Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Đề tài Kinh tế Đài Loan trước và sau khi gia nhập WTO.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.33 KB, 57 trang )

ViÖn nghiªn cøu trung Quèc
Trung t©m nghiªn cøu ®µi loan
=============
®Ò tµi cÊp viÖn
kinh tÕ §µi Loan tríc vµ sau khi
gia nhËp WTO
Ngêi thùc hiÖn: ths. dvl
Hµ néi
mở đầu
I. Lý do nghiên cứu
Ngày 12-11-2001, 24 giờ tiếp theo CHND Trung Hoa, Đài Loan cũng đã
trở thành thành viên của WTO. Điều đáng chú ý là, Đài Loan gia nhập WTO
không phải với t cách một Nhà nớc có chủ quyền mà là Khu vực thuế quan
riêng biệt Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ (gọi tắt là Đài Bắc-Trung
Quốc). Để trở thành thành viên WTO, Đài Loan cũng đã trải qua một quá trình
đàm phán và chờ đợi kéo dài 12 năm ròng rã, trong đó 10 năm đàm phán với
các đối tác, 02 năm chờ đợi theo quy tắc Trung Quốc trớc, Đài Loan sau.
Theo các nhà khoa học Đài Loan, việc Đài Loan gia nhập WTO là một thắng
lợi về ngoại giao, một cột mốc trong việc Đài Loan hội nhập vào xã hội
quốc tế, tuy nhiên về mặt kinh tế-xã hội, Đài Loan sẽ gặp phải nhiều khó khăn
thách thức. Trớc đây, mức độ mở cửa thị trờng của Đài Loan trên một số lĩnh
vực nh nông nghiệp, xe hơi, đồ điện gia dụng, rợu và thuốc lá, ngành xây dựng,
ngành dịch vụ chuyên nghiệp v.v...đều tơng đối thấp. Vì vậy, sau khi gia nhập
WTO, Đài Loan đứng trớc sức ép cạnh tranh rất lớn với các sản phẩm cùng
chủng loại của nớc ngoài, nhất là với Trung Quốc đại lục, tỷ lệ thất nghiệp sẽ
tăng lên. Điều đó đòi hỏi các nhà lãnh đạo Đài Loan phải có sự điều chỉnh về
mặt chính sách nhằm tái cấu trúc lại nền kinh tế trên 3 phơng diện nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ.
Việt Nam và Đài Loan tuy xa cách nhau về địa lý, nhng lại có nhiều điểm
tơng đồng về lịch sử, văn hoá. Từ khi Việt Nam thực hiện đờng lối đổi mới năm
1986, nhất là từ khi ban hành Luật Đầu t nớc ngoài tại Việt Nam đến nay, mối


quan hệ hợp tác phi chính phủ giữa Việt Nam và Đài Loan trên các lĩnh vực
kinh tế, văn hoá đã phát triển nhanh chóng. Về mặt thơng mại, Đài Loan hiện là
bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Nhật Bản, Xinh-ga-po và Trung Quốc)
với kim ngạch thơng mại đạt 3,349 tỷ USD (2002); Về mặt đầu t, Đài Loan hiện
đứng thứ hai trong số các nớc và vùng lãnh thổ đầu t trực tiếp (FDI) vào Việt
Nam với 1.084 hạng mục và 5,99 tỷ USD vốn theo hiệp định. Nếu tính cả số
vốn đầu t thông qua nớc thứ 3 thì FDI của Đài Loan ở Việt Nam đứng thứ nhất
(ớc khoảng 10 tỷ USD); Về mặt hợp tác lao động, Đài Loan cũng là một trong
những địa bàn có số lao động Việt Nam làm việc tại nớc ngoài đông nhất (hơn 7
vạn ngời) v.v...
Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về nền kinh tế của Đài Loan trớc và
sau khi gia nhập WTO là rất cần thiết, một mặt, góp phần cung cấp t liệu tham
khảo cho Việt Nam sau khi gia nhập WTO; mặt khác, qua đó góp phần thúc
đẩy hợp tác kinh tế (thơng mại, đầu t ...) giữa hai bên trong thời gian tới. Trong
quá trình nghiên cứu chúng tôi cố gắng lu ý tính đặc thù của Đài Loan nhất là
những lợi thế và bất lợi thế của lãnh thổ này khi gia nhập WTO.
II. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá khái quát sự chuẩn bị bên trong của Đài Loan trớc khi gia nhập
WTO; trình bày và phân tích những cam kết và việc thực hiện cam kết của Đài
Loan với các đối tác; những tác động tới nền kinh tế của Đài Loan sau khi gia
nhập WTO; sau đó rút ra một số nhận xét và đánh giá.
III. Phơng pháp nghiên cứu
Các phơng pháp nghiên cứu chính bao gồm: duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, phân tích, so sánh... nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đặt ra.
IV. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chủ
yếu sau đây:
1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội Đài Loan trớc khi gia nhập WTO.
Đặc biệt chú ý tìm hiểu và nghiên cứu sự chuẩn bị các điều kiện bên
trong của Đài Loan, bao gồm phát triển kinh tế thị trờng và hội nhập

quốc tế...để khi điều kiện chính trị cho phép là gia nhập; phân tích
những lợi thế và bất lợi thế của Đài Loan khi gia nhập WTO.
2. Quá trình đàm phán và cam kết của Đài Loan với các đối tác và với
WTO. Phần này tập trung tìm hiểu và phân tích những cam kết và lộ
trình thực hiện những cam kết đó của Đài Loan, nhất là trong lĩnh vực
nông nghiệp và một số ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ.
3. Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với kinh tế, xã hội Đài
Loan.
4. Nhận xét, đánh giá mang tính so sánh nền kinh tế Đài Loan trớc và sau
khi gia nhập WTO.
Trên đây, chúng tôi đã trình bày rõ lý do, mục tiêu, phơng pháp và những
nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài. Có thể thấy rằng, đây là một đề tài còn
ít đợc tìm hiểu và nghiên cứu ở Việt Nam, duy chỉ có đề tài cấp bộ năm 2005
Sự điều chỉnh chính sách của Đài Loan sau khi gia nhập WTO và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam do TS. Đỗ Tiến Sâm làm chủ nhiệm mà chúng tôi
cũng là thành viên đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này. Dựa trên đề tài
cấp bộ đó chúng tôi đã tiến hành điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với yêu cầu
của một đề tài cấp viện. Còn ở Đài Loan, đây cũng là vấn đề vẫn đang đợc tiếp
tục nghiên cứu và tranh luận với nhiều ý kiến khác nhau. Tuy vậy, trong thời
gian ngắn, tập thể tác giả chúng tôi, đã hết sức cố gắng su tầm tài liệu để bổ
sung và chỉnh lý để hoàn thiện đề tài này. Chúng tôi ý thức sâu sắc rằng, dù có
cố gắng nhng cũng không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận đợc
những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu và các bạn đồng nghiệp.
Trung tâm nghiên cứu Đài Loan
Nội dung:
Chơng I
Bối cảnh kinh tế quốc tế
Thế giới đã bớc sang thiên niên kỷ thứ ba với những biến động và chuyển
đổi rất phức tạp. Việc nghiên cứu động thái và chiều hớng phát triển của kinh tế
thế giới trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới không những giúp chúng ta

có cái nhìn xác đáng về nền kinh tế thế giới mà còn thấy đợc sự tác động trực
tiếp hay gián tiếp của nền kinh tế thế giới đối với các nớc và khu vực. Phần này
chúng tôi chủ yếu dựa trên những thành quả nghiên cứu của các học giả trong
và ngoài nớc nh cuốn Kinh tế thế giới 2003-2004 đặc điểm và triển vọng và
một số tạp chí nghiên cứu kinh tế chuyên ngành khác,
1
nhằm giúp ngời đọc có
thể hình dung bức tranh chung về kinh tế thế giới từ đó có những so sánh đối
chiếu với nền kinh tế Đài Loan trong những phần sau.
I. Tổng quan
Năm 2000 nền kinh tế thế giới có bớc phát triển khởi sắc sau một năm chậm
lại vì bị ảnh hởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu á thời kỳ
1997-1998. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới
(WB) và hầu hết các cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc tế, cải thiện này trớc hết là
do có sự phục hồi dần của nền kinh tế Nhật Bản, khởi sắc của kinh tế Liên minh
châu Âu (EU) và tăng trởng kỷ lục của kinh tế Mỹ, ba nền kinh tế chiếm quá nửa
GDP của thế giới và là những lực đẩy chính tạo đà cho kinh tế thế giới năm 2000
phục hồi. Nhng từ cuối năm 2000, đầu năm 2001, kinh tế của cả ba trung tâm lớn
này đều đã bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, nhất là sự suy giảm của nền kinh tế Nhật
và Mỹ, kéo theo suy giảm chung của nền kinh tế thế giới, của các lĩnh vực hoạt
động kinh tế quốc tế chủ yếu nh thơng mại, đầu t, tài chính, cũng nh của nhiều nều
kinh tế quốc gia và khu vực khác.
1
Kim Ngọc chủ biên: Kinh tế thế giới 2003-2004 đặc điểm và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia, 5-2004;
Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới các số năm 2001, 2002, 2003, 2004; Tạp chí Kinh tế châu á - Thái
Bình Dơng các số năm 2001, 2002, 2003, 2004.
Trái với những dự báo về sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế thế giới đợc đa
ra hồi cuối năm 2001, năm thứ hai của thế kỷ XXI, kinh tế thế giới lại phục hồi
chậm chạp trong những bất ổn gia tăng. Trong Báo cáo đánh giá triển vọng kinh
tế thế giới hàng năm, IMF và Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) cho

