Mục Lục
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT chữ viết tắt Diễn giải
1 SXKD Sản xuất kinh doanh
2 DN Doanh nghiệp
3 VCĐ Vốn cố định
4 VLĐ Vốn lưu động
5 KD kinh doanh
6 CCDC Công cụ dụng cụ
7 BH Bán hàng
8 QLDN Quản lý doanh nghiệp
9 Trđ Triệu đồng
10 SP sản phẩm
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Nền kinh tế thị trường phát triển đã và đang phát huy được tác dụng to
lớn của nó. Tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều thách thức và khó khăn đối
với các thành phần kinh tế. Đứng trước tình hình hiện nay các doanh nghiệp
muốn tồn tại, đứng vững trên thị trường, muốn tạo được một vị thế cho mình
cần phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả.
Do vậy tìm ra biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đang là
vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm chú trọng.
Như chúng ta đã biết kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố như: công tác quản lý lãnh đạo;
giá cả hàng hoá mua vào, bán ra; môi trường sản xuất kinh doanh; nhu cầu
của thị trường; công tác hạch toán kế toán v.v
Hiệu quả kinh doanh là vấn đề đặt ra cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt
là trong điều kiện kinh tế thị trường. các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp
trước khi ra quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nghành, một sản phẩm dịch
vụ nào đó ngoài việc trả lời các câu hỏi sản xuất cái gì? sản xuất như thế
nào? sản xuất cho ai? còn phải biết chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. dĩ nhiên
rằng, lợi ích thu được phải lớn hơn chi phí bỏ ra mới mong thu được lợi
nhuận. hay nói cách khác, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp bao giờ
cũng mong muốn được lợi nhuận tối đa với một chi phí thấp nhất có thể. sở
dĩ nói như vậy thì lợi ích (lợi nhuận) mà nói rộng ra là hiệu quả kinh doanh
vừa là động lực, vừa là tiền đề để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển
được trong điều kiện cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, mọi rủi ro, bất trắc
luôn có thể xảy ra, nguy cơ phá sản luôn rình rập
1
Để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh em đã lựa chon đề
tài:”Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ
phần quốc tế Lạc Việt” Làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1 Mục tiêu khái quát.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần quốc tế
Lạc Việt.
2.2 Mục tiêu cụ thể.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần quốc tế
Lạc Việt.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh tại công ty.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần quốc tế
Lạc Việt.
- Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian : Từ năm 2008 đến 2010
+ Địa điểm : Công ty cổ phần quốc tế Lạc Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích tổng hợp.
- Phân tích thống kê.
- Phân tích so sánh.
- Phỏng vấn.
- Kế thừa các tài liệu thứ cấp.
5. Nội dung nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
2
- Tình hình đặc điểm của công ty cổ phần quốc tế Lạc Việt.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần quốc tế
Lạc Việt.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh tại công ty.
3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự
phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực.
Trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.nó là thước
đo quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá
thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Trình độ lợi
dụng các nguồn lực chỉ có thể đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra
để xem xét mỗi sự hao phí các nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở
mức độ nào.
Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt lượng của các
hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản
xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao
động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật
thiết với vấn đề hiệu quả kinh tế. Để đạt mục tiêu kinh doanh, các doanh
nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu quả
các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí.
Để hiểu rõ về hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phân biệt rõ hai khái
niệm hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá
trình sản xuất kinh doanh nhất định. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có thể là những đại lượng cân đo đong đếm được như: doanh thu, lợi
nhuận… Và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh chất lượng hoàn toàn
có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp chất lượng sản
4
phẩm.Trong khi đó để tính toán đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh người
ta sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
Vì vậy bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt
lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là những gì mà
doanh nghiệp đạt được.
1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh của DN.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong những công cụ hữu hiệu để
nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc tính toán và xem xét hiệu
quả sản xuất kinh doanh không chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào
mà còn cho phép nhà quản trị phân tích tìm ra những biện pháp thích hợp
trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
còn được thể hiện thông qua vai trò quan trọng của nó đối với sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả SXKD là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi
sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường,mà hiệu quả kinh doanh lại là
nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại đó. Để có thể tồn tại và đứng vững trên
thị trường doanh nghiệp phải đảm bảo có lợi nhuận và lợi nhuận đó không
ngừng tăng lên theo thời gian.
