Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Chẩn đoán Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính Theo Gold 2007 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.16 KB, 10 trang )

Chẩn đoán Bệnh Phổi Tắc Nghẽn
Mãn Tính Theo Gold 2007

Một chẩn đoán COPD nên được nghĩ đến ở bất kỳ BN nào có triệu chứng khó thở,
ho mạn tính hoặc khạc đàm, và / hay có tiền sử của việc tiếp xúc với các yếu tố
nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là hút thuốc.
Nghĩ đến COPD, và thực hiện đo phế dung ký, nếu như xuất hiện bất kỳ một trong
các triệu chứng này ở một BN trên 40 tuổi. Các triệu chứng này, bản thân chúng
thì không có giá trị chẩn đoán, nhưng sự xuất hiện cùng lúc của chúng làm tăng
thêm khả năng chẩn đoán COPD.
Chứng khó thở:
- Tiến triển (tệ hơn theo thời gian).
- Tăng lên khi gắng sức.
- Liên tục, dai dẳng (xuất hiện mỗi ngày).
- Được mô tả bởi BN như là “phải gắng sức để thở”, “cảm giác nặng”, “nghẹt
thở”, “thở hổn hển”.
Ho mạn tính:
- Có thể ho từng cơn hoặc không ho.
Khạc đàm mạn tính:
- Bất kỳ kiểu khạc đàm nào cũng có thể là dấu hiệu của COPD.
Tiền sử tiếp xúc các yếu tố nguy cơ:
- Khói thuốc lá (kể cả các khu vực công cộng).
- Khói bụi trong khi lao động và các hóa chất.
- Khói do nấu nướng và nhiên liệu đốt.
Chẩn đoán nên được xác định bởi việc đo phế dung ký. Khi thực hiện đo phế
dung ký, ta phải đo:
- Dung tích sống gắng sức (FVC)
- Thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây (FEV1)
Tính tỷ lệ FEV1 / FVC. Kết quả đo phế dung ký được mô tả dưới dạng “% dự
đoán” dùng cho các giá trị bình thường phù hợp với giới tính, tuổi và chiều cao
của BN.


CÁC GIAI ĐOẠN CỦA COPD:
a/ GĐ I – COPD nhẹ: sự giới hạn dòng khí hô hấp nhẹ (FEV1 / FVC < 70%;
FEV1 ≥ 80% dự đoán) và thỉnh thoảng, nhưng không thường xuyên, có ho mạn
tính và khạc đàm.
Ở giai đoạn này, có thể BN không nhận thức được chức năng phổi của mình có
vấn đề.
b/ GĐ II – COPD vừa: sự giới hạn dòng khí hô hấp tệ hơn (FEV1 / FVC < 70%;
50% ≤ FEV1 < 80% dự đoán), kèm với khó thở, đặc trưng là tăng lên khi gắng
sức.
Ở giai đoạn này, BN thường tìm đến sự giúp đỡ về y tế bởi vì các triệu chứng hô
hấp mạn hoặc bệnh của họ trở nặng hơn.
c/ GĐ III – COPD nặng: ngoài việc giới hạn dòng khí hô hấp nhiều (FEV1 / FVC
< 70%; 30% ≤ FEV1 < 50% dự đoán), còn có khó thở nhiều, giảm dung tích vận
động, ngày càng nặng hơn làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của BN.
d/ GĐ IV – COPD rất nặng: hạn chế dòng khí hô hấp dữ dội (FEV1 / FVC <
70%; FEV1 < 30% dự đoán) hoặc FEV1 30% dự đoán nhưng có xuất hiện suy hô
hấp mạn (chronic respiratory failure)
Ở giai đoạn này, chất lượng cuộc sống của BN giảm sút đáng kể và sự nặng hơn
của bệnh có thể đe dọa tính mạng.
 Tăng PaCO2 mạn tính
 Khi lượng CO2 thải ra thấp hơn lượng CO2 tạo ra trong cơ thể kéo dài
trong một thời gian, lượng CO2 trung ương lẫn ngoại biên đều gia tăng, H+
trong các tế bào tăng. Các tế bào thích nghi dần với việc tăng P CO2 và thận gia
tăng hấp thu HCO3- để bù .
 Bệnh cảnh lâm sàng thường gặp nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(COPD), kế là bệnh phổi hạn chế mạn tính, quá béo phì (Pickwickian
syndrome) và rối loạn của hệ thần kinh trung ương.
 Tăng CO2 mạn tính là một vấn đề thường gặp, nhất là ở các bệnh nhân
bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Việc chẩn đoán, lý giải các kết quả
phân tích khí trong máu và xử trí trở nên phức tạp khi bệnh nhân có những đợt

