Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Xây dựng mô hình nuôi lợn rừng lai tại xã pró đơn dương lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.18 KB, 8 trang )

Trạm Khuyến nông huyện Đơn Dương
Ban Khuyến nông xã Pró
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-tự do-hạnh phúc
Mẫu ND-DT
NỘI DUNG VÀ DỰ TOÁN
CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG
Năm 2011
1. Tên dự án: Xây dựng mô hình “Nuôi lợn rừng lai” tại xã Pró - Đơn Dương-
Lâm Đồng
2. Thông tin chung
a. Sự cần thiết xây dựng dự án:
Xã Pró huyện Đơn Dương là một xã nằm trong chương trình 135, là xã thuộc
diện khó khăn của huyện Đơn Dương. Là một xã nghèo nên cơ sở vật chất còn hạn
chế, như đường đi khó khăn gây ảnh hưởng cho công tác vận chuyển, hạ tầng cho
công tác thông tin tuyên truyền còn thiếu và yếu. Năng lực thông tin tuyên truyền của
cán bộ địa phương còn yếu, như khả năng tiếp cận thu thập thông, đặc biệt là năng lực
phân tích và xử lý các thông tin… Không những năng lực cán bộ còn yếu mà năng lực
người dân cũng còn yếu. Đặc biệt đây là vùng chủ yếu là các dân tộc thiểu số sinh
sống, trình độ văn hóa còn thấp, năng lực hoạch toán và quản lý sản xuất còn hạn chế.
Định hướng phát triển của xã trong những năm tới chú trọng nhiều đến phát triển chăn
nuôi, đa dạng hóa các loại vật nuôi trong địa phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Qua thảo luận và trao đổi với người dân địa phương ở đây, xác định được nhu
cầu của các hộ gia đình đang muốn có sự thay đổi về cơ cấu cây trồng vật nuôi cho
phù hợp với điều kiện kinh tế và các chính sách của địa phương. Trong đó heo rừng lai
là đối tượng được nhiều hộ dân quan tâm và có nhu cầu phát triển.
Heo rừng lai là loại động vật mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa
phương, là đối tượng vật nuôi đang được chú trọng. Chúng có sức đề kháng cao với
bệnh tật hơn heo nhà. Chúng ít bệnh và thích nghi cao với môi trường sống, heo rừng
lai còn dễ nuôi hơn cả heo nhà. Mô hình nuôi heo rừng lai là mô hình kinh tế phù hợp


với điều kiện của xã Pró do có thể tận dụng địa hình đồi núi gần nhà để thả rông đàn
heo. Thả rông không chỉ giúp heo nhanh lớn, ít mắc bệnh mà chất lượng thịt rất tốt.
Ưu điểm của loại heo rừng lai là tỷ lệ thịt nạc nhiều nên khá dễ dàng trong việc tìm
nguồn tiêu thụ. So với việc nuôi heo thường thì hiệu quả từ nuôi heo rừng cao hơn
nhiều nhưng lại ít tốn chi phí đầu tư thức ăn. Hơn nữa việc phát triển nuôi heo rừng lai
ở đây có thể tận dụng được các phụ phế phẩm từ trồng trọt, tận dụng được công lao
động vì không phải tốn nhiều thời gian chăm sóc.
Việc xây dựng mô hình trình diễn tại địa phương nhằm tuyên truyền cho người
dân đồng thời hỗ trợ và chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi heo rừng lai tới
người nông dân, giúp cải thiện thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi và góp phần
cung ứng nguồn thực phẩm mới cho nhu cầu thị trường.
1
b.Căn cứ và cơ sở xây dựng dự án
+Cơ sở pháp lý
- Căn cứ quyết định số 526/QĐ/ BNN-TC của Bộ Nông Nghiệp và PTNT quyết
định về việc quy định nội dung và mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông - khuyến
ngư.
- Căn cứ nghị định số 02/2010/NĐ - CP, nghị định về khuyến nông.
- Căn cứ quyết định số 75/2007/QĐ - BNN ngày 17/08/2007 của Bộ Nông
Nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý các chương trình khuyến nông
quốc gia.
- Định hướng phát triển của địa phương.
+Cơ sở khoa học
-Điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai ở Pró phù hợp để phát triển mô hình nuôi
heo rừng lai.
-Diện tích đất đồi núi rộng, có nhiều vườn cây ăn quả đã lớn thuận lợi để che
bóng cho lợn và làm sân chơi.
+ Khả năng tiếp nhận và thực hiện
- Người dân có nhu cầu học hỏi các kỹ thuật mới và sản xuất các đối tượng mới.
- Chính quyền xã quan tâm và có định hướng phát triển

