Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Mối quan hệ giữa khảo cổ học với các ngành khoa học khác docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.59 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Khảo cổ học là một ngành khoa học với vai trò của nó là phục dựng lại quá
khứ, lịch sử thông qua các bằng chứng văn hóa vật chất bao gồm các di tích di
vật được lưu trử trong lòng đất. Do vậy khảo cổ học làm rõ những bí ẩn trong
lịch sử văn hóa, văn minh của con người nhất là thời kì tiền sử khi con người
chưa có chử viết. Khảo cổ học luôn đem lại những nhận thức mới, bổ sung
những cứ liệu quan trọng trong nghiên cứu sử liệu vật chất. Lịch sử nhân loại
được trình bài trước hết qua cách thức tiếp cận từ những di tích, di vật thật “
mắt thấy, tai nghe ” sẽ giúp ta hình dung rõ hơn về cuộc sống của dân tộc và
nhân loại từ khởi đầu cho tới cận đại.
Môn học chú trong tới việc cập nhật tri thức và những diển giải mới về
nguồn gốc sự tiến hóa nhân loại, nhằm làm nổi bật luận điểm về tính thống nhất
và sự phát triển đa dạng của văn hóa người cũng như nhấn mạnh vai trò của các
di sản vật thê và phi vật thể trong đời sông nhân loại hiện nay.
Để làm được điều đó đòi hỏi khảo cổ học phải luôn có mối quan hệ chặt chẽ
với các ngành khoa học khác. Bài tiểu luận của tôi sẽ tập trung đi sâu vào phân
tích mối quan hệ này. Bài tiểu luận còn rất nhiều điểm thiếu sót rất mong được
sự góp ý của giáo viên.

Người thực hiên :
Trịnh Kim Chi
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
MỤC LỤC
Phần mở đầu
1 Lí do chọn đề tài
2 Nội dung
2.1 Khảo cổ học và khoa học lịch sử
2.2 Khảo cổ học quan hệ chặt chẽ với ngành dân tộc học
2.3 khảo cổ học với ngành ngôn ngử học
2.4 Khảo cổ học với ngành nhân học
2.5 Khảo cổ học với ngành lưu trữ học


2.6 Khảo cổ học với ngành bảo tàng học
2.7 Khảo cổ học với ngành văn hóa học
2.8 Mối quan hệ giữa khảo cổ học với các ngành khoa học tự nhiên
2.8.1 Khảo cổ học với ngành địa chất học
2.8.2 Khảo cổ học với ngành Động vật và thực vật học
2.8.3 Khảo cổ học với ngành Nhân học
2.8.4 Khảo cổ học với ngành Địa lía học
2.8.5 Khảo cổ học với các ngành khoa học tự nhiên khác
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
2
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
Trong tiếng việt khảo cổ học có nghĩa là “ môn học về thời cổ ”. Tuy
nhiên trong mỗi thời kì người ta lại có một cách hiểu khác nhau. Dù hiểu
theo cách nào đi nữa thì mục đích duy nhất của khảo cổ học là cung cấp
cho ta những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và sự tiến hóa của nhân loại
qua các thời đại, từ đá cũ đến giai đoạn hình thành nhà nước. Có một thời
người ta lầm tưởng rằng, khảo cổ học là một môn học bổ trợ cho khoa học
lịch sử. Thực ra tuy giũa khảo cổ học và lich sử có cùng mục đích như
nhau những do đối tượng nghiên cứu có khác nhau nên mỗi ngành có
những phương pháp nghiên cứu riêng của mình. Chúng không thể tách rời
nhau mà hợp lại thành đại gia đình các khoa học lịch sử.
Để dựng lại bức tranh của quá khứ một cách chân thực và sinh động các nhà
nghiên cứu phải dụa vào rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau như : nguồn tài liệu
vật chất, chử viết, tài liệu truyền miệng, tài liệu dân tộc học, ngôn ngử…Mỗi
một tài liệu có một vài chuyên ngành nghiên cứu riêng biệt.
Như thế có thể nói khảo cổ học có thể dựa trên các nguồn sử liệu bằng vật
thật, có thể dựng lại bức tranh của quá khứ một cách tương đối toàn diện
và trung thực góp phần làm phong phú thêm các tri thức của khoa học lịch
sử .

