Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ĐỘT QUỴ NÃO pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.11 KB, 48 trang )

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA
ĐỘT QUỴ NÃO

I.Đặt vấn đề
Đột quỵ não tuy đã được nghiên cứu nhiều, nhất là về chẩn đoán và điều trị, thế
nhưng tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng vẫn tương đối cao, theo thống kê tại các cơ
sở khám đa khoa, tỷ lệ bệnh nhân (BN) đột quỵ đứng hàng đầu trong các bệnh
thần kinh (G.J. Hankey- Australia 2002). Theo dõi 4067 BN nằm điều trị nội trú
tại Khoa Thần kinh Bệnh viện 103 trong 10 năm (1980-1989) Hồ Hữu Lương và
Nguyễn Văn Chương thấy, BN đột quỵ não chiếm 7,02%. Tỷ lệ tử vong của đột
quỵ là số liệu rất cần được quan tâm, đứng hàng thứ ba ở Hợp chủng quốc Hoa kỳ
và đứng hàng thứ hai trên thế giới (H.P. Adams và cs. 2002). Hơn nữa, các bệnh
đồng phát kèm theo trên BN lại càng làm cho bệnh cảnh đột quỵ trở nên nặng nề
và phức tạp hơn. Tất cả các nguyên nhân trên khiến việc nghiên cứu đột quỵ não
không bao giờ có được điểm dừng.
Chúng tôi đã nghiên cứu 150 BN đột qụy não nằm điều trị tại Khoa Thần
kinh bệnh viện 103 – Học vịên Quân y trong thời gian 2 năm nhằm mục đích:
- Nhận xét đặc điểm lâm sàng cuả đột quỵ trong nhóm BN nghiên cứu.

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu: 150 BN nằm điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh Bệnh
viện 103 – Học viện Quân y trong thời gian từ tháng 4 năm 2000 đến tháng 4 năm
2002. Tất cả các BN đều đã được xác định chẩn đoán bằng xét nghiệm dịch não
tuỷ, chụp cắt lớp vi tính họăc chụp cộng hưởng từ sọ não.
2. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang. Khám và thống kê các tư liệu
lâm sàng, sau đó sử lý kết qủa nghiên cứu bằng thuật toán thống kê Y- Sinh học.
Phân chia độ nặng lâm sàng của nhóm chảy máu dưới nhện theo Hunt và Hess.
Độ 1: Không có triệu chứng hoặc chỉ đau đầu nhẹ.
Độ 2: Đau đầu, cứng gáy, có thể có tổn thương các dây thần kinh sọ.
Độ 3: Ngủ gà, lú lẫn, có thiếu hụt nhẹ chức năng thần kinh.
Độ 4: Hôn mê, liệt nửa người, rối loạn thần kinh thực vật.


Độ 5: Hôn mê sâu, duỗi cứng mất não, hấp hối.
III. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
1. Đặc điểm chung nhóm BN nghiên cứu:
Trong số 1833 BN được thu dung trong vòng 2 năm tại Khoa Thần kinh Bệnh viện
103, đột quỵ chiếm 8,18 %.
1.1. Giới:
- Nam: 103
- Nữ: 47- Tỷ lệ Nam/Nữ là 2,2.
Sự phân bố về giới tính của BN trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi phù
hợp với các tác giả trong và ngoài nước.
1.2. Tuổi
Tuổi 20-29 30-39 40-49 50-59
60-69
70-79 80-89
Số BN 3 3 18 20
58
40 8
Tỷ lệ % 2,0 2,0 12,0 13,33
38,67
26,67 5,33
- Nhóm BN nghiên cứu có tuổi từ 20 đến 83. Tuổi trung bình 65,17 ± 9,81.
Như vậy so với những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước trước đây
tuổi trung bình của BN đột qụy não trong nghiên cứu cuả chúng tôi có cao hơn, có
thể do tuổi thọ trung bình trong cộng đồng có xu hướng tăng lên.
- Số lượng BN tập trung cơ bản vào lứa tuổi 50 –79 (78,67%), trong đó nhóm tuổi
60 –69 có tỷ lệ cao nhất (38,67%), sau đó là nhóm tuổi 70 –79 (26,67%) và 50 –59
(13.33%).
- Phân tích kỹ hơn chúng tôi thấy các BN chảy máu não có tuổi trẻ hơn
nhóm nhồi máu não. Cụ thể các BN chảy máu não tập trung chủ yếu vào lứa tuổi
55 – 65 (chiếm 57,0% số BN nhóm này) và các BN nhồi máu não chủ yếu thuộc

