Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.25 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
Câu 1: Kể tên và nêu nôi dung các loại
hình đồ án quy hoạch đô thị Việt Nam
Lo¹i1. Đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương
1. Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương bao gồm việc
xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu cơ bản về
hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của đô thị; mô hình phát triển, cấu trúc phát triển
không gian nội thị và khu vực ngoại thị, kể cả không gian ngầm; định hướng hệ
thống các công trình hạ tầng kỹ thuật khung; đánh giá môi trường chiến lược;
chương trình ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương được thể
hiện theo tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000. Đồ án quy hoạch phải thể hiện rõ khu vực
nội thị và các khu vực dự kiến phát triển.
3. Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương
từ 20 đến 25 năm, tầm nhìn đến 50 năm.
4. Đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt là
cơ sở để lập quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị và quy hoạch phân
khu trong đô thị.

Đồ đồ án quy hoạch chung đô thị đối với thành phố trực thuộc Trung Ương(TÂY HỒ TÂY)
TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
Lo¹i2. Đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã
1. Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã bao gồm việc xác
định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng xã
hội, hạ tầng kỹ thuật; mô hình phát triển, định hướng phát triển không gian nội thị
và khu vực ngoại thị, trung tâm chính trị - hành chính, dịch vụ, thương mại, văn
hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, công viên cây xanh, thể dục, thể thao cấp đô thị; quy
hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung trên mặt đất, trên cao và ngầm
dưới đất; đánh giá môi trường chiến lược; kế hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực
thực hiện.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã được thể hiện


theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. Đồ án quy hoạch phải thể hiện rõ khu vực nội
thị và các khu vực dự kiến phát triển.
3. Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã từ 20
đến 25 năm.
4. Đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã đã được phê duyệt là cơ sở
để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây
dựng hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị.
Dự án quy hoạch chung tỉnh thành Hà Nội ,Quận,huyện:Hà Đông
Lo¹i3. Đồ án quy hoạch chung thị trấn
1. Nội dung đồ án quy hoạch chung thị trấn bao gồm việc xác định mục tiêu, động
lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật
TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
của đô thị; tổ chức không gian đô thị, quy hoạch công trình hạ tầng xã hội, hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật, đánh giá môi trường chiến lược; kế hoạch ưu
tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thị trấn được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc
1/10.000.
3. Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thị trấn từ 10 đến 15 năm.
4. Đồ án quy hoạch chung thị trấn đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch chi
tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong đô thị.
Lo¹i4. Đồ án quy hoạch chung đô thị mới
1. Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới bao gồm việc phân tích và làm rõ
cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình phát triển không
gian, kiến trúc, môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị; xác định
các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực
hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị; đánh giá môi
trường chiến lược.
TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung đô thị mới được thể hiện theo tỷ lệ 1/10.000
hoặc 1/25.000.

3. Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung đô thị mới từ 20 đến 25 năm.
4. Đồ án quy hoạch chung đô thị mới đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật
khung trong đô thị mới.
Đồ án Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội
Lo¹i5. Đồ án quy hoạch phân khu
1. Nội dung đồ án quy hoạch phân khu bao gồm việc xác định chức năng sử dụng
cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu
vực lập quy hoạch; chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô
phố; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; bố trí mạng lưới
các công trình hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố phù hợp với các giai đoạn
phát triển của toàn đô thị; đánh giá môi trường chiến lược.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch phân khu được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc
1/2.000.
3. Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch phân khu được xác định trên cơ sở thời
hạn quy hoạch chung và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị.
4. Đồ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt là cơ sở để xác định các dự án đầu
tư xây dựng trong đô thị và lập quy hoạch chi tiết.
TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
Đồ án quy hoạch phân khu
Loai6. Đồ án quy hoạch chi tiết
1. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết bao gồm việc xác định chỉ tiêu về dân số, hạ
tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho toàn khu
vực quy hoạch; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; chỉ
tiêu sử dụng đất và yêu cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất; bố trí mạng
lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất; đánh giá môi trường chiến
lược.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500.
3. Thời hạn quy hoạch đối với các quy hoạch chi tiết được xác định trên cơ sở thời
hạn quy hoạch phân khu và theo yêu cầu quản lý, nhu cầu đầu tư.

4. Đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng
và lập dự án đầu tư xây dựng.
TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
Quy hoạch chi tiết xây dựng Công viên Yên Sở, Hà Nội.
Loai7. Lập quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị; phát triển khu đô thị mới và
trục đường mới trong đô thị
1. Khi lập quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị phải đánh giá hiện trạng sử dụng
đất, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các yếu tố về văn hoá - xã hội, môi
trường của đô thị, của khu vực lập quy hoạch để có giải pháp bổ sung, điều chỉnh
hợp lý nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đô thị, bảo đảm yêu cầu sử
dụng về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; giữ gìn, phát huy được bản sắc, không
gian kiến trúc và cảnh quan đô thị.
2. Khi lập quy hoạch khu đô thị mới phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng đất hợp lý,
tiết kiệm, tận dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có, gắn kết chặt chẽ giữa khu
vực phát triển mới và đô thị hiện có; bảo đảm sự đồng bộ và hoàn thiện về hệ
thống các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đô thị; hài hòa giữa
các khu vực phát triển mới với các khu vực dân cư hiện có; bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và gìn giữ bản sắc của các khu vực.
3. Việc lập quy hoạch chi tiết trục đường mới trong đô thị phải bảo đảm các yêu
cầu sau:
a) Phạm vi lập quy hoạch tối thiểu là 50 mét mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới
đường đỏ của tuyến đường dự kiến;
TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
b) Khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên đường; nghiên cứu không gian kiến trúc,
hình khối công trình, khoảng lùi của các công trình cụ thể, bảo đảm tăng cường
tính chỉnh thể và tính đặc trưng của khu vực.

Đồ án cải tạo chỉnh trang đô thị
Một số khái niệm trong lĩnh vực Xây dựng
Chỉ giới xây dựng

là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất.
Chỉ giới đường đỏ
là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa,
để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành
cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng
khác.
MẬT ĐỘ XÂY DỰNG
Chúng ta cứ nhắc đến văn bản xây dựng là thường nhắc đến mật độ xây dựng nhưng
chúng ta phải hiểu được mật độ xây dựng là gì đã :
Có hai cách định nghĩa mật độ xây dựng :
a)Mật độ xây dựng thuần (net-tô) là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến
trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các
công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngòai trời (trừ sân ten-nit
và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất),
TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
bể cảnh…).
b)Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) của một khu vực đô thị là tỷ lệ diện tích chiếm đất
của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất
bao gồm cả sân đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây
dựng công trình trong khu đất đó)
HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐẤT
Hệ số sử dụng đất là tỷ lệ giữa tổng diện tích sàn toàn công trình (m2 không bao gồm
diện tích sàn của tầng hầm, tầng mái) với diện tích toàn bộ lô đất (m2)
Hệ số sử dụng đất: 5,0. – Tổng diện
tích sàn xây dựng: 50.480 m
CHIÊU CAO CÔNG TRÌNH
Chiều cao công trình xây dựng được quy định tại mục 1.3.8 của Quy chuẩn QCVN 03:
2009/BXD. “Chiều cao công trình tính từ cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch
được duyệt tới điểm cao nhất của công trình, kể cả mái tum hoặc mái dốc”
Câu 2: NÊU VÀ PHÂN TÍCH MỘT VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI

TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
MÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ ĐÔ THỊ ĐÃ
ĐƯỢC GIẢI QUYẾT HOẶC CHƯA ĐƯƠC GIẢI QUYẾT.
Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập, đô thị hoá với tốc độ ngày càng
cao, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo rất rõ rệt, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây, luồng dân di cư đi từ nông
thôn ra các đô thị ngày càng nhiều, làm cho dân số đô thị tăng nhanh. Số người thu
nhập thấp trên các đô thị lớn cũng ngày càng nhiều, điều kiện nhà ở và vệ sinh môi
trường nói chung là rất thấp. Tại Hà Nội nhiều khu dân cư vẫn phải sử dụng khu nhà
vệ sinh chung. Tại thành phố Hồ Chí Minh, còn nhiều người phải sống trên các kênh
rạch với môi trường sống quá thấp, mức độ ô nhiễm khá cao, là nguyên nhân chính
gây ra bệnh tật, đói nghèo.
Trong thời kì bao cấp thì việc xây dựng nhà ở và các hệ thống hạ tầng đô thị phục vụ công
cộng cũng được Nhà nước bao cấp. Nhưng từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
thì người dân tự lo chỗ ở cho mình, các đô thị phát triển nhanh chóng, tốc độ đô thị hóa
gia tăng rõ rệt, sự phân hoá giàu nghèo tại các đô thị khá là rõ nét, người nghèo phải
đương đầu với vấn đề khó khăn về nhà ở.
Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa cùng với sự phát triển kinh tế theo cơ chề
thị trường thì đô thị trở thành nơi thu hút một lượng lớn cư dân lao động nông nghiệp
ở các vùng kế cận làm cho tỷ lệ dân số đô thị tăng một cách hết sức nhanh chóng. Do
sự gia tăng dân số quá nhanh nên các đô thị không còn đủ diện tích ở tối thiểu nữa.
Số người không có nhà ở, phải sống tạm bợ trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn
trên địa bàn các đô thị là một con số đáng kể. Do vậy, việc giải quyết nhà ở cho người
thu nhập thấp đang là một vấn đề rất bức xúc hiện nay ở các đô thị lớn.
Số liệu của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay diện tích
bình quân nhà ở theo đầu người chỉ đạt 7m
2
/người, trong đó có 30% dân số nội thành
ở dưới mức 4m
2