rằng, năm 2002 kinh tế thế giới không phục hồi tốt nh dự đoán. Tốc độ tăng tr-
ởng của kinh tế thế giới chỉ đạt 2,8%, tăng 0,6% so với mức 2,2% năm 2001,
thấp hơn 1,9% so với mức tăng 4,7% năm 2000. Liên hợp quốc đánh giá nền
kinh tế toàn cầu phát triển chậm lại, với mức tăng GDP đạt 1,7%, giảm 0,1% so
với mức tăng 1,8% đa ra hồi tháng 4-2002. Các nền kinh tế lớn nh Mỹ, Nhật
Bản, EU đều phát triển không vững chắc, cha tạo đợc đà thúc đẩy các nền kinh
tế khác tăng trởng. Tại diễn đàn G-20 (nhóm 20 nớc, bao gồm cả G8) bàn về
việc thúc đẩy nền kinh tế thế giới hiện nay, IMF, WB và nhiều quan chức của
nhóm G7 (nhóm 7 nớc công nghiệp phát triển chủ chốt) đều thống nhất nhận
định, mảng xám của nền kinh tế thế giới ngày càng bị tô đậm thêm khi mà cả
ba đầu tầu kinh tế: châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đều trong tình trạng chết máy.
Tổng giám đốc IMF, ông Horst Koehler đã phải thốt lên rằng, hàng loạt các
định chế tài chính của tổ chức này và WB đang áp dụng cho sự tăng trởng kinh
tế của nhiều nớc chỉ thu đợc một con số không tròn trĩnh.
Khác với năm 2001 và năm 2002, năm 2003 kinh tế thế giới đã không rơi
vào khủng hoảng nh những dự báo đa ra hồi cuối năm 2002 bất chấp cuộc chiến
tranh Irắc, dịch bệnh viêm đờng hô hấp cấp (SARS) và d âm của sự kiện 11-9.
Từ năm 2003, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, do
những nhân tố đặc thù về địa lý, kinh tế và chính trị, sự phục hồi kinh tế ở mỗi
quốc gia, khu vực rất khác nhau, tạo nên bức tranh toàn cảnh của kinh tế thế
giới với những gam mầu sáng đa dạng.
Chiến tranh I-rắc kết thúc nhanh chóng làm các nhà kinh tế thở phào. Giá
dầu trở lại mức bình thờng, nền kinh tế thế giới đã không phải trải qua cuộc
khủng hoảng. Hội nghị Bộ trởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng nhóm
G-20 nhận định, nền kinh tế thế giới đang trong quá trình phục hồi. Các chính
sách kinh tế hiệu quả của nhiều nớc đã góp phần tạo nên sự phục hồi này. Uỷ
ban châu Âu và IMF đánh giá GDP thế giới tăng 3,2% năm 2003 (đúng với dự
đoán đa ra hồi đầu năm), tăng 0,4% so với mức tăng 2,8% năm 2002 và tăng
1% so với mức tăng 2,2% năm 2001. Trong đó, tốc độ tăng trởng kinh tế tại các
nớc đang phát triển khả quan hơn, đạt 5% năm 2003 (WB đánh giá 4%), tăng

0,4% so với mức 4,6% năm 2002 và 0,9% so với mức tăng 4,1% năm 2001; tốc
độ tăng trởng kinh tế của các nớc công nghiệp phát triển ở mức 1,8% (con số
của WB là 1,5%), mực dù cao hơn 0,8% so với mức 1% năm 2001, nhng chỉ
ngang bằng với mức của năm 2002.
Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu của WB cho rằng: nền kinh tế thế giới
đang trong quá trình phục hồi, tuy mức độ và đặc điểm phát triển thể hiện rất
khác nhau và không đồng đều giữa các quốc gia, khu vực, song các xu thế hiện
nay cho thấy nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn do những nỗ
lực của các chính phủ trong việc chi tiêu, kiềm chế lạm phát và mở cửa hơn
trong thơng mại.
II. Kinh tế Mỹ
Từ quý IV năm 2000, những dấu hiệu suy giảm của nền kinh tế Mỹ đã bộc
lộ khá rõ nét. Theo báo cáo của Bộ Thơng mại Mỹ ngày 31-1-2001, trong ba
tháng cuối của năm 2000, kinh tế Mỹ chỉ tăng trởng 1,4%, thấp hơn nhiều so
với mức tăng 2,2% trong quý III và là mức thấp nhất kể từ quý II năm 1995. Chi
tiêu của các doanh nghiệp và ngời tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất kể từ 5
năm trớc đó. Tỷ lệ thất nghiệp đến cuối năm 2000 đã tăng lên tới 4,2%, mức
cao nhất trong vòng 16 tháng. Kinh tế tăng trởng chậm lại đã dẫn đến những vụ
sa thải nhân công lớn trong ngành công nghiệp ôtô và nhiều ngành sản xuất
khác.
Xu thế này tiếp tục kéo dài sang nửa đầu năm 2001. GDP của Mỹ trong
quý I-2001 chỉ tăng 2% so với 5% cùng kỳ năm 2000. Kinh tế sa sút, hàng loạt
công ty bị thua lỗ, nhiều công ty phải cắt giảm chi tiêu cho các dự án đầu t. Thị
trờng chứng khoán bị đảo lộn, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp giảm sút, thất
nghiệp tăng nhanh. Nền kinh tế Mỹ hiện đang tiềm ẩn nhiều mất cân đối khó
giải quyết nh tiết kiệm t nhân giảm, nợ cá nhân và công ty lớn, thâm hụt tài
khoản vãng lai và thâm hụt thơng mại tăng kỷ lục.
Năm 2002, nền kinh tế Mỹ - đầu tầu kinh tế thứ nhất, mặc dù đã bắt phục
hồi sau thời kỳ suy thoái năm 2001, song sự phục hồi này vẫn còn rất uể oải.
IMF đánh giá mức tăng trởng của kinh tế Mỹ vẫn thấp hơn tiềm năng cho đến

khi phục hồi hoàn toàn vào năm 2004. Theo đó, GDP chỉ tăng 2,2%, mặc dù
cao hơn năm 2001 là 1,1%, song vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức tăng trởng
ngoạn mục 5,2% năm 2000 và các năm trớc đó (con số của OECD là 2,3% năm
2002). Thất nghiệp ở mức 5,9% - mức cao nhất trong gần một thập kỷ qua. Tại
cuộc họp nội các vào trung tuần tháng 11-2002, Tổng thống Mỹ G. Bush đã bày
tỏ lo ngại trớc thực trạng phát triển không vững chắc của nền kinh tế Mỹ. Ông
Bush cam kết sẽ thảo luận với các nghị sĩ về cách thức kích thích phát triển nền
kinh tế khi Quốc hội mới khóa 108 do đảng Cộng hòa kiểm soát bắt đầu đi vào
hoạt động từ tháng 1-2003. Trong đó có đề xuất mới, cắt giảm thuế hơn nữa để
kích thích tăng trởng kinh tế.
Sang năm 2003, sau khi tăng trởng chậm lại trong sáu tháng đầu năm do bị
ảnh hởng của cuộc chiến trang ở I-rắc, kinh tế Mỹ đã lấy lại đợc đà tăng trởng
trong sáu tháng cuối năm. Tốc độ tăng trởng GDP đạt 8,2% trong quý III, vợt
xa dự đoán của các nhà phân tích kinh tế và là mức kỷ lục trong 19 năm qua, kể
từ quý I - 1984. Điều đó dẫn tới tăng trởng GDP của Mỹ trong năm 2003 đạt
2,6% (đây là số liệu của IMF). Mặc dù mức tăng trởng này chỉ bằng một nửa so
với mức tăng ngoạn mục năm 2000 (5,2%), song vẫn cao hơn 0,4% so với mức
tăng 2,2% năm 2002 và cao hơn 1,5% so với mức tăng 1,1% năm 2001. Sau gần
hai năm suy yếu và bất ổn, thị trờng lao động ở Mỹ đã và đang có nhiều dấu
hiệu phục hồi. Tỷ lệ thất nghiệp tuy còn ở mức cao, song đã giảm dần. Sự tăng
trởng kinh tế Mỹ khiến nhiều nhà phân tích kinh tế trên thế giới hy vọng nền
kinh tế Mỹ sẽ lấy lại đợc sự phát triển nhanh chóng trớc đây.
III. Kinh tế Nhật Bản
Nền kinh tế Nhật Bản cũng ngày càng khó khăn hơn. Tính đến cuối tháng
3-2001, tổng nợ công của chính phủ Nhật Bản đã lên đến khoảng 5,5 nghìn tỷ
USD, tơng đơng 130% GDP của Nhật. Các khoản vay khó đòi của hệ thống
ngân hàng Nhật Bản đã lên tới 150 nghìn tỷ yên (1,2 nghìn tỷ USD), chiếm 22%
tổng số tiền cho vay, trong đó 1/4 là thuộc về các công ty có nguy cơ phá sản.
Chỉ số Nikkei trung bình giảm 1,35% xuống còn 13.864,76 điểm, mức thấp
nhất trong 16 năm qua, còn đồng yên thì xuống giá tới mức 123,85 yên/USD.

Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, xuất siêu của nớc này trong tháng 3-2001
giảm 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 915 tỷ yên (7,5 tỷ USD).
Đây là tháng thứ 9 liên tiếp mức xuất siêu của Nhật Bản giảm, chủ yếu là do
kinh tế Mỹ suy giảm đã kéo theo sự yếu kém của các nền kinh tế châu á, trong
đó có kinh tế Nhật (Mỹ và châu á chiếm 2/3 hàng xuất khẩu của Nhật Bản).
Theo nhận xét của ông T. Aso, một trong bốn ứng cử viên vào chức Chủ tịch
Đảng Dân chủ Tự do (LDP), nếu GDP của Mỹ giảm 1 điểm % thì tốc độ tăng
trởng của Nhật Bản sẽ giảm 0,2 điểm %, làm cho sản xuất công nghiệp của
Nhật Bản bị thu hẹp, thất nghiệp tăng 4,8%, giải ngân vốn chậm và các khoản
tiêu dùng quan trọng khác chiếm hơn 1/2 sản lợng kinh tế bị ứ đọng.
Nhật Bản sau nhiều cuộc cải tổ để lột xác nhng vẫn còn dang dở. Kể từ sau
khi nền kinh tế bong bóng của Nhật bị sụp đổ từ đầu những năm 1990, nớc
Nhật dờng nh cha tìm ra đợc lối thoát cho sự trì trệ về kinh tế kéo dài nhất trong
lịch sử kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. OECD, IMF và Ngân hàng Nhật
Bản (BOJ) đều thống nhất đánh giá, nền kinh tế Nhật Bản đang ở giai đoạn hết
sức khó khăn, cần có những biện pháp mạnh mẽ toàn diện và nhanh chóng mới
vực dậy đợc. Hàng năm, Nhật Bản phải dành 1/5 ngân sách nhà nớc chỉ để trả
nợ và lãi, mặc dù Ngân hàng Trung ơng đã giảm lãi suất xuống gần bằng 0. Vấn
đề quan trọng là Nhật Bản phải có những chính sách tài chính và tiền tệ đồng bộ
giải quyết dứt điểm và triệt để những khoản nợ khó đòi của các ngân hàng Nhật
Bản và chấm dứt giảm phát. Mức lạm phát của Nhật Bản là -0,1% năm 2002, so
với mức -0,7% năm 2001 và -0,8% năm 2000.
Sau nhiều năm quẩn quanh bên đáy vực, nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu
phục hồi vào năm 2003. IMF đánh giá GDP tăng 2%, cao hơn 10 lần so với mức
tăng 0,2% năm 2002 và hơn 5 lần so với tăng 0,4% năm 2001. Ba chỉ số kinh tế
cơ bản của Nhật Bản là chỉ số giá cổ phiếu, tỷ giá đông yên và giá chứng khoán
đều tăng. Kinh tế Nhật Bản đã có sự cải thiện đáng kể nhờ cấu trúc lại công ty,
cải thiện đầu t và tạo đợc nhiều việc làm. Xuất khẩu tăng dới tác động của sự
tăng trởng kinh tế Mỹ và Trung Quốc, giúp GDP tăng 0,2%. Các nhà kinh tế
cho rằng, sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Mỹ và nhu cầu gia tăng ở châu á

đang tiếp sức cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản.
Những chính sách kinh tế của chính phủ Nhật Bản bớc đầu đã có hiệu quả
và đợc lòng dân. Tại cuộc họp báo mở đầu một nhiệm kỳ mới, Thủ tớng Nhật
Bản, ông J. Koizumi tuyên bố tiếp tục công cuộc cải cách kinh tế để đa kinh tế
Nhật Bản tăng trởng, giảm bớt một số quy định phiền hà và t nhân hóa một số tổ
chức kinh tế nh bu điện và hệ thống đờng cao tốc, hạn chế chi tiêu cha cần thiết.
Tuy vậy, theo nhận định của các nhà kinh tế, những gì mà Nhật Bản đang phải
đơng đầu không chỉ là sự điều chỉnh mang tính chu kỳ mà là cả một sự quá độ
qua trọng mang tính lịch sử, một kỷ nguyên của sự điều chỉnh hợp chất kinh
tế xã hội, không chỉ ảnh hởng đến nền kinh tế mà còn đến cả hệ thống chính trị
và xã hội nói chung.
IV. Kinh tế Liên minh châu Âu (EU)
Đầu tầu kinh tế Liên minh châu Âu tuy không lao vào vòng xoáy của cuộc
suy thoái nh Nhật Bản, nhng mức tăng trởng của khu vực này cũng giảm mạnh.
IMF, OECD và Ngân hàng Trung ơng châu Âu (ECB) đánh giá, tăng trởng GDP
của EU chỉ đạt 1,1% năm 2002, giảm 0,6% so với mức tăng 1,7% năm 2001 và
2,5% so với mức tăng 3,6% năm 2000. Trong đó, tốc độ tăng trởng GDP của
khu vực đồng EURO là 0,75%. Theo IMF, tình hình kinh tế khu vực đồng
EURO năm 2002 là đáng thất vọng, và khu vực này đã đóng góp thêm vào
những mối lo ngại sẽ xảy ra sự suy thoái kép của thế giới với hoạt động kinh tế
có vẻ đã mất đà sau sự phục hồi đầy hứa hẹn vào đầu năm 2002. ECB đa ra
những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm tốc độ tăng trởng kinh tế là do
sự phát triển chậm lại của nền kinh tế thế giới. Xuất khẩu - một yếu tố quan
trọng dẫn đến tăng trởng cũng bị chững lại và điều này dẫn đến giảm sút đầu t.
Thêm vào đó, những vụ bê bối kế toán công ty và các thị trờng chứng khoán sụp
đổ cũng làm xói mòn lòng tin. Tăng trởng kinh tế của các nớc lớn trong EU đều
bị giảm sút mạnh. Trục Đức-Pháp là đầu tầu kinh tế của khu vực này đều gặp
rất nhiều khó khăn, thâm hụt ngân sách lớn.
Tại Đức, tăng trởng GDP chỉ đạt 0,2% năm 2002, thấp hơn 0,55% so với
mức tăng 0,75% năm 2001 và thấp hơn 2,7% so với mức tăng 2,9% năm 2000.

