Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đề tài: Lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.45 KB, 16 trang )

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài
Lợi thế cạnh tranh của hàng
hóa xuất khẩu Việt Nam trên
thị trường thế giới
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. Lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên
thị trường thế giới.
2
1. Khái quát chung về việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
trong những năm gần đây (2000 - 2006)
2
1.1. Số lượng và tính đa dạng của hàng xuất khẩu Việt Nam 2
1.2. Thị trường xuất khẩu rộng lớn, sự vượt trội về xuất khẩu 4
2. Lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam 5
2.1. Số lượng, chất lượng hàng hóa 6
2.2. Giá thành sản phẩm 6
II. Những giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh 7
1. Nâng cao chất lượng hàng hóa 7
2. Cải tiến mẫu mã, giá thành phù hợp 8
3. Dịch vụ sau bán hàng 9
4. Tiếp thị, quảng cáo 10
KẾT LUẬN 11
LỜI MỞ ĐẦU

Với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, vượt qua
đói nghèo và vươn lên thành một nước công nghiệp phát triển, hiện
đại hoá và công nghiệp hoá, trong nhiều năm qua Việt Nam đã và
đang đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá nhằm mang lại nhiều ngoại


tệ, làm giàu cho đất nước, thực hiện mục tiêu của mình. Đúc rút kinh
nghiệm từ các nước phát triển có công nghệ cao có lợi thế, tiềm năng
xuất khẩu lớn, từ một nước nông nghiệp nhưng thiếu gạo nay Việt
Nam đã có sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới, tôm
cá, cà phê, chè, hạt tiêu, máy tính…Việt nam ngoài lượng tiêu dùng
thích hợp trong nước, không còn cảnh kinh doanh bó hẹp mà đã có
chỗ đứng trang trọng trên thị trường thế giới cạnh tranh ngày một
gay gắt, trên các bang của nước Mỹ, trên sàn giao dịch London, Nhật
Bản, Pa-ri, Rotecdam…
Đứng trước một cơ hội vàng nhưng đầy thách thức như hiện nay, Việt
Nam có khả năng sớm gia nhập Tổ chức WTO, thì việc hàng Việt
Nam càng phải vươn ra xa hơn nữa trên thị trường thế giới, càng
phải có chất lượng cao hơn, càng phải mang tính cạnh tranh nhiều
hơn trong xu thế hội nhập này.
Vì vậy, đâu là lợi thế cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt nam trên thế
giới và làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt
nam. Đó là một câu hỏi lớn. Chính vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề
tài : “ Lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên
thị trường thế giới và giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh”.
Do tầm hiểu biết còn hạn chế nên bài tiểu luận của em sẽ không tránh khỏi
những sai sót, vì thế em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài
tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô.
PHẦN NỘI DUNG
I. LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
1. Khái quát chung về việc xuất khẩu hàng hoá của Việt nam trong
những năm gần đây ( 2000-2006 )
1.1. Số lượng và tính đa dạng của hàng xuất khẩu Việt Nam
Trong những năm gần đây, hàng hoá xuất khẩu của Việt nam sang các

nước ngày càng tăng về số lượng, chủng loại và chất lượng, trong đó sản
lượng xuất khẩu hạt tiêu đứng đầu thế giới, sản lượng gạo xuất khẩu luôn tăng
trưởng và giữ vững vị trí thứ hai với mức 5,2 triệu tấn năm 2005. Với lợi thế
ổn định của đất nước, giá thành sản xuất rẻ, giá nhân công thấp, chất lượng
hàng hoá ngày một nâng cao nên gạo xuất khẩu đã thu được 1,4 tỷ USD năm
2005 .

