Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

THỰC TRẠNG NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP WTO ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.23 KB, 9 trang )



 
Sinh ra trong nước Việt Nam, không ai trong chúng ta lại không biết rằng nền kinh tế
nước ta xuất phát từ nông nghiệp, đi lên từ nông nghiệp và cũng từ nông nghiệp mà
trưởng thành. Và có một điều chắc chắn rằng dù đất nước Việt Nam có phát triển đến đâu
đi chăng nữa, cơ cấu nghành nghề có chuyển dịch theo hướng nào đi chăng nữa thì nền
kinh tế Việt Nam cũng không thể tách rời khỏi Nông nghiệp.
Nông nghiệp luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt
đến trình độ phát triển cao. Nó là khu vực sản xuất chủ yếu, đảm bảo việc làm và đời sống
cho xã hội, là thị trường rộng lớn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho nền kinh
tế.
Hiện nay Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời và vẫn là nước nông
nghiệp. Do đó, bên cạnh mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ để hiện đại
hoá đất nước, chúng ta vẫn không thể quên tầm quan trọng của việc phát triển nông
nghiệp, vì đó là một trong những chìa khoá để phát triển kinh tế, ổn định xã hội và nâng
cao đời sống nhân dân. Để đạt được những mục tiêu này, Việt Nam đã tích cực chủ động
tham gia các tổ chức khu vực như ASEAN, AFTA, ASEM và mục tiêu gia nhập WTO
của chúng ta cuối cùng cũng đã được hoàn thành sau 11 năm phấn đấu. Trở thành thành
viên chính thức của WTO, cũng như các ngành khác, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ
được hưởng quy chế đối xử bình đẳng của các Hiệp định, từ đó mở ra nhiều cơ hội về mở
cửa thị trường và đầu tư nước ngoài nhưng đồng thời chúng ta cũng phải chịu áp lực trên
cả thị trường trong lẫn ngoài nước do phải thực hiện lộ trình cắt giảm thuế khi tính cạnh
tranh của hàng nông sản nước nhà còn rất thấp… Các cơ hội và thách thức này đã được
chúng ta nghiên cứu, thảo luận trong suốt 11 năm qua nên không còn mới mẻ. Song sau
năm năm kể từ khi chính thức là thành viên WTO, Việt Nam đã tận dụng các cơ hội và
đối mặt với những thách thức đó như thế nào? Và các giải pháp để khắc phục những vấn
đề còn tồn tại, giúp Việt Nam hội nhập toàn diện vào WTO là gì? Đây là những vấn đề
mang tính thời sự thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
Thông qua bài tiểu luận mang tên : “ Thực trạng nền nông nghiệp Việt nam
trước và sau khi gia nhập WTO ”này, chúng em mong có một cái nhìn tổng hợp nhất về


những thành tựu nổi bật và cả những mặt tồn tại, những vấn đề còn gây cản trở cho sự
phát triển nền Nông Nghiệp nước nhà trong suốt quá trình trước và sau khi gia nhập tổ
chức thương mại thế giới WTO để từ đó đề xuất một vài giải pháp.
Tuy chưa thật sự đầy đủ và hoàn thiện nhưng hy vọng bài tiểu luận này sẽ có một
cái nhìn bao quát về sự phát triển Nông Nghiệp Việt Nam trước và sau khi gia nhập
WTO.
!"#
$ %&'()*&+, /01234/556(78#
Nghành sản xuất nông nghiệp có nhiều đặc điểm đa dạng, có thể tóm gọn trong
một số đặc điểm chính sau:
Thứ nhất: Đó là một nghành có lịch sử phát triển lâu đời, được coi là nền kinh tế
truyền thống. Trong tiếng Pháp, nhắc đến những cái tên như là “ nghành cơ bản ” hay
“ nghành ra đời đầu tiên ”, “ secteur premier ”, người ta hiểu đó chính là những khái
niệm chỉ nông nghiệp. Từ những hoạt động sơ khai của con người như săn bắn, hái
lượm, họ đã phát minh nhu cầu muốn được chăn nuôi và trồng trọt. Nông nghiệp đã ra
đời từ những thời điểm đó. Các hoạt động nông nghiệp gắn bó với con người hàng
nghìn năm nay, và chính vì lẽ này, cho dù con người có thể áp dụng những máy móc
hiện đại, song họ vẵn có thói quen áp dụng những kỹ thuật cũ để trồng trọt cũng như
chăn nuôi. Do thế mà việc thay đổi xã hội hay thói quen ở nông thôn là khó hơn so với
ở thành thị. Điều này càng đúng so với những nước đang phát triển, ở đó công nghệ
chưa đạt đến trình độ cao, chưa phổ biến được sâu rộng nên việc người dân thấy được
lời ích của nó là còn khó hơn.
Thứ hai, nông nghiệp là một nghành tạo ra sản phẩm thiết yếu cho con người.
Lương thực, thực phẩm; là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Cơm ăn còn đứng
trước áo mặc. Có thể không cần đến dầu mỏ, vàng, bạc, điện… mà con người vẫn có
thể tồn tại, nhưng không thể thiếu thức ăn. Ai cũng phải tiêu dùng lương thực. Và vì
thế mà nước nào cũng phải sản xuất lương thực, hoặc nếu không sản xuất lương thực
thì phải xuất khẩu những mặt hàng khác thu ngoại tệ để nhập khẩu lương thực.
Thứ ba, nông nghiệp là nghành phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan hơn mọi
nghành khác. Nó phụ thuộc vào đất đai. Lẽ tự nhiên là hoạt động sản xuất kinh doanh