Tuy nhiên nguồn sử liệu vật chất lại có một nhược điểm lớn hơn các
nguồn sử liệu khác đó là nguồn sử liệu “ câm” rất khó nghiên cứu, khó
khai thác. Vì thế để khai thác được nguồn tài liệu “ câm “ đó khảo cổ học
không chỉ cần tới những phương pháp nghiên cứu riêng mình mà còn rất
cần tới sự viện trợ của nhiều ngành khoa học khác . và để làm rõ mối quan
hệ đó nên tôi chọn đề tài “ mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành
khoa học khác” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
3
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
PHẦN NỘI DUNG
2.1 Khảo cổ học và khoa học Lịch sử
Khảo cổ học là một ngành của khoa học lịch sử, chính vì vậy Khảo cổ
học ngay từ sớm khảo cổ học đã
có mối quan hệ gắn bó mật thiết,
bền chặt với khoa học lịch sử.
Theo các nhà nghiên cứu phương
Tây họ quan niệm Archaoelogy is
History. Khoa học lịch sử có hai
nguồn sử liệu chính đó là sử liệu
bằng chữ viết (sách, vở, bi ký…)
và sử liệu bằng vật thật (công cụ,
dụng cụ, di tích nhà cửa…).
Nguồn sử liệu bằng chử viết mà
loài người để lại chỉ có thời gian sớm nhất cũng là 5, 6 nghìn năm cách ngày
nay. So với lịch sử từ khi xuất hiện loài người trên trái đất, cách đây hàng triệu
năm thì khoảng lịch sử thành văn có được đó quả là ít ỏi. Và chính Khảo cổ học
là khoa học sẽ nghiên cứu thời kỳ dài đó của lịch sử qua những gì mà còn
người đã để lại trong lòng đất. Khảo cổ học bổ sung vào nguồn tài liệu lịch sử
của loài người, giúp cho chúng ta biết được những trang sử bằng vật thật nhân

loại chưa từng biết đến. Đấy là vai trò của khảo cổ học trong thời kỳ chưa có
chữ viết, bổ sung tri thức mới cho lịch sử. Nhưng ngay cả khi con người đã có
chữ viết thì tri thức Khảo cổ học vẫn có vai trò to lớn, cung cấp những chỉ dẫn
quan trọng, quý báu.
Không phủ nhận tài liệu bằng chữ viết có nhiều ưu thế hơn so với tài liệu
bằng hiện vật khi nó trực tiếp nói lên tiếng nói của quá khứ. Nhưng trong nhiều
trường hợp, tài liệu bằng chữ viết lại không ưu thế bằng tài liệu bằng vật thật.
Tài liệu bằng chữ viết dù phong phú nhưng chưa thật sự khách quan và toàn
diện. Nghiên cứu ta thấy phần đa các tài liệu bằng chữ viết thường đề cập đến
Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
4
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
các vấn đề chính trị, đời sống của các vị vua chúa và tầng lớp xã hội chứa rất ít
khi tìm thấy tài liệu đềcập đến tình hình kinh tế, đời sống nhân dân và các mặt
khác. Tài liệu bằng chữ viết đa phần bị hạn chế bởi lập trường, quan điểm chủ
quan của người viết sử. Tính khách quan của các tài liệu cũng rất cần phải kiểm
chứng và rất khó khăn trong việc có thể kiểm chứng được.Tài liệu phong phú,
nhưng không toàn diện, bị gián đoạn và bị mất mát nhiều. Đấy là chưa kể nhiều
tài liệu bằng chử viết đến nay con người vân chưa có khả năng giải mã ví dụ:
Những nét chữ tìm thấy ở nền văn hoá Harapa - Mohenjôdơ (văn minh An Độ),
phần lớn chữ viết trên các bi ký của người Chăm. Và còn nhiều dân tộc trên thế
giới đến nay vẫn chưa có chữ viết, hoặc mới có chữ viết gần đây. Trong khi thế
giới đã có chữ viết từ khoảng 3000 năm trước công nguyên, và đến nay vẫn còn
lưu lại được nhiều viết tích trên các hang động, tàng đá, mai rùa, xương thú…
thì ở Việt Nam, mãi tới 1272 mới xuất hiện cuốn sử đầu tiên – Đại Việt sử ký
của Lê Văn Hưu mà cho đến nay cũng đã không còn. Tài liệu bằng chữ viết bị
hạn chế về số lượng, chất lượng bởi vậy việc nghiên cứu mọi mặt lịch sử đất
nước quả thật là một điều khó khăn. Nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò
của tài liệu lịch sử đối với Khảo cổ học, nó mang những chỉ dẫn quý báu cho
các cuộc khai quật, tìm ra những nền văn hoá, văn minh. Tài liệu bằng chữ viết