Gạo xuất khẩu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005
Sản lượng 1.000 tấn 3.729 3.241 3.613 4.060 5.204
Giá xuất khẩu USD/ tấn 168 224 189 234 269
Nguồn: Báo Điện tử - Thời báo Kinh tế Việt nam (23/5/2006)
Ngoài sản lượng gạo xuất khẩu cao, các mặt hàng khác cũng có sản
lượng xuất khẩu đáng kể trên thị trường thế giới trong đó phải kể đến hàng
dệt may, giày dép với vốn đầu tư thấp, sử dụng lực lượng nhân công dồi dào
hay hàng thuỷ sản, cà phê tận dụng được diện tích sông hồ, kênh rạch miền
Nam, sản phẩm phụ của nhà máy xay xát gạo xuất khẩu, đất đỏ bazan của
vùng Tây Nguyên mà không mấy đất nước trên thế giới có được cũng như
nguồn tài nguyên xuất khẩu quý giá khai thác trên biển và từ trong lòng đất
như than đá, dầu thô và đặc biệt sản phẩm công nghiệp như máy tính, hàng
thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ là những mặt hàng chứng tỏ sự phát triển của
công nghiệp Việt nam. Sự khởi sắc của công nghệ cao đồng thời nói lên tính
đa dạng của hàng hoá xuất khẩu, chúng không chỉ bó hẹp trong các mặt hàng
nông thủy sản và khoáng sản truyền thống …
THỐNG KÊ XUẤT KHẨU NĂM 2003
Cộng cả năm 2003 So với năm 2002 ( % )
Lượng
( nghìn tấn )
Trị giá
( triệu USD )
Lượng Trị giá

TỔNG TRỊ GIÁ
19.880 119,0
Dầu thô 17.169 3.777 101,7 115,5
Dệt may 3.630 131,9
Thuỷ sản 2.217 109,6
Giày dép 2.225 119,2
Điện tử, máy tính 686 139,4
Gạo 3.820 719 117,9 99,1
Cà phê 700 473 97,4 146,7
Thủ công, mỹ
nghệ
367 110,8
Cao su 438 383 97,7 143,1
Hạt tiêu 74,4 104,0 97,1 97,0
Than đá 7.049 180 116,5 115,4
Sản phẩm gỗ 563 129,2
Chè 60 59,5 80,1 72,1
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo Điện tử - Thời báo Kinh tế Việt nam (13/1/2004)
Điểm lại các thông tin gần đây, ta thấy trong “ Sổ tay” điều hành xuất khẩu
của mình, Bộ Thương mại xếp thuỷ sản và cà phê xuất khẩu có tốc độ tăng
trưởng ổn định, dự kiến năm 2006 sẽ mang về 3,55 tỷ USD kim ngạch xuất
khẩu, trong đó thủy sản đạt 2,8 tỷ USD, tăng 5,66 % và cà phê đạt 750 triệu
USD, tăng 10 % so với năm 2005. Đồng thời, nghề nuôi trồng thuỷ sản,
nhất là hải sản, đã có sự bứt phá ngoạn mục, năm 2005, sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản chiếm gần 27% sản lượng (1,437/5,432 triệu tấn); giá trị kim ngạch
xuất khẩu đã vượt qua khai thác, chiếm gần 60 % tổng kim ngạch xuất khẩu. (
Theo Người lao động - VNECONOMY cập nhật 13/2/2006 & 21/4/2006 )
1.2. Thị trường xuất khẩu rộng lớn, sự vượt trội về xuất khẩu
Ngoài lợi thế về số lượng, chủng loại, hàng hoá Việt nam còn được xuất
khẩu sang nhiều thị trường trên toàn thế giới, chẳng hạn kim ngạch xuất khẩu

hàng dệt may đạt 1,36 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2006 sang các thị
trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng khá như Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã bắt đầu khai thác thành
công thị trường mới đầy tiềm năng châu Phi với hơn 800 triệu dân (
VNECONOMY cập nhật 04/04/2006 & 09/05/2006 ).
Gạo Việt Nam giành được các thị trường truyền thống của Thái Lan, vượt
qua 3 đối thủ là Thái Lan, Mỹ và Trung Quốc, giành hợp đồng xuất khẩu
440.000 tấn gạo sang Philippin vốn là thị trường truyền thống của Thái Lan
và dự kiến Việt Nam sẽ xuất khẩu sang Philippin khoảng 782.500 gạo trong
năm 2006.
Kể từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu được 3 triệu tấn gạo sang
các thị trường như Singapo, Malaixia, Inđônêxia và Nhật Bản. Tương lai, gạo
Việt nam có thể với tới những thị trường tiềm năng như Trung Đông, Châu
Phi và Mỹ Latinh .
Hàng xuất khẩu của Việt nam tăng trưởng cao được thể hiện ở nhiều mặt,
đó là qui mô xuất khẩu khá cao, 4 tháng đầu năm 2006 đạt 12.110 triệu USD,
tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước, cao gấp trên ba lần tốc độ tăng của
GDP, tăng trưởng ở nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Dệt may tăng 487
triệu USD, dầu thô tăng 355 triệu USD, giày dép tăng 188 triệu USD, thuỷ
sản tăng 155 triệu USD…
Hàng dệt may tăng 38,7 %, trong đó xuất khẩu sang Mỹ tăng 41,8 %,
sang Anh tăng 97,4 %, sang Nhật Bản tăng 3,7 %… Hàng cao su tăng rất cao,
trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 70,8 % lượng xuất khẩu và
xuất khẩu năm 2006 hướng đến mục tiêu 38,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với mức
thực hiện năm 2005.
Cho nên, theo đánh giá của Hiệp hội Cao su Thế giới, Việt Nam hiện
đứng thứ 6 về sản xuất và đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su trên thế giới, sau
Thái Lan, Inđônêxia và Malaixia với tổng diện tích cây cao su 450.000 ha và
tổng sản lượng khai thác chế biến đạt 400.000 tấn/năm, trong đó trên 80% sản
lượng dùng để xuất khẩu, ( VNECONOMY cập nhật 01/03 & 03/05/2006, 21/11/2004 )

