Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Truyền dịch - Truyền máu – Phần 2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.14 KB, 12 trang )

Truyền dịch - Truyền máu –
Phần 2

e. Chuẩn bị để truyền máu.
e.1. Hồ sơ bệnh án:
- Ðiều dưỡng viên phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, đọc kỹ phần y lệnh
mà bác sĩ đã ghi:
+ Nhóm máu để truyền
+ Số lượng cần truyền
+ Ngày giờ truyền
+ Tốc độ truyền
+ Ngày, giờ, họ tên, chức vụ, người ký y lệnh
- Ðọc kết quả xét nghiệm nhóm máu của bệnh nhân
- Lấy mạch, nhiệt độ, nhịp thở huyết áp và ghi vào hồ sơ bệnh án.
e.2. Chuẩn bị địa điểm:
Ðịa điểm phải thoáng, đủ ánh sáng, đảm bảo vô khuẩn.
e.3. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích để bệnh nhân yên tâm và nói để họ rõ thời gian truyền bao lâu sẽ
xong.
- Lấy các dấu hiệu sinh tồn
- Xem bệnh nhân có dị ứng hay có tiền sử phản ứng với máu không?
- Vệ sinh thân thể nhất là cùng truyền.
- Dặn bệnh nhân đi đại tiểu tiện trước khi truyền.
e.4. Chuẩn bị dụng cụ:
- Chai máu hoặc túi máu (1 đơn vị máu) cùng một lúc người bệnh không
được nhận quá 1 đơn vị máu (là 500ml).
Ðây là một khâu quan trọng nhất, nên người điều dưỡng phải kiểm tra đối
chiếu cẩn thận.
+ Kiểm tra nhãn hiệu chai máu:
. có nhãn không (nếu không có không nhận)
. có nhãn nhưng phải ghi đầy đủ: số chai, nhóm máu, số lượng máu, tên


người cho, người lấy, ngày giờ tháng lấy.
+ Kiểm tra chất lượng:
. Nút chai cónguyên vẹn, có rạn nứt không.
. Chai máu vừa lấy ở tủ lạnh ra còn phân biệt rõ 3 lớp, màu sắc có tươi hay
có hiện tượng tiêu huyết, nhiễm khuẩn.
. Chai máu có vón cục không, có để ra ngoài tủ lạnh quá 30 phút không.
+ Ðối chiếu:
. Chai máu lĩnh có phù hợp với phiếu lĩnh máu không.
. Phản ứng chéo giữa chai máu và máu của bệnh nhân có hiện tượng ngưng
kết không.
- Một bộ dây truyền máu: có 2 loại, một loại dây thẳng và một loại dây chữ
Y vì có thể phải truyền dung dịch mặn nếu có những phản ứng do truyền
máu, dây truyền có một cái lọc ở trong bầu nhỏ giọt, khoá dây truyền phải ở
dưới bầu nhỏ giọt.
- Một hộp kim tiêm tĩnh mạch cỡ 18, 15 hoặc catheter (đường kính của kim
to để tránh vỡ hồng cầu).
- Chai nước muối sinh lý 0,9% (Một vài cơ sở yêu cầu truyền nước muối
0,9% trước và sau khi truyền máu).
- Một cọc truyền tĩnh mạch - quang treo.
- Bộ tứ (nẹp gỗ, gối kê tay, tấm nylon nhỏ, dây cao su).
- Khay men vô khuẩn.
- Khay quả đậu.
- Kẹp Kocher
- Huyết áp kế, ống nghe, nhiệt kế, đồng hồ đếm mạch, nhịp thở.
- Hộp thuốc cấp cứu.
- Thuốc theo y lệnh nếu có.
- dung dịch sát khuẩn, bát kền, kéo, băng dính.
- Dụng cụ làm phản ứng chéo, huyết thanh mẫu
- bơm tiêm vô khuẩn 5ml - 10ml.
- Gạc miếng đã hấp.