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả SXKD là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và
tiến bộ trong kinh doanh.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD.
Hoạt động sản xuất kinh doanh là yếu tố tạo nên hiệu quả sản xuất
kinh doanh nên các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
5
Căn cứ vào tính tất yếu thì các nhân tố có thể chia thành hai nhóm như
sau:
+ Nhóm nhân tố khách quan là những nhân tố mà sự ảnh hưởng của
nó đến kết quả sản xuất kinh doanh ngoài ý muốn của doanh nghiệp nó bao
gồm: môi trường kinh tế, môi trường thể chế, môi trường tự nhiên, môi
trường văn hóa xã hội.
+ Nhóm nhân tố chủ quan là nhóm nhân tố nội tại trong doanh nghiệp
mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh được, bao gồm: lực lượng
lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, bộ máy quản trị.
Căn cứ vào tiêu thức nội dung kinh tế của các nhân tố ảnh hưởng, chia
thành hai loại:
+ Nhân tố về điều kiện kinh doanh như: tiềm năng thực trạng cơ sở
vật chất kỹ thuật, lao động, tiền vốn…
+ Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất kinh doanh, những nhân tố
này thường ảnh hưởng dây chuyền qua các khâu từ cung ứng vật tư đến khâu
sản xuất, khâu tiêu thụ và kết quả hoat động tài chính của doanh nghiệp.
Căn cứ vào tiêu thức phản ánh tính chất các nhân tố ảnh hưởng, chia
thành hai loại:
+ Những nhân tố số lượng là những nhân tố phản ánh về quy mô, kết
quả sản xuất kinh doanh như: số lượng lao động, vật tư, vốn, khối lượng sản
phẩm sản xuất và tiêu thụ…
+ Những nhân tố về chất lượng là những nhân tố phản ánh hiệu suất
kinh doanh như: giá thành, lợi nhuận, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng
vốn…
Căn cứ vào xu thế tác động chia thành hai loại:
+ Nhân tố tích cực bao gồm những nhân tố ảnh hưởng làm tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
6
+ Nhân tố tiêu cực bao gồm những nhân tố làm giảm hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD trong doanh nghiệp.
1.4.1 Nhóm chỉ tiêu tổng hợp.
1. Chỉ tiêu 1: Doanh thu và thu nhập khác so với năm trước.
2. Chỉ tiêu 2: Lợi nhuận thực hiện.
3. Chỉ tiêu 3: Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn.
4. Chỉ tiêu 4: Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành.
5. Chỉ tiêu 5: tình hình thực hiện sản phẩm dịch vụ.
1.4.2 Các chỉ tiêu bộ phận.
1.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
* Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân.
Năng suất lao động bình
quân
= Tổng doanh thu trong kỳ
Số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động trong kỳ bình quân tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu.
* Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động.
Lợi nhuận bình quân tính
cho một lao động
= Lợi nhuận trong kỳ
Số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động bình quân tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
7
2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định
- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn cố định (Sức sản xuất của VCĐ)
Doanh thu trên một đồng
vốn cố định
= Tổng doanh thu trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu.
- Chỉ tiêu lợi nhuận trên một đồng vốn cố định (hay sức sinh lợi của VCĐ)
Lợi nhuận trên một đồng
vốn cố định
= Lợi nhuận trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn lưu động (hay sức sản xuất của
VLĐ)
Doanh thu trên một đồng
vốn lưu động
= Tổng doanh thu trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu.
- Chỉ tiêu lợi nhuận trên một đồng vốn lưu động (hay sức sinh lợi của VLĐ)
Lợi nhuận trên một đồng
vốn lưu động
= Lợi nhuận trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
8
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát.
Hệ số khả năng thanh toán
tổng quát
= Tổng tài sản doanh nghiệp
Tổng nợ phải trả
Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 là báo hiệu phá sản của doanh nghiệp, tổng tài
sản hiện có không đủ trả nợ mà doanh ngiệp phải thanh toán.
