Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

hoàn thiện quá trình mua mặt hàng nông sản (cafe, hồ tiêu) của công ty cổ phần xuất nhập khẩu intimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.2 KB, 45 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần với quá trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra
những thách thức mới trong kinh doanh. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập làm
thành viên của WTO thì quá trình cạnh tranh trên thị trường diễn ra hết sức mạnh
mẽ. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải tham gia vào một cuộc
chạy đua thực sự, đó là cuộc chạy đua đem lại những lợi thế trong kinh doanh.
Trước mắt khi những mặt hàng công nghiệp chưa phát triển mạnh thì những mặt
hàng xuất khẩu nông-lâm-hải sản là chủ yếu, tạo ra một nguồn ngoại tệ đáng kể cho
đất nước.
Mặt khác, kinh tế-xã hội nước ta trong những năm gần đây có nhiều biến
động phức tạp, khó lường. Giá cả nhiều nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường
thế giới tăng mạnh kéo theo sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng trong nước. Cả
đất nước trở thành một tổng kho lớn tồn dự trữ hàng hóa xuất nhập khẩu, lạm pháp
xảy ra tại nhiều nước trên thế giới, khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số
nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm, thiên tai dịch bệnh đối với cây
trồng vật nuôi xảy ra liên tục trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và
đời sống dân cư. Hầu hết các doanh nghiệp đầu cơ hàng hóa đều bị thua lỗ nhất là
đối với mặt hàng nông sản .
Trước tình hình đó các doanh nghiệp thương mại cần nâng cao chất lượng
của công tác mua hàng, mua hàng là khâu rất quan trọng không thể thiếu vì nó cung
cấp các yếu tố đầu vào (nguyên vật liêu để sản xuất, thiết bị để doanh nghiệp hoạt
động) cho doanh nghiệp. Đặc biệt cần chú trọng quá trình mua hàng nhằm phân tích
lựa chọn để quyết định mua (mua cái gì, mua bao nhiêu, mua của ai, giá cả các điều
kiện thanh toán…). Thông qua quá trình mua hàng doanh nghiệp sẽ xác định tốt
hơn nhu cầu thị trường và nhu cầu doanh nghiệp có thể đáp ứng, giảm thiểu rủi ro
cho doanh nghiệp trước những biến động của thị trường.
Thị trường nông sản biến động hết sức bất thường ngoài dự đoán, giá cả lên
xuống với biên độ rộng, không theo mùa vụ, ngoài khả năng ứng phó của nhà nước,


cơ quan quản lý, doanh nghiệp và dân cư. Giá cà phê biến động mạnh: tháng 7/08
giá cà phê trong nước giảm hơn 30% so với đầu năm, tháng 11/08 giảm 40% so với
giá đỉnh điểm của tháng 02/08. Về giá hồ tiêu cũng diễn biến phức tạp không ổn
định liên tục biến động, cụ thể tăng vào đầu năm 2008 giảm vào cuối năm và đến
cuối năm mức giảm đã tăng lên 60%. Cho đến năm 2009 cafe tiếp tục trượt giá
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
1
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
nhưng ở mức độ giao động ít hơn, với mặt hàng hồ tiêu thì giá cả được nâng lên và
dần ổn định.
Là một công ty lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng nông sản, công ty cổ
phần xuất nhập khẩu INTIMEX cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong quá
trình ổn định và phát triển thương hiệu của mình. Với hoạt động xuất khẩu chủ yếu
hai mặt hàng cafe, hồ tiêu với khối lượng tương đối lớn công ty cần chú trọng hơn
nữa tới việc nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Đưa
thương hiệu của Intimex trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất Việt Nam góp phần thiết
thực cho sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX đã xây dựng cho mình một
thương hiệu bền vững và uy tín nhưng trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong nước và nước ngoài INTIMEX cần tiếp tục hoàn thiện mình để đứng vững và
pháp triển. Muốn tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường công ty cần xác
định tốt nhu cầu thị trường, tìm và lựa chọn nguồn hàng phù hợp nhất, bên cạnh đó
cần chú trọng đến công tác mua hàng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình mua
hàng. Xuất phát từ tình hình thị trường và những vấn đề công ty cần giải quyết em
mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quá trình mua mặt hàng
nông sản (cafe, hồ tiêu) của công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX”.
1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết của quá trình mua mặt hàng
nông sản (cafe, hồ tiêu) kết hợp với tình hình thực tế công ty cổ phần xuất nhập

khẩu INTIMEX đề tài của em đặt ra ba mục tiêu sau:
Thứ nhất là hệ thống được những vấn đề lý luận về quá trình mua hàng của
doanh nghiệp thương mại. Trong bất kỳ vấn đề gì, lĩnh vực gì dù bé hay nhỏ, đơn
giản hay phức tạp…muốn áp dụng nó vào thực tế thì phải hiểu nó là cái gì, nó như
thế nào, thuộc bộ phận nào, lĩnh vực nào và phải hiểu một cách khái quát để giới
hạn phạm vi nghiên cứu tập trung vào vấn đề chính nhất định. Để làm rõ vấn đề quá
trình mua hàng của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX trước tiên ta cần có một nền
tảng kiến thức lý thuyết của vấn đề đó, làm rõ những khái niệm cơ bản về mua
hàng. Từ đó mới có thể đi sâu vào những nghiên cứu lý luận, vấn đề cần giải quyết
ngoài ra còn tạo nên một kết cấu khoa học cho đề tài.
Thứ hai: Khi nắm bắt được lí thuyết, hiểu rõ các lý luận sẽ ứng dụng được
vào thực tế của công ty. Nghiên cứu và làm rõ thực trạng quá trình mua mặt hàng
nông sản (cafe, hồ tiêu) của công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX. Cụ thể nắm
bắt tình hình mua và xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình mua mặt hàng
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
(cafe, hồ tiêu) công ty. Từ đó phát hiện ra các điểm được và chưa được, tốt chưa tốt,
những nguyên nhân gây hạn chế và tìm ra các biện pháp giải quyết nhằm hoàn thiện
quá trình mua hàng trong thời gian tới.
Thứ ba: Sau khi tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân gây ra hạn chế khiến
quá trình mua hàng của công ty chưa được tốt, cần đưa ra các giải pháp để hoàn
thiện quá trình mua mặt hàng nông sản (cafe, hồ tiêu). Bởi mục tiêu cuối cùng đặt ra
của bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào cũng nhằm hoàn thiện vấn đề đã nêu
trong đề tài. Thông qua việc hoàn thiện đề tài còn giúp doanh nghiệp khắc phục và
vượt qua những khó khăn đang gặp phải. Đồng thời tăng tính cạnh tranh của sản
phẩm tại thị trường trong và ngoài nước nhằm giữ vững và phát triển thương hiệu
của công ty, nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội cho đất nước.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX.

Thời gian nghiên cứu: Các số liệu, dữ liệu trong thời gian từ 2007-2009
Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu về quá trình mua mặt
hàng nông sản (cafe, hồ tiêu). Đây là hai mặt hàng nông sản chủ lực của công ty với
khối lượng thu mua vào lớn, chiếm doanh số cao trong hoạt động kinh doanh của
công ty. Hiện nay giá cả cafe xuống quá thấp, hồ tiêu thì cung không đủ cầu đã đặt
ra vấn đề nghiên cứu về quá trình mua mặt hàng cafe, hồ tiêu.
1.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU.
1.5.1.Một số khái niệm.
Cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp là việc tổ chức nguồn hàng nhằm đảm
bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp thương mại bắt đầu bằng việc tổ chức mua hàng và kết thúc bằng
hoạt động bán hàng. Muốn đảm bảo quá trình bán ra của doanh nghiệp thì doanh
nghiệp luôn luôn phải được cung ứng hàng hóa.
Mua hàng là hệ thống các hoạt động nhằm tạo nên lực lượng hàng hóa tại
các doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu dự trữ và bán hàng với chi phí thấp nhất.
Mua hàng là hành vi thương mại đầu tiên nhằm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
giữa doanh nghiệp thương mại và các đơn vị nguồn hàng.
Mục tiêu của mua hàng là đưa đến cho doanh nghiệp những hàng hóa nhằm
thỏa mãn thường xuyên đầy đủ nhất cho nhu cầu tiêu dùng về mặt số lượng, chất
lượng, chủng loại hàng hóa với chi phí thấp. Để thực hiện mục tiêu trên doanh
nghiệp cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
3
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
- Mục tiêu chi phí : Trong doanh nghiệp những hàng hóa chất lượng như
nhau nhưng nếu giá cả thấp sẽ tạo điều kiện tiêu thụ nhanh hơn.Vì vậy, muốn giá cả
thấp hơn doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề giảm chi phí. Giảm chi phí trong
mua hàng là phấn đấu mua hàng hóa với giá rẻ nhất (chi phí mua hàng thấp nhất).
Khi mua hàng với số lượng lớn doanh nghiệp thường được giảm giá do chiết khấu

