Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập phương pháp tính giá thành pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.94 KB, 4 trang )

BÀI 1:
Hãy tính giá thành đơn vị theo các phương pháp sau:
1. Đối với sản xuất chính
1.1 Phương pháp giản đơn
- Tổng giá thành SX : 1.000.000 đ; số lượng thành phẩm nhập kho: 100 cái
1.2 Phương pháp hệ số:
DN sản xuất 1 loại SP có 3 cấp: A1, A2, A3. Tổng giá thành SX 1.000.000, sản phẩm hoàn
thành lần lượt là 10 cái; 8 cái ; 5 cái. Hệ số của 3 loại lần lượt là 1; 1,2; 1,3
1.3 Phương pháp tỉ lệ
DN sản xuất 3 loại sản phẩm A, B, C . Chi phí định mức được xây dựng như sau:
Sản phẩm Số lượng hoàn thành Chi phí định mức
A 100 2.000/cái
B 80 2.200/cái
C 50 3.000/cái
Tổng giá thành thực tế : 552.300
1.4 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
DN sản xuất có tổng giá thành thực tế là 11.000.000 đ, sản phẩm nhập kho gồm 100SP
chính và 5 SP phụ, DN xây dựng giá thành kế hoạch SP phụ là 50.000đ/SP (hoặc tính theo
giá bán ra bên ngoài)
1.5 Phương pháp tổng cộng chi phí
DN có 2 phân xưởng sản xuất , một phân xưởng sản xuất chi tiết X,Y,Z và một phân xưởng
lắp ráp thành SP A. Kết cấu SP A gồm 2 chi tiết X, 3 chi tiết Y và 1 chi tiết Z.
Chi phí lắp ráp tính cho 1 sản phẩm A hoàn thành là 1.000.000đ. Trong tháng DN tính giá
thành nhập kho chi tiết X là 500.000đ,Y là 700.000đ và Z là 1.200.000đ.
Tính giá thành SP A
1.6 Phương pháp liên hợp (kết hợp)
DN sản xuất 3 loại sản phẩm A,BC
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10.000.000, chi phí nhân công trực tiếp; 8.000.000, Chi
phí sản xuất chung: 7.000.000
- DN có định mức chi phí ;
Sản phẩm NVL Thời gian SX


định mức
A 800.000đ/c 20 giờ/SP
B 150.000đ/c 30 giờ/SP
C 50.000đ/c 10 giờ/SP
Chi phí SX chung được phân bổ theo chi phí trực tiếp
1.7 Phương pháp tính giá thành phân bước
1.7.1 Tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm (PP kết chuyển chi
phí tuần tự)
SX sản phẩm A được SX qua 2 công đoạn, số liệu như sau (ĐVT: 1.000 đồng)
Chỉ tiêu Công đoạn 1 Công đoạn 2
BTP Chi phí
CP SPDD đầu kỳ 8.000 13.600 8.000
Nguyên vật liệu 8.000 5.800 5.000
Nhân công 0 2.500 1.000
SX chung 0 5.300 2.000
Chi phí phát sinh 110.000 - 55.000
Nguyên vật liệu 50.000 30.000
Nhân công 20.000 10.000
SX chung 40.000 15.000
- Số lượng SPDD đầu kỳ công đoạn 1 là 7 cái, công đoạn 2 là 10 cái
- Cuối kỳ công đoạn 1 làm ra 80 bán thành phẩm, chuyển sang công đoạn 2 và còn 20 SP
dở dang tính theo CP nguyên vật liệu trưc tiếp
- Cuối kỳ công đoạn 2 làm ra 60 thành phẩm nhập kho và còn 30 SPDD, qui đổi SPDD
theo ước lượng tương đương và 50% chi phí chế biến
1.7.2 Tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm (PP kết chuyển
chi phí song song)
Sử dụng số liệu 1.7.1 nhưng tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm
2. Đối với sản xuất phụ
2.1 SP phụ không cung cấp lao vụ lẫn nhau
- Phân xưởng SX phụ điện SX ra được 10.000 Kwh, phục vụ cho PXSX chính sản xuất SP