2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả
năng thanh
= Vốn bằng tiền + các khoản phải thu + đầu tư ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
3. Hệ số cơ cấu vốn chủ sở hữu.
Hệ số cơ cấu vốn chủ sở
hữu
= Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản của doanh nghiệp
Hệ số này cho biết tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng vốn của doanh
nghiệp.
9
Chương 2: TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY CỔ PHẦN
QUỐC TẾ LẠC VIỆT.
2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần quốc tế Lạc
Việt.
Công ty cổ phần quốc tế Lạc Việt được thành lập ngày 17 tháng 04
năm 2007 với năm cổ đông lớn sáng lập. theo giấy phép đăng kí kinh doanh
số 5400270666 Do phòng đăng kí kinh doanh- Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh
Hòa Bình cấp.
Căn cứ theo các nghị định và thông tư của Bộ Kế hoạch Đầu tư ngày
22 tháng 9 năm 2008 Công ty đã thay đổi cơ cấu tổ chức, bổ sung thêm một
số lĩnh vực đầu tư như: bất động sản, đồ gỗ trang trí nội thất,du lịch sinh thái
,kinh doanh các tua du lịch… Nhờ vậy mà công ty đã góp phần mang lại lợi
ích kinh tế thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Hoà
Bình nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngoài ra nhà máy sản xuất gỗ quy
mô lớn trực thuộc công ty cũng tạo công ăn việc làm tại chỗ cho một bộ
phận không nhỏ lao động của địa phương, góp phần vào quá trình phát triển
kinh tế xã hội của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình tạo nguồn thu cho ngân
sách địa phương. Năm 2009 công ty được tặng bằng khen và nhiều giải
thưởng khác của tỉnh.
Tên tiếng việt: Công ty cổ phần phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp
quốc tế Lạc Việt.
Tên viết tắt: công ty cổ phần quốc tế Lạc Việt
Tên tiếng anh: Lac Viet international resorts development joint
stock company.
Trụ sở chính: Hòa Sơn – Lương Sơn – Hòa Bình.
Điên thoại: 0917786666, 0984203020.
10
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là:
- khai thác,chế biến lâm sản,bảo quản,sản xuất các sản phẩm từ gỗ.
- Xuất nhập khẩu các loại hàng hóa lâm sản.
- Kinh doanh bất động sản,đất vườn trang trại.
- Dịch vụ nhà nghỉ,du lịch sinh thái.kinh doanh tua du lịch và các
dịch vụ hỗ trợ.
- Dịch vụ nhà hàng và các dịch vụ ăn uống.
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
2.2.Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội tại địa bàn.
2.2.1.vị trí địa lý.
Huyện Lương Sơn là cửa ngõ của tỉnh miền núi Hoà Bình và miền tây
Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 30 km, biên giới liền kề với khu
công nghệ cao Hoà Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn (Hà Nội), Đại học
Quốc gia, Làng văn hoá các dân tộc.
Huyện Lương Sơn nằm ở phần phía Nam của dãy núi Ba Vì (còn gọi
là Viên Nam), nơi có một phần của Vườn quốc gia Ba Vì. Huyện có phía
Tây giáp huyện Kỳ Sơn, phía Nam giáp huyện Kim Bôi, Phía Đông và phía
Bắc giáp các huyện của thủ đô Hà Nội (các huyện này trước ngày 1 tháng 8
năm 2008 thuộc tỉnh Hà Tây cũ) gồm: Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai,
Thạch Thất, Ba Vì.
2.2.2.Đặc điểm địa hình khí hậu.
Lương Sơn là một huyện vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hoà Bình, có
địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của toàn
huyện so với mực nước biển là 251 m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ
tây bắc xuống đông nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông
Hồng và miền núi tây bắc Bắc Bộ.
11
Khí hậu Lương Sơn mang đặc trưng khí hậu của vùng nhiệt đới gió
mùa. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, mùa hè bắt đầu từ tháng 4
đến tháng 10. Lượng mưa trung bình là 1.769 mm.
2.2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội.
Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa-xã
hội giữa miền núi và miền xuôi trong nhiều năm qua huyện đã duy trì nền
kinh tế đa dạng với nhiều thành phần qua đó huyện đã nhanh chóng bắt nhịp
được với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
2.3 Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội.