và còn có điều kiện giảm chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch và nhiều loại chi phí
khác.
- Mục tiêu chất lượng : Chất lượng hàng hóa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến tiêu thụ và khả năng cạnh tranh thành công của các doanh nghiệp, nhất là trong
điều kiện hiện nay cung luôn luôn có xu hướng lớn hơn cầu. Để đảm bảo hiệu quả
của mua hàng thì hàng hóa mua vào cần được đảm bảo về chất lượng phù hợp với
một nhu cầu xác định.
- Mục tiêu an toàn: Để tránh gián đoạn dự trữ doanh nghiệp cần phải tìm
được nguồn cung ứng hàng hóa đảm bảo giao hàng đầy đủ, đều đặn, đúng thời hạn.
Giao hàng đúng thời hạn giúp doanh nghiệp luôn luôn duy trì tốt hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình.
Các mục tiêu trên có lúc mâu thuẫn nhau nhưng tùy từng trường hợp mà ta
nên ưu tiên thực hiện mục tiêu trong việc mua hàng của doanh nghiệp để đạt được
hiệu quả kinh tế tốt nhất.
1.5.2.Phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.2.1.Khái niệm và vai trò của quá trình mua hàng:
Quá trình mua hàng là quá trình phân tích, lựa chọn và đi đến quyết định
mua (mua cái gì ?, mua bao nhiêu ?, mua của ai?, giá cả và các điều kiện thanh toán
như thế nào?)
Vai trò của quá trình mua hàng:
Nắm bắt nhu cầu thị trường (thị trường đang và sẽ cần cái gì) để doanh
nghiệp có các quyết định mua hàng phù hợp.
Lựa chọn được nhà cung ứng phù hợp với các điều kiện, khả năng, yêu cầu
mà doanh nghiệp đòi hỏi và mong muốn. Đồng thời thiết lập mối quan hệ làm ăn
bền vững và lâu dài với nhà cung ứng trong buôn bán cũng như trao đổi thông tin.
Hàng hóa mua vào đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian
với chi phí thấp nhất. Đảm bảo cho hoạt động dự trữ và bán ra của doanh nghiệp
được tiến hành thường xuyên liên tục hiệu quả, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp
nói riêng và toàn xã hội nói chung.
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1

4
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
1.5.2.2.Nội dung của quá trình mua hàng :
Sơ đồ 1.1:Quá trình mua hàng:
 Xác định nhu cầu:
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhân được,
nhu cầu là cơ sở của nhu cầu có khả năng thanh toán.
Nhu cầu có khả năng thanh toán là một bộ phận của nhu cầu nói chung, nhu
cầu về hàng hóa bị giới hạn bởi khả năng thanh toán bằng tiền hoặc các tài sản
thanh toán của dân cư và xã hội. Nhu cầu có khả năng thanh toán luôn được thể
hiện trên thị trường ở tổng số và cơ cấu hàng hóa mà xã hội và dân cư đòi hỏi thị
trường phải thỏa mãn trong một khoảng thời gian nhất định.
Xác định nhu cầu nhằm xác định được danh mục các hàng hóa cần mua để
đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bước thu thập dữ
liệu để triển khai công tác mua hàng hiệu quả trong thời điểm trước mắt và sau này.
Nhu cầu mua hàng được xác định trước hết là căn cứ vào nhu cầu bán ra của
doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Trên thực tế người ta thường dựa vào công thức
cân đối sau: M + Dđk = B + Dck
Trong đó:
M: lượng hàng cần mua (nhập) vài trong toàn bộ kỳ kinh doanh.
B: lượng hàng bán ra (theo kế hoạch) của doanh nghiệp trong kỳ
Dđk: lượng hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp ở đầu kỳ kinh doanh.
Dck: lượng hàng dự trữ cuối kỳ (kế hoạch) để chuẩn bị cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
Từ công thức cân đối có thể xác định nhu cầu mua (nhập) vào trong kỳ như sau:
M = B + Dck – Dđk
 Tìm và lựa chọn nhà cung ứng:
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
5
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
Doanh nghiệp mong muốn có nhiều nhà cung ứng cho mỗi sản phẩm dịch vụ

mà doanh nghiệp mình cần mua để có thể lựa chọn. Vấn đề là tìm họ ở đâu?, bằng
cách nào?, cần những thông tin gì về các nhà cung ứng đó?, làm sao lựa chọn được
nhà cung ứng phù hợp nhất.
Phân loại nhà cung ứng:
 Phân theo giá trị mua hàng:
Nhà cung cấp chính: là nhà cung cấp mà giá trị mua được từ đó chiếm tỉ trọng
lớn nhất và chủ yếu trong khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp mua về để cung
cấp cho khách hàng trong một thời gian nhất định. Nhà cung cấp này quyết định
khối lượng hàng hóa mua vào và độ ổn định của qua trình mua nên cần phải quan
tâm thường xuyên.
Nhà cung cấp phụ: là nhà cung cấp mà giá trị hàng hóa mua vào chiếm tỉ trọng
nhỏ trong khối lượng hàng mua được. Khối lượng hàng hóa mua được từ nguồn này
không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch mua và doanh số bán chúng trong tương lai,
nhất là đối với nguồn hàng mới.
 Phân theo tính chất quan hệ:
Nhà cung cấp truyền thống: doanh nghiệp đã có quan hệ thương mại với nhà
cung cấp trước đó, trong một thời gian dài. Hai bên đã có hiểu biết lẫn nhau, mức
độ rủi ro khi mua hàng của nhà cung cấp truyền thống thấp.
Nhà cung cấp mới: doanh nghiệp chưa có hoặc ít quan hệ thương mại với nhà
cung cấp này. Doanh nghiệp cần nhiều thông tin hơn về nhà cung cấp để đưa ra
quyết định. Thông thường doanh nghiệp sẽ triển khai một số hợp đồng không lớn để
thăm dò và đánh giá năng lực và chất lượng nhà cung cấp này.
 Phân loại theo phạm vi địa lý:
Nhà cung cấp trong nước: là nhà cung cấp có cơ sở, văn phòng tại Việt Nam.
Doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm thông tin cần thiết có liên quan đến nhà
cung cấp và việc mua hàng của họ.
Nhà cung cấp nước ngoài: đây chính là nguồn hàng nhập khẩu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể ký trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài để nhập hàng
hoặc qua trung gian.
Các nguồn thông tin tìm kiếm nhà cung cấp:

Nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp: nguồn này có được nhờ quá trình lưu
giữ hồ sơ thông tin về nhà cung cấp đã từng có quan hệ với doanh nghiệp.
Nguồn thông tin đại chúng: báo, tạp chí chuyên ngành, truyền thông, đài phát
thanh, mạng internet,…
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
Nguồn thông tin từ phía các nhà cung cấp: thư chào hàng, catalog quảng cáo,
đại diện bán, hội chợ, triển lãm và giới thiệu sản phẩm, hồ sơ dự thầu cung cấp sản
phẩm dịch vụ của nhà cung cấp…
Lựa chọn nhà cung ứng:
Thông qua các thông tin mà doanh nghiệp có được về nhà cung ứng, doanh nghiệp
tiến hành phân tích đánh giá nhà cung ứng theo các mặt sau:
Chất lượng của nhà cung ứng: nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng hàng hóa…điều
này thể hiện qua tiêu chuẩn chất lượng mà họ đạt được qua các kỳ kiểm tra và đánh
giá chất lượng như các tiêu chuẩn ISO, huy chương tại hội chợ
Giá thành hàng mua bao gồm giá mua và chi phí mua hàng, điều kiện thanh toán…,
để đánh giá giá thành mua cần căn cứ vào giá thị trường, chi phí vận chuyển, thuế,
các ưu đãi trong thanh toán và mua hàng.
Thời gian giao hàng: thời gian giao hàng có được đảm bảo không, nhà cung ứng
thường xuyên giao hàng đúng hẹn hay sai hẹn và tại sao sai hẹn…
Khả năng sản xuất của nhà cung ứng: phải đảm bảo tính liên tục và ổn định về
chất lượng hàng hóa, cụ thể bao gồm chất lượng trang thiết bị, khả năng nhân
sự,khả năng sản xuất, hệ thống kiểm tra chất lượng, điều kiện làm việc…
Khả năng kỹ thuật của nhà cung ứng: khả năng trong đổi mới sản phẩm, trong
đảm bảo giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và công nghệ trong hoàn cảnh đặc biệt,
trong các đơn đặt hàng đặt thù, khả năng kỹ thuật giúp nhà cung ứng có khả năng
thích ứng với các đòi hỏi của thị trường.
Sự tín nhiệm của nhà cung ứng trên thị trường, khả năng tài chính của nhà cung
ứng đang ở giai đoạn ổn định và phát triển với tình hình tài chính lành mạnh hay