tuy không nói nhiều, không đề cập đến các di tích di vật một cách toàn diện
nhưng trong các tài liệu, kể cả các tài liệu dân gian để lại thường có nói đến đôi
chút về những gì đặc biệt, lạ lẫm về nhiều vùng đất. Họ cũng để lại bằng chữ
viết những câu chuyện lịch sử về các vùng văn minh. Như lần theo dấu vết của
tác phẩm “Cuộc chiến thành Troi” để tìm ra cả một nền văn minh…
Ngược lại, Khảo cổ học giúp sử học giải quyết nhiều vấn đề bế tắc như
“Hùng Vương dựng nước”, vấn đề nhà nước đầu tiên Văn Lang – Âu Lạc, Lâm
Ap – Chămpa, Phù Nam, Châm Lạp. Những tài liệu vật chất đôi khi có ích cho
việc giải đáp hoặc kiểm chứng đúng sai nhiều giả thuyết khoa học dựa trên cơ
sở truyền thuyết và giả sử. Vd: truyền thuyết Thánh Gióng và hiện tượng “Thần
thánh hoá đồ sắt”, các phong tục mai táng thời nguyên thuỷ, Thành Cổ loa và
Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
5
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
sự tích nỏ thần… “Khảo cổ học đã tạo ra bước ngoặt trong khoa học Lịch sử .
Nó đã mở ra cho khoa học Lịch sử một chân trời bao la giống như kính viễn
vọng đã mở tầm mắt cho Thiên văn học. Nó đã mở hàng trăm lần cho sử học
thấy triển vọng trong quá khứ giống như kính hiển vi mở cho sinh vật học thấy
sự sống của nhưng tế bào nhỏ nhất mà nhìn bên ngoài những cơ thể lớn sẽ
không thấy được. Cuối cùng nó đã dẫn đến sự thay đổi về khối lượng và nội
dung của khoa học Lịch sử giống như năng lượng phóng xạ dẫn đến sự thay đổi
trong Hoá học.”
Gordon Childe (1949)
Nhìn chung, các tài liệuKhảo cổ học ở thời cổ đại và trung đại còn lại tới
nay được nghiên cứu kết hợp với những tài liệu bằng chữ viết về các thời đại
tương ứng. Trong khi phối hợp nghiên cứu có thể dùng tài liệu nọ kiểm tra tài
liệu kia. Rất nhiều tài liệu khảo cổ học đã chứng thực sự ghi chép của các tác
giả cổ đại và trung đại. Nguồn tài liệu chữ viết mà khảo cổ học sử dụng không
chỉ là tài liệu chữ viết trong nước mà còn cần chú ý đến nguồn tài liệu của các
nước láng giềng.