c.Số điểm trình diễn: Mô hình được thực hiện trên 7 điểm tương đương với 7 thôn
trong xã. Mỗi thôn sẽ chọn ra 1 hộ phù hợp với tiêu chí và điều kiện tham gia mô hình
để xây dựng mô hình trình diển.
3. Mục tiêu:
-Mục tiêu tổng quát: Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho người dân địa
phương.
-Mục tiêu cụ thể:
+Người dân hiểu và áp dụng tốt theo các hoạt động trong mô hình.
+Mô hình thành công, đạt hiệu quả cao và có khả năng nhân rộng.
+Mô hình được đánh giá cao của người dân địa phương và các cán bộ tham gia
đánh giá.
+Huy động tối đa hiệu quả các nguồn lực ở địa phương.
+Đem lại thu nhập cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
4. Điều kiện của tổ chức, cá nhân tham gia mô hình khuyến nông
- Tự nguyện xin tham gia mô hình.
- Đáp ứng các tiêu chí chọn hộ.
-Có nhu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu nuôi heo rừng lai
- Cam kết thực hiện theo quy định.
-Là người dân trong địa phương.
- Có đủ các nguồn lực như: đất sản xuất, lao động, vốn đối ứng
2
5. Quy mô, địa bàn và thời gian triển khai
Địa điểm triển khai
Quy mô
(con/ha, )
Số hộ tham gia Thời gian triển khai
Vùng miền núi (đối
tượng là hộ nghèo)
PRÓ- ĐƠN DƯƠNG-
LÂM ĐỒNG

7 điểm
7 hộ

01/2011
6. Nội dung hoạt động:
6.1. Tổ chức tập huấn
+ Nội dung: “Tập huấn kỹ thuật nuôi lợn rừng lai”
Bao gồm các chủ đề:
-Kỹ thuật làm chuồng
-Các loại giống heo rừng lai, cách chọn giống.
-Các loại thức ăn thường dùng, cách chế biến khẩu phần ăn.
-Kỹ thuật chăm sóc heo rừng.
-Kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh.
+ Đối tượng: các hộ gia đình thuộc các thôn trong địa phương đáp ứng tiêu chí
và điều kiện tham gia mô hình. Mỗi thôn 1 hộ.
+ Số lượng người tham gia: 7 hộ được chọn xây dựng mô hình
+ Thời gian: 1 ngày (05/01/2011)
+ Kinh phí: 939.000 đồng (bảng dự toán chi tiết 2.1.1)
6.2. Hỗ trợ xây dựng mô hình
+ Yêu cầu kỹ thuật:
- Tên thiết bị: thép b40, cột bê tông, máng ăn, máng uống.
-Tên giống: Heo rừng lai
-Cấp giống: 15/01/2011
-Ngày tuổi: 45 ngày
-Trọng lượng: 7kg
+ Hạng mục hỗ trợ:
-Giống: mỗi hộ 5 con giống.
-Vật tư: Thức ăn tinh 105 kg, thức ăn thô 900kg, các loại thuốc thú y.
-Thiết bị: Thép b40 150kg, cột bêtông 10 cột, máng ăn 2 cái, máng uống 2 cái.
+ Quy trình kỹ thuật áp dụng:

-Làm chuồng
-Chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh.
-Phối giống
3
-Đở đẻ
-Thu hoạch (bán)
+ Kinh phí: 11.450.000 đồng (bảng dự toán chi tiết I)
6.3. Tổ chức tham quan
+ Nội dung: Tổ chức tham quan mô hình nuôi heo rừng lai thành công tại Long
Hòa- Cần Thạnh-Cần Giờ.
+ Đối tượng: Các hộ dân tham gia mô hình và các hộ có nhu cầu tham quan học
hỏi.
+ Số lượng người tham gia: 30 hộ
+ Thời gian: 10/02/2011
+ Kinh phí: 3.070.000 đồng ( bảng dự toán chi tiết 2.1.2)
6.4. Cán bộ chỉ đạo kỹ thuật
+ Yêu cầu về trình độ chuyên môn:
-Cán bộ chỉ đạo phải được qua đào tạo chính quy, có bằng cấp.
-Có năng lực và chuyên môn.
-Am hiểu về tình hình địa phương, nắm bắt được quy trình kỹ thuật nuôi heo rừng lai
+ Số cán bộ tham gia: 1 cán bộ.
+ Tiền công chỉ đạo và kinh phí hỗ trợ: 1.200.000 đồng (dự toán chi tiết 2.3)
6.6. Kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá
+ Nội dung:
-Kiểm tra quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng.
-Theo dõi và giám sát tốc độ sinh trưởng của heo rừng lai.
-Theo dõi các dịch bệnh xãy ra trong quá trình nuôi.
-Tổ chức nghiệm thu và đánh giá sau quá trình nuôi.
+ Kế hoạch và tổ chức kiểm tra: Kiểm tra 3 lần trong quá trình nuôi bao gồm
-Lần 1: ngay sau khi làm chuồng, thả giống. Kiểm tra tiêu chuẩn chuồng trại, chế độ

nuôi dưỡng và chăm sóc.
-Lần 2: trước khi phối giống. Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của lợn.
-Lần 3: sau khi sinh con. Kiểm tra khả năng sinh sản của lợn, số con được đẻ ra, tỉ lệ
sống của lợn con
+ Kinh phí: 870.000 đồng (bảng dự toán chi tiết 2.4)
7. Dự kiến kết quả đạt được
+ Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
-Lợn tăng trọng nhanh ; tăng trọng bình quân 180 – 200g/con/ngày, chất lượng thịt tốt.
-Tỷ lệ nuôi sống 70 - 95%;
-Số heo con/lứa đạt 6 - 8 con; trọng lượng bình quân heo sơ sinh từ 0,3 – 0,5kg/con.
-Lợn ít bị bệnh trong suốt quá trình nuôi.
+Tác động môi trường
-Không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, không gây ô nhiễm môi trường.
-Tận dụng được các phụ phế phẩm từ trồng trọt.
4
+ Hiệu quả kinh tế: Sau 6 tháng nuôi, heo rừng có khả năng sinh sản với số heo
con từ 6-8 con/lứa sẽ thu được lợi nhuận 20 triệu đồng/năm. Nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân.
+Hiệu quả xã hội, môi trường: Mô hình đạt hiệu quả sẽ tạo việc làm cho người
dân trong xã, giúp xóa đói giảm nghèo, đồng thời cũng góp phần cải tạo môi trường.
+Khả năng mở rộng ra sản xuất đại trà: Từ 7 mô hình ở 7 thôn sau khi thấy
được hiệu quả người dân sẽ phát triển thêm nhiều mô hình. Mỗi thôn có thể nhân rộng
từ 5-10 hộ.
8. Kinh phí đầu tư
Dự toán kinh phí hỗ trợ: 86.777.000 (có bảng dự toán chi tiết kèm theo)
Bằng chữ: Tám mươi sáu triệu bảy trăm bảy mươi bảy nghìn đồng.
9. Tổ chức triển khai
- Đơn vị quản lý: Trạm Khuyến nông Huyện Đơn Dương
- Đơn vị thực hiện: Ban Khuyến nông xã Pró
- Đơn vị tham gia, phối hợp: Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Lâm Đồng, UBND

huyện Đơn Dương, UBND xã Pró.
Người lập Ngày 19 tháng 10 năm 2011.
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
II. BÁO CÁO TIẾN TRÌNH TIẾP CẬN ĐỊA PHƯƠNG
2.1 Tiếp cận với cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng.
Thời gian Địa điểm Đối tác Nội dung tiếp Thuận lợi Khó khăn
5
tiếp cận cận
J Ngày 7/10
8h-10h
- Hội
trường
khách sạn
Á Đông –
TP.Đà Lạt
Anh
Toàn –
cán bộ
Trung
tâm
khuyến
nông
tỉnh
Lâm
Đồng
- Báo cáo về
ĐKTN –
KTXH tỉnh
Lâm Đồng.