đang ở thời kì thua lỗ và khó khăn về tài chính.
Ngoài ra tùy từng ngành hàng còn có những tiêu chuẩn khác nhau như lợi thế về
địa lý, mối quan hệ…
 Thương lượng và đặt hàng:
Thương lượng:
Mục đích của thương lượng là đạt được những thỏa thuận với nhà cung cấp về các
điều kiện mua bán sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cần mua, tiến hành đặt hàng
theo hình thức phù hợp nhất.
Thương lượng với nhà cung cấp được hiểu là quá trình giao dịch, đàm phán với nhà
cung cấp để đi đến thỏa thuận giữa hai bên (người mua và người bán) nhằm mục
đích cùng có lợi. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình mua hàng, quyết định
đến chất lượng và hiệu quả của công tác mua hàng.
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
7
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
Thương lượng giữ vai trò quan trọng trong quá trình quyết định mua hàng, để
thương lượng thành công chúng ta cần có đội ngũ nhân viên mua hàng đủ năng lực
phẩm chất.Trong thương lượng cần đặt ra các mục tiêu sau:
Xác định tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa cần mua: mẫu mã, chất lượng, các
phương tiện và phương pháp kiểm tra.
Xác định giá cả và những điều khoản được xem xét lại khi thị trường có biến
động.
Xác định các hình thức trả tiền: trả ngay, trả chậm, trả bằng tiền mặt chuyển
khoản.
Điều kiện giao hàng: giao hàng tại kho của nhà cung ứng, giao tại nơi mua, thời
hạn nên ghi rõ ràng.
Trách nhiệm khi giao hàng không đúng những điều ký kết trong hợp đồng.
Thương lượng được coi là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính
nghệ thuật. Bằng nhận thức và tư duy nhà quả trị cần có sự chuẩn bị kỹ càng để
không bị động hay mất thế chủ động trước nhà cung cấp.

Đặt hàng:
Kết quả của quá trình thương lượng là việc doanh nghiệp tiến hành đặt hàng
với nhà cung cấp, theo cách thức chủ yếu như ký kết hợp đồng mua bán, hóa đơn
bán hàng, thư đặt hàng. Trong đó hình thức hợp đồng mua bán là quan trọng và có
tính pháp lý cao nhất.
Hợp đồng mua bán là cơ sở để các bên ký kết làm tốt nghĩa vị của mình, là
căn cứ pháp lý để phân xử trách nhiệm mỗi bên khi có tranh chấp và xử lý vi phạm
hợp đồng.Vì vậy hợp đồng mua bán cần đảm bảo đầy đủ, rõ ràng và cụ thể các nội
dung dưới đây.
+ Tên, số lượng, quy cách, phẩm chất hàng hóa.
+ Bao bì đóng gói hàng hóa.
+ Đơn giá và phương pháp định giá.
+ Tên, địa chỉ các bên mua bán hoặc người đại diện cho các bên.
+ Thời gian, phương tiện, địa điểm giao nhận hay chuyển giao quyền sở hữu
hàng hóa.
+ Điều kiện giao nhân, xếp dỡ, vận chuyển.
+ Đồng tiền thanh toán, phương thức và thời gian thanh toán.
+ Trách nhiệm giữa các bên khi vi phạm hợp đồng.
+ Hiệu lực của hợp đồng và thủ tục giải quyết các tranh chấp.
+ Các điều kiện khác mà hai bên đã thỏa thuận.
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
8
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
Hợp đồng phải thể hiện tính chủ động trong mua hàng và đảm bảo lợi ích của
hai bên mua bán. Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở các quy định của pháp luật
(pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, luật dân sự, luật thương mại…). Hợp đồng được in
thành nhiều bản để bên mua và bên bán cùng theo dõi và thực hiện các điều khoản
đã thỏa thuận trong hợp đồng.
 Theo dõi kiểm tra giao nhận hàng hóa:
Mục đích của giai đoạn này nhằm đảm bảo nhà cung cấp giao hàng đúng thời hạn,

đúng hợp đồng hay đơn đặt hàng đã cam kết hay chấp nhân, thanh toán tiền mua
hàng cho nhà cung cấp theo đúng thỏa thuận của đôi bên. Giai đoạn này bao gồm
các nội dung cụ thể sau:
Thúc giục giao hàng: doanh nghiệp có thể thúc giục nhà cung cấp giao hàng
khi thời hạn giao hàng sắp đến và thúc dục giao hàng khi thời hạn giao hàng đã hết,
qua đó nâng cao tính chủ động trong việc giao nhận hàng để đề phòng trường hợp
chậm giao hàng từ phía nhà cung cấp do những nguyên nhân khách quan. Có thể sử
dụng các kênh liên lạc khác nhau giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp để giải quyết
công việc này.
Tổ chức giao nhận: thông qua việc giám sát, theo dõi quá trình giao hàng.
Khi giao nhận hàng hóa cần thực hiện nghiêm túc, thận trọng các nội dung sau:
Kiểm tra về mặt chủng loại, mẫu mã, cơ sở, mầu sắc…của hàng hóa.
Kiểm tra về chất lượng hàng hóa: căn cứ vào hợp đồng mua hàng và đơn đặt
hàng, kiểm tra tên hàng hóa, mẫu mã chất lượng. Nếu phát hiện hàng hóa và đơn đặt
hàng không phù hợp như bị hỏng, bao bì bị thủng, từ chối nhận hàng đồng thời nhập
biên bản và báo cáo ngay cho người cung ứng.
Kiểm tra về số lượng hàng hóa: căn cứ vào hợp đồng đã ký, đối chiếu chứng từ,
kiểm tra kiện hàng, kiểm kê số lượng. Nếu không có gì sai sót thì ký biên bản nhận
hàng.
Kiểm tra hóa đơn thanh toán tiền hàng.
Hàng hóa nhập kho phải nghiệm thu cẩn thận giúp doanh nghiệp ngăn ngừa thất
thoát tài sản, ngăn ngừa các hàng hóa kém chất lượng không đạt tiêu chuẩn và giúp
nâng cao uy tín doanh nghiệp.
Thanh toán tiền mua hàng: Trên cơ sở phương thức, hình thức thanh toán,
đồng tiền thanh toán và các điều kiện thanh toán khác đã được thỏa thuận trong hợp
đồng, doanh nghiệp thương mại tiến hành thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung
cấp.
Quá trình theo dõi kiểm tra giao nhận hàng hóa giúp phát hiện và xử lý các
sai xót trong quá trình thực hiện hợp đồng hay đơn đặt hàng và nguyên nhân của
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1

9
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
chúng (như giao hàng không đúng số lượng, chất lượng, quy cách hàng hóa, đúng
thời gian địa điểm…). Sau đó, theo những điều khoản đã thỏa thuận giữa hai bên để
quy trách nhiệm và xử lý vi phạm trên cơ sở “có lý, có tình”. Và đây cùng là cơ sở
để đánh giá kết quả mua hàng.
 Đánh giá kết quả:
Mục đích: nhằm xác định và đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu và kế hoạch mua
hàng đã được xây dựng của doanh nghiệp ở mỗi kỳ kế hoạch hoặc sau khi thực hiện
một hợp đồng mua hàng.Việc đánh giá kết quả mua hàng có thể được tiến hành theo
cách bước cụ thể sau:
Xác định các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu mua hàng, bán hàng và
mục tiêu tài chính của doanh nghiệp bao gồm các tiêu chuẩn định lượng (như lượng
hàng hóa mua vào theo hiện vật, tổng giá trị mua vào trong kỳ, trị giá mua theo
ngành hàng, mặt hàng kinh doanh, theo nguồn hàng vào thời gian, giá thành hàng
mua và chi phí mua, tỷ suất lợi nhuận trên doanh số mua vào…) và các chỉ tiêu định
tính (như mức độ đảm bảo nhu cầu bán ra, mức độ đáp ứng thị hiếu của khách hàng
về sản phẩm và dịch vụ, mức độ đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh…)
Đo lường kết quả mua hàng của doanh nghiệp: có thể sử dụng các phương pháp
quan sát các dữ kiện thống kê, kế toán; phương pháp sử dụng các dấu hiệu báo
trước, phương pháp quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá nhân. Tùy theo yêu cầu của
việc đánh giá kỳ mua hàng, tùy theo từng loại hàng hóa mua vào của doanh nghiệp.
Yêu cầu của việc đo lường kết quả là phải thật khách quan, chính xác, kịp thời và
đáng tin cậy.
So sánh kết quả mua hàng với các tiêu chuẩn đánh giá đã được lựa chọn để xác
định mức độ hoàn thành (chưa hoàn thành) kế hoạch hay hợp đồng mua hàng của
doanh nghiệp, phân tích các nguyên nhân hoàn thành hoặc chưa hoàn thành kế
hoạch trong hợp đồng mua để có những biện pháp điều chỉnh thích hợp.
1.5.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình mua hàng của doanh nghiệp:
 Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài.