2.2 Khảo cổ học có quan hệ chặt chẽ với ngành Dân tộc học
Dân tộc học là một ngành của khoa học lịch sử chuyên nghiên cứu các đặc
điểm về dân tộc thể hiện trong văn hoá, trong đời sống của nhân dân các dân
tộc xuyên qua quá trình phát
triển của dân tộc đó trong lịch
sử.Các kết quả nghiên cứu của
dân tộc học thông qua việc
điều tra và qua sát đời sống
văn hóa vật chất và tinh thần,
những phong tục, tập quán của cư
dân, các dân tộc giúp cho các
nhà khảo cổ hiểu rõ hơn công
dụng, chức năng của các hiện vật khảo cổ, từ đó có thể đoán định được phương
Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
6
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
thức canh tác, cũng như đời sống vật chất và tinh thần của chủ nhân các nền
văn hóa. Đây là ngành khoa học chú trọng đến việc khảo cứu xã hội hiện tại
qua điều tra hoặc quan sát.Trong khi đó Khảo cổ học là ngành chú trọng nghiên
cứu xã hội loài người trong quá khứ qua những tìm tòi, phát hiện, điều tra và
khai quật, giám định và lý giải những vết tích vật chất mà họ còn để lại cho đến
ngày nay. Hai khoa học này đều nằm chung trong kho học lịch sử và các nhà
nghiên cứu lấy hình tượng của những bài “mô tả” và “biểu đồ” để hình dung
cho mối quan hệ và sự bổ sung cho nhau này. Hiện vật Khảo cổ học phần lớn là
những tài liệu “câm và bí ẩn”, là những tài liệu đang ngủ. Nên chúng ta cần
phải kéo léo kết hợp với tài liệu Dân tộc học, Sử học để có thể giải thích đầy
đủ, sâu sắc và có giá trị. Nhiều hiện tượng khảo cổ học phát hiện ra trong các di
tích cách đây hằng trăm năm, rất khó giải thích, nhưng các tài liệu Dân tộc học
mà các nhà Dân tộc học đang nghiên cứu các xã hội bán khai, các dân tộc
thiểu số thì lại thấy đó là hiển nhiên, thấy nó còn tồn tại ngay ở các dân tộc họ

đang nghiên cứu. Ví dụ: công dụng của một số công cụ bằng đá, kim loại mà
phát hiện được trong các di tích, táng tục một số dân tộc, các thức cư trú phát
hiện tại các di chỉ cư trú Nên Khảo cổ học rất cần phải tìm hiểu những nguồn
tài liệu đó.
Mặt khác, Khảo cổ học đã bổ sung hoàn thiện hơn các tài liệu cho Dân tộc
học. Khảo cổ học góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc và sự phát triển của những
hiện tượng dân tộc học. Khảo cổ học giúp dân tộc học xác định địa vực cư trú
của các tộc người trong lịch sử cho đến nay…. Chính vì những lý do đó mà các
nhà khoa học đều thừa nhận Khảo cổ học có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với
ngành dân tộc học.
2.3 Mối quan hệ của ngành Khảo cổ học và ngành Ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học là ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ, nguồn gốc của
ngôn ngữ, các hiện tượng ngôn ngữ. Việc gắn lịch sử tiếng nói với lịch sử các
hiện vật, với lịch sử các nền văn hoá là một nguyên lý khoa học có giá trị bởi vì
giữa tiếng nói và hoạt động sản xuất của con người có những mối liên hệ trực
Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
7
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
tiếp. Trong các cuộc khai quật Khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều tài liệu có chữ
viết, cung cấp cho việc ngôn cứu lịch sử ngôn ngữ. Những phát hiện có thể
thấy như: Việc phát hiện ra phiến đá Roseta và việc Champollion giải mả được
loại chữ tượng hình của Ai Cập (chữ CLÉOPATRA) đã giúp các nhà khoa học
đọc, giải mã được cả một nền văn minh cách đây hơn 5000 năm.
Các nhà ngôn ngữ học hiểu được quá trình phát triển của chữ viết, của ngôn
ngữ từ những hình vẽ trong hang động đã phát hiện thời kỳ đồ đá cũ, đến các
hình vẽ, dấu hiệu, chữ tượng hình đầu thời Sumer, chữ tượng hình của người
Trung Quốc, chữ thảo, đến chữ cái của người Pênice, chữ xoay theo hướng bò
cày, bảng chữ cái Hilạp cổ… đến hệ ngôn ngữ, kiểu chữ cái bây giờ. Những tư
liệu đó chủ yếu đều được khắc trên đá, dây thắt lưng bằng vỏ sò gọi là
Wampoums, trên mai rùa, xương thú, trên giấy Papyrus, trên thẻ tre, vải lụa, gỗ