nhóm tuổi 65- 75 (chiếm 55,26%).

1.3 . Thời gian vào viện
Thời
gian
Trong
24 giờ
đầu
Ngày
thứ
hai
Ngày
thứ ba
Ngày
thứ tư

Ngày
thứ
năm
Ngày
thứ
sáu
Ngày
thứ
bảy
Hơn
một
tuần
Số BN
38

19 25 10 4 4 6 44
Tỷ lệ %
25,33
12,67 16,67 6,67 2,67 2,67 4,0 29,33
- Nhìn chung BN được chuyển đến bệnh viện tương đối muộn, thậm chí có tới
29,33% số BN bị bệnh hơn một tuần mới vào viện. Đây là một trong những lý do
khiến cho kết quả điều trị đạt được kém và thời gian điều trị còn kéo dài.
- Đa số BN vào viện trong tuần đầu tiên của bệnh: 116 (69,67%).
- Có 25,33% số BN được vào viện trong 24 giờ đầu.
- BN vào viện trong khoảng thời gian “cửa sổ điều trị” (03 giờ đầu) chỉ có 1,33%,
đó là 2 BN nhồi máu não.

1.4 . Tiền sử, các yếu tố nguy cơ:
- Tăng huyết áp: số BN có tăng huyết áp vào lúc bệnh khởi phát chiếm 52%. BN
có tiền sử tăng huyết áp là 51 người (34%), trong đó 36 BN (24%) thuộc nhóm
chảy máu não và 15 BN (10%) thuộc nhóm nhồi máu não. Tăng huyết áp phản
ứng gặp ở 27 BN (18%) của nhóm nghiên cưú.
- Tiền sử đột quỵ não/ thiếu máu não cục bộ thoáng qua: 16 (10,67%).
- Rượu: 7 (4,67%). - Thuốc lá: 7 (4,67%)
- Tiểu đường: 9 (6,0%) - Béo phì: 5 (3,33%)
- Bệnh lý tim: 7 (4,67%) - Các yếu tố khác: 13
- Migraine: 9 (6,0%), số BN xảy ra đột quỵ trong cơn là 3 người (2,0%).
Tổng số có 109 BN (72,67%) có yếu tố nguy cơ và 144 lượt yếu tố nguy cơ được
thống kê. Số BN có đồng thời 3 yếu tố nguy cơ nêu trên là 9 (8,27%) người, có 2
yếu tố nguy cơ là 17 (15,6%) còn lại 83 BN (76,15%) có một yếu tố nguy cơ.
Chúng tôi xin phân tích kỹ về các yếu tố nguy cơ vào một dịp khác.

2 Đặc điểm lâm sàng
2.1. Các thể đột qụy não
Nhồi máu não (n = 114) Chảy máu não (n = 36) Chẩn đoán


Huyết
khối
Hc. ổ
khuyết
Tắc
mạch
Chảy máu
não
Chảy máu
dưới nhện
Chảy máu
não thất
Số BN 80 25 9 20 14 2
Tỷ lệ % 53,33 16,67 6,0 13,33 9,33 1,33
Nhồi máu não: 114 (76%), trong đó tỷ lệ BN huyết khối động mạch não (53,3%)
và hội chứng ổ khuyết (16,67%). Tỷ lệ BN tắc mạch (6,0%) có phần thấp hơn số
liệụ của các tác giả khác, có thể do các BN đột quỵ tắc mạch đã được chuyển tới
điều trị tại khoa tim – mạch.
Chảy máu não: 36 (24%), trong đó chảy máu nhu mô não là 13,33% chiếm tỷ lệ
cao nhất. Có hai BN chảy máu não thất thứ phát. Tính riêng trong nhóm chảy máu
nội sọ thì 55,56% chảy máu nhu mô não, 38,89% chảy máu dưới nhện và 5,56%
chảy máu não thất.