Thâm hụt ngân sách của Đức là 3,7% GDP. Tại nớc đầu tầu kinh tế châu Âu
này, ngành công nghiệp đang rơi vào suy thoái, nạn thất nghiệp ngày càng trở
nên trầm trọng và đi kèm là sự giảm sút trong tiêu dùng. Trong khi đó kinh tế
Pháp cũng phát triển chậm lại, GDP tăng 1,2% năm 2002, giảm 0,8% so với
mức 2% năm 2001 và giảm 2,3% so với mức 3,5% năm 2000. Thâm hụt ngân
sách cũng đáng lo ngại, 2,7% GDP. Pháp gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giải
quyết việc làm cho ngời lao động.
Tăng trởng kinh tế chậm lại, gây khó khăn cho thị trờng việc làm của EU.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 7,4% năm 2001 lên 7,7% năm 2002, trong đó khu vực
đồng EURO tăng từ 8% năm 2001 lên 8,4% năm 2002. Tỷ lệ lạm phát trung
bình của 15 nớc EU là 2,1% năm 2002, thấp hơn 0,5% so với mức 2,6% năm
2001.
Năm 2003 vẫn là năm ảm đạm của nền kinh tế EU. Tăng trởng kinh tế
của EU năm 2003 chỉ đạt 0,8%, giảm 0,3% so năm 2002, trong đó khu vực
đồng EURO đạt mức tăng trởng kinh tế 0,5% giảm 0,25% so với năm 2002.
Vấn đề thất nghiệp vẫn tiếp tục gây đau đầu cho các nhà lãnh đạo EU. Năm
2003, thất nghiệp chiếm 8,1% lực lợng lao động trong toàn EU, tăng 0,4% so
với mức tăng 7,7% năm 2002. Trong đó, khu vực đồng EURO tăng lên 9,1%
năm 2003. Thâm hụt ngân sách của 15 nớc EU gia tăng với mức 2,7% so với
mức 1,9% năm 2002.
V. Kinh tế khu vực châu á
Theo IMF, mặc dù các nền kinh tế châu á phải đối mặt với những cú sốc
bất ngờ: khủng hoảng của thời hậu chiến I-rắc, sự bùng phát dịch bệnh viêm đ-
ờng hô hấp cấp (SARS), sự định trệ sâu nhất và dài nhất của khu vực điện tử
toàn cầu, song tốc độ tăng tởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu á
vẫn đạt mức cao nhất thế giới. Ngân hàng phát triển châu á (ADB) đánh giá,
tăng trởng kinh tế của châu á năm 2003 đạt 5,7% (con số của IMF là 6,4%),
mặc dù chỉ tăng hơn một chút so với mức tăng 5,6% năm 2002, song tăng mạnh
hơn 0,4% so với dự đoán đa ra hồi tháng 4-2003. Tại Đông á và Thái Bình D-
ơng, tăng trởng kinh tế đạt 6,7% so với mức 6,1% năm 2002. Trong đó, kinh tế

các nớc Asean tiếp tục duy trì đợc tốc độ tăng trởng GDP khá cao 4,5% so với
mức tăng 4,1% năm 2002: Thái Lan đạt tốc độ tăng GDP 6%, Inđônêxia 3,5%,
Malaixia 4,2%, Phillipin 4%. Riêng các NIE châu á đạt tốc độ tăng trởng kinh
tế kém nhất trong khu vực, GDP bình quân chỉ tăng 2,2%, mặc dù cao hơn
nhiều so với mức tăng trởng -0,9% năm 2001, song lại thấp hơn 2 lần so với
mức tăng 4,7% năm 2002: Xingapo do bị ảnh hởng nặng bởi dịch bệnh SARS
nên tăng trởng kinh tế chỉ đạt khoảng 1%, vợt qua mục tiêu chính thức, nhng tỉ
lệ thất nghiệp lại ở mức cao nhất trong hơn 20 năm qua, khoảng 5%; Hàn Quốc
phải đối phó với tình trạng khan hiếm tín dụng, các cuộc bãi công trên toàn
quốc và thiên tai nên GDP chỉ tăng 3,1%; Kinh tế Hồng Kông rơi vào tình trạng
suy thoái với GDP tăng 2,1%. Các nớc Nam á đạt tốc độ tăng trởng GDP bình
quân 5,5%. Trong đó, kinh tế ấn Độ vững mạnh và vẫn duy trì đợc tốc độ tăng
trởng cao.
Trong các nền kinh tế châu á, Trung Quốc đạt tốc độ tăng trởng GDP cao
nhất. Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, ông Ngô Bang Quốc đánh giá Trung
Quốc vẫn duy trì đợc động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặc dù bị ảnh hởng
tiêu cực bởi dịch viêm đờng hô hấp cấp, nhng những nhân tố cơ bản của nền
kinh tế Trung Quốc vẫn không thay đổi. Năm 2003, tăng trởng kinh tế của
Trung Quốc vẫn đạt mức cao 8,5% và đứng đầu khu vực châu á - Thái Bình D-
ơng. Các ngành công nghiệp trụ cột nh công nghiệp chế tạo thiết bị thông tin
điện tử, cơ điện, chế tạo máy, chế tạo phơng tiện giao thông vận tải... tăng trởng
nhanh và đóng góp tới 50,7% đối với toàn bộ ngành công nghiệp nói chung.
Điều đó cho thấy, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đang bớc vào thời kỳ
mới công nghiệp nặng hóa của công nghiệp hóa. Sự phát triển nhanh chóng
của ngành công nghiệp trụ cột và ngành kinh doanh bất động sản, có liên quan
mật thiết với sự nâng cấp cơ cấu tiêu dùng và cơ chế của thị trờng trong nớc.
Đây sẽ là nguồn lực chủ yếu để kinh tế Trung Quốc tăng trởng liên tục bền
vững trong mời năm tới. Kim ngạch ngoại thơng của Trung Quốc tiếp tục gia
tăng. Trong ba quý đầu năm 2003, xuất khẩu tăng 32,2% đạt 308 tỷ USD, nhập
khẩu tăng 40,5% đạt 299 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2002. Dự trữ ngoại hối

của Trung Quốc tính tới cuối tháng 9 đã lên tới 383,9 tỷ USD, tăng 97,5 tỷ USD
so với đầu năm.
Sự tăng trởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc đã giúp cho kinh tế châu á
tiếp tục dẫn đầu thế giới. Tuy vậy, vấn đề đối với châu á hiện nay là châu á
phải cải cách cơ cấu kinh tế ở từng nớc cho phù hợp với tự do đầu t và thơng
mại; tăng cờng hỗ trợ và bổ sung cho nhau; đẩy mạnh thơng mại trong và ngoài
khối.
Nh vậy có thể thấy, nền kinh tế thế giới trong những năm qua đã trải qua
nhiều biến động khó lờng. Năm 2001 và 2002 là hai năm tụt dốc của nền kinh
tế thế giới đặc biệt là của ba trung tâm kinh tế lớn: Mỹ, Nhật Bản và Liên minh
châu Âu, từ năm 2003 nền kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc và phục hồi trở lại.
Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế ở mỗi quốc gia và khu vực rất khác nhau, tạo nên
bức tranh toàn cảnh của kinh tế thế giới với những gam mầu sáng đa dạng. Đài
Loan là một nền kinh tế hớng ngoại, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế và khi Đài Loan đã trở thành thành viên WTO thì cũng không tránh
khỏi những tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế. Tác động này đợc thể
hiện rõ nét qua tốc độ tăng trởng của kinh tế Đài Loan trong những năm qua.
Chơng II
Kinh tế Đài Loan trớc khi gia nhập WTO
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế Đài Loan lâm vào tình
trạng khủng hoảng nghiêm trọng: sản xuất đình đốn, hàng hóa khan hiếm,
tốc độ lạm phát cao cha từng thấy, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn,
thiếu thốn. Năm 1948, sản xuất nông nghiệp chỉ đạt 59% so với năm 1941,
không đủ cung cấp lơng thực cho ngời dân trên đảo
2
. Sản xuất công nghiệp
còn bi đát, trì trệ hơn nhiều. Các ngành công nghiệp nặng không có điều kiện
phát triển đã đành, các ngành công nghiệp nhẹ truyền thống cũng rơi vào tình
trạng thụt lùi hoặc dậm chân tại chỗ. Tỷ lệ lạm phát là thử thách lớn nhất đối
với Đài Loan khi đó. Theo thống kê, khối lợng tiền do Ngân hàng Đài Loan