(mộc bản)… mà đã được các nhà Khảo cổ học phát hiện khi khai quật các di
tích. Việc đọc được chữ cũng đồng nghĩa với những kết quả, những khám phá
quan trọng giúp các nhà khoa học đọc được thông điệp cha ông để lại. Đọc
được cuộc sống của cha ông trong lịch sử và nhiều điều hơn nữa.
Sự tham gia của các nhà Ngôn ngữ học vào các cuộc khai quật là rất quan
trọng.
2.4 Mối quan hệ giữa Khảo cổ học với Nhân học (Archaeology and
Anthropology)
Tương tự ngành Dân tộc học, Khảo cổ học cũng có mối quan hệ chặt chẽ
với Nhân học – ngành học nghiên cứu bản chất con người trên các phương diện
sinh học, xã hội, văn hoá của các nhóm người, các cộng đồng tộc người khác
nhau cả về quá khứ lẫn hiện tại. Nghiên cứu cả sự đồng nhất và sự dị biệt của
các cư dân trên thế giới từ nguồn gốc đến sự biến đổi của học trong toàn bộ
chiều dài lịch sử từ thời cổ đại đến nay. Khảo cổ học là một bộ phận đi đầu
không thể thiếu để giúp Nhân học giải quyết được các vấn đề liên quan đến đối
tượng nghiên cứu của mình nhất là nghiên cứu trên các phương diện của nhóm
Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
8
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
người, cộng đồng tộc người khác nhau trong quá khứ, chiều dài lịch sử thời cổ
đại. Trong các khai quật khảo cổ học, các nhà Khảo cổ học đã tìm ra những di
cốt người, cốt thú, những đồ tuỳ táng…. Những hiện vật đó đều là đối tượng
giúp các nhà Nhân học những đặc trưng sinh học, xã hội, văn hoá của tộc người
đó trong lịch sử. Và nghiên cứu mối quan hệ, đặc điểm, quá trình tộc người đó
cho đến hiện nay. Đối với các tộc người đã biến mất, những tộc người còn mà
hiện nay vẫn đang ở trong tình trạng bán khai như một số tộc người ở vùng An
Giang, Trường Sơn – Tây Nguyên… thì tài liệu bằng chữ viết nhiều khi không
giúp ích được nhiều và nguồn tài liệu dân tộc học, khảo cổ học là nguồn tài liệu
hết sức quan trọng. Ngày nay, khi ý thức con người ngày càng cao, nhu cầu
được giải đát một cách khoa học, cặn kẽ những câu hỏi từ lâu như: Con người

từ đâu mà tới? Tới đây khi nào? Con người sẽ đi về đâu? đây là những câu
hỏi mà không thể sử dụng kiến thực một ngành học để giải thích được và vậy
yêu cầu liên kết các ngành khoa học này ngày một cao hơn.
Và cũng như Dân tộc học, Nhân học cũng là ngành góp phần đắp thêm da,
thịt cho bộ khung kiến thức, bộ xương kiến thức thu được từ những cuộc khai
quật, từ những tư liệu Khảo cổ học.
2.5. Mối quan hệ Khảo cổ học với Lưu trữ học
Lưu trữ học là ngành khoa
học nghiên cứu tất cả những tài
liệu hình thành do hoạt động của
con người trong mọi lĩnh vực
đời sống xã hội và tự nhiên, tổ
chức sử dụng, bảo quản và biên
soạn cơ sở lý luận và phương
pháp cho các quá trình này. Hay
đơn giản có thể hiểu lưu trữ là
văn tự được lưu lại. Văn thư –
lưu trữ chỉ mới xuất hiện từ thời kỳ xã hội phong kiến. Tài liệu lưu trữ cho các
Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
9
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
thời kỳ xã hội trước cũng chủ yếu có được từ các hiện vật Khảo cổ học đã phát
hiện. Các tài liệu lưu trữ là các tài liệu đáng tin cậy để có thể dựa vào đó tìm ra
di tích Khảo cổ học như: các tài liệu về hành trình của các con tàu Đông An
từng giao lưu buôn bán với Đông Nam Á là nguồn tài liệu quan trọng giúp xác
định vị trí các con tàu đắm trên vùng biển này cũng như niên đại, chủ nhân của
các con tàu đó. Các tài liệu đó góp phầm phát triển ngành Khảo cổ học dưới
nước một cách đúng nghĩa của từ này. Và một khi di tích, di chỉ được khai quật
thì một lần nữa kết quả Khảo cổ học sẽ giúp kiểm định, xác minh tính xác thực
của tài liệu lưu trữ.