2.2.Đặc điểm khởi phát
2.2.1. Cách khởi phát:
Khởi phát đột ngột: 47 (CMN: 29 và NMN: 18 BN )
Cấp tính: 72 (CMN: 7 và NMN: 65)
Từng nấc, tăng dần: 31 (NMN: 31).
- Các BN CMN có khới phát đột ngột là (80,56%), số còn lại có khởi phất

cấp tính.
- Các BN nhồi máu não có 15,79% khởi phát đột ngột, 57,02 khởi phát cấp
tính, 27,19% khởi phát từ từ tăng dần từng nấc.

2.2.2. Các triệu chứng khởi phát
- Các triệu chứng
+ Rối loạn ý thức: 36 (24%)
+ Liệt nửa người: 136 (90,67%), trong đó bên phải 70 (46,67%), trái: 66
(44%). Như vậy ta thấy hầu hết BN (90,67%) có liệt ngay từ khi khởi phát.
+ Liệt dây VII trung ương: 131 (87,33%).
+ Đau đầu: 64 (42,67%); Nôn: 37 (24,67%). Nếu hai triệu chứng này xuất hiện
đơn độc thì ít có ý nghĩa chẩn đoán, nhưng nếu chúng cùng xuất hiện ngay sau khi
đột quỵ thì giá trị chẩn đoán của chúng đối với chảy máu não rất cao (trong nghiên
cứu có độ nhậy 79%).
+ Rối loạn ngôn ngữ: 74 (49,33%) trong đó rối loạn ngôn ngữ diễn đạt 56 BN
(75,68%) với rối loạn ngôn ngữ Broca là chính. 24,32% còn lại rối loạn ngôn ngữ
hỗn hợp.
+ Rối loạn cơ vòng: 46 (30,67%).
+ Rối loạn thần kinh thực vật: 12 (8%).
b. Nhận xét:
- Trong nhóm BN chảy máu não các triệu chứng: khởi phát đột ngột,
đau đầu, nôn, hôn mê có giá trị chẩn đoán cao. Số BN chảy máu não có đầy đủ 4
triệu chứng trên là 95%. Nếu khám thấy thêm các dấu hiệu màng não dương tính
thì chẩn đoán chính xác tới 98%.
- Công việc khai thác bệnh sử cần được tiến hành kỹ càng, tỉ mỷ, không được phép
bỏ qua các câu hỏi về những triệu chứng trên.

2.3. Đặc điểm lâm sàng nhóm chảy máu dướí nhện
Phân bố BN theo các mức độ của Hunt và Hess
Độ 1 2 3 4 5 Tổng số

Số BN 0 9 3 2 0 14
Tỷ lệ % 0 64,28 21,43 14,29 0 100
Các BN chảy máu dưới nhện độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (64,25%). Không có BN
thuộc độ 1 và độ 5. Trong nghiên cứu chúng tôi không gặp trường hợp chảy máu
não thất trào ngược nào, có thể do mẫu nghiên cứu còn chưa đủ lớn.