2.3.1 Thuận lợi.
Qua tình hình cơ bản trên,nhận thấy công ty cổ phần quốc tế Lạc Việt
có những tiềm năng và lợi thế: Diện tích rừng khá lớn, giàu về trữ lượng, tốt
về chất lượng bên cạnh đó điều kiện tự nhiên cũng rất thuận lợi tạo điều kiện
cho việc phát triển nghề rừng và các loại hình du lịch.
Trong vùng có lực lượng lao động dồi dào, những lao động lâm
nghiệp về cơ bản đã có kinh nghiệm trong sản xuất nên việc thuê lao động
khá dễ dàng.
Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, đường giao thông liên thôn,
liên xã hầu như đã được bê tông hóa, rải nhựa, nên rất thuận lợi cho việc vận
chuyển lâm sản ra ngoài và các sản phẩm của công ty đến nơi tiêu thụ…
Trong những năm gần đây có nhiều cơ chế đổi mới hợp lý do đó việc
làm thu nhập của người dân trong vùng dần dần được nâng lên bằng các giải
pháp lâm nghiệp xã hội, trang trại nông lâm kết hợp và kinh doanh dịch vụ
khác. Đặc biệt khu vực Lương Sơn còn được xem là “động lực phát triển
kinh tế của tỉnh” và nhận được sự quan tâm đặc biệt của tỉnh.
12
2.3.2.khó khăn.
Diện tích rừng do công ty quản lý tương đối hẹp,nguồn nguyên liệu
đầu vào của công ty chủ yếu là thu mua từ trong dân,trong các lâm trường
lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở các vùng sâu nên ít nhiều đã tạo ra sự khó
khăn trong công tác vận chuyển cũng như chủ động nguồn nguyên liệu đầu
vào.
Việc sản xuất kinh doanh tại công ty phụ thuộc rất nhiều vào cây lâm
nghiệp,chính vì vậy chu kỳ kinh doanh của công ty cũng xẽ dài hơn nên đòi
hỏi vốn lớn nhưng rủi ro lại rất cao.
2.4.Tình hình tổ chức lao động trong công ty.
2.4.1.Tình hình tổ chức quản lý của công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty được chia làm 2 bộ phận chức năng rõ
ràng: một bên chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất và một bên chịu trách
nhiệm về các hoạt động kinh doanh và chỉ đạo chung của 2 bộ phận chức
năng này là một giám đốc.
+ Mũi tên hai chiều - biểu thị mối quan hệ phối hợp.
+ Mũi tên một chiều - biểu thị mối quan hệ chỉ đạo.
Nhận xét về tổ chức bộ máy quản lý của công ty mỗi nhân viên chỉ
chịu một sự chỉ đạo của một người duy nhất. trong hình trên, phòng hành
chính- nhân sự chỉ chịu sự chỉ đạo của phó giám đốc và phó giám đốc chỉ
chịu sự chỉ đạo của giám đốc, chứ không chịu sự chỉ đạo của phòng kế toán
hay phòng ban khác. sự bất lợi lớn nhất của mô hình này đó là tốc độ lưu
thông của thông tin, sự phối hợp giải quyết các xung đột là rất khó khăn. vì
các phòng ban có chức năng như nhau, không có sự phân quyền giữa các
phòng ban. ưu điểm của hệ thống này đó là sự phân công trách nhiệm cao
giữa các bộ phận trong công ty. Tuy nhiên giám đốc công ty phải là người có
trình độ cao mới có khả năng bao quát được tất cả hoạt động của công ty.
13
biểu 2.4.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty
14
giám đốc
phó giám
đốc
phân xưởng
cưa, nghiền
phòng kế
toán
phòng kế
hoạch- KD
các phòng
chức năng
các phân
xưởng sx
phân xưởng
ép
phân xưởng
chà nhám
phòng hành
chính nhân
sự
hội đồng
quản trị
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ mỗi phòng ban.
* Giám đốc:- Là người có quyền cao nhất và chịu trách nhiệm quản lý, điều
hành mọi hoạt động của công ty theo pháp luật.
* Phó giám đốc :
- Giúp việc giám đốc theo sự phân công của giám đốc và chịu trách
nhiệm về phần việc được giao.
- Thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng để giải quyết những vấn đề
được giám đốc uỷ quyền,
* Phòng hành chính- nhân sự :
Có chức năng giúp việc giám đốc và phó giám đốc thực hiện tốt về
công tác quản lý nhân sự. tuyển dụng, đào tạo, xếp lương, thi đua khen
thưởng, kỷ luật, bảo vệ nội bộ, sắp xếp công tác đời sống, vị trí làm việc,
quan hệ đối chiếu, chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên.
* Phòng kế toán:
- Chức năng: phản ánh với giám đốc tất cả các hoạt động kinh doanh
trong toàn công ty. phòng kế toán tài chính là một phòng giữ vị trí quan
trọng trong việc điều hành quản lý kinh tế, thông tin kinh tế trong mọi lĩnh
vực kinh doanh, xây dựng, xuất nhập khẩu hàng hóa.
* Phòng kế hoạch - kinh doanh:
- Chức năng: là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp giám
đốc, phó giám đốc điều hành lĩnh vực kế hoạch - kinh doanh - xây dựng cơ
bản thống kê và kinh doanh.
* Các phân xưởng ( quản đốc phân xưởng quản lý).
- Thực hiện các quy trình sản xuất sản phẩm theo chuyên môn hóa mà
công ty đã giao.
15
2.5 Tình hình vốn sản xuất kinh doanh.
Vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu
được trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vốn là chìa
khóa để mở rộng và phát triển kinh doanh. Mọi doanh nghiệp đều nỗ lực để
huy động được một lượng vốn nhất định trước khi thành lập. Trong thực tế
có rất nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động vì thiếu vốn. Vì vậy việc
huy động vốn và sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả được các doanh
nghiệp rất quan tâm.
16
Biểu 2.5:Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2008- 2010
đơn vị: Tr.đồng
17
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh tăng
giảm
2009/2008
So sánh tăng
giảm
2010/2009
số
lượng
tỷ
trọng
(%)
số
lượng
tỷ
trọng
(%)
số lượng
tỷ
trọng
(%)
số
tuyệt
đối
%
số
tuyệt
đối
%
Tổng vốn 15.000 100 16.458 100 18.130 100 1.458 9,72 1.672 10,16
Chia theo chủ sở hữu:
- Vốn CSH 10.000 66,67 12.150 73,83 13.250 73,08 2.150 21,5 1.100 9,05
- Vốn vay 5.000 33,33 4.308 26,17 4.880 26,92 - 692 -13,84 572 13,27
Chia theo tính chất:
- Vốn cố định 14.000 93,33 15289,48 92.9 16733,99 92,3 1428,48 9,21 1.444,51 9,45
- Vốn lưu
động
1000 667 1.168,52 7.1 1.396,01 7,7 168,52 16,852 227,49 19,46
Chương 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ LẠC VIỆT.
3.1 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.1.1 Đánh giá kết quả hoạt động SXKD bằng chỉ tiêu hiện vật.
Từ biểu 3.1.1(trang bên) ta thấy: sản xuất kinh doanh tăng lên theo chỉ
tiêu hiện vật chủ yếu là do sự gia tăng mạnh mẽ của ván sàn đã qua sử lý.
Tốc độ phát triển liên hoàn của chỉ tiêu này so sánh giữa các năm ta thấy
tương đối lớn, từ năm 2008 đến năm 2009 đạt 118,4 % tương ứng tăng thêm
1761 tấm, tuy nhiên đến năm 2010 tốc độ phát triển chỉ đạt 101,9 %.
Nhân tố thứ hai đóng góp vào sự gia tăng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty là chỉ tiêu chăm sóc rừng; tốc độ phát triển liên hoàn
của chỉ tiêu này năm 2008 – 2009 là 125,4% đạt 109.6 ha rừng. Điều này
cho thấy công ty đang rất chú trọng đầu tư vào các vùng nguyên liệu.
