Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, Mã số hồ sơ 013395 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.09 KB, 3 trang )

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân,
Mã số hồ sơ 013395
Tài liệu tham khảo và hướng dẫn thủ tục hành chính chung cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh
Bình Phước thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội ban hành kèm theo Quyết định
26/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp lao động có yêu cầu giải quyết tranh chấp
lao động phải nộp đơn yêu cầu gửi Hội đồng hòa giải (đối với nơi có hội đồng hòa giải) hoặc
giử đến Phòng Lao động thương binh và Xã hội cấp huyện (đối với nơi chưa có hội đồng hòa
giải).
- Bước 2: Chuẩn bị phiên họp hòa giải.
- Bước 3: Tổ chức hòa giải tranh chấp lao động.
b. Cách thức thực hiện: Gửi đơn trực tiếp đến Phòng LĐTB-XH cấp huyện (hoặc thư
ký hội đồng hòa giải).
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần: Đơn yêu cầu hòa giải (Mẫu số 6)
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu
cầu giải quyết.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Lao động thương binh và xã hội cấp huyện.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện : Hòa giải
viên lao động.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản hòa giải.
h. Lệ phí nếu có: Không
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn yêu cầu hòa giải (Mẫu 6).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Yêu cầu hoặc điều kiện 1: Người lao động; Ban chấp hành công đoàn cơ sở; đại diện
tập thể lao động; người lao động tại các doanh nghiệp.


- Yêu cầu hoặc điều kiện 2: Người lao động Việt Nam làm việc trong các cơ quan, tổ
chức quốc tế, văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam;
người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng được áp dụng quy định này, trừ trường hợp được
tổ chức mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 133/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2007 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động về giải quyết tranh
chấp lao động. Có hiệu lực kể từ ngày 30/8/2007.
- Thông tư 22/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của hội đồng hòa giải lao động cơ sở và hòa giải viên
lao động. Có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2007.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu số 6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………, ngày…tháng….năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
HÒA GIẢI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Kính gửi: Hội đồng hòa giải cơ sở/cơ quan Lao động – TB&XH
quận (huyện)….

1. Họ tên, địa chỉ, chức danh của người làm đơn.
2. Nội dung, tình tiết vụ tranh chấp lao động.
3. Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp lao động:
4. các yêu cầu, đề nghị Hội đồng hòa giải lao động cơ sở/hòa giải viên lao động
giải quyết.


Người lao động/người sử dụng lao động
(ký và ghi rõ họ tên chức danh)

×