III. Kết luận
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trên 150 BN chúng tôi đi tới những kết luận sau:
- Tỷ lệ đột quỵ não chiếm 8,18% số BN năm điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh
Bệnh viện 103 Học viện Quân y trong thời gian 4/2000 đến 4/2002.
- Tỷ lệ Nữ / Nam là 1/ 2,20
- Nhóm tuổi 60-69 có tỷ lệ BN cao nhất (38,67%), sau đó là nhóm tuổi 70-79
(26,67%). 57% số BN chảy máu não nằm trong nhóm tuổi 55- 65, và 55,26% BN
nhồi mấu não nằm trong lứa tuổi 65-75. Tuổi trung bình của nhóm BN chảy máu
não trẻ hơn nhóm nhồi máu não.
- Các BN trong nhóm nnghiên cứu được chuyển tới bệnh viện điều trị tương đối
muộn; 29,33% trong tuần thứ hai, chỉ có 25,53 % trong ngày đầu của bệnh và 02
BN (1,33%) trong 3 giờ đầu sau khi bệnh khởi phát.
-109 BN (72,67%) có yếu tố nguy cơ và 144 lượt yếu tố nguy cơ được thống kê.
- Các thể đột quỵ não phân bố như sau: nhồi máu não 76% (trong đó 53,33% là
huyết khối động mạch não, 16,67% hội chứng ổ khuyết và 6,0% tắc mạch), chảy
máu nội sọ chiếm 24,0% (trong đó chảy máu não là 13,33%, chảy máu dưới nhện
9,33% và chảy máu não thất 1,33%).
- Về cách khởi phát, 80,56% BN chảy máu não có khởi phát đột ngột, số BN nhồi
máu não 57,2% khởi phát cấp tính và 27,19% có khởi phát từ từ hoặc tăng dần
từng nấc.
- Các triệu chứng: khởi phát đột ngột, đau đầu, nôn, hôn mê ngay sau khi khởi
phát có giá trị chẩn đoán cao trong chảy máu não. Khi các triệu chứng trên kết hợp
với các dấu hiệu màng não dương tính thì có thể chẩn đoán chảy máu não chính
xác tới 98%.

- Các BN trong nhóm chảy máu dưới nhện (14 người) đa số rơi vào độ 2
(64,28%), độ 3 (21,43%) và độ 4 (14,29%), không có BN nào trong độ 1 và độ 5
theo Hunt và Hess.

















Đã gửi đăng in trong tạp chí Y học thực hành ngày 8-8-03

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ĐỘT QUỴ NÃO:
Những số liệu qua 150 bệnh nhân
*******
PGS.TS. Nguyễn Văn Chương
BS. Phạm Thanh Hoà
I.Đặt vấn đề
Đột quỵ não tuy đã được nghiên cứu nhiều, nhất là về chẩn đoán và điều trị, thế
nhưng tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng vẫn tương đối cao, theo thống kê tại các cơ

sở khám đa khoa, tỷ lệ bệnh nhân (BN) đột quỵ đứng hàng đầu trong các bệnh
thần kinh (G.J. Hankey- Australia 2002). Theo dõi 4067 BN nằm điều trị nội trú
tại Khoa Thần kinh Bệnh viện 103 trong 10 năm (1980-1989) Hồ Hữu Lương và
Nguyễn Văn Chương thấy, BN đột quỵ não chiếm 7,02%. Tỷ lệ tử vong của đột
quỵ là số liệu rất cần được quan tâm, đứng hàng thứ ba ở Hợp chủng quốc Hoa kỳ
và đứng hàng thứ hai trên thế giới (H.P. Adams và cs. 2002). Hơn nữa, các bệnh
đồng phát kèm theo trên BN lại càng làm cho bệnh cảnh đột quỵ trở nên nặng nề
và phức tạp hơn. Tất cả các nguyên nhân trên khiến việc nghiên cứu đột quỵ não
không bao giờ có được điểm dừng.
Chúng tôi đã nghiên cứu 150 BN đột qụy não nằm điều trị tại Khoa Thần
kinh bệnh viện 103 – Học vịên Quân y trong thời gian 2 năm nhằm mục đích:
- Nhận xét đặc điểm lâm sàng cuả đột quỵ trong nhóm BN nghiên cứu.