nào cũng cần đất đai, thường là để xây dựng hệ thống công ty, nhà xưởng, nhà kho,
nhưng đối với nông nghiệp đất đai chính là công cụ lao động của họ, đóng vai trò cơ
bản, chủ đạo. Trong nông nghiệp, ruộng đất không chỉ là nền móng, là địa bàn trên đó
diễn ra quá trình sản xuất như đối với công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác, mà còn là
tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không thể thay thế được. Ruộng đất là tư liệu sản
xuất vì đất vừa là đối tượng lao động vùa là tư liệu lao động. Là tư liệu sản xuất đặc
biệt vì ruộng đất không giống với các tư liệu sản xuất khác ở chỗ: giới hạn về số lượng
diện tích, không đông nhất về chất lượng giữa các thửa đất , nếu sử dụng hợp lý thì độ
phì nhiêu của đất không ngừng tăng lên. Vì vai trò quan trọng đối với sản xuất nông
nghiệp và đặc tính riêng của ruộng đất nên không có tư liệu sản xuất thong thường nào
khác có thể thay thế được. Do đó, việc bảo tồn quỹ đất và không ngừng nâng cao độ
phì của đất là vấn đề sống còn đối với sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến yếu tố thời tiết. Hiệu quả hoạt động của
sản xuất nông nghiệp có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Tuy nhiên
trong nông nghiệp, chỉ cần có sự di chuyển về địa lí, đồng nghĩa với việc thời tiết, điều
kiện đất đai hay nguồn nước sẵn có bị di chuyển, thì việc sản xuất các loại cây cũng
phải khác nhau, hay thậm chí việc sản xuất các loại cây giống nhau cũng phải có
những kỹ thuật canh tác khac nhau.
Đặc điểm thứ tư của nông nghiệp chính là tỷ trọng lao động và sản phẩm trong nền
kinh tế có xu hướng giảm dần. Xã hội càng phát triển thì số người muốn làm nông dân
càng ít. Bởi vì hoạt động nông nghiệp quá không chắc chắn, lại đem lại giá trị không
cao bằng với giá trị các sản phẩm dịch vụ khác mang lại, nên nó chỉ được phát triển ở
những nước kém phát triển và đang phát triển là điều dễ hiểu.
9 ::
#
Nông nghiệp Việt Nam trước khi gia nhập WTO không chỉ đứng trước những
thách thức to lớn như thiên tai, bão lụt, cháy rừng, dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên nhiều
vùng trong phạm vi cả nước, gây tổn thất rất lớn về người và tài sản của nhà nước và nhân
dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
nông nghiệp.

