ phân phối do
quan hệ sản xuất thống trị trước hết là quan hệ sở hữu quyết định nhưng quan hệ
phân phối , các hình thức thu nhập là hình thức thu nhập là hình thức thực hiện
về mặt kinh tế của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất . Trong nước ta tồn tại
nhiều hình thức phân phối : phân phối theo thu nhập trong kinh tế Nhà nước và
kinh tế tập thể, phân phối theo vốn, tài sản và các đóng góp , phân phối theo giá
trị sức lao động trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân và các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài , phân phối thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội
Trong các hình thức đó , phân phối theo lao làđặc trưng bản chất của kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Nó góp phần thực hiện công bằng xã hội bởi hình
thức của nó là có làm có hưởng, người làm nhiều hưởng nhiều , người làm it
hưởng ít, không làm không hưởng. Chính điều này đã thôi thúc nọi người ra sức
làm viêc và kết quảđạt được rất khả quan, kinh tế nhanh chóng phát triển .Đây là
sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế TBCN
.
Phát triển kinh tế thị trường được Đảng ta xác định là phương tiện đểđạt mục tiêu
cơ bản trong quá trình xây dựng XHCN, thực hiện dân giàu , nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, cải thiện đời sống nhân dân, giải phóng con người
khỏi áp bức , bóc lột, giúp họ phát triển toàn diện. Vì vậy, mỗi bước tăng trưởng
kinh tếở nước ta phải gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ, công
bằng xã hội và việc phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và tập thể cóý
nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu đó,
3.4. Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước XHCN
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN . chúng ta sử dụng cơ chế thị
trường để kích thích tính năng động , sáng tạo của người lao động, thúc đẩy công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nền kinh tếấy rất phức tạp , nhiều vấn đề cần được
thống nhất trong cách giải quyết nên sự tham gia điều tiết nền kinh tế của Nhà
nước có vai tròđặc biệt quan trọng : bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh ,
ổn định, đạt hiệu quả cao, sự quản lý của Nhà nước nhằm hạn chế , khắc phục
những thất bại của thị trường và trong nền kinh tế thị trường hiện đại , sự tham
14
14
gia của Nhà nước là xu thế khách quan. Nhà nước quản lýnền kinh tế thị trường
định hướng XHCN theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường .
3.5. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế mở , hội nhập
Đặc điểm này phản ánh rõ nét xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta trong
điều kiện toàn cầu hoá. Trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học –kĩ
thuật thì các nước ngày một phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn nên mở cửa hội nhập
là một tất yếu khách quan. Nógóp phần thu hút vốn , kĩ thuật, công nghệ hiện
đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới giúp chúng ta khai
thác tốt tiềm năng, thế mạnh kinh tế ,phát huy nội lực, tranh thủ kĩ thuật nước
ngoài và phát triển kinh tế theo kiểu rút ngắn để bắt kịp với nền kinh tế thế giới.
Thực hiện quan hệđối ngoại theo hướng đa phương hoá vàđa dạng hoá các hình
thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới
nhưng vẫn giữ vững độc lập chủ quyền , bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc.
III.