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu: 150 BN nằm điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh Bệnh
viện 103 – Học viện Quân y trong thời gian từ tháng 4 năm 2000 đến tháng 4 năm
2002. Tất cả các BN đều đã được xác định chẩn đoán bằng xét nghiệm dịch não
tuỷ, chụp cắt lớp vi tính họăc chụp cộng hưởng từ sọ não.
2. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang. Khám và thống kê các tư liệu
lâm sàng, sau đó sử lý kết qủa nghiên cứu bằng thuật toán thống kê Y- Sinh học.
Phân chia độ nặng lâm sàng của nhóm chảy máu dưới nhện theo Hunt và Hess.
Độ 1: Không có triệu chứng hoặc chỉ đau đầu nhẹ.
Độ 2: Đau đầu, cứng gáy, có thể có tổn thương các dây thần kinh sọ.
Độ 3: Ngủ gà, lú lẫn, có thiếu hụt nhẹ chức năng thần kinh.
Độ 4: Hôn mê, liệt nửa người, rối loạn thần kinh thực vật.
Độ 5: Hôn mê sâu, duỗi cứng mất não, hấp hối.
III. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
1. Đặc điểm chung nhóm BN nghiên cứu:
Trong số 1833 BN được thu dung trong vòng 2 năm tại Khoa Thần kinh Bệnh viện
103, đột quỵ chiếm 8,18 %.

1.1. Giới:
- Nam: 103
- Nữ: 47- Tỷ lệ Nam/Nữ là 2,2.
Sự phân bố về giới tính của BN trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi phù
hợp với các tác giả trong và ngoài nước.
1.2. Tuổi
Tuổi 20-29 30-39 40-49 50-59
60-69
70-79 80-89
Số BN 3 3 18 20
58
40 8
Tỷ lệ % 2,0 2,0 12,0 13,33
38,67
26,67 5,33
- Nhóm BN nghiên cứu có tuổi từ 20 đến 83. Tuổi trung bình 65,17 ± 9,81.
Như vậy so với những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước trước đây
tuổi trung bình của BN đột qụy não trong nghiên cứu cuả chúng tôi có cao hơn, có
thể do tuổi thọ trung bình trong cộng đồng có xu hướng tăng lên.
- Số lượng BN tập trung cơ bản vào lứa tuổi 50 –79 (78,67%), trong đó nhóm tuổi
60 –69 có tỷ lệ cao nhất (38,67%), sau đó là nhóm tuổi 70 –79 (26,67%) và 50 –59
(13.33%).
- Phân tích kỹ hơn chúng tôi thấy các BN chảy máu não có tuổi trẻ hơn
nhóm nhồi máu não. Cụ thể các BN chảy máu não tập trung chủ yếu vào lứa tuổi
55 – 65 (chiếm 57,0% số BN nhóm này) và các BN nhồi máu não chủ yếu thuộc
nhóm tuổi 65- 75 (chiếm 55,26%).

1.3 . Thời gian vào viện
Thời
gian

Trong
24 giờ
đầu
Ngày
thứ
hai
Ngày
thứ ba
Ngày
thứ tư

Ngày
thứ
năm
Ngày
thứ
sáu
Ngày
thứ
bảy
Hơn
một
tuần
Số BN
38
19 25 10 4 4 6 44
Tỷ lệ %
25,33
12,67 16,67 6,67 2,67 2,67 4,0 29,33
- Nhìn chung BN được chuyển đến bệnh viện tương đối muộn, thậm chí có tới

29,33% số BN bị bệnh hơn một tuần mới vào viện. Đây là một trong những lý do
khiến cho kết quả điều trị đạt được kém và thời gian điều trị còn kéo dài.
- Đa số BN vào viện trong tuần đầu tiên của bệnh: 116 (69,67%).
- Có 25,33% số BN được vào viện trong 24 giờ đầu.
- BN vào viện trong khoảng thời gian “cửa sổ điều trị” (03 giờ đầu) chỉ có 1,33%,
đó là 2 BN nhồi máu não.