phát hành vào năm 1946 là 5,3 tỷ; năm 1947: 17,1 tỷ; năm 1948: 142 tỷ và
năm 1949 là 527 tỷ Đài tệ
3
. Nền kinh tế Đài Loan khi đó đợc ví nh một cơ
thể ốm yếu, chênh vênh bên bờ vực thẳm, chỉ đôi chút sai lầm là vô phơng
cứu vãn.
Sau khi rời đại lục ra lập chính quyền tại Đài Loan vào tháng 12-1949,
chính quyền Quốc Dân đảng đã thực thi chính sách khôi phục và phát triển
kinh tế đúng đắn, đa Đài Loan thoát khỏi đói nghèo, vơn dậy mạnh mẽ và trở
thành một trong những nền công nghiệp mới phát triển vào thập kỷ 70 thế kỷ
XX. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Đài Loan đã tích cực thực hiện
chiến lợc quốc tế hóa, từng bớc hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế toàn
cầu. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng tạo nên kỳ tích kinh tế Đài
Loan. Có thể nói, với chính sách hớng ngoại thiết thực, đầy hiệu quả, nền
kinh tế Đài Loan đã có sự chuẩn bị khá kỹ càng trớc khi gia nhập Tổ chức
Thơng mại thế giới, phù hợp với những yêu cầu nghiêm ngặt của tổ chức này.
I. Các chính sách phát triển kinh tế Đài Loan từ năm
1949 đến năm 2002
2
Chơng Thắng Nham: Lịch sử khai phát Đài Loan. Đại học Không Trung (Đài Loan), 1996, tr.30.
3
Ngô Vinh nghĩa: Sách lợc phát triển công nghiệp Đài Loan. Hội nghiên cứu quốc tế về phát triển kinh tế xã
hội ngời Hoa, 1986, tr.120.
Những thành quả mà Đài Loan giành đợc trong lĩnh vực kinh tế đã chứng
minh rõ tính đúng đắn, sáng tạo của hệ thống chính sách đợc thực thi suốt
chặng đờng dài một phần hai thế kỷ, trớc khi khu vực này chính thức trở thành
thành viên Tổ chức Thơng mại thế giới. Có thể khẳng định, chính quyền Đài
Loan không chỉ xác định đúng đắn chiến lợc phát triển kinh tế lâu dài, mà còn
định ra những bớc đi cũng hết sức hợp lý trong mỗi thời kỳ, phù hợp với yêu
cầu và trình độ xây dựng kinh tế - xã hội từng giai đoạn. Nhìn lại hệ thống

chính sách kinh tế đợc áp dụng ở Đài Loan, chúng ta có thể nhận thấy chính
quyền Đài Loan đã thành công ở chỗ biết căn cứ vào những đặc điểm cơ bản
nhất, những điểm mạnh có thể khai thác, tạo cơ sở chắc chắn cho mục tiêu xây
dựng và phát triển kinh tế trong từng giai đoạn; đồng thời Đài Loan còn biết
khai thác tối đa những kết quả đã đạt đợc trong giai đoạn trớc để phục vụ nhu
cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn sau. Sau đây chúng tôi xin trình bày và
phân tích các chính sách phát triển kinh tế Đài Loan từ sau năm 1949 đến trớc
ngày gia nhập WTO.
1. Khôi phục và ổn định kinh tế (1949-1953)
Đứng trớc tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của nền kinh tế sau chiến
tranh, chính quyền Quốc Dân đảng xác định cần tiến hành một số biện pháp cải
cách nhằm mục tiêu quan trọng trớc hết là phục hồi nền kinh tế, đa Đài Loan
thoát khỏi nguy cơ sụp đổ. Hai nội dung cải cách quan trọng nhất đợc thực hiện
trong giai đoạn này là:
1.1. Cải cách ruộng đất
Đài Loan là khu vực kinh tế nông nghiệp, vì thế ruộng đất là khâu cực kỳ
quan trọng, cần đợc giải quyết căn bản ngay từ giai đoạn đầu. Trong thời kỳ
Nhật Bản thống trị, ruộng đất chủ yếu tập trung trong tay ngời Nhật và giai cấp
địa chủ Đài Loan (chiếm tới 77,6%)
4
. Để đặt nền móng cho sự phát triển nông
nghiệp, chính quyền Đài Loan đã tiến hành cải cách ruộng đất, bắt đầu từ năm
1949 và cơ bản hoàn thành vào năm 1953. Cuộc cải cách ruộng đất ở Đài Loan
đợc chia làm 3 bớc:
Bớc thứ nhất: giảm tô 375
4
Lí Nhân, Lí Tùng Lâm (chủ biên): Bốn mơi năm Đài Loan. Nxb Nhân dân Sơn Tây, 1992, tr.66.
Trớc khi Tởng Giới Thạch đem quân từ đại lục ra nắm chính quyền, ngời
nông dân Đài Loan hàng năm phải nộp tô từ 50-70% sản lợng lơng thực thu
hoạch trên mảnh ruộng cày thuê cho địa chủ. Với chủ trơng giảm gánh nặng su

thuế cho nông dân, chính quyền Đài Loan quy định mức thu tô nhất loạt không
đợc vợt quá 37,5% tổng sản lợng thu hoạch nông phẩm chính vụ; những nơi
đang có mức thu tô thấp hơn tỷ lệ đó không đợc điều chỉnh cao hơn. Tính đến
năm 1952 đã có trên 29% đất canh tác đợc giảm tô, với 43% số nông dân có
cuộc sống đợc cải thiện hơn rất nhiều
5
.
Bớc thứ hai: phóng lĩnh đất công
Tính đến năm 1952, diện tích đất công ở Đài Loan có khoảng 181 ngàn
héc-ta, xấp xỉ 21% tổng diện tích đất canh tác toàn đảo
6
. Nhằm từng bớc xác lập
quyền sở hữu ruộng đất của ngời nông dân, tháng 6-1951, chính quyền Đài
Loan ban hành văn bản Biện pháp phóng lĩnh đất công cho nông dân tự
canh, với nội dung cụ thể nh sau: ngoài những phần đất cần giữ lại vì mục đích
bảo vệ nguồn nớc hoặc xây dựng công trình công cộng, số còn lại sẽ bán cho
nông dân; giá đất bán đợc tính bằng giá trị sản phẩm thu hoạch cả năm trên
mảnh ruộng đó nhân với 2,5; ngời mua đất trả tiền trong 10 năm, định kỳ mỗi
năm 2 lần, sau khi trả đủ tiền, quyền sở hữu ruộng đất thuộc về ngời mua. Từ
năm 1951 đến năm 1964, chính quyền Đài Loan đã bán 110 ngàn ha ruộng cho
246 ngàn hộ nông dân, bình quân mỗi hộ đợc quyền sử dụng 0,49 ha.
Bớc thứ ba: thực hiện ngời cày có ruộng
Đây là mục tiêu cuối cùng, cũng là mục tiêu đích thực của công cuộc cải
cách ruộng đất. Tháng 1-1953, chính quyền Đài Loan công bố Điều lệ thực
hiện ngời cày có ruộng, với 3 nguyên tắc cơ bản: đa lại ruộng đất cho nông
dân; chiếu cố lợi ích của địa chủ và chuyển vốn bán ruộng của địa chủ vào các
ngành sản xuất công nghiệp trọng điểm. Giá bán đất và kỳ hạn trả tiền đợc áp
dụng nh quy định phóng lĩnh đất công. Giá đất địa chủ bán cho chính quyền
ngang bằng giá đất bán cho nông dân. Chính quyền Đài Loan trả tiền bán đất
cho địa chủ dới hai hình thức: 70% bằng sản phẩm nông nghiệp thu hoạch hàng

5
Cao Hy Quân, Lí Thành (chủ biên): Bốn mơi năm kinh nghiệm Đài Loan. Nxb , Hà Nội 1992, tr.97. (sách
dịch)
6
Lí Nhân, Lí, Tùng Lâm (chủ biên): Bốn mơi năm Đài Loan. Nxb Nhân dân Sơn Tây, 1992, tr.69.
năm; 30% bằng cổ phiếu đầu t vào công nghiệp, với 4 lĩnh vực đợc u tiên là xi
măng, khai mỏ, nông lâm nghiệp và chế tạo giấy.
Với cách làm khôn khéo, mềm dẻo và hết sức hiệu quả, công cuộc cải cách
ruộng đất ở Đài Loan đã đem lại quyền sở hữu chính thức về ruộng đất cho ngời
nông dân. Đồng thời, Đài Loan cũng giải quyết hết sức ổn thoả mâu thuẫn cơ
bản giữa địa chủ và nông dân, đem lại không khí và sức sống mới trong đời
sống xã hội nông thôn. Sau khi có ruộng, ngời nông dân phấn chấn lao vào sản
xuất, tăng cờng đầu t vốn, cải tạo kỹ thuật và giống cây trồng, nâng cao năng
suất, tăng sản lợng thu hoạch, góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy nông nghiệp
phát triển, nâng cao chất lợng sống. Có thể nói, trong lĩnh vực nông nghiệp, Đài
Loan đã rất thành công trong khâu cải cách ruộng đất, đặt nền móng quan trọng
cho những bớc phát triển tiếp theo.
1.2. Cải cách tài chính tiền tệ
Khủng hoảng tài chính tiền tệ vào những năm cuối thập kỷ 40 thế kỷ XX
đã làm cho nền kinh tế Đài Loan chênh vênh bên bờ vực thẳm. Tài chính tiền tệ
trở thành điểm nóng không thua kém gì vấn đề ruộng đất trong nông nghiệp.
Chính quyền Đài Loan kiên quyết tháo gỡ tình trạng này bằng một số chính
sách và biện pháp nh sau:
Cải cách chế độ tiền tệ
Ngày 15-6-1949, chính quyền Đài Loan công bố Phơng án cải cách chế
độ tiền tệ tỉnh Đài Loan và Biện pháp phát hành đồng tiền Đài Loan mới
(NT), với 4 quy định: khối lợng tiền phát hành tối đa không đợc quá 200 triệu
NT; tỷ giá giữa đồng tiền Đài Loan và đồng đô-la Mỹ là 5:1, cứ 40.000 đồng
tiền cũ (ĐT) đổi đợc 1 đồng tiền mới (NT); đồng NT đợc đảm bảo bằng vàng,
bạc, ngoại tệ và những vật có khả năng đổi ngoại tệ; hàng tháng, Ngân hàng Đài