2.6 Mối quan hệ Khảo cổ học với Bảo tàng học
Đối với Bảo tàng học, Muốn có bảo tàng thì 3 yếu tố không thể thiếu được
đó là: Tích luỹ hiện vật, sắp xếp hiện vật, giải thích hiện vật. Khảo cổ học giúp
cung cấp hiện vật cho bảo tàng cùng với những giải thích cho hiện vật đó. Bảo
tàng bảo quản hiện vật và trưng bày, giới thiệu sâu, rộng tới công chúng về
những hiện vật Khảo cổ. Khảo cổ học giúp phát triển hơn khoa học bảo tàng và
ngược lại. Đây là những nét chính, dễ thấy trong mối liên hệ của hai ngành
khoa học này.
2.7 Mối quan hệ Khảo cổ học với Văn hoá học
Văn hoá học là ngành nghiên cứu hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần
của con người. Vì vậy, nguồn
tư liệu nghiên cứu văn hoá
trong quá khứ không thể thông
dựa vào các kết quả của Khảo
cổ học. Bào tử phấn hoa tìm
thấy được trong các di tích
giúp các nhà văn hoá học biết
được con người xưa đã trồng
gì. Vỏ sò để lại trong các di
tích cho biết con người thường ăn gì, văn hoá gì?, tro bếp cũng giúp đoán định
Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
10
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
các giá trị văn hoá….
2.8 Mối quan hệ của Khảo cổ học với các ngành Khoa học Tự nhiên
2.8.1Mối quan giữa Khảo cổ học và Địa chất học
Địa chất học – Khoa học nghiên cứu cấu trúc, cấu tạo và lịch sử của trái
đất. Trong thực tế nhiều hiện vật và di tích khảo cổ là do các nhà địa chất học
phát hiện ra đầu tiên khi họ đi khảo sát địa chất và nghiên cứu địa tầng. các nhà
khảo cổ học cũng sử dụng rất nhiều thành tựu nghiên cứu của địa chất học. Sự

thay đổi về mặt phương diện địa chất sự thay đổi địa tầng là cơ sở xác định
niên đại tương đối của các hiện vật và di chỉ khảo cổ. sự thay đổi địa tâng,
những điều kiên địa chất trong các địa tầng giúp các nhà khảo cổ xác định
hoàn cảnh sống của con người những điều kiên tự nhiên, môi trường sống của
con người thời đó. Ngược lại, những phát hiện của khảo cổ học về thời kỳ đá cũ
cũng góp phần xác định niên đại của các tầng địa chất ở kỷ thứ tư.
Chính vì mối quan hệ sâu sắc này nên tốt nhất trong khi khai quật Khảo cổ
học cần kết hợp với các nhà địa chất học. Và công việc này đã được các nước
có nền Khảo cổ học phát triển rất quan tâm. Như trong buổi báo cáo của Dr.
Zavyalov – tiến sĩ Khảo cổ học người Nga về Phát hiện khảo cổ học tai di tích
khu thành trên một đảo nhỏ thuộc lãnh thổ Nga. Các nhà Khảo cổ học đã phát
hiện ra được một hố đào có màu sắc đặc biệt. Nhưng khi khai quật thì không
tìm thấy được dấu vết hay tàn tích văn hoá nào. Nhưng nhờ sự có mặt của các
nhà địa chất học thì học kết luận hố đất đó là hố đất tự nhiên, do có khi nứt tự
nhiên của tầng đất, nước thấm qua khe nứt đó vào khu vực này, qua thời gian
hố đất đó có màu sắc khác với những khu vực khác. Và hố đất đó hoàn toàn
không liên quan đến hoạt động sống của con người.
2.8.2. Khảo cổ học có mối quan hệ với Động vật học và Thực vật học
Động vật học và thực vật học giúp khôi phục cảnh quan, môi trường tự
nhiên của con người thời cổ, giúp các nhà khảo cổ có một ý niệm về điều kiện
sống của người thời cổ, giúp ta xác định hình thái sinh hoạt kinh tế tồn taijtrong
Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
11
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
các thời đại khác nhauCác cuộc khai quật khảo cổ học thường thu lượm được
nhiều nhiều xương cốt dã thú cũng như gia súc. Đối tượng của ngành động vật
học lại nghiên cứu các xương cốt ấy, giúp các nhà khảo cổ có ý niệm về cuộc
sống của con người thời cổ. Xác động vật giúp hiểu được con người đã ăn gì,
sử dụng công cụ gì, sinh hoạt cộng đồng như thế nào? bào tử phấn hoa, hạt
giống ngũ cốc, hạt cây hoa lá hoá thạch… được các nhà khảo cổ phát hiện và