và hàng hoá xuất khẩu của Việt nam vào các nước ASEAN năm 2004 đạt 14,3
% tổng số lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt nam trên thị trường thế giới
được thể hiện ở trị giá hàng xuất khẩu vào mỗi nước trong bảng sau :
2004 xuất sang Triệu USD
Singapor 1.370
Malaixia 601,6
Philippin 498,6
Thailan 491
Inđônêxia 446,6
Cămpuchia 384,6
Lào 68,5
Myan ma 14,1
2. Lợi thế cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam
Thông thường các nước đều phát huy lợi thế cạnh tranh tuỳ thuộc vào
hoàn cảnh địa lý, nhân công, tiềm năng khoáng sản, công nghệ … của mình.
Các nước công nghiệp phát triển, do nguồn tài nguyên hạn chế, tận dụng nền
công nghệ cao nên tăng cường lợi thế xuất khấu máy móc thiết bị như Nhật
Bản, Đức, Anh, Pháp…trong khi các nước có nguồn tài nguyên dồi dào phát
huy lợi thế xuất khẩu dầu mỏ, khoáng sản như các nước Ả rập và châu Mỹ
Latinh hoặc nông sản thực phẩm, gạo, chè, chuối như Bra zin, Ấn Độ, Thái
Lan, Việt Nam…Do vậy, tăng cường xuất khẩu, phát huy lợi thế cạnh tranh
của các mặt hàng nêu trên của Việt nam là hoàn toàn đúng hướng và mang về
nguồn ngoại tệ đáng kể để công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngoài
ra, lợi thế cạnh tranh của hàng hoá Việt nam còn thể hiện ở các mặt:
2.1. Số lượng, chất lượng hàng hoá
Gạo Việt nam đã đáp ứng dần từng bước yêu cầu chất lượng của thế giới
thể hiện việc thâm nhập và xuất khẩu gạo sang thị trường “ khó tính” là Nhật
Bản khi hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật tăng trên 20,3% so với năm
2004, tổng kim gạch xuất khẩu sang Nhật trong năm 2005 đạt 4,56 tỷ USD,
tôm Việt Nam giành vị trí số 1 tại Nhật bản. Ngoài những mặt hàng truyền