Loan phải báo cáo khối lợng tiền phát hành với chính quyền tỉnh và Uỷ ban
quản lí phát hành tiền tệ
7
. Mặc dù cha thật sự ổn định và vẫn còn nhiều khó
khăn, song nhờ các biện pháp cải cách phù hợp, tình trạng lạm phát đã từng bớc
đợc đẩy lùi ở Đài Loan.
7
Tống Văn Bu: Lịch sử phát triển tài chính tiền tệ Đài Loan. Nxb Hợp tác kim khố, 1994, tr.107-108.
Quản lí ngoại tệ
Đầu thập kỷ 50 thế kỷ XX, cùng với khó khăn tột cùng do lạm phát và tốc
độ gia tăng giá sinh hoạt, Đài Loan còn phải đối mặt với tình trạng thiếu ngoại
tệ nghiêm trọng. Vì thế, quản lí ngoại tệ là khâu quan trọng, nhằm vừa đáp ứng
yêu cầu nhập khẩu mở rộng sản xuất nội địa, vừa tăng tích luỹ ngoại tệ, góp
phần giữ vững sự ổn định về kinh tế. Để quản lí tốt ngoại tệ, chính quyền Đài
Loan đã áp dụng hai biện pháp chủ yếu là cấp giấy chứng nhận thanh toán
ngoại tệ cho các doanh nghiệp và quy định tỷ giá hối đoái. Theo quy định, tất
cả các ngành xuất khẩu, vận tải biển, bảo hiểm và các ngành có thu nhập ngoại
tệ khác đều đợc ngân hàng thanh toán 20% số ngoại tệ thu đợc bằng đồng tiền
Đài Loan theo tỷ lệ 1USD = 5NT; số còn lại sẽ nộp cho ngân hàng để nhận giấy
chứng nhận đã thanh toán ngoại tệ. Cùng với chế độ cấp giấy chứng nhận thanh
toán ngoại tệ là chế độ nhiều tỷ giá hối đoái, dành riêng cho từng đối tợng sử
dụng ngoại tệ. Hai biện pháp trên nhằm khống chế giá cả và quản lí nguồn thu
cũng nh khối lợng ngoại tệ lu thông trên thị trờng, góp phần bình ổn giá cả, cân
đối thu chi. Sau này, do yêu cầu phát triển kinh tế, ngày 12-4-1958, chính
quyền Đài Loan cho công bố Phơng án cải tiến mậu dịch ngoại tệ và Biện
pháp quản lí mậu dịch ngoại tệ - thực hiện cấp giấy phép thanh toán ngoại tệ
cho hầu hết các chủng loại hàng nhập khẩu và từng bớc điều chỉnh, đi đến thực
hiện thống nhất một tỷ giá hối đoái.
Nhờ áp dụng các chính sách, biện pháp hữu hiệu, chỉ sau một thời gian
ngắn (1949-1953), chính quyền Đài Loan đã nhanh chóng đa nền kinh tế thoát

khỏi tình trạng khủng hoảng, tạo cơ sở hết sức quan trọng và cơ bản cho những
bớc đi sau này của Đài Loan. Có thể nói, sau năm 1953, nền kinh tế Đài Loan
đã bớc vào thời kỳ ổn định, từng bớc vững vàng và đạt đợc nhiều thành quả
đáng ghi nhận trong những giai đoạn tiếp theo.
2. Thực hiện chiến lợc thay thế nhập khẩu (1953-1962)
Mặc dù đợc phục hồi và thoát khỏi nguy cơ suy thoái, song nền kinh tế
Đài Loan trong những năm đầu thập kỷ 50 thế kỷ XX vẫn nằm trong tình trạng
hết sức khó khăn. Sản xuất công nghiệp còn rất mỏng yếu, cha đủ khả năng thoả
mãn nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho ngời dân. Nhu cầu nhập khẩu máy móc,
nguyên liệu phục vụ sản xuất đối với Đài Loan lúc đó rất lớn, trong khi nguồn
ngoại tệ lại vô cùng khan hiếm. Mục tiêu cấp thiết sau giai đoạn phục hồi kinh
tế là giải quyết vấn đề ăn mặc cho nhân dân, khắc phục tình trạng lệ thuộc quá
nhiều vào nhập khẩu, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống ngời dân.
Để đạt đợc mục tiêu nh vậy, Đài Loan chủ trơng xây dựng nền kinh tế hớng nội
nghĩa là làm sống động toàn bộ guồng máy sản xuất nội địa, đặc biệt là các
ngành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thay thế nhập khẩu.
Về nông nghiệp, Đài Loan đã thực hiện một chủ trơng hết sức quan trọng,
đó là lấy nông nghiệp nuôi dỡng công nghiệp. Đài Loan hiểu rõ u thế hàng
đầu của mình là nông nghiệp, vì thế không đợc phép để nông nghiệp sa sút,
chậm phát triển, trong khi nền công nghiệp còn hết sức non yếu. Nông nghiệp
phát triển không những đáp ứng nhu cầu lơng thực của toàn thể ngời dân trên
đảo, mà còn góp phần rất quan trọng vào việc tạo nguồn vốn, nguồn nguyên
liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp xuất khẩu.
Trong giai đoạn này, Đài Loan đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp thúc
đẩy và phát triển nông nghiệp một cách thiết thực, hiệu quả nh: quản lí chặt chẽ
nguồn thu lơng thực; mở rộng các lĩnh vực sản xuất và các kênh tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp; xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật nông nghiệp;
đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ thuật nông nghiệp... Trong giai đoạn này, Đài
Loan đã dành một khoản đáng kể nguồn vốn viện trợ nhận đợc từ Mỹ để đầu t
cho nông nghiệp, trong đó nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật đợc coi là một hạng

mục lớn cần u tiên. Theo thống kê, thời gian 1954-1956, Đài Loan đã nhập từ
Mỹ và Nhật Bản nhiều loại máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp và những
thiết bị dùng để chế tạo máy nông cụ nh máy cày, máy bừa, máy làm cỏ, máy
gặt... Số lợng máy kéo dùng trong nông nghiệp tăng từ 249 chiếc năm 1952 lên
387 chiếc vào năm 1957; số máy cày tăng từ 3.000 chiếc năm 1952 lên 18.000
chiếc vào năm 1960
8
.
Trong lĩnh vực công nghiệp, Đài Loan thực hiện chiến lợc phát triển các
ngành thay thế nhập khẩu, nhằm mục tiêu vừa vực dậy các ngành công nghiệp
8
Production yearbook 1960. FAO, Rome, 1961, tr267
truyền thống, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trờng nội địa, vừa tiết kiệm tối
đa nguồn ngoại tệ đang còn khan hiếm. Để thực hiện chiến lợc quan trọng này,
chính quyền Đài Loan đã áp dụng một số biện pháp hết sức hiệu quả và phù hợp
với yêu cầu xây dựng kinh tế khi đó. Trớc hết, Đài Loan thi hành nghiêm ngặt
chế độ quản lí nhập khẩu, kiên quyết hạn chế, tạm đình chỉ hoặc cấm nhập một
số mặt hàng cha thực sự cần thiết đối với Đài Loan, hoặc những mặt hàng có
khả năng chế tạo tại chỗ. Đi kèm với chế độ hạn chế nhập khẩu là chế độ thuế
quan nghiêm ngặt đợc áp dụng theo tỷ lệ khác nhau đối với các mặt hàng cho
phép, hạn chế, tạm đình chỉ hoặc cấm nhập trong giai đoạn này. Chẳng hạn,
năm 1955, mức thuế nhập đối với tơ tằm, sợi tổng hợp và sản phẩm sợi tổng hợp
là 140,83%; len và sản phẩm len: 90,56%; thực phẩm: 52,25%; bông vải sợi:
43,24%; đay:34,25%. Nguyên liệu sản xuất và những mặt hàng trung gian chịu
mức thuế thấp hơn - than, nguyên liệu đá, đất sét, các khoáng sản khác:
24,48%; kim loại và các sản phẩm bằng kim loại: 26,37%; hoá chất, nguyên
liệu làm thuốc và chất nhuộm: 27,63%; dầu, nhựa cao su: 27,33%...
9
Biện pháp
thứ hai đợc Đài Loan áp dụng trong giai đoạn này là hạn chế lập các xí nghiệp

