44
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RA ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN BTTHPT
GV. Trần Thị Ngọc
Trung tâm GDTX-DN Như Xuân, Thanh Hoá
I. MỞ ĐẦU
Năm học 2006-2007, ngành Giáo dục và Đào tạo đã chọn nhiệm vụ trung tâm
là: "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong ngành giáo dục". Chủ
trương này được toàn xã hội đồng tình ủng hộ. Nói không với tiêu cực trong thi cứ và
bệnh thành tích trong giáo dục, có nghĩa là ngành đã thấy được những hạn chế trong
dạy và học ở các cấp của ngành.
Thực tế, đó là tình trạng học giả, thi giả nên chưa phản ánh đúng kết quả thực
chất của quá trình giáo dục đào tạo. Khi kết quả chưa đúng thực chất sẽ để lại những
hậu quả không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục.
Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích là phải tổ chức dạy thật,
học thật và thi thật. Có dạy thật, học thật, thi thật thì mới đánh giá đúng năng lực,trình
độ của người học. Người học được đánh giá đúng thực chất mới nỗ lực cố gắng phấn
đấu không ngừng để đạt kết quả cao hơn.
Dạy thật, học thật, thi thật mới loại trừ được tình trạng học giả, thi giả là cơ sở
để đẩy mạnh dạy tốt học tốt.
Giáo dục thường xuyên (GDTX) là một ngành học rất quan trọng và không thể
thiếu được trong xã hội, là môi trường cho người học có điều kiện học tập, vươn lên,
học không ngừng và học suốt đời nhưng ngược lại thường hay bị đánh giá thấp về chất
lượng dạy cũng như chất lượng học.
45
Để thực hiện được chủ trương chung của ngành, tất cả các giáo viên của
TTGDTX cũng đã hết sức nổ lực phấn đấu. Đổi mới cách dạy, đổi mới cách kiểm tra
đánh giá, đổi mới cách ra đề kiểm tra để phù hợp với đối tượng người học. Từ đó,
người học cũng phải đổi mới cách học, đổi mới suy nghĩ, không ỷ lại, nỗ lực phấn đấu
không ngừng hoàn thiện theo yêu cầu của thực tiễn.
Là một giáo viên của TTGDTX, bản thân tôi nghĩ rằng trong việc đổi mới
phương pháp dạy học cũng có cả đổi mới cách ra đề kiểm tra. Trong quá trình giảng
dạy, tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm trong việc ra đề sao cho phù hợp với đối
tượng học viên mà vẫn bảo đảm đánh giá đúng thực chất người học. Đó cũng là một
việc làm để ghóp phần vào việc thực hiện chủ chương chống tiêu cực trong thi cử mà
Ngành giáo dục đã đưa ra.
II. NỘI DUNG
Chương trình GDTX cấp THPT thực tế phải dùng chung SGK với THPT. Về cơ
bản mục tiêu giáo dục là như nhau, nhưng mỗi phương thức dạy học có những mục
tiêu riêng. Vì thế GV là người có vai trò quyết định trong việc lựa chọn phương pháp
để thực hiện chương trình sao cho đạt được các mục tiêu đã xác định. Đổi mới phương
pháp dạy học là phải chú trọng đến đối tượng người học, tức là phải nắm được điều
kiện, hoàn cảnh, thực lực của người học, từ đó có những phương pháp dạy thích ứng
tạo điều kiện cho người học có nhiều cơ hội để chủ động tiếp thu kiến thức, vận dụng
kiến thức và ứng xử tốt trước yêu cầu của thực tế.
Mặt khác, đặc điểm cơ bản của GDTX là đối tượng hết sức đa dạng, điều kiện
và hoàn cảnh sống rất khác nhau, độ tuổi khác nhau, hơn nữa trong đó có một số vừa
là người lao động lại là người đi học nên việc học trở nên bị gián đoạn qua nhiều năm,
kiến thức đã bị mai mọt nhiều không thể dùng nguyên SGK phổ thông để dạy cho hoc
viên GDTX .
Vì vậy, nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức kiểm tra đánh giá phải phù hợp
với đối tượng HV. Đề kiểm tra phải có độ khó vừa phải, thời gian hợp lí, tránh những
46
đề kiểm tra đánh đố học sinh, cũng không nên ra quá nhiều câu phải học thuộc lòng,
học vẹt. Tuy rằng đối tượng học viên của GDTX có nhiều hạn chế về kiến thức trên
sách vở nhưng lại có nhiều hiểu biết trong thực tế nên GV cần phải coi trọng những
câu hỏi có nội dung áp dụng cho thực tiễn và đưa một số câu hỏi này vào đề kiểm tra.