 Nhân tố vĩ mô
Chính sách pháp luật của nhà nước là những quy định mà nhà nước ban hành
được các đơn vị trực thuộc có liên quan thi hành, luật pháp mang tính cưỡng chế.
Luật pháp giúp định hướng cho các doanh nghiệp phát triển đúng hướng.
Kinh tế xã hội là các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân
phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản
xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và
tái sản xuất xã hội.
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
10
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố liên quan đến đất đai, vị trí địa lý, các
nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn hàng cũng
như chi phí vận chuyển, thu mua.
Văn hóa xã hội là những phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng để có thể có
các phương thức thu mua hàng phù hợp và xác định nhu cầu thị trường chính xác
hơn.
Khoa học công nghệ là những phát minh giúp tăng chất lương sản phẩm, tìm
nguồn nguyên liệu mới, tăng năng suất, giảm thiểu sức lao động, giảm chi phí dẫn
đến giảm giá thành sản phẩm.
 Nhân tố vi mô
Nhà cung ứng là người cung ứng các yếu tố đầu vào, nguồn nguyên liệu cho
doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động thường xuyên liên tục không bị
gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Khách hàng là đối tượng mà công ty hướng tới nhằm phục vụ, đáp ứng tốt nhất
nhu cầu của họ. Khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của
doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Đối thủ cạnh tranh những doanh nghiệp cùng khai thác kinh doanh các mặt
hàng, các lĩnh vực có tính chất tương tự hoặc có thể thay thế nhau trên thị trường.
Nhờ có cạnh tranh giúp doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện mình nâng cao chất

lượng sản phẩm.
Hiệp hội ngành hàng thường xuyên cung cấp cho các công ty tham gia những
thông tin về giá cả, tình hình mua bán trong và ngoài nước. Thông qua đó công ty
có định hướng xây dựng các kế hoạch mua, bán, dự trữ cụ thể cho từng thời kỳ giai
đoạn nhất định.
Các cơ quan hữu quan như ngân hàng ảnh hưởng tới nguồn vốn giúp công ty có
kế hoạch chi tiêu sử dụng vốn trong quá trình mua hàng như nào cho phù hợp đen
lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra còn có các Bộ, Viện có các chính sách hỗ trợ nâng
cao chất lượng, năng suất cây trồng đảm bảo sản lượng cung cấp cho quá trình mua
hàng diễn ra thường xuyên liên tục…
 Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong.
Nguồn tài chính của công ty bao gồm vốn tự có, vốn pháp định, vồn đi vay từ
các nguồn khác nhau như vay thế chấp ngân hàng tài sản cố định của công ty, phát
hàng cổ phiếu, chi phí sử dụng các nguồn vốn đó…Nguồn tài chính này sẽ quyết
định tới quy mô, loại hình quản trị, ảnh hưởng tới các chính sách, sách lược trong
quá trình hoạt động kinh doanh sản phẩm trong xu thế phát triển của thế giới cũng
như tại Việt Nam. Nguồn tài chính giúp công ty có khả năng thanh toán các chi phí
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
11
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình một cách thuận tiện. Nguồn tài chính
lớn giúp công ty chủ động trong hoạt động thu mua, dự trữ hàng hóa, mở rộng thị
trường, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
công ty nhằm phát triển thương hiệu của mình và tạo niềm tin cho nhà cung ứng,
khách hàng. Khi nguồn tài chính gặp khó khăn sẽ làm gián đoạn hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp do không đủ khả năng thanh toán. Do đó nguồn tài chính
quyết định trực tiếp tới kế hoạch, chất lượng thu mua hàng hóa của công ty.
Nguồn nhân lực là đội ngũ nhân viên đảm nhận nhiệm vụ mua hàng quyết định
chất lượng và giá cả hàng hóa mua về. Công ty xây dựng cho mình một đội ngũ
nhân viên đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng góp phần tạo nên hiệu quả cao trong

mọi hoạt động của quá trình mua. Công ty có mua đúng hàng hóa, số lượng, chất
lượng và thời gian với chi phí thấp nhất hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực
của đội ngũ nhân viên. Nếu nhân viên không có trình độ nhất định, không có kinh
nghiệm, không biết nắm bắt thời cơ và không có tinh thần hăng say trong công việc
thì chất lượng của công tác mua hàng không đạt được hiệu quả cao, công ty khó
mua đúng được sản phẩm mình cần thiết, không dự trù đúng lượng hàng mua vào…
Cơ sở vật chất kỹ thuật là thiết bị, máy móc, nhà xưởng Thiết bị ở đây bao
gồm những thiết bị như máy vi tính, máy in, điện thoại… phục vụ cho công tác thu
thập, lưu trữ, tra cứu những thông tin cần thiết trong và ngoài công ty liên quan đến
hàng hóa cần mua để xây dựng, đánh giá quá trình mua hàng. Máy móc chế biến
hàng hóa có công suất ra sao, yêu cầu về nguồn nguyên liệu như nào, có bị hư hỏng
hay bảo trì không để công ty có kế hoạch mua hàng với số lượng và chất lượng như
thế nào. Máy móc hỗ trợ quá trình giao nhận hàng hóa, kiểm tra hàng hóa có giúp
đạt hiệu quả cao hơn hay cản trở gây phiền hà. Yếu tố nhà xưởng ảnh hưởng tới khả
năng dự trữ hàng hóa nhiều hay ít, bảo quản hàng hóa tốt hay không để tính toán
lượng hàng mua vào và dự trữ.
Mục tiêu phát triển của công ty là điều mà công ty hướng tới trong tương lai, tùy
từng mục tiêu khác nhau mà công ty có các phương án kinh doanh khác nhau. Có
các mục tiêu về chiếm lĩnh thị trường, mục tiêu về doanh số lợi nhuận…và tùy từng
giai đoạn phát triển của công ty mà công ty có sự thay đổi mục tiêu cho phù hợp.
Xây dựng mục tiêu giúp công ty định hướng phát triển rõ ràng theo những chiều
hướng nhất định tránh đi lệch hướng. Mục tiêu phát triển của công ty thay đổi dù ít
hay nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình mua hàng về vấn đề chi phí hay sự quan
tâm chú trọng đến khâu nào trong quá trình mua hàng nhiều hơn…
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
12
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIẾM CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH MUA MẶT HÀNG NÔNG SẢN (CAFE, HỒ
TIÊU) CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX.

2.1.PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ.
2.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu.
Nguồn dữ liệu mà em thu thập nhằm nghiên cứu quá trình mua mặt hàng
nông sản (cafe, hồ tiêu) của công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX hiện nay
còn khá hạn chế. Các dữ liệu thu thập được để phục vụ trong phân tích chuyên đề
này là các dữ liệu thứ cấp, chủ yếu do hiện nay các công việc điều tra và tìm hiểu về
hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành khá thường xuyên. Mọi hoạt động cũng
như tình hình thực tế của doanh nghiệp được cập nhật thường xuyên do vậy việc thu
thập và sử dụng các số liệu điều tra của doanh nghiệp cũng rất sát sao với tình hình
thực tế.
Dữ liệu trong quá trình nghiên cứu vấn đề bao gồm cả nguồn dữ liệu thứ cấp
và dữ liệu sơ cấp. Mỗi loại dữ liệu sẽ có những phương pháp thu thập riêng phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu. Dưới đây là hai phương pháp dữ liệu sau:
2.1.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp là nguồn dữ liệu rất phong phú và đa dạng. Nó được lấy từ
nhiều nguồn khác nhau. Để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho việc viết
chuyên đề thì em đã lấy thông tin thứ cấp từ các nguồn dữ liệu bên trong và nguồn
dữ bên ngoài công ty. Với dữ liệu bên trong mà em thu thập và có được nói lên các
hoạt động khác nhau của công ty. Đó là những dữ liệu định tính và dữ liệu định
lượng phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và các báo cáo về lợi nhuận, tổng
kết tài sản, các chỉ tiêu tiêu thụ… Ngoài các dữ liệu bên trong, chúng ta còn chú ý
đến nguồn dữ liệu bên ngoài rất phong phú, đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều.Các
nguồn dữ liệu này chúng ta phải thu thập thông qua các ấn phẩm của cơ quan nhà
nước, qua các tạp chí – sách báo xuất bản, qua các nguồn thông tin thương mại cũng
như tìm dữ liệu thứ cấp trên mạng. Các nguồn dữ liệu này là những cơ sở dữ liệu
quan trọng cho việc nghiên cứu quá trình mua hàng tại đây.
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua quy trình có bốn bước sau:
Sơ đồ 2.1: Các bước thu thập dữ liệu
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
Bước 3: Tiến

hành thu thập
dữ liệu
Bước 4: Đánh
giá các dữ liệu
thu thập
Bước2:
Tìm nguồn
dữ liệu
Bước 1: Xác định
những dữ liệu
cần thu thập
13
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
- Bước 1: Xác định những dữ liệu cần thiết thu thập cho vấn đề nghiên cứu: Đó
là những dữ liệu liên quan đến những lý luận cơ bản về quá trình mua hàng. Bao gồm
các yếu tố như xác định nhu cầu của thị trường, tìm kiếm lựa chọn nhà cung ứng, tiến
hành công tác mua hàng của công ty đã thực hiện như thế nào?. Chúng có tác động đến
việc hoàn thiện quá trình mua mặt hàng (cafe, hồ tiêu) một cách hiểu quả cụ thể. Ngoài
ra là vấn đề tố chức các nguồn lực để thưc hiện các hoạt động đó, kiểm tra và các biện
pháp tiến hành nhằm giải thiểu rủi ro trong quá trình mua hàng của công .
- Bước 2 : Tìm nguồn thông tin chứa đựng những dữ liệu cần thiết: Qua những
dữ liệu cần thiết bổ trợ cho việc viết đề tài và khả năng tìm kiếm của một sinh viên
đang thực tập thì em thu thập được các dữ liệu đó qua các nguồn như: sách, báo, tạp
chí, nhưng chủ yếu tập trung vào số liệu hoạt động kinh doanh, cũng như các hoạt
động mua bán xuất nhập khẩu hàng hoá để tăng cường hiệu quả quá trình mua hàng
của công ty.
- Bước 3 : Tiến hành thu thập dữ liệu: Sau khi xác định được các nguồn dữ
liệu, em tiến hành xác định các dữ liệu mà mình đã thu thập được và lựa chọn
những dữ liệu cần thiết cho chuyên đề của mình như: kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty năm 2007 đến năm 2009 và qua số liệu sách báo về hoạt