Bên cạnh đó ta cũng thấy được sự gia tăng nhanh chóng của dịch vụ
gỗ thương phẩm từ năm 2008 đến năm 2009 chỉ tiêu này đã tăng thêm 662
m
2
đạt tốc độ tăng là 105,1%. Đến năm 2010 tiếp tục tăng thêm 667 m
2.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh còn chịu ảnh hưởng bởi sự
suy giảm khá mạnh của 2 nhân tố trong năm 2008 – 2009: Đó là đồ thủ công
mỹ nghệ và bàn ghế gia dụng, tuy nhiên các nhân tố này lại có xu hướng
tăng lên trong năm 2010.
Các nhân tố còn lại đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên
lượng tăng không đáng kể hoặc tăng với lượng giá trị tương đối nhỏ.
18
Biểu 3.1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu hiện vật qua 3 năm 2008 - 2010
TT Hạng mục SP
Đơn
vị tính
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
so sánh(+,-)2009/2008 so sánh(+,-)2010/2009
chênh lệch % chênh lệch %
1
Dịch vụ gỗ thương
phẩm m3 13025 13687 14354 662 105.1 667 104.9
2 Ván sàn đã qua sử lý Tấm 9563 11324 11534 1761 118.4 210 101.9
3 Ván dăm thô Tấm 30927 31012 31561 85 100.3 549 101.8
4 Đồ thủ công mỹ nghệ Cái 600 420 565 -180 70.0 145 134.5
5 Bàn ghế gia dụng Bộ 320 251 351 -69 78.4 100 139.8
6 Nguyên liệu giấy Tấn 120 140 140.5 20 116.7 0.5 100.4
7 Trồng rừng ha 120 126 134 6 105.0 8 106.3
8 Chăm sóc rừng ha 430.8 540.4 596.3 109.6 125.4 55.9 110.3
9 Sản phẩm khác trđ 13 16 21 3 123.1 5 131.3
Doanh thu trđ 17010 18011.6
19040.
3 1001.6 105.9 1028.7 105.7
19
3.1.2 Đánh giá kết quả hoạt động SXKD bằng chỉ tiêu giá trị.
Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu giá trị của Công ty
Cổ phần quốc tế Lạc Việt qua 3 năm 2008 – 2010 ta nhận thấy: Hoạt động
sản xuất kinh doanh đang có xu hướng tăng lên, cụ thể cho các chỉ tiêu như
sau.
- Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ/doanh thu thuần năm
2009 tăng 1509,4 trđ so với năm 2008; năm 2010 tăng 1739.6 trđ so với năm
2009, tỷ lệ tăng là 9.1%. Đây là một tỷ lệ khá lớn trong điều kiện nền kinh tế
nước ta chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, là một minh chứng cho nỗ
lực lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc điều hành toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này.
- Về giá vốn hàng bán năm 2009 tăng 1082.99 trđ so với năm 2008,
năm 2010 có mức tăng kém hơn là 851.39 trđ so với năm 2009, tỷ lệ tăng đạt
6.6%. Mức gia tăng giá vốn hàng bán cho biết sự tăng lên trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, tạo ra một khối lượng sản phẩm cao hơn năm trước.
- Doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh qua các năm, từ năm 2008
-2009 giảm 67,8 trđ,đến năm 2010 giảm 129,6 trđ tương ứng giảm 53,8%.
- Các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
đều gia tăng qua các năm, do ảnh hưởng của việc mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh.
- Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh, tỷ lệ tăng bình quân qua các năm đạt
111,04% chủ yếu do ảnh hưởng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
tăng mạnh qua các năm.
20
Biểu 3.1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu giá trị 3 năm (2008 – 2010)
Đvt: trđ
TT Hạng mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị
Ө LH
% Giá trị
Ө LH
%
1 Doanh thu bán hàng và CCDV 17,510.20 19,019.60 108.6 20,759.20 109.1
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0.0 0.00 0.0
3 Doanh thu thuần 17,510.20 19,019.60 108.6 20,759.20 109.1
4 Giá vốn hàng bán 11,749.08 12,832.07 109.2 13,683.46 106.6
5 LN gộp về BH & CCDV 5,761.13 6,187.54 107.4 7,075.75 114.4
6 Doanh thu khác 348.20 280.40 80.5 150.80 53.8
7 Chi phí hoạt động tài chính 480.00 413.57 86.2 468.48 113.3
Trong đó lãi phải trả 480.00 413.57 86.2 468.48 113.3
8 Chi phí bán hàng 312.60 325.80 104.2 337.60 103.6
9 Chi phí QLDN 1,032.60 1,034.50 100.2 1,135.60 109.8
12 Chi phí khác 16 19.00 118.8 23.00 121.1
14 Tổng LN trước thuế 4,268.10 4,675.06 109.5 5,261.86 112.6
15 Chi phí thuế thu nhập DN 1,067.03 1,168.77 109.5 1,315.47 112.6
16 LN sau thuế thu nhập DN 3,201.08 3,506.30 109.5 3,946.40 112.6
21
3.2 Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giúp cho người sản xuất có thể thu hồi vốn
đầu tư của mình để trang trải các chi phí sản xuất và tiếp tục quá trình tái sản
xuất.