thống và có lợi thế như may mặc, hải sản, dầu thô, than đấ…Việt nam đã
bước đầu đưa được hoa tươi, hàng may mặc cao cấp và một số thực phẩm chế
biến vào thị trường Nhật. ( VNECONOMY cập nhật 10/03/2006 ).
Về số lượng, hàng than xuất khẩu Việt Nam cũng gia tăng sang thị trường
Trung Quốc ( 5 triệu tấn than trong vòng 3-5 năm tới - VNECONOMY cập nhật
06/03/2006 ) hoặc kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 750 triệu USD sang Hàn
Quốc năm 2005 với các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, da giày và nông sản. Tỷ lệ
hồ tiêu Việt Nam đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội kinh doanh các loại hạt của Mỹ và hồ tiêu trắng đã
chiếm 35,41 % tổng sản lượng xuất khẩu hồ tiêu năm 2005 của Việt nam và Việt Nam trở thành
nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới với sản lượng trung bình 100.000 tấn năm, chiếm 50%
tổng sản lượng toàn cầu.
2.2. Giá thành sản phẩm
Trong kết cấu giá thành, ngoài các chỉ tiêu khác, hàng hoá Việt Nam có
cùng chất lượng, có chi phí nguyên vật liệu và nhân công rẻ hơn so với các
nước khác. Lấy nuôi trồng thuỷ sản làm ví dụ, ta có thể thấy lợi thế rộng lớn
và đa dạng về sông ngòi ao hồ ở miền Nam làm nơi nuôi cá, nguồn thức ăn
tận dụng từ sản phẩm dẫn xuất của lúa gạo, cám xay xát, chăn nuôi gia súc
cùng với lực lượng nhân công hùng hậu có mức thu nhập bình quân một tháng
theo khu vực và ngành nghề chưa được cao
II. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH
1. Nâng cao chất lượng hàng hoá
Trên các trang thông tin thương mại thế giới, lúc này lúc kia còn có những
tin thất thiệt về hàm lượng độc tố trong tôm xuất khẩu, trong nước mắm Chin-
su của Việt nam hay tỷ lệ tấm trong gạo còn cao ảnh hưởng đến giá bán và sự
cạnh tranh của Việt Nam. Vì vậy, để nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng chất
lượng hàng hoá cao là một điều sống còn. Để làm được điều đó, có nhiều giải
pháp tuỳ thuộc loại hàng hoặc quy mô đầu tư, chẳng hạn cần chọn lọc giống
tôm tốt, khả năng sinh sản cao, chóng lớn và cần tăng cường xem xét ngăn
ngừa các giống tôm nhập ngoại hay bị nhiễm một số bệnh không có ở Việt
nam ( như tôm chân trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ ). Đồng thời luôn đặt vấn

đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu bởi vì không chỉ các thị trường tiêu thụ
thuỷ sản lớn như EU, Mỹ, Nhật …quan tâm mà cả người Việt nam cũng rất
nhạy cảm đến vấn đề đó bằng cách mở rộng mô hình nuôi trồng thuỷ sản “
sạch “, tránh sử dụng những hoá chất gây bệnh nguy hiểm trên vật nuôi,
kháng sinh tăng trưởng hoặc những thành phần hoá học khác trong thức ăn
chăn nuôi. Những lô hàng có tạp chất bắt buộc phải tiêu huỷ, ngăn ngừa việc
xuất khẩu hàng kém chất lượng, không rõ xuất xứ…
Trên thực tế, cùng chủng loại gạo xuất khẩu, mặc dù giá gạo Việt nam cao
hơn gạo Pakistan từ 8-28 USD/tấn nhưng vẫn luôn luôn thấp hơn gạo Thái
Lan từ 39-42 USD/tấn, khách hàng mua gạo chất lượng cao thường là các
nước Châu Âu, Nhật Bản, Singapo và gần đây là Malaixia mà trong khi
chương trình 1 triệu tấn lúa xuất khẩu chất lượng cao đề ra mới chỉ đáp ứng
được cho riêng Malaixia. Hơn nữa, gạo Thái Lan bán được giá cao vì gạo của
họ hầu hết đều đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng như gạo thơm, khô,
mềm mà gạo Việt nam chưa đáp ứng được. Do vậy, ta phải quan tâm đến việc
sấy khô, làm chủ công nghệ xay xát, tách mầu, có dây chuyền đóng gói gạo
trong phòng lạnh, hút chân không…và phải cải tiến khâu chế biến mà hiện
nay ta đang còn yếu.
2. Cải tiến mẫu mã, giá thành phù hợp
Từ thực tế đầu năm 2006 đến nay, các doanh nghiệp chế biến chè của Việt
Nam đã xuất khẩu sang Pakistan hơn 3.000 tấn chè với giá trung bình khoảng
1.160 USD/tấn và chè Việt Nam hiện chiếm tới 10,5 % thị phần chè của nước
này. Tuy nhiên, do chè được đóng gói bằng bao giấy kraft, thường bị rách nên
ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng chè. Vì vậy, một lần nữa minh chứng
cho việc cải tiến mẫu mã, chủng loại bao bì phù hợp, đa dạng và phong phú
cũng là một trong những giải pháp để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa,
mẫu mã nhiều loại hàng Việt Nam nhiều khi chưa đẹp và bắt mắt khi so sánh
với hàng cùng chủng loại của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan … mặc dù
chất lượng chè Việt nam khá cao, do vậy việc đóng gói hàng hoá cũng cần
phải quan tâm thông qua việc lấy chè làm ví dụ bởi vì việc đóng gói chè ở các