động kinh doanh của công ty cũng số lượng cafe, hồ tiêu mà công ty xuất khẩu ra
thị trường nước ngoài. Ngoài ra còn tình hình mua bán hàng nông sản (cafe, hồ tiêu)
mà công ty đã thực hiện trong 3 năm qua. Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá quá
trình mua mặt hàng (cafe, hồ tiêu) của công ty trong những năm gần đây.
- Bước 4 : Đánh giá các dữ liệu thu thập được : Sau khi thu thập được các dữ liệu
liên quan đến đề tài, căn cứ theo yêu cầu của đề tài. Em đã lựa chọn các dữ liệu liên
quan đến đề tài như: dữ liệu về nhà cung ứng, các hoạt động mua bán, các hợp đồng
mua hàng (cafe, hồ tiêu) và tình hình kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
INTIMEX. Dựa vào các số liệu và các dữ liệu đã thu thập ở trên, chúng em tiến hành
đánh giá vai trò, tác động của chúng đối với quá trình mua hàng tại công ty.
2.1.1.2.Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
Bên cạnh những dữ liệu thứ cấp mà ta thu thập được thì chúng ta còn phải quan
tâm đến dữ liệu sơ cấp. Để có được những dữ liệu sơ cấp liên quan đến hoạt động kinh
doanh của công ty. Em đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu, phát phiếu
điều tra với những câu hỏi để thu về các dữ liệu cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Đồng
thời em còn tiến hành phương pháp quan sát và ghi nhận những ý kiến từ các cán bộ
công nhân viên. Muốn có được những dữ liệu sát thực và chính xác nhất em đã đưa ra
các câu hỏi phỏng vấn tập trung nhiều vào quá trình mua mặt hàng (cafe, hồ tiêu) của
công ty. Cụ thể là phỏng vấn 3 người:
1. Ông: Huỳnh Vỹ Long – Giám đốc chi nhánh thăng long.
2. Ông: Nguyễn Minh Hải – Trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
3. Chị: Nguyễn Thị Phương Hiên - Chuyên viên kinh doanh.
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
14
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
Những câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu được em thu thập chủ yếu qua hình thức
điều tra trực tiếp quản lý và những nhân viên kinh doanh chủ yếu tham gia công tác
mua (cafe, hồ tiêu) trong công ty. Vì những điều kiện và những lý do nhất định thì
việc phỏng vấn trực tiếp từng người một là rất khó khăn. Chính vì thế em đã thực
hiện cuộc phỏng vấn với ba người để phục vụ cho chuyên đề này. Trong quá trình

phỏng vấn thì các vấn đề được phỏng vấn liên quan tới đề tài. Cùng với việc phỏng
vấn thì em ghi chép lại những dữ liệu phỏng vấn cần thiết mà mình đã hỏi, sau đó
lựa chọn các dữ liệu thu thập được một cách phù hợp với đề tài.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.
Có hai phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng đó là phương pháp thống
kê miêu tả và phương pháp phân tích thống kê sử dụng biến số.
Các dữ liệu thu thập được chủ yếu được phân tích bằng phương pháp thống kê
miêu tả. Từ các dữ liệu thu thập được, em tiến hành sắp xếp, phân loại theo từng
mục trong đề tài. Với các dữ liệu về tình hình hoạt động, hay cơ cấu sơ đồ công ty
… em có giải thích chi tiết hơn về các số liệu đó, hay giải thích về vị trí vai trò
nhiệm vụ của từng phòng ban trong cơ cấu tổ chức của công ty. Và sau đó sắp xếp
vào các mục thích hợp trong đề tài.
Ngoài ra em còn sử dụng phương pháp phân tích thống kê sử dụng biến số
thông qua việc tính các tỷ lệ phần trăm trong kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Và sử dụng phương pháp so sánh để so sánh tỷ lệ phần trăm, hay độ chênh
lệch về kết quả hoạt động của công ty giữa các năm với nhau.
2.2.ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2.2.1.Đánh giá tổng quan tình hình mua mặt hàng (cafe, hồ tiêu) của công ty
INTIMEX.
2.2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Intimex tiền thân là chi nhánh của công ty
XNK Intimex (thành lập tháng 9 năm 1995). Từ chỗ chỉ là một chi nhánh nhỏ
nhưng sau hơn một thập niên xây dựng và phát triển Intimex đã trưởng thành vượt
bậc. Intimex bước vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ ngày 01 tháng
07 năm 2006 lấy tên là công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX đang quản lý
hàng chục công ty cổ phần chi phối và các chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng, Nha
Trang, Buôn Ma Thuột, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ…
Năm 2008, Intimex được xếp hạng 5 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Nam với tốc độ tăng trưởng về kim ngạch và doanh thu bình quân từ 20-50%/năm.

Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân hàng năm của Intimex đã vượt 300 triệu
USD, doanh thu đạt trên 7.000 tỉ đồng.
Chiến lược phát triển của Công ty là sẽ tiếp tục đưa thương hiệu Intimex
ngày càng vươn xa đến tầm quốc tế bằng cách mở rộng thị trường, đa dạng hóa các
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
15
Chuyờn tt nghip Khoa: Qun tr doanh nghip
mt hng kinh doanh xut nhp khu; phỏt trin m rng nhiu cụng ty mi chuyờn
ngnh thụng qua s hp tỏc vi cỏc nh u t trong v ngoi nc Vi chin
lc ú, Intimex mong mun trong mt tng lai khụng xa, Cụng ty s phỏt trin
thnh mt tp on ln, hot ng kinh doanh a ngnh, a ngh, a quc gia
Intimex ó nhiu nm lin nhn c nhng gii thng quan trng do B
Cụng Thng, B Nụng Nghip v Phỏt trin Nụng thụn cựng cỏc t chc cú uy tớn
khỏc trao tng. ú chớnh l mt trong nhng ỏnh giỏ xỏc thc v s thnh cụng
cng nh uy tớn ca Cụng ty.
2.2.1.2.C cu t chc. S 2. 2: C cu t chc cụng ty
Ngun: Phũng hnh chớnh
Chc nng ca cỏc b phn:
Cụng ty c phn xut nhp khu INTIMEX c t chc v hot ng tuõn th theo
Lut doanh nghip 2005, cỏc hot ng ca cụng ty tuõn theo lut doanh nghip,
cỏc lut khỏc cú liờn quan n iu l cụng ty.
Hi ng qun tr: l c quan qun lý cụng ty cú ton quyn nhõn danh cụng
ty quyt nh mi vn liờn quan n mc ớch quyn li ca cụng ty, tr
nhng vn thuc HC quyt nh. nh hng chớnh sỏch tn ti v phỏt
trin thc hin cỏc quyt nh ca HC thụng qua vic hoch nh chớnh
sỏch, ra ngh quyt hnh ng cho tng thi k sn xut kinh doanh ca cụng ty.
Ban kim soỏt: Do HC bu thay mt c ụng kim soỏt mi hot ng
kinh doanh, qun tr v iu hnh ca cụng ty.
Ban giỏm c: Do HC b nhm gm cú mt Tng giỏm c, hai Phú
tng giỏm c.Tng giỏm c do HC b nhim l ngi i din theo phỏp

lut ca cụng ty, chi trỏch nhim trc HQT, quyt nh tt c cỏc vn liờn
SV: Nguyn Th Hi Lp: K42A1
16
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng
kinh doanh
xuất nhp
khu
Phòng
Kế toán
tài chính
Phòng
Marketing
Phòng
tổ chức hành
chính
Phòng xây
dựng cơ bản
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. Hai phó giám đốc do HĐQT bổ nhiệm
theo đề xuất của Tổng giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính thực hiện việc tham mưu cho giám đốc về việc
sắp xếp cán bộ, tổ chức nhân sự, các quy định nội vụ, kiểm tra đánh giá việc thực
hiện các quy định đó đối với các phòng ban khác.
Phòng xây dựng cơ bản tham mưu về các hoạt động đầu tư với các dự án
khác nhau. Bao gồm từ việc lập hồ sơ dự thầu, đấu thầu, đấu giá… đến khi hoàn
thành đưa vào sử dụng theo quy định về đầu tư xây dựng của chính phủ.
Phòng kế toán tài chính: thực hiện công tác kế toán tài chính với các hoạt