cha đủ năng lực sản xuất hoặc những xí nghiệp sản xuất các mặt hàng có dấu
hiệu bão hoà trên thị trờng, những mặt hàng cha thật sự thiết yếu nhng đòi hỏi
khối lợng nguyên vật liệu nhập khẩu lớn. Việc quản lí chặt chẽ việc thành lập xí
nghiệp mới có hai tác dụng đáng khẳng định. Một là, giảm bớt cơn sốt sản xuất
một số mặt hàng thịnh hành nhất thời mà không tính đến khả năng tiêu thụ lâu
dài của nó, dẫn đến tình trạng ứ hàng, đọng vốn, làm suy yếu xí nghiệp. Hai là,
hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng ra đời tràn lan, kém hiệu quả của các xí
nghiệp, đa đến sự cạnh tranh không lành mạnh, phân phối nguyên vật liệu
không hợp lí, nhất là trong điều kiện còn rất nhiều xí nghiệp non trẻ cần nâng
đỡ. Biện pháp quan trọng thứ ba đợc Đài Loan tích cực thực thi trong giai đoạn
này là khuyến khích các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Mặc dù đây cha
phải là giai đoạn thực hiện chiến lợc hớng về xuất khẩu, song ngay từ những
năm cuối thập kỷ 50 thế kỷ XX, Đài Loan đã coi trọng, khuyến khích sản xuất
các mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trờng quốc tế. Nhờ một số chính sách
9
Vu Tông Tiên (chủ biên): Mậu dịch đối ngoại Đài Loan. Nxb Liên Kinh, 1996, tr.150
hiệu quả nh bù giá ngoại tệ, hoàn trả thuế nhập khẩu nguyên liệu, áp dụng lãi
suất ngân hàng u đãi đối với các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nên Đài
Loan đã thu đợc một khoản ngoại tệ đáng kể trong giai đoạn này, đồng thời tạo
giúp nhiều xí nghiệp nội địa có cơ hội cọ sát, thử nghiệm trên thị trờng quốc tế.
Các biện pháp kể trên đã làm cho nền sản xuất công nghiệp Đài Loan giai
đoạn này có bớc tiến đáng kể. Đóng góp của các ngành công nghiệp Đài Loan
trong tổng sản phẩm quốc dân tăng từ 17,7% năm 1953 lên 24,9% năm 1960.
Riêng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tỷ lệ 25% tổng giá trị toàn
bộ các ngành công nghiệp trong giai đoạn 1954-1961
10
.
3. Thực hiện chiến lợc hớng về xuất khẩu (1963-1980)
Bớc vào thập kỷ 60 thế kỷ XX, nền kinh tế Đài Loan không những hoàn
toàn thoát khỏi khủng hoảng, đứng vững và ổn định, mà còn có bớc phát triển

khá mạnh mẽ, toàn diện. Nông nghiệp đã phát huy vai trò chủ đạo, đáp ứng nhu
cầu lơng thực cho toàn đảo, đồng thời góp phần rất quan trọng vào tỷ lệ tăng tr-
ởng kinh tế của Đài Loan. Công nghiệp ngày càng tỏ rõ u thế trên thị trờng nội
địa, từng bớc khẳng định vị trí trên một số thị trờng quốc tế. Những năm đầu
thập kỷ 60 này, các mặt hàng tiêu dùng đã có dấu hiệu bão hoà trên đảo, đòi hỏi
các ngành sản xuất công nghiệp (kể cả nông nghiệp) Đài Loan phải nhanh
chóng tìm cách vơn ra thị trờng thế giới. Mặt khác, dù có bớc phát triển rất đáng
kể, song vào thời điểm này, các ngành công nghiệp Đài Loan nhìn chung vẫn
thiếu vốn và kỹ thuật công nghệ hiện đại yếu tố rất quan trọng giúp hàng hoá
Đài Loan cạnh tranh với hàng hoá nớc ngoài. Nhu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi
Đài Loan phải chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế.
Chính vì vậy, bắt đầu từ năm 1963, Đài Loan chuyển trọng tâm xây dựng kinh
tế sang mô hình hớng ngoại, với một số chính sách và biện pháp nh sau:
3.1. Thu hút đầu t nớc ngoài
Để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của nớc ngoài,
đặc biệt là các nớc phơng Tây, Đài Loan đã rất tích cực đẩy mạnh hoạt động thu
hút đầu t nớc ngoài. Hai luồng đầu t chủ yếu đổ vào Đài Loan là của ngời Hoa,
10
Lý Gia Tuyền (chủ biên): Tổng quan nền kinh tế Đài Loan. Nxb Kinh tế Tài chính Trung Quốc, Bắc Kinh,
1995, tr.79.
Hoa kiều và các nớc trên thế giới. Trong luồng đầu t thứ hai, Đài Loan chú
trọng khai thác nguồn vốn, công nghệ của các nớc công nghiệp phát triển nh
Mỹ, Nhật, Tây Âu. Đài Loan đã thực thi nhiều chính sách u đãi, hấp dẫn để thu
hút tối đa nguồn đầu t từ bên ngoài, trong đó đầu t của ngời Hoa và Hoa kiều
chiếm vị trí rất quan trọng. Với tiềm lực mạnh về kinh tế, nhiều kinh nghiệm
trong làm ăn buôn bán, ngời Hoa và Hoa kiều đã đóng góp khá lớn vào sự phát
triển kinh tế của Đài Loan. Theo tính toán, đầu t trung bình hàng năm của ngời
Hoa và Hoa kiều vào Đài Loan trong thập kỷ 50 thế kỷ XX chỉ dừng ở mức 1
triệu USD; sang thập kỷ 60, con số đó là 12 triệu và đến thập kỷ 70 đã tăng gấp
5 lần, đạt 60 triệu USD. Từ một hạng mục đầu t 1 triệu USD năm 1952, năm

1980, ngời Hoa và Hoa kiều đã đầu t vào Đài Loan 222, 6 triệu USD, tăng 200
lần
11
. Trong lĩnh vực thu hút đầu t, không thể không nhắc tới thành công của
Đài Loan tại 3 khu chế xuất là Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam, đợc xây dựng
từ tháng 9-1966 đến tháng 8-1969. Tuy chỉ có 3 khu chế xuất, song hiệu quả
kinh tế đạt đợc từ đây lại rất lớn và có vai trò hết sức quan trọng đối với quá
trình phát triển kinh tế của Đài Loan. Các khu chế xuất đã đóng góp tỷ lệ đáng
kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu và thu nhập ngoại tệ của Đài Loan. Từ năm
1966 đến năm 1976, kim ngạch xuất khẩu của 3 khu chế xuất đạt gần 2,7 tỷ
USD; thu nhập ngoại tệ đạt gần 928 triệu USD. Trừ 3 năm đầu (1966-1968)
phải nhập thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, những năm
khác, kim ngạch xuất nhập khẩu của các khu chế xuất luôn xuất siêu. Ngay cả
trong hai năm khủng hoảng dầu lửa thế giới (1975-1976), đầu t nớc ngoài vào
Đài Loan giảm xuống, nhng các khu chế xuất vẫn đạt khối lợng xuất siêu trung
bình hàng năm là 200 triệu USD
12
.
3.2. Đẩy mạnh hoạt động mậu dịch đối ngoại
Từ giữa thập kỷ 60 thế kỷ XX đến nay, đặc biệt trong những năm 70 thế
kỷ XX, mậu dịch đối ngoại Đài Loan luôn đạt đợc những thành tựu to lớn, vừa
góp phần tăng đáng kể nguồn ngoại tệ, vừa tạo môi trờng rộng mở cho mục tiêu
hội nhập quốc tế của hòn đảo có vị trí thuận lợi về ngoại thơng. Bớc vào kế
hoạch xây dựng kinh tế xã hội 4 năm lần thứ ba (1961-1964), Đài Loan chủ
11
Phòng thống kê Bộ Kinh tế (Đài Loan): Niên báo thống kê kinh tế, 1994, tr.180-181.
12
Khát Chấn Âu: Xây dựng khu chế xuất, Nxb Liên Kinh, 1983, tr.53
trơng chuyển hoạt động mậu dịch từ chiến lợc quản lí nhập khẩu tiêu cực sang
mở rộng xuất khẩu tích cực, từng bớc chủ động chuẩn bị cho quá trình tham gia