- Nội dung
hoạt động của
TTKN.
- Trao đổi giữa
sinh viên với
CBKN.
- Được sự
trao đổi nhiệt
tình của cán
bộ TTKN.
- Hội trường
rộng lớn tạo
không khí
trao đổi thoải
mái.
-Số lượng
các bạn sinh
viên quá
nhiều nên
hạn chế
trong việc
thu thập
thông tin.
-Một số
thông tin cần
thiết chưa
thu thập
được.
2.2 Tiếp cận với Phó chủ tịch xã Pró.
Thời gian

tiếp cận
Địa điểm Đối tác Nội dung Thuận lợi Khó khăn
Ngày 8/10
9h30 – 11h
Hội
trường
xã Proh.
- Bác
Thọ-PCT
xã Pró.
- Chị
Hằng cán
bộ thủy
nông lâm
của xã
Pró.
- Báo cáo về
ĐKTN-KTXH
của xã Pró.
- Các chương
trình dự án
khuyến nông đã
và đang thực
hiện tại xã Pró.
- Định hướng
phát triển
KTXH của xã.
- Trao đổi giữa
sinh viên với
PCT.

- Được
sự trao
đổi nhiệt
tình của
PCT Xã.
- Không
trao đổi
được trực
tiếp với
CBKN xã
để nắm bắt
rõ hơn về
hoạt đông
KN trên
địa bàn xã.
2.3 Phỏng vấn trưởng thôn Hamanhai I
Thời gian Địa điểm Đối tác Nội dung Thuận lợi Khó khăn
Ngày 09/10
8h30-10h
Vườn nhà
trưởng thôn
B. HaBang
Trưởng thôn
Hamanhai I
Tìm hiểu về
tình hình
chung của
thôn và nhu
cầu của
người dân

địa phương
-Trao đổi
nhiệt tình,
cung cấp
nhiều thông
tin bổ ích.
- Bác trưởng
thôn là
người dân
tộc thiểu số
nên gặp
nhiều khó
khăn trong
giao tiếp.
6
2.4 Thảo luận nhóm người dân: nhà trưởng thôn Hamanhai I.
Thời gian Địa điểm Đối tác Nội
dung
Thuận lợi Khó khăn
Ngày 9/10
18h – 20h
Tại nhà
trưởng
thôn
Hamanhai1
Người dân
trong thôn.
Xác
định
nhu cầu

của
người
dân địa
phương.
Được sự
trao đổi
nhiệt tình
của
người
dân tham
gia thảo
luận.
-Do điều kiện
thời tiết không
thuận lợi nên
cuộc thảo luận
chỉ có 3 người
dân tham gia.
-Khó khăn trong
giao tiếp.
2.5 Tham quan mô hình tại huyện Đơn Dương.
Thời gian Địa điểm Đối tác Nội dung Thuận lợi Khó khăn
-Ngày
11/10
13h – 15h
Vườn
ươm, vườn
trồng của
hộ nông
dân.

Hộ nông
dân và
người làm
thuê tại
vườn.
Tham quan
các mô
hình rau
trong nhà
lưới, các
vườn ươm
Quan sát
được nhiều
loại rau
màu khác
nhau.
Không có
người
hướng dẫn
nên chưa
thu thập
được nhiều
thông tin.
16h30 –
17h30
Trang trại
nuôi bò
sữa.
Giám đốc
Cty chế

biến sữa
Đà Lạt
milk.
Tham quan
quy trình
chế biến
sữa thanh
trùng của
Cty.
Được sự
trao đổi
nhiệt tình
của giám
đốc Cty.
Do đàn bò
sữa đang
trong giai
đoạn dịch
bệnh nên
không thể
quan sát
đàn bò và
phương
thức cho
sữa.
2.6 Tiến trình tham quan mô hình hoa, rau tại thành phố Đà Lạt:
Được sự giới thiệu của TTKN tỉnh Lâm Đồng, toàn thể nhóm sinh viên 2 lớp chia
thành 2 nhóm để tham quan mô hình hoa, rau tại thành phố Đà Lạt.
Thời gian Địa điểm Đối tác Nội dung Thuận lợi Khó khăn
Ngày

12/10
8h – 9h00
`Vườn
trồng của
nông dân
Nông dân Tham quan
mô hình
trồng hoa
cúc các
loại.
Được sự
trao đổi
nhiệt tình
của các hộ
nông dân.
Do nhóm
sinh viên
quá đông
gây khó
khăn cho
việc quan
sát kỹ mô
hình.
9h30-11h
7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA KHUYẾN NÔNG & PTNT

BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH
Chuyên Đề: Xây Dựng Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai

Tại Xã Pró-Huyện Đơn Dương-Tỉnh Lâm Đồng
8
Huế, 10/2010

×