đọng kinh doanh, kế toán tài chính văn phòng của công ty. Tổ chức phân tích hoạt
động kinh tế tài chính để có kế hoạch chi tiêu phù hợp, ngoài ra còn kiểm tra giám
sát việc sử dụng vốn, tài sản, chứng từ của công ty.
Phòng Marketing: Thực hiện công tác nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình
hình thị trường, tìm kiếm nguồn hàng và thị trường xuất khẩu. Qua đó xây dựng
chính sách Marketing phù hợp, cung cấp thông tin cần thiết về thị trường doanh
xuất nhập khẩu có quyết định mua hàng, mua như nào, của ai, bao nhiêu, khi nào…
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Chỉ đạo, theo dõi, quản lý công tác xuất
nhập khẩu và thực hiện công tác nghiệp vụ ngoại thương và chỉ đạo các chương
trình sản xuất theo hợp đồng lớn của Tổng công ty với các đối tác. Đây là bộ phận
trực tiếp thực hiện chức năng mua hàng như việc thông qua những dữ liệu thu được
ở phòng Marketing để đạt hiệu quả cao trong công tác mua hàng.
2.2.1.3.Lĩnh vực kinh doanh.
Xuất khẩu nông sản: cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cao su tự nhiên, chè các loại,
gạo, tinh bột sắn và một số sản phẩm khác.
Nhập khẩu và phân phối: Bên cạnh lĩnh vực xuất khẩu nông sản, hoạt động
nhập khẩu và phân phối cũng là thế mạnh của Intimex . Hiện tại Intimex là một
trong số các công ty mạnh về cung cấp vật tư kim loại màu: đồng (dạng tấm quận),
nhôm (dạng tấm, cuộn, thỏi), sắt thép… Nhóm các mặt hàng đồ gia dụng: các mặt
hàng đồ điện gia dụng của những hãng điện tử hàng đầu thế giới. Nhóm các mặt
hàng tiêu dùng: là đại diện phân phối các sản phẩm rượu từ Chile và hiện đang
chiếm giữ thị phần lớn, nhập khẩu và phân phối các loại bành kẹo từ Malaysia,
Indonexia; Các mặt hàng khác: Ô tô nguyên chiếc từ các hàng nổi tiếng; Giấy
nguyên liệu…
Kinh doanh nội địa: Hệ thống siêu thị, các phân xưởng nhà máy sản xuất hàng
may mặc…
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
17
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
2.2.1.4. Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2007-2009 và tổng quan tình

hình mua mặt hàng nông sản (cafe, hồ tiêu).
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008 là cao nhất đạt 107.9% so với năm
2007, năm 2009 chỉ đạt 88.11% so với năm 2008. Trong đó công ty chủ yếu xuất
khẩu, khối lượng nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với hoạt động xuất
khẩu.Cụ thể tỷ lệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu năm 2007 là 12 lần, năm 2008 là 8,8
lần và năm 2009 là 6,1 lần. Năm 2008 do công ty hạn chế tối đa việc đầu cơ tích trữ
hàng hóa, ban giám đốc có định hướng chiến lược đúng đắn đã giúp công ty vượt
qua những diễn biến đầy khó khăn của thị trường với kim ngạch đạt 106,7%, doanh
thu đạt 127,7%, lợi nhuận chỉ đạt 96% so với kế hoạch 2007. Năm 2009 công ty
không đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra về kim ngạch và doanh thu do công ty
chuyển hướng chú trọng sang việc đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất công xuất
lớn trước tình hình giá cả một số hàng nông sản xuất khẩu quá lớn. Tuy không đạt
được chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu nhưng lợi nhuận thu được
trước thuế của công ty vẫn cao hơn năm trước. Năm 2007, 2008 công ty thuộc diện
miễn giảm thuế 100% nên lợi nhuận trước thuế và sau thuế không thay đổi do, năm
2009 công ty chỉ được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp do công ty bắt đầu cổ
phần hóa kể từ ngày 01/07/2006 đúng thời gian nhà nước và tổng cục thuế ban hành
chính sách ưu đãi trên.
Tổng quan tình hình mua mặt hàng cafe, hồ tiêu của công ty cổ phần xuất nhập
khẩu INTIMEX:
Tình hình mua mặt hàng nông sản (cafe, hồ tiêu) của công ty đã và đang diễn
biến hết sức phức tạp. Đối với cafe, sản lượng xuất khẩu năm 2009 giảm xuống một
cách đáng kể nhưng về mặt giá trị thì vẫn tăng do công ty xây dựng kế hoạch kinh
doanh sát với thực tế, hạn chế tối đa việc đầu cơ tích trữ hàng hóa. Việc xác định
đúng sự gia tăng hay giảm sút của thị trường cafe giúp công ty thoát ra khỏi tình
hình khó khăn chung của thị trường cafe. Đối với hồ tiêu, gia tăng một cách bất ngờ
về sản lượng xuất khẩu, năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng lẫn giá trị
nhưng vẫn không nằm ngoài kế hoạch của công ty. Thị trường hồ tiêu đang diễn
biến hết sức sôi động hứa hẹn đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận, trước

tình hình đó công ty đã có kế hoạch mua hàng nắm bắt rất tốt nhu cầu thị trường.
Nhu cầu thị trường luôn luôn biến động, dù theo bất kỳ chiều hướng nào xấu hay tốt
nếu công ty xây dựng cho mình một quá trình mua hàng phù hợp sẽ đều đem đến
cho doanh nghiệp những thành công nhất định, giảm thiểu rủi ro cho công ty.
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
18
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
2.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình mua mặt hàng nông sản (cafe, hồ
tiêu ) của công ty cổ phần INTIMEX.
2.2.2.1.Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên ngoài.
 Môi trường vĩ mô.
Nhân tố môi trường vĩ mô là những nhân tố luôn luôn thay đổi, nó có ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động của công ty. Nó bao gồm các nhân tố
như: chính sách pháp luật, kinh tế văn hóa, xã hội chính trị, nhà cung cấp, khách
hàng, đối thủ cạnh tranh, đối tác, hiệp hội ngành nghề,
 Chính trị pháp luật
Chính trị nước ta khá ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các doanh
nghiệp yên tâm tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư. Chính sách
pháp luật của nhà nước ảnh hưởng tới việc thiết lập và hoạt động của quá trình mua
hàng một cách rất cụ thể. Luật pháp quyết định mặt hàng kinh doanh của công ty,
cho phép công ty lựa chọn sản phẩm kinh doanh, hay mặt hàng kinh doanh. Nó ảnh
hưởng tới việc quản lý đến các hoạt động quá trình mua hàng thông qua các quy
định về xuất nhập khẩu (cafe, hồ tiêu) tại thị trường trong và ngoài nước. Nói chung
pháp luật vừa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mua hàng của doanh nghiệp khi
nó nằm trong danh sách các mặt hàng ưu tiên hay không bị cấm, vừa gây ra những
cản trở và tạo nên sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng phát
triển. Nó càng thể hiện rõ hơn khi Việt Nam tham gia vào sân chơi kinh tế chung
của thế giới.
Cụ thể với INTIMEX các hợp đồng mua mặt hàng (cafe, hồ tiêu) của công ty
được căn cứ theo: Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam số 33/2005-QH11 ban

hành ngày 14/06/05, luật thương mại nước CHXHCN Việt Nam số 36/2005-QH11
ban hành ngày 14/06/05, căn cứ vào các chế định pháp lý của nước CHXHCN Việt
Nam và hợp đồng mua bán.
 Kinh tế
Tình hình kinh tế chung của cả trong và ngoài nước đều tác động mạnh mẽ đến
hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động nâng cao hiệu quả trong quá
trình mua mặt hàng nông sản (cafe, hồ tiêu) nói riêng của công ty. Nền kinh tế phát
triển với tốc độ cao sẽ kéo theo sự tăng thu nhập cũng như khả năng thanh toán của
người dân, do vậy sức mua của dân cũng tăng lên. Mặt khác, nền kinh tế phát triển
mạnh làm tăng khả năng tích tụ và tập trung tư bản lớn, tăng cơ hội đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sự tăng trưởng của nền
kinh tế sẽ kéo theo sự tăng lên một cách nhanh chóng số lượng các doanh nghiệp
tham gia trên thị trường ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh. Tình hình lạm phát, tăng
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
19
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
trưởng hay thiếu hụt cán cân thanh toán đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
công ty. Nó ảnh hưởng tới việc mở rộng tăng trưởng nguồn vốn, ảnh hưởng tới chính
sách thuế thu nhập của công ty, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty. Trong những năm gần đây khi Việt Nam chú trọng nhiều hơn đến việc
xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đã tạo cơ hội cho công ty mở rộng tăng trưởng, mở
rộng thị trường. Giúp cho công ty có những chiến lược, chiến thuật phù hợp với tình
hình kinh tế và tình hình kinh doanh hiện nay trên thị trường.
 Môi trường tự nhiên:
Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa lý
về việc phân bố vị trí của các tổ chức kinh doanh. Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều
kiện cho quá trình giao nhận hàng hóa, thu hút các nhà cung ứng, giảm chi phí
thương mại phục vụ cho quá trình mua hàng.Với nhân tố tự nhiên và điều kiện tài
nguyên thiên nhiên, nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp chủ động trong công tác tìm kiếm nguồn hàng, sản xuất hàng hóa