Đầu ra của nông sản cũng gặp không ít khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt
không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả thị trường trong nước ( hàng nông sản nhập
khẩu của nước ngoài với giá rẻ hơn và chất lượng tốt hơn tràn ngập trên thị trường, cùng
với tâm lí người Việt Nam là thích hàng ngoại hơn hàng nội khiến cho sản phẩm nông sản
của Việt nam càng không có chỗ đứng trên thị trường). Giá cả sản phẩm nông nghiệp
không ổn định, chất lượng sản phẩm không đồng đều, giá thành còn cao nên chưa đủ sức
cạnh tranh dẫn đến sản phẩm bị ép giá đặc biệt là các mặt hàng nông sản chủ lực của
nước ta giá cả xuống thấp, thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh gia cầm phát
sinh.Khiến cho hiệu qủa kinh tế trong sản xuất nông nghiệp chưa cao. Nông dân còn gặp
khó khăn nhiều về vốn đầu tư sản xuất, vốn xây dựng cơ bản và chưa có các phương án
sản xuất đảm bảo có hiệu quả và bền vững.
Nhưng với sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự chủ động của
các địa phương và người nông dân nên sản xuất nông nghiệp vẫn có bước tiến đáng kể
trên nhiều mặt.
;::#
;$61</=>(
+ Khi Việt Nam gia nhập WTO, những lợi ích tiềm năng như mở rộng thị trường
cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống nông nghiệp và thủy sản, đồng thời chúng ta
có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (về lâu dài) giúp tránh được
những vụ kiện vô lý như cá tra - cá ba sa giữa Việt Nam và Mỹ. Một khi ngành nông
nghiệp đứng vững trên sân chơi WTO thì kinh tế nông nghiệp trở thành động lực chính
thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo. Lúc đó, nông nghiệp là chìa khóa tạo ra sự ổn
định và phát triển vùng nông thôn. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp có thêm nhiều
cơ hội phát triển.
+ Việt Nam đã được tăng vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ cao từ các quốc gia
khác. Tuân thủ các quy định luật lệ của WTO, Việt Nam đã xây dựng và củng cố niềm tin
của các quốc gia khác trong cơ chế chính sách của mình, do đó đã thu hút được đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam. Giúp cho việc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp
Việt Nam.
+ Đồng thời Việt Nam đã có nhiều cơ hội thuận lợi để tiếp cận nguồn vốn vay, các

hình thức tín dụng và tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF Quá trình
hội nhập WTO cũng đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
+ Nguồn vốn FDI tăng cao. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện
nay thì mối quan tâm chính được bàn thảo là nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam theo
chiều hướng nào? - Đánh giá về vấn đề này GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phân tích, FDI nhiều năm qua đã trở thành điểm sáng
trong bức tranh kinh tế của Việt Nam. Riêng năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội của nước ta, trong đó có FDI cả năm
2009 chỉ đạt 10 tỷ USD bằng 86% so với năm trước. Con số thống kê trên nói lên tính hấp
dẫn của Việt Nam đặc biệt trong tăng trưởng dài hạn, bên cạnh cải cách của Việt Nam gắn
với hội nhập thì các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đều nhìn thấy quá trình công
khai minh bạch những chính sách của Việt Nam.
+ Lao động nông nghiệp có thêm công ăn việc làm, người tiêu dùng sẽ mua được
những sản phẩm nông nghiệp vừa rẻ vừa tốt hơn. Nông dân nghèo canh tác ở các vùng
khó khăn sẽ có cơ may phát triển nhờ có những giống mới do các công ty quốc tế áp dụng
công nghệ sinh học tạo ra.
+ Cán cân thương mại nông lâm thủy sản của Việt Nam liên tục thặng dư. Trong
bối cảnh nền kinh tế suy giảm do khủng hoảng toàn cầu thì nông nghiệp đã đứng vững và
chứng tỏ được vai trò trụ đỡ.
+ Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể trong việc nâng cao rõ rệt vị thế,
mở rộng quan hệ kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài cả về gián tiếp và trực tiếp liên tục
tăng cao.
+ Cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và thuế quan.
;96?@6A/BC36D&636E&#
FNhiều hàng rào kỹ thuật sẽ được tạo lập khi thuế quan giảm nhằm hạn chế hàng
nhập khẩu bên ngoài vào.
F6G/5/56C/6&?H3=>(36I-J-,/6-KLM-E&N8/6(O16P//6Q#*H,'QR/5S
-G,SL4/5S&6A//14(T
F4/5 /&6IL(I/&6M1-E&N8/6(O16P/-JBU(/4/5 /364V3-W
/56C/66C/5&6A//14(SX,1Y1.4/'U(&6M13D&'V/5&+,Z3J