suy hô hấp cấp trên một nền suy hô hấp mạn.
 * Hậu quả của việc tăng CO2 trong máu
 Khi PaCO2 tăng, lưu lượng máu não tăng, bệnh nhân bị nhức đầu, tăng
áp lực dịch não tủy, và đôi khi bị phù gai thị. Trên thực tế, các triệu chứng này
lẫn lộn với các triệu chứng thiếu oxy máu. Kết quả là bệnh nhân bị bứt rứt, run,
nói lắp, bắt chuồn chuồn và tính cách bị biến đổi. PCO2 ở mức cao có tính gây
mê và làm giảm tri giác.
 CO2 tăng làm giảm khả năng co thắt của cơ hoành và có lẽ ở các cơ hô
hấp khác, gây thiếu oxy làm các cơ này mau mệt, tạo thành một vòng lẩn quẩn
trong suy hô hấp.

Các thông số khí máu và cân bằng acid-base thay đổi và có các trị số như sau:
* Suy hố hấp khi:
- PaO2< 70 mmHg.
- PaCO2 > 44 mmHg.
- SaO2 < 96%.
Và đây là thông tin từ 1 tài liệu khác:

* Suy hô hấp mạn tính:
+ Các xét nghiệm khí máu và cân bằng acid-base:
- PaO2< 60 - 70 mmHg.
- PaCO2 > 50 - 60 mmHg,
- SaO2 < 80 - 90%.
- pH giảm.
- HCO3- tăng.
- BE (+).
- BB tăng.
+ Suy hô hấp mạn tính gặp trong một số bệnh về đường hô hấp như:
- Trong phổi:
. Giảm thông khí phế nang.

. Phế quản-phế viêm.
. Viêm phổi.
. Hen.
. Lao.
. Hội chứng tắc nghẽn mạn tính (COPD).
. Khí phế thũng.
. K phổi.
. Hít phải khí CO2, hít lại không khí đã thở.
. Bị ức chế thần kinh do uống thuốc ngủ, bại liệt.
. Hít phải khí độc, nhiễm độc.
- Ngoài phổi:
. Dị dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống.
. Béo bệu.
Trong một số trường hợp, suy hô hấp mạn tính như phế quản-phế viêm, viêm phổi
trong cơn bùng phát dễ chuyển thành dạng suy hô hấp cấp tính.
* Suy hô hấp cấp:
- PaO2< 50 mmHg.
- PaCO2 > 60 mmHg.
- pH máu giảm mạnh.
- t.CO2 tăng.
- HCO3- tăng cao.
- BB tăng, BE dương và > 2.
Oxygen Therapy in Acute Respiratory Failure:

+ Suy hô hấp cấp tính gặp trong một số bệnh hô hấp sau:
- Ngoài phổi:
. Tắc nghẽn khí quản do bị chèn ép.
. Do tổn thương sọ não.
. Do tai biến của thuốc mê.
. Do chấn thương ngực

- Tại phổi:
. Viêm phổi có bội nhiễm.
. Hít phải khí độc.
. Tắc nghẽn mạch phổi.
. Tràn dịch tràn khí màng phổi.
+ Suy hô hấp type I: chỉ giảm PaO2 máu.
- PaO2 < 70 mmHg.
- PaCO2< 45 mmHg.
+ Suy hô hấp type II: PaCO2 tăng
- PaO2 < 70 mmHg.
- PaCO2 > 45 mmHg.
+ Trụy hô hấp:
- SaO2 < 50%.
- PaCO2 > 100 mmHg.
Các xét nghiệm về khí máu và cân bằng acid-base cho phép đánh giá tình trạng
thiếu oxy máu và trạng thái cân bằng acid-base trong cơ thể.

×