1.4 . Tiền sử, các yếu tố nguy cơ:
- Tăng huyết áp: số BN có tăng huyết áp vào lúc bệnh khởi phát chiếm 52%. BN
có tiền sử tăng huyết áp là 51 người (34%), trong đó 36 BN (24%) thuộc nhóm
chảy máu não và 15 BN (10%) thuộc nhóm nhồi máu não. Tăng huyết áp phản
ứng gặp ở 27 BN (18%) của nhóm nghiên cưú.
- Tiền sử đột quỵ não/ thiếu máu não cục bộ thoáng qua: 16 (10,67%).
- Rượu: 7 (4,67%). - Thuốc lá: 7 (4,67%)
- Tiểu đường: 9 (6,0%) - Béo phì: 5 (3,33%)
- Bệnh lý tim: 7 (4,67%) - Các yếu tố khác: 13
- Migraine: 9 (6,0%), số BN xảy ra đột quỵ trong cơn là 3 người (2,0%).
Tổng số có 109 BN (72,67%) có yếu tố nguy cơ và 144 lượt yếu tố nguy cơ được
thống kê. Số BN có đồng thời 3 yếu tố nguy cơ nêu trên là 9 (8,27%) người, có 2
yếu tố nguy cơ là 17 (15,6%) còn lại 83 BN (76,15%) có một yếu tố nguy cơ.
Chúng tôi xin phân tích kỹ về các yếu tố nguy cơ vào một dịp khác.

2 Đặc điểm lâm sàng
2.1. Các thể đột qụy não
Nhồi máu não (n = 114) Chảy máu não (n = 36) Chẩn đoán

Huyết
khối
Hc. ổ
khuyết

Tắc
mạch
Chảy máu
não
Chảy máu
dưới nhện
Chảy máu
não thất
Số BN 80 25 9 20 14 2
Tỷ lệ % 53,33 16,67 6,0 13,33 9,33 1,33
Nhồi máu não: 114 (76%), trong đó tỷ lệ BN huyết khối động mạch não (53,3%)
và hội chứng ổ khuyết (16,67%). Tỷ lệ BN tắc mạch (6,0%) có phần thấp hơn số
liệụ của các tác giả khác, có thể do các BN đột quỵ tắc mạch đã được chuyển tới
điều trị tại khoa tim – mạch.
Chảy máu não: 36 (24%), trong đó chảy máu nhu mô não là 13,33% chiếm tỷ lệ
cao nhất. Có hai BN chảy máu não thất thứ phát. Tính riêng trong nhóm chảy máu
nội sọ thì 55,56% chảy máu nhu mô não, 38,89% chảy máu dưới nhện và 5,56%
chảy máu não thất.

2.2.Đặc điểm khởi phát
2.2.1. Cách khởi phát:
Khởi phát đột ngột: 47 (CMN: 29 và NMN: 18 BN )
Cấp tính: 72 (CMN: 7 và NMN: 65)
Từng nấc, tăng dần: 31 (NMN: 31).
- Các BN CMN có khới phát đột ngột là (80,56%), số còn lại có khởi phất
cấp tính.
- Các BN nhồi máu não có 15,79% khởi phát đột ngột, 57,02 khởi phát cấp
tính, 27,19% khởi phát từ từ tăng dần từng nấc.

2.2.2. Các triệu chứng khởi phát

- Các triệu chứng
+ Rối loạn ý thức: 36 (24%)
+ Liệt nửa người: 136 (90,67%), trong đó bên phải 70 (46,67%), trái: 66
(44%). Như vậy ta thấy hầu hết BN (90,67%) có liệt ngay từ khi khởi phát.
+ Liệt dây VII trung ương: 131 (87,33%).
+ Đau đầu: 64 (42,67%); Nôn: 37 (24,67%). Nếu hai triệu chứng này xuất hiện
đơn độc thì ít có ý nghĩa chẩn đoán, nhưng nếu chúng cùng xuất hiện ngay sau khi
đột quỵ thì giá trị chẩn đoán của chúng đối với chảy máu não rất cao (trong nghiên
cứu có độ nhậy 79%).
+ Rối loạn ngôn ngữ: 74 (49,33%) trong đó rối loạn ngôn ngữ diễn đạt 56 BN
(75,68%) với rối loạn ngôn ngữ Broca là chính. 24,32% còn lại rối loạn ngôn ngữ
hỗn hợp.
+ Rối loạn cơ vòng: 46 (30,67%).
+ Rối loạn thần kinh thực vật: 12 (8%).
b. Nhận xét:
- Trong nhóm BN chảy máu não các triệu chứng: khởi phát đột ngột,
đau đầu, nôn, hôn mê có giá trị chẩn đoán cao. Số BN chảy máu não có đầy đủ 4
triệu chứng trên là 95%. Nếu khám thấy thêm các dấu hiệu màng não dương tính
thì chẩn đoán chính xác tới 98%.
- Công việc khai thác bệnh sử cần được tiến hành kỹ càng, tỉ mỷ, không được phép
bỏ qua các câu hỏi về những triệu chứng trên.