FA/5-123=,J'V/5X233628
F623=Q>/5/A/5-1236C/56?,/6[/&61/5&\/X233628@64/5'O1
+ Việt Nam xuất khẩu nhất nhì thế giới về gạo, cà phê, hồ tiêu, điều nhân… nhưng
chỉ mới là xuất thô, hàm lượng chất xám trong nông sản xuất khẩu chưa nhiều.
+ Giá thành cao, sản xuất manh mún là yếu tố khiến ngành nông nghiệp không thể
đáp ứng những đơn đặt hàng với số lượng lớn. Các giống cây, con mới nhập vào nước ta
bán rất đắt, bà con lại không thể tùy tiện nhân giống vì vấn đề bản quyền là những trở
ngại lớn của ngành nông nghiệp. Nhiều mặt hàng nông sản của ta hiện nay giá cao hơn
nước ngoài, chất lượng không bảo đảm. Khả năng chuyển từ xuất khẩu thô lên chế biến
với thương hiệu riêng để tăng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp đòi hỏi cả một quá
trình.
+ Ngành chăn nuôi cơ bản vẫn là phân tán, trình độ thấp. Giá thành cao, chất lượng
và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hai mặt hàng chiến lược là
thịt heo và bò, dù năng suất được cải thiện nhưng so với hệ thống chăn nuôi hiện đại, hiệu
quả như Australia, New Zealand, trình độ vẫn còn thấp. Sản phẩm chăn nuôi trong nước
còn phải đối mặt với việc trợ cấp của các nước giàu. Một con bò của EU được hưởng trợ
cấp 2,62 USD/ngày.
+ Khi Việt Nam mở cửa thị trường việc tăng các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu
tác động đến giá các mặt hàng trong nước. Nhưng điều đáng lo ngại là những hộ nuôi nhỏ
lẻ ở Việt Nam còn chiếm một tỷ lệ khá lớn, sẽ khó cạnh tranh về giá cả nếu như không có
những thay đổi căn bản về sản xuất.
+ Tổng vốn ngân sách tập trung mà Chính phủ giao cho Bộ NN&PTNT thực hiện
xây dựng cơ bản, chỉ dừng ở mức trên 3.672 tỷ đồng, trong đó có trên 1.519 tỷ đồng vốn
trong nước và 2.153 tỷ đồng vốn nước ngoài. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc
đã gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí kế hoạch và giải quyết các công việc cấp bách của
ngành, nhất là các công trình liên quan đến hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản.
FSau hội nhập WTO xuất khẩu tiếp tục đối mặt với các rào cản kỹ thuật và áp lực
nhà sản xuất nước ngoài. Đã từng có một xu hướng ảo tưởng cho rằng khi hội nhập WTO,
cơ hội để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới sẽ trở nên dễ dàng. Điều này có
thể đúng trên bình diện xu thế, nhưng không hoàn toàn đúng trong ngắn hạn, đặc biệt

trong bối cảnh thị trường thế giới suy thoái.
FChưa chuẩn bị tốt về năng lực bảo vệ người tiêu dùng nội địa.Sau 3 năm hội nhập
WTO, những hạn chế về chế tài, về phân định chức năng nhiệm vụ của bộ máy triển khai,
và năng lực con người và phương tiện của bộ máy triển khai đã làm cho Việt Nam gặp
phải những thách thức rất lớn đối với các vấn đề an toàn thực phẩm. Ở thị trường nội địa
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm gặp nhiều vấn đề đối với cả sản phẩm sản xuất trong
nước và sản phẩm nhập khẩu. Thực tế hiện nay cho thấy tình trạng tồn dư các chất có hại
cho sức khoẻ con người trong rau quả rất cao; gia súc, gia cầm bệnh, chết vẫn đựợc đưa
vào các lò mổ lậu; sử dụng hoáchất cấm trong chăn nuôi đang tái diễn.
+ Thương mại các sản phẩm có mức giảm thuế nhập khẩu mạnh hơn cam kết
WTOViệt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu cao hơn cả mức cam kết
và nhanh hơn mức cam kết theo lộ trình cho dù trước đó khi đàm phán Việt Nam đã nỗ
lực để nâng được mức thuế suất lên cao hơn cho nhóm mặt hàng thịt để bảo hộ ngành
chăn nuôi trong nước. Về phía các cơ quan đưa ra quyết định giảm thuế suất thuế nhập
khẩu này, các giải thích chính được đưa ra là nhằm đảm bảo nguồn cung thịt và thực
phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước được dự đoán là sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt
rét đậm, rét hại cuối năm 2007 và đầu năm 2008. Tuy nhiên, ngay sau khi mức thuế suất
thuế nhập khẩu được giảm xuống nhanh và dưới cả mức cam kết, lượng nhập khẩu các
sản phẩm thịt gia cầm của Việt Nam đã tăng mạnh và gây áp lực mạnh lên ngành chăn
nuôi gia cầm trong nước, trong đó chủ yếu là các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi gia cầm
ở khu vực nông thôn. Rất có thể, trong tương lai áp lực nhập khẩu sẽ đặc biệt tăng mạnh
khi các hãng bán lẻ nước ngoài thâm nhập ngày càng mạnh vào thị trường Việt Nam.
+ Nhiều nông sản của Việt Nam giá thành còn cao và chưa có thương hiệu uy tín
trên quốc tế. Do vậy, trong quá trình tự do hoá thương mại, một số lĩnh vực NN cạnh
tranh yếu sẽ bị thu hẹp, dẫn đến một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn mất việc làm,
giảm thu nhập nhất là các nông hộ ở các xã nghèo, vùng dân tộc thiểu số.
](.(86D8#
FCông cụ thuế quan nên được sử dụng mềm dẻo và phản ứng nhanh đảm bảo các
lợi ích ngắn hạn và dài hạn. Nên áp dụng mức cam kết và lộ trình thực hiện, có thể điều
chỉnh tùy theo tình hình, tuy nhiên cần có phân tích đánh giá ảnh hưởng trước khi quyết

