Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính – Phần 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.74 KB, 7 trang )

Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính – Phần 1
(Chronic Obstructive Pulmonary Disease)


Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính (COPD) là một từ dùng để đề cập đến hai bệnh lý
ở phổi: viêm phế quản mạn và khí phế thũng. Cả hai tình trạng này gây tắc nghẽn
lưu thông không khí ảnh hưởng đến chức năng hô hấp bình thường.Hai bệnh lý
này thường hiện diện cùng lúc, do đó các thầy thuốc thường chọn dùng từ COPD.
- COPD có thể phòng ngừa và điều trị được.
- Định nghĩa COPD này không bao gồm các bệnh lý tắc nghẽn khác như hen
suyễn, mặc dù hen không được kiểm soát trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến
tổn thương phổi và COPD.
A. VIÊM PHẾ QUẢN MẠN
- Là viêm và cuối cùng là hoá sẹo niêm mạc lót trong của phế quản. Khi các phế
quản bị viêm nhiễm, không khí sẽ ít khả năng lưu thông vào-ra ở phổi và bệnh
nhân sẽ ho tiết nhiều đàm đặc.
- Phế quản bị kích thích lâu dài, sẽ tiết đàm ra nhiều và thường xuyên, niêm mạc
nội phế quản dày lên, gây ho kích ứng, lưu lượng không khí bị giảm thiểu và phổi
hoá sẹo, cuối cùng là tắc nghẽn thông khí. Các phế quản lúc đó sẽ là môi trường lý
tưởng cho sự xâm nhập và sinh sản của các vi trùng và virus.
- Triệu chứng của viêm phế quản mạn bao gồm ho kéo dài, tăng tiết đàm, tằng
hắng, khạc thường xuyên và khó thở. Tình trạng này được định nghĩa là:
Sự hiện diện của ho, khạc nhiều đàm đa số ngày trong một tháng, 3 tháng trong
một năm, và trong 2 năm liên tiếp mà không tìm thấy bệnh lý tiềm ẩn nào đi kèm
để giải thích cho triệu chứng ho.
Các định nghĩa gần đây còn đưa thêm vào yếu tố giảm thiểu chức năng phổi.

H1- Tình trạng phế quản trong COPD: co thắt, dày niêm mạc, tăng tiết
B. KHÍ PHẾ THŨNG (Emphysema)
Khởi đầu bằng sự phá hủy các túi khí (phế nang) trong phổi, nơi oxygen của khí
trời được trao đổi với carbon dioxide ở trong máu. Tổn thương phế nang là bất hồi


phục và kết quả là hình thành những “lỗ hổng” vĩnh viễn trong nhu mô của các
thùy dưới của phổi.
Do các phế nang bị phá huỷ, phổi chuyển tải ngày càng ít oxygen vào máu, gây ra
tình trạng khó thở. Phổi cũng mất đi tính đàn hồi, yếu tố quan trọng để giữ cho
đường thở luôn được khai thông. Trong những trường hợp khí phế thũng tiến triển,
bệnh nhân khó thở rất nặng.

H2-Tổn thương phế nang trong khí phế thũng
- Các triệu chứng của khí phế thũng bao gồm ho, khó thở, và khả năng luyện tập bị
giới hạn. Khi bệnh tiến triển, công năng dùng để thở lớn và khiến bệnh nhân sút
cân khá nhiều.
- Hút thuốc lá là yếu tố dẫn đầu nguy cơ bị COPD. Các yếu tố nguy cơ khác bao
gồm ô nhiễm không khí và hút thuốc lá thụ động, tiền sử nhiễm trùng hô hấp ở
tuổi nhi đồng, và yếu tố di truyền.

H3-Khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc gây tổn thương phổi

H4-Tử vong do hút thuốc: tử vong trẻ em, hoả hoạn, hút thuốc thụ động,bệnh phổi,
bệnh tim, ung thư
Các phần tử li ti từ khói thuốc lá và không khí ô nhiễm, khói từ các lò đốt than củi
có thông khí kém và việc đốt các loại sinh khối (biomass), đều có thể gây tổn
thương phổi. Các phần tử có đường kính từ 2,5 đến 10 microns, hoặc nhỏ hơn 1/7
đường kính của sợi tóc người, và được gọi là những phần tử thô có tầm quan trọng
đặc biệt.
- Các phần tử lớn hơn sẽ bị chặn lại ở vùng mũi họng, trong khi các phần tử nhỏ
hơn sẽ bị hút xuống các đường dẫn không khí (air passages) nhỏ ở sâu trong phổi.
- Các phần tử nhỏ mịn, có đường kính 2,5 microns hoặc nhỏ hơn (PM2,5) đem lại
nguy cơ cao nhất. Những phần tử này thâm nhập sâu vào phổi và còn có thể di
chuyển cả vào máu. Một khi vào đến phổi, các phần tử mịn này có thể gây viêm và
làm rối loạn đáp ứng miễn dịch.

- Khí phế thũng do thiếu alpha-1 antitrypsin (Alpha-1) gây ra bởi sự thiếu sót di
truyền của một protein có tên alpha -1 antitrypsin (AAT) hoặc ức chế alpha-1
protease (alpha-1 protease inhibitor).
Khí phế thũng alpha-1 gây 5% các trường hợp khí phế thũng ở Mỹ.
- AAT do gan sản xuất là một chất “bảo vệ phổi.” Thiếu AAT, nguy cơ hình thành
khí phế thũng sẽ cao hơn bình thường. Các triệu chứng hầu như không bao giờ
xuất hiện trước 25 tuổi và đôi khi chẳng bao giờ thấy xảy ra, đặc biệt ở những
người không hút thuốc. Ở những người hút thuốc, triệu chứng xuất hiện trung bình
trong khoảng thời gian từ 32 đến 41 tuổi.
- Nghiên cứu cho thấy một số gen ở chuột có thể ảnh hưởng đến nguy cơ hình
thành khí phế thũng. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể giải thích tại
sao một số người tuy hút thuốc nhưng không hề mắc bệnh.
- Nếu tìm thấy các gen tương tự ở người, các kết quả này sẽ giúp nhận diện những
người có nguy cơ hình thành khí phế thũng rất lâu trước khi các triệu chứng xuất
hiện.
- Phơi nhiễm nghề nghiệp với một số chất gây ô nhiễm dùng trong công nghiệp
cũng làm tăng nguy cơ COPD và góp phần vào gánh nặng. Một nghiên cứu cho
thấy khoảng 19,2% các trường hợp COPD ở những công nhân tuổi từ 30 đến 75 là
do phơi nhiễm nghề nghiệp. Sự kết hợp giữa phơi nhiễm nghề nghiệp và hút thuốc
lá càng tăng cao nguy cơ mắc COPD.

×