qua kết quả nghiên cứu của các nhà thực vật học giúp ta có những tri thức về
khí hậu, về hoàn cảnh sinh sống của con người. Nó góp phần nghiên cứu cảnh
quan địa lý thời cổ, môi trường tự nhiên của con người thời cổ, lịch sử các cây
trồng, lịch sự nông nghiệp, lịch sử vật nuôi, lịch sử chăn nuôi…. Các dấu vết
khai quật được từ khảo cổ học đã giúp giải thích trung tâm nông nghiệp của thế
giới là ở đâu? Quá trình truyền dạy cách thức
sản xuất nông nghiệp, cách thức sản xuất, phương pháp canh tác ở từng khu
vực địa lý…
2.8.3. Mối quan hệ giữa Khảo cổ học và Nhân loại học
Ngành Nhân loại học mà trong đó trực tiếp có quan hệ với Khảo cổ học
nhất là cổ nhân học – nghiên cứu cấu tạo cơ thể người thời cổ cung cấp cho ta ý
niệm về con người thời cổ và sự tiến hoá về mặt thể chất của con người dưới
những ảnh hưởng của điều kiện địa lý và xã hội. Nhân loại học giúp ta giải
quyết các vấn đề về nguồn gốc loài người, nguồn gốc các tộc người…. Nó chỉ
roc tác động của quá trình lao động trong việc chuyển biến từ vượn thành
người. Giúp ta nhận thức được những biến đổi về mặt nhân chủng, những thay
đổi về tuổi thọ, yếu tố sức khoẻ của con người qua các thời kỳ khác nhau của
lịch sử.
2.8.4. Mối quan hệ giữa Khảo cổ học và địa lý học
Anh hưởng qua lại giữa các hiện tượng xã hội và nhân tố địa lý có tầm
quan trọng nhất định đối với Khảo cổ học. Hoàn cảnh địa lý không phải là yếu
tố quyết định sự phát triển xã hội, nhưng trên thực tế thì điều kiện địa lý có thể
dẫn tới sự phát triển xã hội hay kìm hãm phần nào bước tiến của xã hội đó.
Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
12
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi nghiên cứu nền văn hoá Oc Eo. Chính
sự thay đổi của điều kiện địa lý tự nhiên đã tác động đến sự hình thành, phát
triển cũng như suy tàn, biến mất của
nền văn hoá này. Bởi vậy, các di tích