Một phần tạo điều kiện để cho học viên làm bài tốt hơn, một phần gây hứng thú, và tạo
tâm lí giảm bớt áp lực trong thi cử cho HV. Nếu so sánh đề kiểm tra của GDTX cấp
THPT với đề kiểm tra của THPT ban cơ bản thì cần đơn giản hơn nhiều nhưng vẫn
phải bao quát và đảm bảo được những mục tiêu cơ bản đã nêu trong chương trình,
cũng không vì đối tượng HV mà hạ thấp độ khó của đề một cách tùy tiện, kết quả
kiểm tra vẫn phải có đủ độ tin cậy để xét lên lớp, xét tốt nghiệp, đánh giá đúng thực
chất người học.
Đối với học viên học hệ 2 năm, thời gian học ít hơn, GV có thể cho HV làm một
vài bài kiểm tra ở dạng đề mở, HV được sử dụng tài liệu ở nhà trả lời những câu hỏi
mà học viên đà tích lũy được, tổng hợp được, vận dụng được. Với loại đề thi này, có
thể HV sẽ chịu khó học hơn và tích lũyđược nhiều kiến thức hơn. Còn những bài kiểm
tra trên lớp, GV nên ra theo hình thức trắc nghiệm.
Khi soạn thảo một đề kiểm tra sao cho đạt yêu cầu, phù hợp với đối tượng
HV.Chúng ta cần lên kế hoạch trước. Khi viết câu hỏi cho đề kiểm tra cũng không
nên đưa ra các câu hỏi quá khó, các bài tập phức tạp có nhiều phép tính trung gian mà
chúng ta chỉ cần đưa ra những nội dung thật đơn giản câu hỏi phải dùng từ thật dễ hiểu
và ngắn gọn các bài tập định lượng thì cần phải lựa chọn các số liệu hợp lí nhưng dễ
tính toán, các biểu thứcđể tính cũng không được quá mức cồng kềnh. Số lượng câu hỏi
vừa phải phù hợp với thời gian làm bài.
Với đối tượng học viên của TTGDTX nếu GV ra đề vì quá tham kiến thức,
không biết chắt lọc những vấn đề cơ bản thì ngược lại có thể đã biến điều tích cực
thành cái tiêu cực trong kiểm tra.
1. Thời điểm soạn đề :
Cần phải biên soạn đề kiểm tra và hoàn thành đề trước khi cho học viên kiểm tra
nhiều ngày để có điều kiện suy nghĩ, sửa chữa và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp.
47
2. Quy trình biên soạn đề kiểm tra:
Vẫn phải tuân theo đúng quy trình mà GV đã làm.
a) Xác định mục tiêu kiểm tra:
Cần xác định rõ bài kiểm tra dùng để đánh giá kết quả học tập của HV sau những bài
nào, chương nào, kiểm tra để xác nhận kết quả học tập, hay kiểm tra cuối kì, cuối năm…
b)Xác định nội dung kiểm tra:
Việc xác định các nội dung về kiến thức, kĩ năng để đưa vào đề kiểm tra cần
phải dựa vào các mục tiêu cụ thể đã đưa vào chương trình môn học . Đây là việc làm
công phu, đòi hỏi GV phải nắm chắc được các yêu cầu cụ thể của từng bài, từng
chương, của toàn bộ chương trình. Việc xác định nội dung kiểm tra có thể được thực
hiện theo những bước cụ thể sau đây:
- Liệt kê các lĩnh vực kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra
- Liệt kê các kiến thức và kĩ năng của từng lĩnh vực mà học viên chỉ cần nhớ
và nhận ra được. Đây là mức độ nhận biết
- Liệt kê các kiến thức và kĩ năng của từng lĩnh vực mà học viên phải giải thích
so sánh….Đây là mức độ cao hơn (mức độ thông hiểu).
- Liệt kê các kiến thức và kĩ năng của từng lĩnh vực mà học viên phải vận dụng
được vào các tình huống mới. Đây là mức độ vận dụng.
c) Lựa chọn các dạng trắc nghiệm tương ứng với từng yêu cầu kiểm tra:
Trong một bài kiểm tra có thể sử dụng trắc nghiệm tự luận (TNTL) và trắc
nghiệm khách quan (TNKQ)
- TNKQ có thể dùng cho mọi yêu cầu ở mọi trình độ. Câu "đúng- sai" và câu
ghép đôi được dùng để đánh giá trình độ "biết" và "hiểu". "Câu hỏi nhiều lựa chọn có
48
thể dùng để đánh giá cả ba trình độ cũng có thể dùng cho cả bài tập định tính và bài
tập định lượng.