A là 5.000kwh và PXSX chính SX SP B là 4.000 kwh
- Phân xưởng SX phụ sửa chữa phục vụ được 500 giờ, phục vụ cho PXSX chính sản xuất
SP A và PXSX chính SX SP B theo tỉ lệ 3/1
Tổng chi phí SX phụ điện là 10.000.000 đồng, tổng chi phí SX phụ sửa chữa 5.200.000
đồng, chi phí sửa chữa dở dang cuối kỳ 200.000 đồng
2.2 SP phụ cung cấp lao vụ lẫn nhau:
- Phân xưởng SX phụ điện SX ra được 10.000 Kwh, phục vụ cho :
+ PXSX chính sản xuất SP A là 6.000kwh
+ PXSX chính SX SP B là 3.000 kwh
+ SX phụ sửa chữa 800 kwh
+ Tự sử dụng thắp sang tại phân xưởng SX phụ điện là 200kwh
- Phân xưởng SX phụ sửa chữa phục vụ 500 giờ, phục vụ cho:
+ PXSX chính sản xuất SP A là 300 giờ
+ PXSX chính sản xuất SP B là 150 giờ
+ SX phụ điện : 50 giờ
- Chi phí SX phụ điện (chưa tính CP SX phụ sửa chữa) là 10.000.000 đồng
- Chi phí SX phụ sửa chữa (chưa tính CP SX phụ điện) là 5.200.000 đồng, chi phí công
việc sửa chữa dở dang là 200.000 đồng
Hãy tính giá thành đơn vị SP phụ theo :
a) Sử dụng giá thành kế hoạch để loại trừ chi phí SP phụ cung cấp lần nhau, với giá
thành kế hoạch điện là 1.000đ/kwh và sửa chữa là 10.000 đ/giờ
b) Dùng phương pháp đại số để tính giá thành SP phụ và phân bổ cho SX chính
BÀI 2(PP phân bước)
DN SX SP A phải qua 2 bước chế biến liên tục ở 2 phân xưởng 1 và phân xưởng 2.
Trong tháng phân xưởng 1 chế tạo và đã chuyển cho phân xưởng 2 để tiếp tục chế biến
1.800 bán thành phẩm. SP dở dang còn lại ở phân xưởng 1 là 200 chiếc, mức độ hoàn
thành của SP dở dang là 50%
Phân xưởng 2 đến cuối tháng chế biến xong 1.500 thành phẩm. Số thành phẩm trên đã
được kiểm nghiệm và nhập kho. Sản phẩm dở dang còn lại ở phân xưởng 2 cuối tháng là
300 chiếc. Mức độ hoàn thành là 50%

Chi phí sản xuất trong kỳ của 2 phân xưởng như sau (đơn vị tính : 1.000 đồng)
Chi phí Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Cộng
Nguyên vật liệu 4.000.000 - 4.000.000
Nhân công trực tiếp 1.900.000 1.650.000 3.550.000
Chi phí SX chung 380.000 330.000 710.000
Tổng cộng 6.280.000 1.980.000 8.260.000
Lập bảng tính giá thành theo PP phân bước (có tính bán thành phẩm và không tính bán
thành phẩm)
VÍ DỤ PP ĐƠN ĐẶT HÀNG :
Một DNSX có 2 phân xưởng SX chính. Trong tháng nhận được 2 đơn đặt hàng X và Y.
CPSX được tập hợp như sau:
NVL trực tiếp Nhân công trực
tiếp
CP SX chung
Phân xưởng 1
- ĐĐH X
- ĐĐH Y
100.000
45.000
55.000
40.000
18.000
22.000
20.000
Phân xưởng 1
- ĐĐH X
- ĐĐH Y
-
-
-