THỰCTRẠNGVÀCÁCGIẢIPHÁPĐỂPHÁTTRIỂNKINHTẾTHỊTRƯỜNGĐỊNHHƯỚN
G XHCN Ở VIỆT NAM
1. Thành tựu nước ta đạt được trong thời kìđổi mới
Thực hiện công cuộc đổi mới qua 20 năm Đảng, Nhà nước ta đãđạt được
những thành tựu rất đáng trân trọng cả về mặt kinh tế lẫn xã hội chứng minh sự lựa
chọn con đường đổi mới của Đảng ta làđúng đắn :
- Thứ nhất : đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế , đạt tốc độ tăng
trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất tạo tiền đề cho giai đoạn mới, vị thếđất
nước trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia
tăng lên rất nhiều , tạo ra thế mới và lực mới cho đất nước tiếp tục đ lên, phát triển
kinh tế một cách nhanh, mạnh. Trước năm 1976 – 1985 tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm là 2% sau tăng lên 6,6% năm 1998 – 2004 , thực hiện tốt ba chương
trình mục tiêu phát triển về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu
trong kế hoạch 5 năm từ 1986-1990 làm GDP tăng 4,4%/ năm góp phần chuyển đổi
căn bản từ chếđộ quản lý cũ sang chếđộ mới phù hợp đặc điểm nước ta . Từ 1991-
1995 , GDP tăng 8,2% vượt mức kế hoạch đề ra thực hiện một bước quan trọng
trong quá trình đổi mới kinh tế – xã hội khắc phục tình trạng trì trệ, suy thoái, phục
hồi sản xuất , tăng trưởng tương đối cao và tương đối toàn diện , giảm lạm phát từ
12,7% năm 1995 xuống 0,1% năm 1999 còn 0% năm 2000
15
15
Sản lượng công nghiệp tăng liên tục với mức bình quân đầu người của sản
phẩm công nghiệp , đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất vàđời sống nhân dân, cho xuất
khẩu. Riêng công nghiệp khai thác dầu khí tuy mới xuất hiện trong thời kìđổi mới
với sản lượng 40 tấn dầu thô năm 1986 lên 1,5 triệu tấn năm 2000 với giá trị xuất
khẩu 3,3 tỷ USD, xuất hiện xu hướng đa ngành , đa sản phẩm, đa thành phần trong
đó kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủđạo.Từ năm 2001-2005 : kinh tế vượt qua
khó khăn ,có thành tựu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
năm 2001-2010 , GDP tăng bình quân 7,5%, nông nghiệp tăng 3,8%, công nghiệp và
xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%, quy mô tổng sản phẩm trong nước năm
2005 đạt 838 nghìn tỷđồng . Nông nghiệp giải quyết được vấn đề an toàn lương thực
quốc gia biến nước ta từ một nước thiếu lương thực nghiêm trọng thành một nước
không những đủăn mà còn có thể xuất khẩu gạo : lương thực bình quân đầu người
từ 280 kg ( 1987 ) tăng lên 450kg ( 2000 )
- Thứ hai : tạo dựng được những tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoà ,hiện
đại hoáđất nước , cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, xu hướng giảm tiêu dùng , tăng
tích luỹđểđầu tư phát triển kinh tế làm tổng quỹ tích luỹ tăng bình quân từ 9,5%/
người năm 1996-2000 lên 11,36%/ người năm 2001-2005. Tài chính có nhiều cải
thiện rõ rệt : năm 1995 là 20% GDP, 17% năm 2000 , trong khi khủng hoảng kinh tế
xảy ra nhưng tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm vẫn tăng cao hơn tốc độ kinh tế và
tốc độ giá cả, năm 2005 đạt 24,4%
Xây dựng kết cấu hạ tầng có nhiều bước tiến triển mới đặc biệt hệ thống giao
thông không ngừng được nâng cấp , mở rộng và làm mới đểđáp ứng yêu cầu phát
triển của nền kinh tế : cuối năm 2005 tổng chiều dài đường quốc lộ là 17 300 km ,
đường sắt là 3 400 km . Trong nông nghiệp : hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh
, việc thâm canh tăng vụ cho năng suất cao, kết cấu hạ tầng nông thôn năm 2005 là
trên 89,7% xã có lưới điện, 100% xã cóđiện thoại , nhiều công trình quan trọng, là
huyết mạch của đất nước được xây dựng như : nhà máy thuỷđiện Hoà Bình, thác Mơ
, nhiệt điện Phú Mỹ, cầu Mỹ Thuận , cầu Bính , cốn sông Gianh, nâng cấp quốc lộ
1A, quốc lộ 5 …
- Thứ ba : thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu , phát huy tiềm năng các ngành , các
lĩnh vực của từng vùng , từng thành phần kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp , tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ : tỷ trọng
nông , lâm, thuỷ sản trong GDP giảm từ 24,5% năm 2000 xuống 20,89% năm 2005,
tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 7% lên 41,04%, tỷ trọng dịch từ 38,8%
năm 2000, 38,07% năm 2005. Vai trò kinh tế vùng ngày được coi trọng hơn : cả
nước hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc- Trung- Nam bước đầu phát huy
16
16
tiềm năng , lợi thếđóng góp 50% GDP cả nước ( 1996-2000 ) lên 63,16% năm
2005 , chiếm gần 70% kim ngạch xuất khẩu, 73% thu ngân sách. Cơ cấu lao động có
nhiều thay đổi : tỷ lệ lao đọng thuần nông giảm nhanh, tỷ lệ lao động trong công
nghiệp , dịch vụ dần tăng cả về số lượng lẫn chất lượng còn cơ cấu các thành phần
kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại , đổi mới khu vực kinh doanh Nhà
nước , phát huy tiềm năng của khu vực dân doanhcó vốn đầu tư nước ngoài, một số
doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần đxã vàđang hoạt động có hiệu quả .