- TNTL thường được dùng cho các yêu cầu về giải thích hiện tượng, khái niệm
…, giải các bài tập định lượng . Do đó, TNTL thường được dùng cho những yêu cầu ở
trình độ "vận dụng".
d) Xây dựng ma trận hai chiều của đề kiểm tra.
- Xác định số lượng câu sẽ ra trong đề kiểm tra: Số lượng câu hỏi tùy thuộc vào
mức độ quan trọng của từng nội dung và mục tiêu, thời gian làm bài. Đối với học viên
của TTGDTX, hầu hết đều có học lực từ trung bình trở xuống. Như vậy, một đề kiểm
tra 15 phút ra ở dạng TNKQ không nên có quá 8 câu ; một đề kiểm tra 1 tiết ra ở dạng
TNKQ không nên có quá 25 câu. Đề gồm cả TNTL và TNKQ thì số câu cho từng
phần phụ thuộc vào số điểm dành cho mỗi phần. Nếu đề có 70% thời gian cho TNKQ,
30% cho TNTL thì điểm cho TNTL là 3đ còn TNKQ là 7đ. Nếu mà phần TNKQ cần
có 14 câu thì mỗi câu sẽ có 0,5 điểm.
- Xác định số điểm cho từng mạch kiến thức, chủ đề: Căn cứ vào số tiết quy
định trong phân phối chương trình, căn cứ vào mức độ quan trọng của từng chủ đề
kiểm tra mà xác định số điểm tương ứng.
- Xác định số điểm cho từng hình thức câu hỏi. Nếu kết hợp cả hai loại TNKQ
và TNTL trong cùng một đề thi, cần xác định tỷ lệ cho phù hợp. Ví dụ: 6:4 hay 7:3
- Xác định số câu cho mỗi loại trắc nghiệm: Căn cứ vào số điểm mà định số câu
hỏi tương ứng. Lưu ý các câu hỏi TNKQ là có số điểm như nhau.
Ví dụ đề kiểm tra 15 phút có thể có: 6 câu TNKQ và 2 câu TNTL.
- Hình thành ma trận: Lập bảng đặc trưng phân bố các câu hỏi một cách chi tiết. Đó
là ma trận hai chiều. Một chiều là nội dung chương trình, chiều kia là mức độ nhận thức.
Hàng ngang của ma trận ghi lĩnh vực kiến thức cần kiểm tra, hàng dọc ghi trình
độ yêu cầu kiểm tra, trong các ô ghi số lượng các câu. Nếu số lĩnh vực kiến thức nhiều
49
thì hàng dọc của ma trận dành cho việc ghi lĩnh vực kiến thức, hàng ngang ghi trình độ
yêu cầu kiểm tra.
- Thiết kế câu hỏi theo ma trận: Căn cứ vào ma trận đã xác định ở trên mà thiết
kế nội dung hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ kiến thức cần đo ở học viên qua
từng câu hỏi và toàn bộ đề kiểm tra.
Để có một đề kiểm tra đạt yêu cầu, phù hợp với đối tượng học sinh Trung Tâm
GDTX, khi soạn thảo, chúng ta nên chú ý tuân thủ các điểm sau:
Trước hết, ta lựa chọn các ý tưởng quan trọng , viết ra giấy nháp một cách rõ
ràng làm căn bản cho việc soạn thảo.
Sau đó, viết câu trắc nghiệm cho các ý tưởng trên và nên viết số câu nhiều hơn số
yêu cầu của đề kiểm tra, để sau khi xem xét có thể loại bỏ những câu chưa đạt yêu cầu.
3. Trình bày đề kiểm tra:
- Nếu có kết hợp TNKQ và TNTL trong một đề thì nên tách làm hai phần riêng biệt.
- Nếu đề chỉ có TNKQ thì nên sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó hoặc theo từng nội
dung, chủ đề. Thứ tự phương án đúng không theo một quy luật nào. Để tránh việc HV
hỏi nhau khi làm bài, nên thay đổi thứ tự các câu để tạo ra các đề kiểm tra có nội dung
như nhau, nhưng có cấu tạo khác nhau.
- Sau đó cùng phần mềm hỗ trợ cho việc đảo đề để tránh tiêu cực trong kiểm tra.