32.000
20.000
12.000
18.500
Kết quả SX: hoàn thành 20 SP của đơn đặt hàng X và giao cho khách hàng, đơn đặt hàng
Y chưa hoàn thành
Biết rằng CPSX chung của 2 phân xưởng phân bổ cho 2 đơn đặt hàng theo chi phí nhân
công trực tiếp
VÍ DỤ: Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
Có tài liệu tại một công ty may mặc như sau
- CPSX trong tháng 9 tập hợp như sau:
+ Nguyên vật liệu trực tiếp : 480.000
+ Nhân công trực tiếp : 50.000
+ Chi phí SX chung : 128.000
- CPSX dở dang cuối kỳ (theo CP NVL trực tiếp)
+ Đầu kỳ : 20.000
+ Cuối kỳ : 40.000
- Trong tháng SX được 1.500 chiếc áo lớn (sp chính) và 200 áo trẻ em (SP phụ), giá bán áo
trẻ em là 6.580/áo. Tỉ lệ lãi định mức của DN là 50% đối với áo trẻ em
VÍ DỤ Phương pháp chi phí định mức
DN SX SP A, không có CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ:
Trong kỳ để SX ra 1.500SP , kế toán tập hợp chi phí định mức NVL: 22.500.000; NCTT:
12.000.000: CPSX chung: 6.000.000
Do thay đổi định mức, định mức NVL tăng lên 15.100đ/SP, NC trực tiếp tăng lên
8.200đ/SP, CPSX chung giảm còn 3.850đ/SP
Kết quả NVL trực tiếp thừa do tiết kiệm là 150.000đ so với định mức ban đầu, tiền lương
giảm đi 75.000 đ, CPSX chung giảm xuống so với ban đầu là 150.000
Tính giá thành thực tế và giá thành đơn vị của SP A, biết rằng giá thành KH đơn vị của SP
A là 27.000 đồng (chi tiết cho từng khoản mục lần lượt là 15.000; 8.000; 4.000)
Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm

VD: DN A có qui trình SX phức tạp gồm 3 giai đoạn. Sau môi giai đoạn đều thu được bán
thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau, SP hoàn thành ở GĐ 3. CPSX dở dang đầu tháng
=0
Chỉ tiêu CPNVL TT CP NCTT CPSXC
Giai đoạn 1 6.000.000 660.000 1.320.000
Giai đoạn 2 1.200.000 684.000 1.140.000
Giai đoạn 3 4.800.000 2.430.000 3.645.000
GĐ1 thu được 80BTP chuyển GĐ2, 20 SPDD với tỉ lệ HT 40%
GĐ2 thu được 70BTP chuyển GĐ3, 10 SPDD với tỉ lệ HT 60%
GĐ3 thu được 65 thành phẩm nhập kho, 5 SPDD với tỉ lệ HT 50%
Phương pháp phân bước KHÔNG tính giá thành bán thành phẩm
VD: DN A có qui trình SX phức tạp gồm 3 giai đoạn. Sau môi giai đoạn đều thu được bán
thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau, SP hoàn thành ở GĐ 3. CPSX dở dang đầu tháng
=0
Chỉ tiêu CPNVL TT CP NCTT CPSXC
Giai đoạn 1 6.000.000 660.000 1.320.000
Giai đoạn 2 1.200.000 684.000 1.140.000
Giai đoạn 3 4.800.000 2.430.000 3.645.000
GĐ1 thu được 80BTP chuyển GĐ2, 20 SPDD với tỉ lệ HT 40%
GĐ2 thu được 70BTP chuyển GĐ3, 10 SPDD với tỉ lệ HT 60%
GĐ3 thu được 65 thành phẩm nhập kho, 5 SPDD với tỉ lệ HT 50%
DN có hoạt động SX phụ cung cấp lẫn nhau
Một DNSX có 2 phân xưởng SX phụ là bộ phận vận tải và phân xưởng sửa chữa. Chi phí
SX trong tháng được tập hợp như sau:
Bộ phận vận tải Phân xưởng sửa
chữa
CP nguyên vật liệu
CP nhân công
CP sản xuất chung
2.000.000

3.500.000
1.200.000
4.200.000
5.500.000
1.200.000
- Bộ phận vận tải phục vụ được 17.000km vận chuyển phục vụ cho phân xưởng sửa chữa
2.200km, sản xuất chính 14.000km, còn lại phục vụ cho QLDN
- Phân xưởng sửa chữa hoàn thành 4.200 giờ công trong đó phục vụ cho phân xưởng điện
520 giờ công, sản xuất chính 2.900 giờ công, còn lại phục vụ cho quản lý DN

×