Nhiều ngành nghề mới hình thành nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin thu hút
người lao động giúp giải quyết phần nào vấn đề thất nghiệp đang rất lan dải : tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị giảm từ 6,015 năm 2002 xuống 5,6% năm 2004
- Thứ tư : thúc đẩy phát triển kinh tếđối ngoại , tăng khả năng hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới, đa phương hoá, đa dạng hoá mối quan hệ với các nước , các tổ
chức kinh tế , tài chính quốc tế .
Về kinh tếđối ngoại : thị trường xuất khẩu được mở rộng bằng việc ra nhập các
khối như ASEAN, kí hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹđặc biệt là Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng
nhanh năm 1996-2000 tăng 21%, năm 2001-2005 tăng 17,5%, hàng hoá của Việt
Nam có mặt trên 160 nước , quan hệ hợp tác từ hình thức cho vay dài hạn đến
khuyến khích các nhàđầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức ,
tranh thủ tài trợ phát triển của các nước : tổng vốn đầu tư nước ngoài là 20 tỷ USD
vượt 39% mục tiêu đề ra .
- Thứ năm : đạt được nhiều thành tựu trong việc đổi mới quản lý Nhà nước về
kinh tế, hệ thống chính trị và mở rộng tự do dân chủ . Chếđộ tập trung quan liêu ,
phương thức quản lý hành chính bằng mệnh lệnh đang chuyển sang dân chủ hoá các
lĩnh vực của đời sống xã hội , phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện bước
đầu giải trình , tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Nhà nước.
Với những thành tựu đạt được làm cho bộ mặt đất nước thay đổi theo hướng
ngày càng văn minh và hiện đại , nâng tầm đất nước trên thế giới.
2. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
- Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường còn ở giai đoạn sơ khai : cơ cấu vật
chất – kĩ thuật ở trình độ thấp , máy móc cũ kỹ , công nghệ lạc hậu , lao động thủ
công vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động . Năng suất , chất lượng, hiệu
quả sản xuất nước ta còn thấp so với khu vực và thế giới
+ Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông , hệ thống thông tin liên lạc
… còn lạc hậu , kém phát triển làm cho các vùng khó liên lạc nên việc chuyên môn
17
17
hoá sản xuất ở các địa phương bị hạn chế không phát huy được hết tiềm lực của địa
phương mình.
+ Nền kinh tế của nước ta chưa thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp sản xuất
nhỏ, phân công lao động kém phát triển , sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm
+ Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng
như thị trường nước ngoài còn rất yếu.
- Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa
đồng bộ biểu hiện ở chỗ thị trường hàng hoá - dịch vụđã hình thành nhưng còn hạn
hẹp và nhiều hiện tượng tiêu cực như hàng giả , hàng nhái làm rối loạn thị trường
còn thị trường hàng hoá sức lao động mới manh nha , thị trường vốn , thị trường tiền
tệđã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở ; nhiều doanh nghiệp thiếu vốn
nghiêm trọng trong sản xuất kinh doanh, thị trường chứng khoán mới ra đời còn non
trẻ
- Nền kinh tế có nhiều thành phần tham gia cùng tồn tại đan xen trong đó sản
xuất hàng hoá nhỏ phân tán còn phổ biến,
- Sự hình thành thị trường trong nước gắn với mở rộng kinh tếđối ngoại , hội
nhập vào thị trường khu vực và thế giới trong hoàn cảnh đất nước còn ở trình độ
phát triển kinh tế – kĩ thuật kém xa so với nhiều nước
- Việc quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội còn yếu , cơ chế , chính sách còn
thiếu , chưa đồng bộ , thiếu tính khả thi.
3. Một số hạn chế
Mặc dùđãđạt được những thành tựu hết sức to lớn song chúng ta vẫn còn nhiều
hạn chế mà muốn phát triển kinh tế cần nhanh chóng khắc phục nó;
- Thứ nhất : tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa thực sựổn định , chưa tương xứng
với tiềm năng vốn có của đất nước, tốc độ tăng GDP có xu hướng sụt theo thời
gian : năm 1986 là 6,5%, năm 1988 là 4,6%, năm 1989 là 2,7%
- Thứ hai : cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm , khu vực dịch vụ kém năng động ,
tỷ trọng GDP trồi, sụt theo từng năm , tỷ trọng các loại dịch vụ cao cấp và chất
lượng cao cũng còn thấp, cơ cấu lao động chưa chuyển diạch rõ rệt theo hướng tiến
bộ .
- Thứ ba : tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố chiều rộngdựa vào các
ngành sản xuất truyền thống , sản phẩm chưa có hàm lượng chất xám cao
- Thứ tư : hiệu quả kinh tế thấp , sử dụng lãng phí các nguồn lực , nguồn vốn
sử dụng kém hiệu quả, đầu tư chưa có trọng tâm trọng điểm , giám sát chưa sát xao ,
sức cạnh tranh kém , một lượng tiền lớn chưa được sử dụng.
18
18
- Thứ năm : tình trạng tham nhũng , cửa quyền , hách dịch vẫn tồn tại trong
một số cán bộ viên chức bị suy thoái phẩm chất
- Thứ sáu : khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa biểu hiện ở sự chênh lệch về
thu nhập dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội, tỷ lệ thât nghiệp tuy giảm nhưng
vẫn còn cao.
- Thứ bẩy : các chính sách chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho việc phát
triển kinh tế, có những chính sách bị biến dạng qua các tầng hành chính , việc giải
quyết các vấn đề hành chính nhiều thủ tuc, tốc độ chậm.
4.Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
nước ta
Từ khi đổi mới ( năm 1986 ) nước ta đã từng bước chuyển sang nên kinh tế thị
trường nhưng đến nay nên kinh tế của nước ta vẫn còn trong tình trạng thấp kém, lạc
hậu , còn chịu tác động bởi quá trình kinh tế tự cung, tự cấp để thoát khỏi tình trạng
này vàđẩy nhanh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chúng ta cần
thực hiện các giải pháp sau :
- Thực hiện nhất quán chính sách nền kinh tế nhiều thành phần nhằm tạo cơ sở
cho sự phát triển kinh tế thị trường. Thực hiện nhất quán các chính sách tạo môi
trường thuận lợi cho đầu tư , kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh
nghiệp , tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp , đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh
của các doanh nghiệp Nhà nước tạo điều kiện để kinh tế Nhà nước vươn lên làm tốt
vai trò chủđạo , tạođộng lực phát triển có hiệu quả các loại hình kinh tế tập thể , phát
triển mạnh các hộ kinh doanh cá thểvà các loại doanh nghiệp của tư nhân, thu hút
mạnh mẽ các nguồn đầu tư bên ngoài .
- Đổi mới kĩ thuật - công nghệ, tăng cường đầu tư chiều sâu thông qua đẩy
mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá nhằm thúc đẩy phân công lao đỗng xã hội và
nâng cao năng suất , chất lượng sản phẩm , tăng sức cạnh tranh của hàng hoá của
doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế trên thị trường trong nước và quốc tế, đẩy
mạnh việc xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hợp lý , trang bị kĩ thuật
cho các ngành kinh tế quốc dân dựa trên cơ sởáp dụng những thành tựu khoa học –
công nghệ hiện đại .