đáp ứng kịp nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
 Môi trường văn hóa xã hội
Cũng có tác động trực tiếp vào quá trình mua hàng, chúng ảnh hưởng tới việc lựa
chọn địa điểm kinh doanh cũng như lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu
cầu của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Mỗi một quốc gia có những phong
tục tập quán tiêu dùng khác nhau, thói quen tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
tiêu thụ sản phẩm đồng thời tác động đến quá trình mua hàng của doanh nghiệp. Chính
vì thế công ty cần phải nghiên cứu, xem xét về môi trường văn hóa xã hội, hay mức độ
phân bố, tập trung dân cư để có xác định nhu cầu tiêu dùng một cách tối ưu.
 Môi trường khoa học công nghệ:
Tiến bộ khoa học công nghệ tạo điều kiện cho doanh nghiệp ứng dụng các
thiết bị hiện đại để sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu thập thông tin về
nhu cầu thị trường và các nhà cung ứng của công ty. Bên cạnh đó, hiện nay khi
công cụ cạnh tranh chuyển từ giá sang chất thì các sản phẩm có hàm lượng công
nghệ cao mới có sức cạnh tranh cao. Sự ra đời của hàng vạn phát minh mới tạo cơ
hội phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nhưng
cũng đe dạo khi sản phẩm đang sản xuất rất nhanh lỗi thời.
 Môi trường vi mô.
 Nhà cung ứng:
Công ty INTIMEX tiến hành thu mua cafe, hồ tiêu tại các công ty TNHH,
DNTT hay những công ty cổ phần nhỏ lẻ…ở các vùng khác nhau trong cả nước. Khi
nhà cung ứng hoạt động thường xuyên và thuận lợi cũng giúp công ty có được nguồn
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
20
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
hàng ổn định. Dẫn đến quá trình mua hàng được diễn ra thuận tiện, công ty không phải
tốn thêm chi phí để tìm kiếm và lựa chọn lại nhà cung ứng. Nhà cung ứng là yếu tố đầu
vào cho quá trình sản xuất có thể chia sẻ lợi nhuận cho doanh nghiệp trong trường hợp
doanh nghiệp có khả năng trang trải các chi phí tăng thêm cho đầu vào được cung cấp.
Để giảm bớt các ảnh hưởng xấu của các nhà cung ứng đối với công ty, công ty cần có

mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, tìm và lựa chọn nhà cung ứng chính, có uy tín cao.
 Khách hàng
Những khách hàng thường xuyên của INTIMEX là các nước trong khối
ASEAN, một số nước Châu Á (Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pakistan ), Châu Âu
(Đức, Anh, Pháp, Đan Mạch, Italia, ), Châu Mỹ La Tinh (Mỹ, Mêxicô ), Châu
Phi, Trung Đông (Isaren, Yemen, Ảrập) Tập khách hàng hiện tại của công ty là rất
lớn, phong phú đa dạng. Muốn thành công đòi hỏi công ty cần quan tâm tìm hiểu kỹ
lưỡng các nhu cầu của từng quốc gia ra sao để chủ động trong việc cung cấp các sản
phẩm (cafe, hồ tiêu) tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác.
 Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên thị trường xuất khẩu hàng nông sản (cafe, hồ tiêu) có rất nhiều
đối thủ cạnh tranh với sức cạnh tranh tự do khốc liệt. Cụ thể có khoảng hơn 20
doanh nghiệp lớn trong nước xuất khẩu cafe, hồ tiêu. Cafe, hồ tiêu việt nam có mặt
tại 73 nước trên thế giới nên danh sách đối thủ cạnh tranh của nó càng khó kiểm
soát. Dựa trên sự nghiên cứu ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh mà công ty sẽ có
những chiến lược chiến thuật phù hợp trong việc tăng cường hiệu quả của quá trình
mua hàng cho mặt hàng này.
 Các yếu tố khác
Công ty tham gia Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VAT), Hiệp hội Cà phê – Ca
cao Việt Nam (VICOFA) thông qua hiệp hội công ty có được các nguồn thông tin
về thị trường cafe, hồ tiêu như phân tích đánh giá dự báo tình hình giá cả, sản lượng
tiêu thụ, sản lượng mua vào. Bên cạnh đó, còn có sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các
thành viên trong hiệp hội nguồn hàng như cùng nhau thực hiện những đơn hàng lớn.
Các Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Viện Tài
Chính và Chiến Lược có những khen thưởng kích lệ và chính sách hỗ trợ về vấn đề
huy động vốn, phát triển giống (cafe, hồ tiêu) tăng năng suất ,chất lượng tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình mua hàng trong việc tìm kiếm nguồn hàng và kiểm tra
hàng hóa.
2.2.2.2.Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong .
 Các nguồn lực của công ty.

Nguồn lực của công ty ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, cách thức lựa chọn,
bố trí và phân phối nguồn lực sẽ mang lại hiểu quả cho quá trình mua hàng tại công
ty. Nó có thể là nguồn lực về tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật…
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
21
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
 Nguồn lực tài chính :
Bảng 2.2:Bảng vốn điều lệ của công ty từ 2007-2009
Thời gian ĐVT Vốn điều lệ Giá trị tăng
Từ 06/2006 đến
04/2008
Tỷ đồng 14,4
Từ 04/2008 đến
12/2008
Tỷ đồng 28,8 14,4
Tù 2009 đến nay Tỷ đồng 57,6 28,8
Nguồn:báo cáo trình đại hội cổ đông năm 2007-2009.
Trong 3 năm qua, công ty liên tục tăng vốn điều lệ năm sau gấp đôi năm
trước bằng cách trả cổ tức bằng cổ phần, phát hành cổ phiếu cho cổ đông hữu hạn…
Việc gia tăng vốn điều lệ giúp công ty có thể thu hút các nhà đầu tư, sự uy đãi của
nhà nước và ngân hàng như việc gia tăng vốn vay. Thông qua đó nguồn vốn của
công ty trở nên mạnh hơn, có kinh phí đầu tư mở rộng thị phần tạo mối quan hệ như
việc mua lại 51% cổ phần của một số công ty tiềm năng và đổi thành INTIMEX tại
các khu vực Cà Mau ,TP Hồ Chí Minh, Quảng Nam, đầu tư cho mỗi công ty từ 15-
25 tỷ đồng trong đó vốn vay ngân hàng tối thiểu 70% trên vốn tổng đầu tư. Ngoài
ra, có điều kiện đầu tư trang thiết bị hỗ trợ quá trình mua hàng và trang thiết bị góp
phần thúc đẩy quá trình mua hàng diễn ra thường xuyên liên tục hơn như việc đầu
tư máy móc chế biến cafe, hồ tiêu với công xuất cao.
 Nguồn nhân lực : Cho đến năm 2009 tổng số lao động toàn công ty là 433
người, trong đó có khoảng 300 nhân viên phụ trách mua hàng. Nhân viên mua hàng

100% có bằng từ đại học trở lên từ các trường kinh tế và ít nhất hai năm kinh
nghiệp ở vị trí có liên quan. Trong quá trình làm việc được công ty đào tạo bổ xung
kiến thức cần thiết từ thực tế của tất cả các khâu trong quá trình mua hàng, sự hiểu
biết về sản phẩm thu mua Công ty thường xuyên tiến hành tuyển dụng và áp dụng
các chính sách thu hút nhân viên có đủ năng lực phẩm chất phục vụ cho công ty.
Tạo nên một đội ngũ nhân viên có năng lực về hoạt động mua hàng. Điều đó sẽ
giúp cho nâng cao chất lượng quá trình mua mặt hàng cafe, hồ tiêu tại công ty.
 Cơ sở vật chất, kỹ thuật: Nhân viên mua hàng được trang bị máy tính truy
cập, lưu trữ thông tin cần thiết về thị trường giá cả, nhu cầu về cafe, hồ tiêu…Tùy
từng khâu trong quá trình mua hàng nhân viên được hỗ trợ thiết bị cần thiết khác
nhau. Công ty có hệ thống chi nhánh phủ khắp đất nước đảm bảo cho việc thu mua
hàng hóa nông sản tại các tỉnh trong nước. Công ty có hệ thống nhà máy sản xuất
với các máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại và công suất lớn. Như nhà máy tiêu sạch
công suất 10.000 tấn/năm theo tiêu chuẩn ASTA, nhà máy chế biến cà-phê chất
lượng cao công suất 20.000 tấn/năm tại Bình Dương, xây dựng nhà máy chế biến
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
22
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
cà-phê công suất 40.000 tấn tại TP Buôn Ma Thuột (Đác Lắc) giúp thúc đẩy quá
trình mua hàng diễn nhiều hơn.
 Văn hóa doanh nghiệp: Công ty có môi trường làm việc thân thiện, hòa nhã
cởi mở, không ngừng học hỏi giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân
viên được làm việc trong môi trường được trang bị đầy đủ thiết bị hỗ trợ cho quá
trình mua hàng, thường xuyên được cập nhật thông tin.
 Mục tiêu phát triển của công ty: Với mục tiêu trở thành công ty xuất nhập
khẩu hàng đầu việt nam INTIMEX đã tạo cho mình một lợi thế canh tranh bền
vững. Để đạt được mục tiêu trên công ty đã chú trọng đến việc hoàn thiện quá trình
mua hàng của mình.
2.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC DỮ LIỆU THU THẬP ĐƯỢC.
2.3.1.Kết quả phân tích quá trình mua hàng