vào Tổ chức thơng mại thế giới trong những giai đoạn tiếp theo.
Thập kỷ 50 thế kỷ XX, ngành ngoại thơng Đài Loan phát triển cha đáng
kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1952 chỉ đạt 116 triệu USD. Nhờ một số
biện pháp khuyến khích xuất khẩu vào cuối những năm 50 nên ngay sau khi
thực hiện chiến lợc kinh tế hớng ngoại, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1963 đã
tăng gấp gần 3 lần so với năm 1952, đạt 320 triệu USD. Năm 1964, lần đầu tiên
sau chiến tranh, ngoại thơng Đài Loan đạt tỷ lệ xuất siêu với kim ngạch xuất
khẩu 433 triệu USD
13
. Do một số nguyên nhân nên thời gian 1965-1975, tỷ
trọng xuất nhập khẩu của Đài Loan lên xuống thất thờng. Từ năm 1976, ngành
ngoại thơng Đài Loan đã bớc sang thời kỳ mới tỷ trọng xuất nhập khẩu luôn
luôn đạt mức xuất siêu, kể cả thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng dầu lửa thế
giới lần thứ hai.
3.3. Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề
Từ giữa thập kỷ 60 thế kỷ XX, nền kinh tế Đài Loan đã chuyển sang giai
đoạn mới: công nghiệp thay thế vị trí chủ đạo của nông nghiệp. Giá trị công
nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng từ 23,2% năm 1955 lên 28,2% năm
1962. Trong giai đoạn này, các ngành sản xuất tập trung sức lao động ở Đài
Loan từng bớc đợc nâng cấp, thậm chí có những lĩnh vực mất dần u thế. Sau hai
cuộc khủng hoảng dầu lửa vào năm 1973 và 1979, nền kinh tế thế giới lâm vào
tình trạng khó khăn. Nhiều nớc đã thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch nghiêm
ngặt, hạn chế tới mức thấp nhất khối lợng hàng hoá nhập khẩu, đặc biệt là hàng
tiêu dùng hàm lợng lao động cao. Trong bối cảnh nh vậy, cùng với những trởng
thành nhất định của nền kinh tế, Đài Loan quyết định thực hiện chiến lợc điều
chỉnh cơ cấu giữa các ngành và trong nội bộ các ngành sản xuất. Việc làm đó
vừa góp phần tháo gỡ khó khăn phải nhập nhiều nhiên liệu, vừa phù hợp với nhu
cầu và đòi hỏi phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn này, các
ngành tập trung lao động kết hợp tập trung công nghệ cao và các ngành công
nghệ mới, hiện đại bắt đầu đợc Đài Loan tập trung khai thác và đa vào kế hoạch

13
Vũ Quán Hùng: Mậu dịch đối ngoại Đài Loan, Nxb Trung Chính th cục, 1988, tr.38
phát triển dài hạn. Trong lĩnh vực công nghiệp, Đài Loan chuyển trọng tâm xây
dựng từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng và công nghiệp hoá học, phát
triển các ngành sản xuất hàng chất lợng cao, có sức cạnh tranh trên thị trờng
quốc tế. Để hỗ trợ cho chiến lợc nâng cấp công nghiệp, từ năm 1974 đến năm
1979, Đài Loan đã thực hiện chơng trình thập đại kiến thiết (xây dựng mời
công trình lớn), trong đó có 4 hạng mục xây dựng công nghiệp nặng và công
nghiệp hoá học là Nhà máy luyện thép Cao Hùng; Nhà máy đóng tàu Cao
Hùng; các nhà máy lọc dầu, công ty dầu khí, nhà máy nhựa và Nhà máy điện
nguyên tử Kim Sơn.
Về nông nghiệp, Đài Loan không chỉ tiếp tục phát huy vai trò của các
ngành trồng cây lơng thực truyền thống nh trớc đây, mà đã đầu t sâu hơn cho
các ngành chăn nuôi, khai thác thế mạnh của các ngành có khả năng xuất khẩu
trong nông nghiệp.
Nhờ có sự điều chỉnh và nâng cấp cơ cấu ngành nên trong giai đoạn này,
nhiều sản phẩm hàng hoá của Đài Loan đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu quốc
tế hoá, đồng thời từng bớc đa các ngành sản xuất hội nhập sâu vào nền kinh tế
toàn cầu.
Có thể nói, đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của nền kinh tế Đài Loan, từ
sau thời kỳ khủng hoảng. Với nhiều chính sách và biện pháp hữu hiệu, phù hợp,
các ngành sản xuất, kinh doanh ở Đài Loan đã thực sự lớn mạnh, đáp ứng nhu
cầu sống của nhân dân trên đảo và từng bớc vơn mạnh ra thị trờng thế giới. Từ
một khu vực có nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, với một số ngành công
nghiệp nhẹ trì trệ, đình đốn, Đài Loan đã trở thành một trong bốn nền công
nghiệp mới phát triển ở châu á vào thập kỷ 70 thế kỷ XX. Tính đến những năm
cuối thập kỷ 70, nền kinh tế Đài Loan đã có nhiều đặc điểm phù hợp với yêu
cầu hội nhập của nền kinh tế thế giới, có thể sẵn sàng chủ động tham gia sân
chơi chung của khu vực và quốc tế. Cũng sau giai đoạn phát triển này, Đài Loan
đã tạo lập đợc những cơ sở vững chắc cho chiến lợc quốc tế hoá kinh tế vào giai

đoạn tiếp theo.
4. Thực hiện chiến lợc quốc tế hoá nền kinh tế (1981-)
Có thể nói, hội nhập quốc tế là một nguyên nhân quan trọng đa nền kinh tế
Đài Loan đến thành công. Là hòn đảo nhỏ bé, Đài Loan sớm xác định không
thể dựa mãi vào thị trờng nội địa chật hẹp để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Muốn tồn tại và thịnh vợng, Đài Loan nhất thiết phải tham gia vào quá trình
phân công lao động quốc tế, thiết lập các mối quan hệ kinh tế đa phơng, cởi mở
và khẳng định vị thế trên thị trờng các nớc. Để hội nhập, Đài Loan đã thực thi
một số hớng đi cơ bản nh sau:
4.1. Khuyến khích đầu t vào các ngành kỹ thuật cao
Bớc vào thập kỷ 80 thế kỷ XX, Đài Loan xác định rất cụ thể phơng hớng
đầu t và phát triển các ngành kỹ thuật cao, trong đó điện tử và vi sinh là hai
ngành đợc chú trọng đặc biệt. Cũng nh nhiều nớc và khu vực công nghiệp phát
triển khác, Đài Loan hiểu rằng muốn đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập, cần
nhanh chóng làm chủ các ngành khoa học công nghệ mới, các ngành mũi nhọn
mang tính quyết định xu thế phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Bắt đầu từ
những năm 80, nền công nghệ thông tin thế giới bớc vào giai đoạn phát triển
mạnh mẽ cha từng thấy, đòi hỏi mỗi quốc gia và khu vực phải nhanh chóng bắt
nhịp với hớng đi chung của nhân loại. Không tiến hành sự nghiệp công nghiệp
hoá, không tập trung phát triển các ngành công nghệ cao, thì không thể thực
hiện đợc mục tiêu hiện đại hoá và quốc tế hoá nền kinh tế. Từ các ngành công
nghiệp phục vụ nhu cầu nội địa, ngay từ giai đoạn trớc, Đài Loan đã từng bớc
nâng cấp ngành nghề, chú trọng phát triển các ngành hàm lợng kỹ thuật cao.
Chính vì thế, bớc sang giai đoạn thứ t này, Đài Loan đã khá chủ động trong việc
đầu t có trọng điểm vào các ngành kỹ thuật cao, nhất là ngành công nghiệp điện
tử. Theo thống kê, từ năm 1981 đến năm 1986, tổng giá trị sản xuất của ngành
vi tính và các ngành liên quan đến công nghệ vi tính ở Đài Loan đều tăng
100%, riêng năm 1986 đạt 110 triệu NT, tơng đơng 2,5 triệu USD. Giá trị xuất
khẩu các mặt hàng vi tính cũng tăng trởng ở mức 100%, năm 1986 đạt trên 95
triệu NT, tơng đơng 2,4 triệu USD

14
.
14
Ngô T Hoa: Chính sách ngành và chính sách khoa học kỹ thuật, Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, 1994,
tr.12

×