- Phiếu truyền máu.
f. Tiến hành kỹ thuật.
- Rửa tay, đeo khẩu trang.
- Ðối chiếu phiếu lĩnh máu với chai máu (lần 2).
- Kiểm tra chai dung dịch NaCl 0,9%.
- Sát khuẩn tay bằng cồn (lần 1).
- Gắp dụng cụ (bơm tiêm, gạc ) đã hấp ra khay vô khuẩn.
- Kiểm tra lại chai máu: tên bệnh nhân, số đơn vị máu, nhóm máu và yếu tố
Rh, số của người cho và thời gian hết hạn. Ðảm bảo máu để ở nhiệt độ
phòng không quá 30 phút (nếu các thành phần của máu ấm lên, nguy cơ vi
khuẩn phát triển cũng tăng).
- Nhẹ nhàng lắc đều chai máu, bỏ miếng gạc ở nút chai rồi sát khuẩn nút và
lắp vào quang treo.
- làm phản ứng chéo: lấy máu mao mạch ở đầu ngón tay bệnh nhân và dùng
bơm tiêm lấy máu ở chai máu làm phản ứng.
- Ðặt cọc truyền ở cạnh giường, nơi thích hợp, đặt xe hoặc khay, sao cho tiện
việc tiến hành kỹ thuật.
- Cắm kim thông khí trước, kim truyền sau vào nút chai dung dịch muối sinh
lý 0,9%, khoá lại đậy nắp ambu.
- Treo chai truyền dịch lên cọc truyền và tiến hành đuổi không khí trong bộ
dây ra (kỹ thuật giống bài tiêm truyền) (H.108)
- Lắp kim vào bơm tiêm có nước muối sinh lý 0,9%.
- Chọn vị trí truyền rồi đặt tấm nylon và gối kê tay ở dưới (H.109).
- Buộc dây cao su cách vùng đó 3cm.
- Sát khuẩn bằng cồn vùng tiêm 2 lần xoáy chôn ốc từ trong ra ngoài (H.110)
Hình 108-111/199
- Sát khuẩn tay điều dưỡng viên lần 2.
- Cầm bơm tiêm có gắn kim chếch 30? so với mặt da, đưa kim đúng vào tĩnh
mạch, (nếu là kim bướm thì không phải dùng bơm tiêm như hình 111).
- khi kim vào tĩnh mạch dùng tay trái tháo dây cao su buộc, sau đó lấy ngón

nhẫn của tay trái đè lên mũi vát của kim, ngón cái và ngón trỏ giữ đốc kim,
tay phải tháo bơm tiêm để xuống khay quả đậu rồi cầm kìm kẹp ở đầu của
bộ dây truyền lắp vào đốc kim, mở kìm, mở khoá cho dịch chảy vừa phải.
- Lót miếng gạc đã hấp ở dưới đốc kim và gập hai đầu gạc cho gọn gàng và
cố định băng dính (H.112) vào da bệnh nhân.
Hình 112/200
- Rút gối nhỏ và tấm nylon ở dưới tay bệnh nhânvà đặt nẹp buộc cố định
(nếu bệnh nhân giãy giụa nhiều thì buộc nẹp, tay vào thành giường).
- Rút kim ở chai dung dịch muối sinh lý chuyển sang chai máu đã treo bên
cạnh.
- làm phản ứng sinh vật: Cho chảy bình thường được 4ml rồi cho chảy chậm
lại 8-10 giọt/phút.
Sau 5 phút, nếu không có triệu chứng gì thì cho chảy tốc độ bình thường
200ml nữa và lại cho chảy chậm 8-10 giọt/phút, sau 5 phút không có triệu
chứng gì xảy ra thì mới cho chảy bình thường.
Nếu trường hợp cấp cứu do mất lượng máu quá nhiều thì sẽ có chỉ định đặc
biệt riêng và bác sĩ theo dõi sát.
- trong khi truyền nếu bệnh nhân mỏi mệt, giúp họ thay đổi tư thế nhẹ
nhàng.
- Ghi vào bảng theo dõi và ghi vào hồ sơ tình trạng bệnh nhân 15 phút đầu
khi đưa máu vào tĩnh mạch (theo dõi các dấu hiệu sinh tồn), 30 phút sau lại
lấy mạch, huyết áp, nhịp thở duy trì suốt thời gian truyền.
- Thêo dõi chặt chẽ triệu chứng của những phản ứng xảy ra: Ðau đầu, nôn,
sốt, nốt ban, thiểu niệu, rối loạn nhịp thở và các ống thông có sẵn trên
người bệnh (theo dõi xem ống có tắc không).
- khi đang truyền, nếu hết ca phải bàn giao cho ca trực mới, phải có ghi chép
đầy đủ tình trạng bệnh nhân.
- khi máu trong chai còn lại 10ml thì thôi không truyền nữa để lại làm
chứng.
- Rút kim ra khỏi tĩnh mạch và lấy bông cồn sát khuẩn đặt nhẹ vào vùng

tiêm vừa rút kim.
- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ và tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp, nhịp
thở và các dấu hiệu phản ứng nếu xảy ra.
- Ghi lại tình hình bệnh nhân từ lúc bắt đầu truyền đến khi bệnh nhân không
truyền nữa.
- Thu dọn dụng cụ, rửa, hấp.
Cách tính tốc độ truyền máu:
g. Tai biến và xử trí.
g.1. Sốc tiêu huyết.
Nguyên nhân: Thường do 3 nguyên nhân:
- kỹ thuật bảo quản máu không đúng quy tắc chuyên môn.
- Hồng cầu người nhận bị tiêu hủy bởi huyết thanh người cho.
- Truyền nhầm nhóm.
Triệu chứng: Nhức đầu, khó thở, rét run, mạch nhanh yếu, huyết áp hạ, đau
quặn vùng thắt lưng, đái ít, nước tiểu có huyết sắc tố, rồi vô niệu, urê huyết
tăng.
Xử trí:
Ngừng truyền máu, đồng thời cho người báo khẩn cấp với thầy thuốc, đồng
thời người y tá phải nhanh chóng tiêm cho bệnh nhân 1 ống long não nước
0,2g, cho thở ôxy, nếu bệnh nhân ngừng tim phải làm hô hấp nhân tạo và
xoa bóp tim ngoài lồng ngực hoặc tiêm 1 ống adrenalin 0,001g vào dưới da.
Khi thầy thuốc có mặt, người y tá cần chuẩn bị:
- Máu cùng nhóm
- Novocain 0,25 - 1%
- Các loại huyết thanh để nhỏ giọt
- Các loại trợ tim: Long não, noradrenalin, adrenalin, ephedrin
- Natri citrat.
- Oxy
g.2. Sốc phản vệ.
Nguyên nhân: là do dụng cụ, nhất là bộ dây truyền không loại hết chất gây