2.3.1.1.Phân tích dữ liệu thứ cấp.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX đã tiến hành các bước trong quá
trình mua hàng cafe, hồ tiêu như sau:
Sơ đồ 2.3:Quá trình mua hàng của công ty cổ phần XNK INTIMEX:
Công tác xác định nhu cầu: Nhu cầu xuất nhập khẩu thay đổi theo những
biến động của thị trường như nhu cầu tiêu dùng của con người, biến động về xã hội-
chính trị …cản trở xuất nhập khẩu. Công ty bám sát tình hình nhập khẩu (cafe, hồ
tiêu) ở các nước, tình hình chung của thị trường (cafe, hồ tiêu), các phân tích đánh
giá của chuyên gia trong và ngoài nước. Giảm thiểu sự mất cân bằng giữa cung và
cầu, giữa khối lượng mua vào và bán ra, có khối lượng dự trữ hàng hóa phù hợp với
từng giai đoạn. Xác định tốt nhu cầu cho từng loại sản phẩm, thị trường đang có xu
hướng tiêu dùng sản phẩm nào? số lượng ra sao ? và giá cả lên xuống thế nào?, nhu
cầu tiêu dùng sảm phẩm chụi ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?. Các dữ liệu nay được
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
23
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
theo dõi thường xuyên và lưu trữ cẩn thận. Xác định tốt những yếu tố trên đem đến
cho công ty sự chủ động trong việc xây dựng cho mình kế hoạch mua hàng nhằm
đem lại lợi nhuận cho công ty.
Tìm và lựa chọn nhà cung ứng: hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty
thu mua (cafe, hồ tiêu) trực tiếp từ người dân qua chế biến phơi khô, say sát…rồi
bán lại các hạt đó cho công ty. Để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm mua về công
ty đã tìm kiếm lựa chọn thật tốt các nhà cung ứng phù hợp nhất với công ty. Thông
qua quá trình mua bán trước kia hay các thông tin uy tín của nhà cung ứng trong thị
trường mà công ty tiến hành các khảo sát nhỏ về nhà cung ứng để xây dựng lên
chuỗi các nhà cung ứng chính và các nhà cung ứng phụ. Đối với các nhà cung ứng
chính công ty thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động, tình hình tài chính, nhân
lực…của họ. Công ty có mức độ quan tâm đến nhà cung ứng phụ ít hơn không
thường xuyên liên tục cập nhật thông tin về họ như nhà cung ứng chính. Do mỗi
một nhà cung ứng sẽ có thế mạnh riêng cho mỗi sản phẩm khác nhau và do công ty

xuất khẩu với khối lượng rất lớn nên công ty tiến hành hoạt động mua hàng của
nhiều nhà cung ứng.Ví dụ như hồ tiêu công ty chủ yếu thu mua hồ tiêu có xuất sứ từ
Chư Sê để đảm bảo chất lượng và vì thương hiệu vốn có của Hồ Tiêu Chư Sê
( trồng tại huyện Chư Sê, Gia Lai).
Thương lượng và đặt hàng: Công ty có những mối làm ăn lâu dài với nhiều
nhà cung ứng nên đối với các nhà cung ứng lâu năm nhân viên mua hàng chỉ cần
thương lượng qua điện thoại fax về tên sản phẩm, số lượng, giá cả, một số các yếu
tố thay đổi khác như địa điểm…Còn đối với những nhà cung ứng mới lần đầu quá
trình thương lượng và đặt hàng được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về tất cả các mặt trong
việc xây dựng hợp đồng. Bao gồm việc thương lượng các vấn đề trong hợp đồng
như: các căn cứ pháp luật; địa chỉ, điện thoại, fax, tài khoản, mã số thuế, đại diện
hai bên; tên hàng, số lượng, đơn vị, đơn giá, thành tiền; quy cách thành phẩm, bao
bì kiểm tra; phương thức thanh toán; địa điểm thời gian giao nhận bốc dỡ; điều
khoản chung , điều khoản phạt; chũ ký, dấu hai bên.
Theo dõi kiểm tra giao nhận hàng hóa: Trong hợp đồng của công ty được
quy định rất rõ ràng địa điểm, thời gian giao nhận, vận chuyển, bốc xếp hàng hóa
như thế nào do ai chụi trách nhiệm nhằm hạn chế sự nhầm lẫn cũng như xảy ra
tranh chấp. Mặc khác, khi hàng đến nơi tùy theo số lượng hàng mua mà công ty bố
trí số nhân viên chụi trách nhiệm kiểm tra hàng hóa. Về vấn đề thanh toán, với mặt
hàng (cafe, hồ tiêu) công ty thường ứng cho bên bán 80% giá trị tiền hàng sau khi
ký kết hợp đồng số tiền còn lại sẽ thanh toán khi bên bán hoàn tất nghĩa vụ giao
SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
24
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Quản trị doanh nghiệp
hàng, công ty còn ghi rõ ngày tháng nộp thuế giá trị gia tăng nếu như bên bán thực
hiện xong nghĩa vụ giao hàng và giao hóa đơn VAT.
Đánh giá kết quả mua hàng: đây là công tác cuối cùng của quá trình mua
hàng nhằm đánh giá công tác mua hàng của công ty. Thông qua quá trình đánh giá
kết quả mua hàng để tìm ra những mặt làm tốt những mặt còn yếu kém để hoàn
thiện công tác mua hàng. Qua việc đánh giá kết quả mua hàng ta nhận thấy số

lượng, chất lượng (cafe, hồ tiêu) thu mua đạt hiệu quả chưa cao một mặt do nguồn
hàng, mặt khác do lượng hàng nhập về nhiều khi quá nhiều các nhân viên không thể
kiểm soát được hết các bao.
Trước tình hình trên công ty cần chú trọng quan tâm đến hoàn thiện quá trình
mua hàng, từ xác định nhu cầu đến việc tìm kiếm nhà cung ứng và giao nhận hàng
hóa nhằm nâng cao chất lượng quá trình mua hàng giúp cho công ty gia tăng khả
năng cạnh tranh với các đối thủ khác về chất lượng và giá thành của sản phẩm.
2.3.1.2.Phân tích dữ liệu sơ cấp.
 Qua phiếu điều tra em nhận thấy:
Quá trình mua mặt hàng nông sản cafe, hồ tiêu của công ty được đánh giá
với 70% là trung bình và chỉ có 30% là tốt. Quá trình mua mặt hàng nông sản cafe,
hồ tiêu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu được tiến hành đầy đủ, đúng trình tự các
bước theo sơ đồ quá trình mua hàng chung với năm bước. Trong các bước đó, công
tác thương lượng và đặt hàng được đánh giá cao nhất với 70% số phiếu lựa chọn là
được công ty thực hiện tốt nhất, sau đó là công tác thương lượng và đặt hàng chiếm
20% phiếu phát ra. Mặt khác, công tác xác định nhu cầu chiếm 40%, tìm và lựa
chọn nhà cung ứng chiếm 30%, công tác đánh giá kết quả chiếm và công tác theo
dõi giao nhận hàng hóa chiếm 20% trong tổng số phiếu phát ra với đánh giá cần
được hoàn thiện.
Công tác xác định nhu cầu trong quá trình mua mặt hàng cafe, hồ tiêu tại
công ty cần được hoàn thiện ở vấn đề trang thiết bị, số lượng nhân viên, mức độ,
cách thức tiến hành xác định nhu cầu. Cụ thể với 30% chọn trang thiết bị, 20% chọn
cách thức tiến hành, 20% chọn mức độ tiến hành, 20% chọn đội ngũ nhân sự.
Công tác tìm và lựa chọn nhà cung ứng trong quá trình mua mặt hàng cafe,
hồ tiêu của công ty cần được hoàn thiện với các yếu tố như tài chính, nhân lực,
nguồn tiêu thụ, hợp đồng Trong đó yếu tố hợp đồng chiếm 40%, nguồn tiêu thụ
chiếm 25%, các yếu tố khác chiếm 35% trong tổng số phiếu phát ra.
Công tác thương lượng và đặt hàng trong quá trình mua hàng được công ty
thực hiện rất tốt do chất lượng của đội ngũ nhân viên, khả năng tài chính lớn mạnh
và uy tín của công ty…trong đó khả năng của đội ngũ nhân viên được đánh giá cao

SV: Nguyễn Thị Hải Lớp: K42A1
25

×