Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chế độ ăn cho bệnh nhân sỏi thận pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.09 KB, 5 trang )

Chế độ ăn cho bệnh nhân sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận rất đa dạng, phụ thuộc vào thành phần của
sỏi. Tuy nhiên, một nguyên tắc chung nhất là phải uống không dưới 2 lít nước mỗi
ngày. Phương pháp đa năng và đơn giản nhất để phòng ngừa hình thành sỏi thận là
pha loãng nước tiểu, do đó cần uống nhiều nước, để mỗi ngày thải ra khoảng 2-2,5
lít nước tiểu. Tuy nhiên, biện pháp này không thích hợp với người mắc bệnh tim
mạch.
*Sỏi Canxi:
Đây là loại sỏi thận phổ biến nhất, bao gồm sỏi oxalat canxi và phosphat canxi.
Người bệnh có hàm lượng canxi trong nước tiểu tăng. Đối với trường hợp này, chế
độ dinh dưỡng được khuyến cáo như sau:
- Lượng canxi đưa vào cơ thể ở mức 500mg mỗi ngày và lượng đạm là
1gr/kg/ngày
- Cần uống nhiều nước, >2 lít/ngày.
- Tránh dùng các món ăn có nhiều muối, không dùng quá 10 gr muối/ngày.
- Ngoài ra, không dùng vitamin C liều cao (quá 1.000 mg/ngày)
- Sỏi oxalat: Hạn chế hoặc tránh các thực phẩm làm tăng oxalat trong nước tiểu
như: dâu Tây, rau dền, sản phẩm sữa, chocolate, phô mai, củ cải đường, hạt dẻ, trà,
đậu phộng Những thực phẩm chứa chất xơ rất có lợi.
- Sỏi phosphat: hạn chế sữa và các sản phẩm sữa, rau và hoa quả.
*Sỏi acid uric
Sỏi này hay xảy ra ở người uống nước ít, hoặc do dùng một số thuốc trị bệnh kéo
dài, dùng nhiều thực phẩm giàu purine (như: gan, thận, tim, óc động vật, thịt, tôm,
cá, nấm, bia ), khiến cho nước tiểu tăng tính acid uric, tạo điều kiện cho việc hình
thành sỏi thận.
Dinh dưỡng đối với trường hợp này:
- Uống nhiều nước (2 – 2,5 lít/ngày)
- Nên dùng những loại thực phẩm có tính kiềm như: sữa và các sản phẩm từ sữa;
dừa, hạt dẻ, quả hạnh nhân; tất cả các loại rau, nhưng trừ đậu bắp và đậu lăng; tất
cả các loại trái cây, trừ mận khô, nho khô


- Cần loại trừ thực phẩm tạo ra axit uric trong cơ thể như nước thịt, giò, hạt đậu,
trà đặc, cà phê, chocolate, ca cao, rượu. Giảm bớt lượng protein động vật.
*Sỏi Cystin
Chế độ dinh dưỡng đối với người bị sỏi Cystin là phải uống hơn 4 lít nước/ngày,
và dùng những thực phẩm có tính kiềm như trên.
*Sỏi Struvit
Còn gọi là sỏi san hô, thường mắc phải khi bị nhiễm trùng đường tiểu. Với loại sỏi
này, bạn chỉ cần điều trị nhiễm trùng tiểu và uống nhiều nước.
Để phòng bệnh sỏi thận, mỗi ngày nên uống nhiều nước (1,5 – 2 lít); dùng dưới 6
gr muối/ngày; dùng nhiều rau quả, trái cây; tránh ăn quá nhiều đạm từ động vật,
nhất là các nội tạng Bệnh nhân bị sỏi niệu không nên uống rượu, cà phê, không
hút thuốc lá.
Tuy nhiên, việc ăn kiêng không làm tan được mà chỉ tránh tái hình thành các hạt
sỏi thận. Việc phối hợp chế độ dinh dưỡng và luyện tập đúng đắn sẽ giúp thu được
kết quả nhanh chóng hơn.
***Chế độ ăn toan và kiềm trong sỏi thận:
Trong các bệnh sỏi thận nếu là sỏi phosphat thì gây toan nước tiểu, nếu sỏi urat thì
gây kiềm nước tiểu.
Chế độ ăn chỉ có thể làm thay đổi pH của nước tiểu chứ không làm thay đổi được
pH của máu vì máu có nhiều chất "đệm" (substance tampon) nó giữ pH máu ở một
mức độ rất cố định.
Mỗi thức ăn có nhiều gốc toan hoặc kiềm, nó thay đổi trong khi nấu nướng (VD:
rau bị giảm nhiều tính kiềm nếu nấu chín) hoặc trong khi tiêu hoá hoặc chuyển hoá
trong cơ thể. Do đó, chúng ta không thể chỉ dựa vào công thức hoá học mà phải
dựa vào thực tiễn thí nghiệm thì mới biết được thứ nào toan hoặc kiềm.
- Nói chung các thức ăn động vật thì toan (trừ sữa và tiết). Các loại tinh bột chế từ
ngũ cốc (gạo, mì), các loại quả có dầu đều toan. Các chất béo, mỡ dầu đều toan.
Chế độ ăn toan là một chế độ rất giàu về protid và lipid.
- Chế độ sữa và rau quả là chế độ kiềm. Thực phẩm này có nhiều muối khoáng.
Nhiều quả chua như quả chanh, mận có tính kiềm.

1. Chế độ toan:
- Thịt: rất tốt trừ khi có nhiều máu quá.
- Trứng: cũng tốt.
- Bơ, mỡ: dùng nhiều.
- Bột ngũ cốc như gạo, mì: nên dùng.
- Rau: không được dùng (trừ đậu vì có nhiều protid nên dùng được). Quả tươi
cũng cấm.
2. Chế độ kiềm:
- Sữa rất tốt dễ mang lại protid cho chế độ kiềm.
- Tiết: dùng được.
- Đường rất tốt.
- Khoai mang lại nhiều bột cho chế độ.
- Rau quả tươi rất tốt. Muốn giữ rau có nhiều tính chất kiềm thì dùng rau sống.
Rau nấu nhỏ lửa với ít nước (rau chín trong hơi nước 100 độ C) giữ được nhiều
muối khoáng và tính chất kiềm.
- Cấm dùng thịt và mỡ.

×