sốt (chí nhiệt tố).
Triệu chứng: thường xuất hiện sau khi truyền khoảng 20-30 với các triệu
chứng chính:
- theo dõi chặt chẽ triệu chứng của những phản ứng xảy ra: đau đầu, nôn,
sốt, nốt ban, thiểu niệu, rối loạn nhịp thở và các ống thông có sẵn trên
người bệnh (theo dõi xem ống có tắc không).
- khi đang truyền, nếu hết ca phải bàn giao cho ca trực mới, và có ghi chép
đầy đủ tình trạng bệnh nhân.
- khi máu trong chai còn lại 10ml thì thôi không truyền nữa để lại làm
chứng.
- Rút kim ra khỏi tĩnh mạch và lấy bông cồn sát khuẩn đặt nhẹ vào vùng
tiêm vừa rút kim.
. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ và tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp, nhịp
thở và các dấu hiệu phản ứng nếu xảy ra.
- Ghi lại tình hình bệnh nhân từ lúc bắt đầu truyền đến khi bệnh nhân không
truyền nữa.
- Thu dọn dụng cụ, rửa, hấp.
Cách tính tốc độ truyền máu:
Tổng số dịch truyền x giọt. ml
= số giọt/phút
Tổng số phút
g. Tai biến và xử trí.
2. 7. 1. Sốc tiêu huyết.
Nguyên nhân: Thường do 3 nguyên nhân:
- kỹ thuật bảo quản máu không đúng quy tắc chuyên môn.
- Hồng cầu người nhận bị tiêu hủy bởi huyết thanh người cho.
- Truyền nhầm nhóm.
Triệu chứng: Nhức đầu, khó thở, rét run, mạch nhanh yếu, huyết áp hạ, đau
quặn vùng thắt lưng, đái ít, nước tiểu có huyết sắc tố, rồi vô niệu, urê huyết
tăng.

Xử trí:
Ngừng truyền máu, đồng thời cho người báo khẩn cấp với thầy thuốc, đồng
thời người y tá phải nhanh chóng tiêm cho bệnh nhân 1 ống long não nước
0,20g, cho thở oxy, nếu bệnh nhân ngừng tim phải làm hô hấp nhân tạo và
xoa bóp tim ngoài lồng ngực hoặc tiêm 1 ống adrenalin 0,001g vào dưới da.
Khi thầy thuốc có mặt, người y tá cần chuẩn bị:
- Máu cùng nhóm,
- Novocain 0,25 - 1%,
- Các loại huyết thanh để nhỏ giọt,
- Các loại trợ tim: Long não, noradrenalin, adrenalin, ephedrin
- Natri citrat
- Oxy
2. 7.2 Sốc phản vệ.
Nguyên nhân: là do dụng cụ, nhất là bộ dây truyền không loại hết chất gây
sốt (chí nhiệt tố).
Triệu chứng: thường xuất hiện sau khi truyền khoảng 20-30 phút với các
triệu chứng chính: Nhức đầu, buồn nôn, khó thở, rét run, thân nhiệt tăng,
mạch nhanh yếu (nhưng không tổn thương thận).
Xử trí:
- Ngừng truyền và kiểm tra lại,
- Cho trợ tim, trợ lực,
- Cho thở oxy,
- Cho kháng histamin tổng hợp như pipolphen, AH3, thiantan
- Thay bộ dây mới rồi tiếp tục truyền.
g.3. Suy tim cấp và phù phổi cấp.
Nguyên nhân: do truyền tĩnh mạch với tốc độ quá nhanh.
Triệu chứng: Biểu hiện bằng trụy tim hoặc tức ngực khó thở, tím tái, bệnh
nhân hoảng sợ
Xử trí:
- Ngừng truyền ngay,

- Cho trợ lực, trợ tim (nếu trụy tim),
- Cho thở oxy,
2. 7.4. Truyền nhầm nhóm máu: bệnh nhân sẽ có các triệu chứng nhức đầu,
khó thở, rét run mạch nhanh yếu, huyết áp hạ, đái ít, nước tiểu có sắc tố rồi
vô niệu. Ðau quặn vùng thắt lưng, ngừng ngay truyền mời bác sĩ xử trí ngay.
g.5. Không đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn (nhiễm khuẩn huyết)
Ngoài 5 tai biến trên, còn có tai biến như tắc mạch hơi hoặc các tai biến
muộn như viêm gan, giang mai, sốt rét, nhiễm HIV, những tai biến muộn
thường do khi chọn người cho máu không kiểm tra cẩn thận.

×