Từ năm 2008 – 2010 công ty đã đa dạng hoá theo chiều sâu của nhu
cầu: Công ty cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm ván ép gỗ, ván sàn, gỗ
trang trí nội thất đày đủ chủng loại, hình thức mẫu mã. Nghiên cứu phát triển
sản phẩm mới, mở rộng chủng loại sản phẩm. Song song với quá trình tự
nghiên cứu Công ty thường xuyên cử các nhân viên Marketing và các nhân
viên phân xưởng đi tới các siêu thị nội thất và hội chợ triển lãm Trong và
ngoài nước nhằm tìm hiểu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thị hiếu người
tiêu dùng, để từ đó chế tạo các sản phẩm mới chất lượng.
Hiện nay Công ty có hơn 15 đại lý tại các tỉnh miền Bắc, công ty đang
có kế hoạch tập trung mở rộng thị trường ở miền Trung, miền Nam, và đẩy
mạnh suất khẩu ra nước ngoài.
Để việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn, Công ty còn áp dụng
nhiều hình thức giao dịch, thanh toán thuận lợi như: bán hàng qua điện
thoại, vận chuyển hàng đến tận nơi, có áp dụng mức hỗ trợ chi phí vận
chuyển
Điểm yếu của Công ty so với một số đối thủ cạnh tranh là quảng cáo
trên các phương tiện thông tin đại chúng còn rất hạn chế, chưa gây được ấn
tượng sâu sắc, quảng cáo mới chỉ dừng ở quảng cáo cho sản phẩm mà chưa
có những quảng cáo tổng thể về Công ty, việc cung cấp thông tin cho khách
hàng nhằm phát hiện hàng nhái, hàng giả sản phẩm của Công ty hầu như
không được chú trọng.
22
3.3 Tình hình tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất.
3.3.1 Hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là nhân tố quan trọng, đóng vai trò quyết định trong quá
trình sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động ở công ty cổ phần Quốc tế Lạc
Việt được thể hiện qua các chỉ tiêu về năng suất lao động, mức sinh lời bình
quân 1 lao động qua biểu 3.3.1.
Qua biểu 3.3.1 ta có thể thấy số lượng lao động của công ty tăng dần
qua 3 năm điều này chứng tỏ công ty liên tục tiến hành điều chỉnh lại bộ
máy quản lý cũng như đội ngũ công nhân kỹ thuật nhằm khai thác triệt để
các yếu tố sản xuất và các tiềm lực của công ty. Cụ thể năm 2008 số lao
động của công ty là 110 người, năm 2009 là 115 người, đến năm 2010 số lao
động của công ty là 128 người.
Năng suất lao động tăng trong năm 2008-2009,tuy nhiên lại giảm
trong năm 2009-2010. Cụ thể đạt cao nhất trong năm 2009 là 167.8 trđ và
thấp nhất trong năm 2008 là 162.3 trđ. Nguyên nhân của sự thay đổi này là
do tổng doanh thu của công ty thay đổi mạnh trong các năm.
Hiệu quả sử dụng lao động của công ty là rất tốt,năng suất lao động
cao,mức sinh lời tương đối lớn.trong thời gian tới công ty nên tiến hành mở
rộng quy mô và nâng cao trình độ sản xuất, thâm nhập thị trường,đội ngũ lao
động hiện tại cần phải được tổ chức học tập nâng cao trình độ tay nghề đáp
ứng yêu cầu kịp thời của môi trường sản xuất.
23