- Phát triển đồng bộ các loại thị trường , kích cầu thông qua các chính sách giá
cả , tiền lương , lợi nhuận , lãi xuất… Mở rộng thị trường các yếu tốđầu vào, phát
triển cân bằng các loại thị trường .chủđộng hội nhập kinh tế thế giới
- Đổi mới công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế trong đóđặc
biệt coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ chế chính sách , pháp luật
cụ thể , tăng cường vai trò quản lý vàđiều tiết vĩ mô của Nhà nước , kiên quyết đấu
19
19
tranh với các hành vi vi phạm pháp luật : tham nhũng , lãng phí , cửa quyền, suy đồi
đạo đức, tăng cường kiểm soát chống sản xuất hàng giả , buôn lậu, gian lận thương
mại. Gắn đổi mới quản lý vĩ mô với cảI cách nền hành chính quốc gia , tạo cơ hội
cho các nhàđầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
- Thực hiện thống nhất giữa phát triển kinh tế với việc thức hiện tiến bộ, công
bằng xã hội trong từng chính sách của các giai đoạn phát triển .
20
20
C. KẾTLUẬN
Do nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường từ một nước có nền kinh tế kém
phát triển, dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính nên muốn “ đi tắt , đón đầu “
theo chủ trương “ học hỏi vàđuổi kịp” chúng ta phải biết áp dụng có lựa chọn các
thành quả về công nghệ và kĩ thuật của nhân loại vào sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nước nhà.
Dựa và thành quảđãđạt được trong quá trình đổi mới đất nước , chúng ta phải
công nhận rằng sự lựa chọn sáng suốt của Đảng là rất đúng đắn. Bằng cách vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh
cụ thể của nước ta , Đảng và Nhà nước từng bước nước ta ngang tầm với các
nước khác trong khu vực và thế giới. Chúng ta thấy được sự phát triển mạnh mẽ
về tư duy lý luân, sự nhận thức ngày càng toàn diện và sâu sắc của Đảng trong
quá trình phát triển kinh tế từ mô hình kế hoạch hoá tập trung ,bao cấp , quan
liêu sang mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN và cảm thấy tin tưởng
hơn vào sự lãnh đạo của Đảng cùng nhau ra sức góp phần vào công cuộc kiến
thiết nước nhà .
21
21
DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO
1. Đặc trưng của kinh tế thị trường . VũĐình Bách , Trần Minh Hạo. Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia
2. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin . NXB Chính trị quốc gia
3. Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. TS. Vũ
Văn Phúc , Trần Thị Minh Châu. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội – 2001
4. Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội tốc độ nhanh, bền vững ,
chất lượng cao ở Việt Nam. NXB Thống kê hà Nội – 2005
5. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam . GS - TS. Lê Hữu Nghị
– TS.Đinh Văn Ân . NXB Chính trị quốc gia
6. Tạp chí cộng sản – 20/05/2007. Số 774 ( 04/2007 ). Bài của Hoàng Thị Bích
Loan
7. Tạp chí triết học số 8 ( 2007 ) . Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Triết
học
8. Triển vọng phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2010 . Bộ Khoa học
vàĐầu tư . Chủ biên : TS. Đinh Quý Xuân. NXB Thống kê – 2007
9. Thời báo kinh tế
10. Tạp chí triết học . Nguyễn Hữu Vượng ( 21/06/2007 )
11. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X
22
22
Trường: ĐH Kinh tế quốc dân
Khoa:Ngân hàng-Tài chính
Tiểu luận triết học
Đề tài:
“Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường XHCN ở nước ta hiện nay”
Họ và tên: Nguyễn Thị Hà
MSV:CQ490686
Lớp:Triết 41
Giáo viên hướng dẫn: T.S Mai Xuân Hợi
23
23