khảo cổ học phải được nghiên cứu
trong mối liên hệ với điều kiện địa lý
của thời kỳ đó. Sự thiết lập và nghiên
cứu các bản đồ khảo cổ là một
phương pháp nghiên cứu khoa học
giúp ta tìm hiểu sự tiến triển của quá
trình lịch sử trong không gian, sự
phân bố và sự di chuyển các nền văn hoá khảo cổ, các nhóm nhân chủng, giúp
ta xác định những con đường và những mối giao lưu kinh tế, văn hoá thời cổ.
Đồng thời, còn giúp ta xác định tiến trình hình thành, phát triển các nền văn
hoá khảo cổ theo các tuyến như: Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun – Đông
Sơn.
2.8.5 Khảo cổ học với các ngành khoa học tự nhiên khác như Toán
học, vật lý, hoá học, Y học, Luyện Kim học….
Khảo cổ học cung cấp
cho những ngành này các tri
thức về nguồn gốc của
ngành. Con người trong quá
khứ đã sử dụng tri thức của
các ngành này vào cuộc sống
như thế nào? Khi nghiên cứu
về cách xây dựng, tỉ lệ của
các lăng mô, của Kim Tự
tháp có thể cho ta biết trình độ toán học, Nghiên cứu các xác ướp còn để lại
Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
13
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
giúp ta hiểu được trình độ y khoa, nhận thức về hoá học, vật lý của Ai Cập xưa.
Khảo cổ còn giúp giải thích thuật ngữ trong các ngành đó. Cùng với nó, các
ngành khoa học này với phương pháp và thành tựu của mình đã đóng góp lớn

vào việc nghiên cứu các di tích, hiện vật khảo cổ học, vào việc xác định niên
đại tuyệt đối cho các di tích và hiện vật khảo cổ….
Và ngày nay, tin học với một số phần mền tính toán, thống kê cũng góp
phần vào việc nghiên cứu Khảo cổ học. Giúp các nhà Khảo cổ học có thể
nghiên cứu một cách nhanh chóng, dễ dành hơn. Một số phần mền khác có thể
giúp nhiều trong việc vẽ hiện vật, chỉnh lý các hình ảnh hiện vật….
3 KẾT LUẬN
Như vậy có thể thấy, khảo cổ học có quan hệ chặt chẽ với các ngành học
hiện đại, cả tự nhiên cũng như xã hội. trong qua trình nghiên cứu các di tích và
di vật khảo cổ phải sử dung phương pháp liên ngành. Vì vậy mà cần phải làm
việc trong mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học khác về khoa học
tự nhiên cũng như về khoa học xã hội và nhân văn.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng căn dặn chúng ta: “thái độ khoa học
nghiêm tục trong việc nghiên cứu buổi đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc
ta đòi hỏi phải được vận dụng đầy đủ, cùng với Khảo cổ học, tất cả các ngành
khoa học có liên quan, với những thành quả và phương pháp hiện đại của mỗi
ngành. Đó là ngành Sử học, Cổ nhân học, Dân tộc học, Ngôn ngữ học, nghiên
cứu văn học dân gian, Địa chất học, còn có thể có những ngành khoa học xã
hội và tự nhiên khác”. (Trích Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa,
Cơ sở Khảo cổ học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp).
Khảo cổ học cung cấp cho các ngành trên nguồn tư liệu quý giá để nghiên
cứu về đối tượng của các ngành. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của các ngành
đều góp phần quan trọng giúp Khảo cổ học đọc những tài liệu “câm và bí ẩn”,
góp phần giúp Khảo cổ học khôi phục lịch sử quá khứ nhân loại một cách chính
xác và toàn diện. Chính vì thế, nhà Khảo cổ phải trang bị cho mình những tri
Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
14
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
thức căn bản, những tri thức cần thiết về nhiều ngành khoa học bên cạnh tri
thức, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ của ngành. Khi tiến hành khai quật di

tích cần phải thận trọng. Và quan trọng hơn nữa là khi nghiên cứu một khai
quật nào thì nên có sự hợp tác giữa nhiều ngành khoa học.
Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
15
Mối quan hệ giữa khảo cổ học và các ngành khác
Danh mục tài liệu tham khảo
1. G.N.Machusin (Phạm Thái Xuyên dịch), Nguồn gốc loài người, Nxb Mir
Maxcơva.
2. Phan Đình Nham (2006), Lưu trữ học đại cương, Tp. Hồ Chí Minh.
3. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa, Cơ sở Khảo cổ học,
Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp,
Http//:www.baotanglichsu.vn
Http//:www.khaocohoc.gov.vn
Giáo trình khảo cổ học việt nam (Đinh Ngọc Bảo)

Sinh viên thực hiện : Trịnh Kim Chi
16

×