nước hầu hết bằng giấy tráng bạc hoặc ny lông trong chân không để bảo quản
được lâu và bảo đảm chất lượng cao đánh vào thị hiếu người tiêu dùng, nhất
là trên thị trường thế giới . Một điều nữa là tính sáng tạo trong mẫu mã, tránh
rườm rà và nên có hướng dẫn cụ thể bằng một số thứ tiếng, nhất là có tiếng
bản địa của nước ta muốn thâm nhập và có bản sắc Việt Nam đặc trưng. Qua
thực tế ta thấy, cà phê Capuchino gần đây rất nổi tiếng bởi hương vị cà phê
kem và nhất là khi phát âm, ta thấy âm hưởng tiếng Ý rất rõ cũng như sữa “
Cô gái Hà Lan” không thể thiếu hình ảnh bộ quần áo truyền thống cùng chiếc
cối xay gió, biểu trưng của đất nước Hà Lan …
Đồng thời doanh nghiệp cũng cần có những chiến lược kinh doanh phù
hợp, nghiên cứu cắt giảm chi phí không hợp lý ở một số khâu trong quá trình
sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành và thu hút khách hàng. Giáo trình tài
chính doanh nghiệp của trường đại học quản lý kinh doanh HN ( tr 37 ) có
đưa ra một số biện pháp khả thi nhằm hạ giá thành sản phẩm như sau :
- Đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ sẽ làm giảm định mức tiêu hao vật
tư, nguyên liệu trong một đơn vị sản phẩm.
- Quản lý nhân lực, sử dụng lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và
hiệu quả công việc sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức quản lý sản xuất và quản lý tài chính. Việc bố trí hợp lý các khâu
trong sản xuất có thể hạn chế sự lãng phí nguyên liệu, giảm thấp tỷ lệ sản
phẩm hỏng. Việc quản lý tài chính tốt ( tổ chức sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm
và hiệu quả ) sẽ tránh được những tổn thất cho sản xuất do thiếu vật tư,
nguyên liệu phải ngừng sản xuất.
Ngoài ra, cũng cần tham khảo giá quốc tế để đưa ra giá cạnh tranh đối với
hàng hoá Việt Nam ví dụ bằng cách tham khảo giá than nhập khẩu của Nhật,
là nước có nhu cầu lớn về than để đưa ra giá bán cạnh tranh của than Việt
Nam, tương tự như vậy, ta có thể tham khảo giá dầu của các nước Ả rập, lạc
nhân Xuđăng, cam Ma rốc…để có chiến lược giá xuất khẩu đối với hàng Việt
Nam…Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý để tránh việc bị kiện với lý do phá
giá, điều này cũng đã từng xảy ra với một số doanh nghiệp của ta khi xuất

khẩu tôm và cá basa.
3. Dịch vụ sau bán hàng
Nhằm để khách hàng nhớ và tiếp tục tiêu thụ sản phẩm, donh nghiệp cần
gửi phiếu thăm dò thị trường đến khách hàng nhằm sửa đối khiếm khuyết, cải
tiến cũng như nâng cao chất lượng hàng hoá, tham khảo thị hiếu, “ gu ”
thưởng thức, tập quán các nước…Kinh nghiệm cho thấy việc bảo hành, theo
dõi sản phẩm sau khi bán là rất quan trọng, việc giữ vững mối liên hệ nhằm
tiếp tục cung cấp hàng hoá, phụ tùng dự trữ, thay thế và có khách hàng truyền
thống sẽ đưa về nguồn doanh thu đáng kể. Việc cử đoàn khảo sát thị trường
tại chỗ, kiểm tra hướng dẫn miễn phí, mở Hội nghị khách hàng hoặc có đại
diện phục vụ sau bán hàng tại các nước bản địa là cần thiết nhằm nâng cao lợi
thế cạnh tranh nhất là đối với doanh nghiệp Việt Nam có hàng xuất khẩu tiềm
năng. Thông qua việc bao gói chè nêu trên, từ kết quả khảo sát sau bán hàng,
các doanh nghiệp Việt nam đã được các doanh nghiệp Pakistan khuyến nghị
sử dụng bao tải đay bên ngoài bao PE cho việc đóng gói bao bì chè xuất khẩu
sang Pakistan. Điều này một lần nữa minh chứng tầm quan trọng của dịch vụ
sau bán hàng. Từ dịch vụ này, cần có báo cáo nghiên cứu phản hồi của khách
hàng cùng thị hiếu của họ bởi vì qua thực tế, hàng năm người Đức tiêu thụ
bình quân 40 kg chuối/ người nhưng chuối bắt buộc phải chín đều, không có
vết chấm đen, trái hẳn với quan niệm “trứng cuốc ‘ của ta, cà phê phải hơi “
chua “ đối với người Âu, người Ả rập không ăn gạo tấm …
4. Tiếp thị, quảng cáo
Việc tính toán đầu vào, đầu ra là công việc thường xuyên đối với các
doanh nghiệp, nhất là đối với hàng xuất khẩu vì một điều tối quan trọng đối
với hàng xuất khẩu là phải tổ chức tiếp thị, tìm kiếm được thị trường. Để làm
điều đó, có nhiều giải pháp, tuỳ tình hình thực tế hay qui mô thực hiện tại mỗi
nước, biểu hiện ở khuyến mãi, tặng quà , giảm giá, chào hàng. Điều quan
trọng là quảng cáo để mở rộng thương hiệu dưới nhiều hình thức : hội chợ,
thông qua báo chí, truyền hình, giới thiệu sản phẩm, kết hợp với đại lý nước
sở tại có chiến lược marketing cho từng mặt hàng cụ thể tránh để các doanh