định “vượt rào” và giám sát tình hình thực tiễn khi đang áp dụng để có điều chỉnh kịp
thời.
+ Các biện pháp phi thuế quan cần được sử dụng dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ
khối lượng hạn ngạch đảm bảo các mục tiêu như: Đảm bảo cân đối cung cầu; Điều chỉnh
linh hoạt tùy theo tình hình thị trường và Bảo hộ nhưng cần tăng cường cạnh tranh của
nghành nông nghiệp.
+Tăng đầu tư dịch vụ công về thông tin giám sát thị trường (trong nước và quốc tế)
cho các nền nông nghiệp. Rất cần xây dựng đội ngũ tư vấn về hội nhập để giúp cho các
chiến lược hội nhập dài hạn và cả các phản ứng chính sách trong ngắn hạn dựa trên cơ sở
khoa học, tránh các rủi ro và tổn thất không đáng có.
+ Phổ biến thông tin về WTO cho doanh nghiệp không chỉ các cam kết của Việt
Nam mà các dự báo tác động nhập khẩu và cơ hội về mở rộng thị trường – giảm thuế thị
trường nhập khẩu của các nước đối với hàng Việt Nam.
+ Cần có phân tích đánh giá về tác động của việc mở cửa mạng lưới bán lẻ
Sản phẩm nông sản với tình hình nhập khẩu và sản xuất trong nước.
+ Nhà nước cần có ngay chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp phù hợp với quy
tắc chung của WTO; cần chăm lo phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn,
ứng dụng công nghệ mới, cung cấp thống tin thị trường, phát triển nguồn nhân lực
^
 Những phân tích trên đây cho phép đưa ra một kết luận: Mặc dù kết quả chủ yếu của
Hiệp định Nông nghiệp là đã đưa lĩnh vực nông nghiệp vào khuôn khổ mới của WTO, dù
còn ở một mức độ khiêm tốn, nhưng hy vọng sẽ được giải tỏa sau khi kết thúc thắng lợi
vòng đàm phán Đô-Ha. Số mặt hàng Việt Nam sẽ được tăng lên nếu như phần lớn trợ cấp
cho nông nghiệp của các nước phát triển bị bãi bỏ và các nước tuân thủ đúng yêu cầu của
Hiệp định Nông nghiệp. Song, khi hội nhập đầy đủ vào WTO, do vẫn còn một số ngành
khả năng cạnh tranh thấp, vì vậy chúng ta cần khẩn trương chuẩn bị để một mặt cố gắng
trợ giúp các doanh nghiệp theo đúng quy định của Hiệp định Nông nghiệp, nhưng mặt
khác phải chuẩn bị giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh như thất nghiệp, phá sản từ lộ
trình cổ phần hóa, cho thuê, bán, khoán các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Tài liệu tham khảo:

$ 9__`Việt Báo (Theo_VietNamNet
9 Theo 4/56(a//báo Sài Gòn Giải Phóng
; Việt Báo (Theo_Thanh_Nien
] . (Theo tài liệu của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương) BBT BAN TIN NONG
NGHIEP
5 Thời báo Kinh tế Việt Nam
6. Trieufile.vn
bb
6c/ : Lời mở đầu………………………………………………………… … 1
6c/ : Nội dung……………………………………………………………… 2
1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp……………………………………2
2. Tình hình Việt Nam trước khi gia nhập WTO…………………………3
3. Tình hình Việt Nam sau khi gia nhập WTO………………………… 4
3.1. Thuận lợi……………………………………………………….4
3.2. Khó khăn và thách thức……………………………………… 6
4. Giải pháp……………………………………………………………… 8
6c/ : Kết luận……………………………………………………………….9

×