2.3. Đặc điểm lâm sàng nhóm chảy máu dướí nhện
Phân bố BN theo các mức độ của Hunt và Hess
Độ 1 2 3 4 5 Tổng số
Số BN 0 9 3 2 0 14
Tỷ lệ % 0 64,28 21,43 14,29 0 100
Các BN chảy máu dưới nhện độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (64,25%). Không có BN
thuộc độ 1 và độ 5. Trong nghiên cứu chúng tôi không gặp trường hợp chảy máu
não thất trào ngược nào, có thể do mẫu nghiên cứu còn chưa đủ lớn.


III. Kết luận
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trên 150 BN chúng tôi đi tới những kết luận sau:
- Tỷ lệ đột quỵ não chiếm 8,18% số BN năm điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh
Bệnh viện 103 Học viện Quân y trong thời gian 4/2000 đến 4/2002.
- Tỷ lệ Nữ / Nam là 1/ 2,20
- Nhóm tuổi 60-69 có tỷ lệ BN cao nhất (38,67%), sau đó là nhóm tuổi 70-79
(26,67%). 57% số BN chảy máu não nằm trong nhóm tuổi 55- 65, và 55,26% BN
nhồi mấu não nằm trong lứa tuổi 65-75. Tuổi trung bình của nhóm BN chảy máu
não trẻ hơn nhóm nhồi máu não.
- Các BN trong nhóm nnghiên cứu được chuyển tới bệnh viện điều trị tương đối
muộn; 29,33% trong tuần thứ hai, chỉ có 25,53 % trong ngày đầu của bệnh và 02
BN (1,33%) trong 3 giờ đầu sau khi bệnh khởi phát.
-109 BN (72,67%) có yếu tố nguy cơ và 144 lượt yếu tố nguy cơ được thống kê.
- Các thể đột quỵ não phân bố như sau: nhồi máu não 76% (trong đó 53,33% là
huyết khối động mạch não, 16,67% hội chứng ổ khuyết và 6,0% tắc mạch), chảy
máu nội sọ chiếm 24,0% (trong đó chảy máu não là 13,33%, chảy máu dưới nhện
9,33% và chảy máu não thất 1,33%).
- Về cách khởi phát, 80,56% BN chảy máu não có khởi phát đột ngột, số BN nhồi
máu não 57,2% khởi phát cấp tính và 27,19% có khởi phát từ từ hoặc tăng dần
từng nấc.
- Các triệu chứng: khởi phát đột ngột, đau đầu, nôn, hôn mê ngay sau khi khởi
phát có giá trị chẩn đoán cao trong chảy máu não. Khi các triệu chứng trên kết hợp
với các dấu hiệu màng não dương tính thì có thể chẩn đoán chảy máu não chính
xác tới 98%.
- Các BN trong nhóm chảy máu dưới nhện (14 người) đa số rơi vào độ 2
(64,28%), độ 3 (21,43%) và độ 4 (14,29%), không có BN nào trong độ 1 và độ 5
theo Hunt và Hess.

*********

















Đã gửi đăng in trong tạp chí Y học thực hành ngày 8-8-03

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ĐỘT QUỴ NÃO:
Những số liệu qua 150 bệnh nhân
*******
PGS.TS. Nguyễn Văn Chương
BS. Phạm Thanh Hoà
I.Đặt vấn đề

×