nghiệp nước ngoài ép giá. Ngoài ra, doanh nghiệp cần trực tiếp tham gia giao
dịch quốc tế, tham gia Hiệp hội ngành hàng tránh để doanh nghiệp nước ngoài
làm cầu nối trung gian ( Ví dụ Ấn độ ) mua lại hàng ( hồ tiêu ) của Việt nam
rồi tái xuất với giá cao …
Để nâng cao lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cũng cần phải có chiến lược
kinh doanh thông qua nghiên cứu thị trường từ kết quả của việc tham gia Hội
chợ, mở các gian hàng triển lãm giới thiệu sản phẩm, trưng bày hàng mẫu,
phát các tờ rơi …. tại chính thị trường mà Việt nam cần thâm nhập, đánh vào
thị hiếu người tiêu dùng, ví dụ như gạo sấy đối với Ấn Độ, cá mực đối với
người Hàn Quốc, bạch tuộc đối với người Nhật, tránh mùi vị quá đặc trưng
( nước mắm ) đối với người Châu Âu …
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý đến hợp đồng, tranh chấp, các
qui định về pháp luật, các điều khoản về số lượng, chất lượng hàng hoá, xuất
xứ … nếu không lợi thế cũng như sức cạnh tranh về hàng hoá sẽ bị giảm sút.
Việc sử dụng ngôn ngữ, bản quyền, sở hữu hàng hoá, bảo hiểm, vận chuyển
quốc tế, giám định hàng, tiêu chuẩn vệ sinh, thời vụ cũng phải rà soát lại theo
luật pháp và tập quán quốc tế nhằm tránh tranh chấp, mất cơ hội và giảm giá
trị thương hiệu, giá thành hàng hoá.
KẾT LUẬN
Qua các số liệu tham khảo nêu trên, ta thấy lợi thế cạnh tranh của hàng
hoá xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới quá rõ ràng, lợi thế cạnh tranh
thể hiện ở số lượng xuất khẩu lớn, hàng xuất khẩu đa dạng về chủng loại, chất
lượng ngày càng cao, mẫu mã ngày càng cải tiến, giá thành tương đối rẻ, đã
từng bước thâm nhập được vào các thị trường “ khó tính” đòi hỏi chất lượng
cao về các mặt.
Để phát huy những lợi thế cạnh tranh hơn nữa của hàng hoá xuất khẩu
Việt nam trên thị trường thế giới như phân tích nêu trên, doanh nghiệp Việt
nam cần phát huy và thực hiện những giải pháp nhất định để nâng cao hơn
nữa những lợi thế đó. Việc thực hiện giải pháp cần đồng bộ, lựa chọn các giải
pháp tối ưu hoặc kết hợp với các ưu thế vượt trội của từng doanh nghiệp cụ

thể cũng như các thời cơ kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất cho các lợi thế
đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Người lao động – VNECONOMY.
2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – Trường ĐH Quản lý và kinh doanh
HN
3. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – PGS Vũ Hữu Tửu
4. Quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế – PGS . TS Trần
Văn Chu
5. Tổng cục thống kê - Báo điện tử – Thời báo kinh tế Việt Nam

×