4. Duyệt lại đề kiểm tra:
Sau khi soạn đề, trình bày đề kiểm tra xong, cần phải duyệt lại, cân nhắc xem
với số lượng câu hỏi và mức độ câu hỏi như vậy thì thời gian làm bài của Học viên đã
phù hợp chưa? Ngoài ra, cũng cần phải đối chiếu đối với mục tiêu đề ra. Đây là một
khâu vô cùng quan trọng mà GV chúng ta không thể bỏ qua. Nên tham khảo ý kiến
đóng ghóp của đồng nghiệp sau đó chỉnh sữa để có một đề kiểm tra đạt yêu cầu và
hay, độ khó vừa phải, phù hợp với đối tượng học viên, không gây cho Học viên áp lực
về tâm lý khi kiểm tra, đánh giá đúng thực chất người học.
50
5. Xây dựng đáp án và biểu điểm:
Đối với đề gồm TNTL và TNKQ, điểm tối đa toàn bài là 10. Sự phân phối điểm
cho phần TNKQ và TNTL tuân theo nguyên tắc:
+ Tỷ lệ thuận với thời gian dự kiến HV hoàn thành từng phần.
+ Mỗi câu TNKQ nếu trả lời đúng đều có số điểm như nhau.
Ví dụ:
Để đánh giá được kiến thức, kĩ năng của HV sau khi học xong chương: Dao
động cơ của Vật lí lớp 12 theo chương trình chuẩn. Giáo viên cần phải ra một đề
kiểm tra 1 tiết. Sau khi xác định được mục tiêu kiểm tra, xác định nội dung kiểm
tra, lựa chọn các dạng trắc nghiệm tương ứng với yêu cầu của đề kiểm tra. Trong
đề sử dụng 70% cho TNKQ và 30% cho TNTL. Phần TNKQ có thể lựa chọn hai
dạng trắc nghiệm : Đó là trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi dùng cho phần câu hỏi
nhận biết và trắc nghiệm nhiều lựa chọn cho phần câu hỏi ở mức độ thông hiểu và
vận dụng .
GV thiết lập một ma trận đề, trong ma trận đề, cần ghi rõ câu nào thuộc lĩnh vực
kiến thức nào có thể ra ở dạng câu hỏi vận dụng vào thực tế. Cần cố gắng suy nghĩ tìm
tòi nhiều câu hỏi hay nhưng dễ trả lời.
Đề kiểm tra 15 phút có thể ra ở dạng trắc nghiệm dễ làm đó là trắc nghiệm đúng
- sai, với số lượng câu không vượt quá 8 câu. Với đề kiểm tra 1 tiết, số lượng câu
không nên vượt quá 15 câu, vì trong đó có cả câu tự luận.
Sau khi lập xong ma trận , GV bắt đầu ra câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự
luận sao cho phù hợp với thời gian làm bài của HV. Trong khi soạn các câu hỏi
TNKQ cần phải có những ý tưởng hay nhưng đơn giản mà vẫn phát huy được khả
năng sáng tạo của HV.
Sau đây là ví dụ về ma trận của đề kiểm tra 1 tiết (các số chỉ số lượng câu hỏi)
51
DAO ĐỘNG CƠ
Lĩnh v
ực
kiến thức,
mức độ
Dao động
điều hòa
Con lắc lò
xo, con lắc
đơn
Dao động tắt
dần, dao động
CB. Cộng
hưởng
Fương pháp
Fre-nen. Tổng
hợp DĐ điều
hòa
Cộng
Biết
1 (thực tế) 2 1 1 5
Hiểu
2 1 1 1 5
Vận dụng 1 (tự luận )
1 2 (thực tế) 1 5
Cộng
4 5 3 3 15
III. KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có cả đổi mới cách kiểm tra đánh giá,
đổi mới cách ra đề cho phù hợp với đối tượng người học. Ra đề kiểm tra sao cho phù
hợp với đối tượng người học là một việc rất cần thiết đối với ngành học GDTX. Mặc
dù lượng kiến thức thì ít hơn, mức độ thì đơn giản hơn nhưng lại đòi hỏi tính thực tiễn
cao hơn, nên GV cần phải tốn nhiều thời gian hơn, cần phải bỏ ra nhiều công sức hơn
thì mới có thể có được một đề kiểm tra đạt yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh.
Đây là một khâu quan trọng mà mỗi GV chúng ta cần cố gắng thực hiện tốt để ghóp
một phần nhỏ vào việc dạy thật, học thật, thi thật thực hiện tốt nhiệm vụ mà ngành GD
đã đề ra.