/người; về chất lượng nhà ở, có tới 60% nhà ở cần cải tạo nâng cấp
cả ngôi nhà và tiện nghi. Ước tính đến năm 2010, 80 dự án xây dựng nhà tái định cư
của Thành phố dù được hoàn thành với tổng số 29.400 căn hộ, thì Thành phố vẫn
TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
thiếu tới 13.000 căn hộ. Theo ước tính của nhiều nguồn khác nhau thì Hà Nội đang
thiếu nhà một cách trầm trọng, đặc biệt là nhà ở cho người thu nhập thấp. Do vậy em
quyết định lựa chọn đề tài: “ Một số kiến nghị về việc giải quyết nhà ở
cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội” cho bài
tiểu luận cuối kì này.
Hi vọng sẽ đóng góp một phần vào việc giải quyết vấn đề bức xúc về nhà ở
cho người thu nhập thấp ở Hà Nội.
I: Cơ sở khoa học của việc giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp .
Xu thế chung của thế giới là tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển đô thị. Tăng
trưởng kinh tế thường kéo theo tình trạng phân hóa giàu nghèo và các vấn đề nan giải
bức xúc về công bằng và tiến bộ xã hội. Hà Nội cũng không ngoài quy luật đó. Để
giải quyết bất bình đẳng bao gồm nhiều lĩnh vực trong đó có nhà ở, chính quyền Hà
Nội đã có nhiều quan tâm đến giải quyết nhà ở cho học sinh, sinh viên các trường Đại
học, Cao đẳng, dạy nghề, đã thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân các khu công
nghiệp và là một trong những đô thị đầu tiên của cả nước giải quyết nhà ở cho người
thu nhập thấp.
Đã có những kết quả đáng kể song cũng còn không ít tồn tại. Sự gia tăng dân số, quá
trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang diễn ra nhanh chóng cũng như sức ép của quá
trình di dân từ nông thôn ra thành phố đã khiến cho vấn đề nhà ở tại đô thị trở thành một
trong những vấn đề cấp bách nhất của Việt
Nam.
Chính sách đổi mới đã dẫn đến sự chấm dứt
các hình thức nhà ở bao cấp của nhà nước và
sự chuyển đổi nhanh chóng sang xây dựng
nhà ở tư nhân. Ngày nay, những người muốn
có một ngôi nhà mới sẽ phải tìm mua trên thị

trường.
Những năm 1990, sự bùng nổ trong xây dựng
nhà tư (mà đa phần là không kiểm soát) đã
góp phần cải thiện đáng kể hoàn cảnh sống của những người thuộc tầng lớp trung lưu và
những người có thu nhập tương đối cao.Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, cùng với
những biện pháp thiết chế trong công tác tái cơ cấu, khu vực nhà nước đã lấy lại được vai
trò đầu tầu của mình trong các hoạt động xây dựng. Các doanh nghiệp nhà nước như
“Tổng Công ty Nhà ở và Phát triển Đô thị” (HUD) thuộc Bộ Xây dựng, “Tổng công ty Phát
triển và Đầu tư Nhà Hà Nội” (Hadinco) hay “Vinaconex” đã và đang phát triển rất nhiều
khu đô thị mới ở khu vực ngoại vi và các vùng ven đô thành phố Hà Nội. Một số khu nổi
TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
bật nhất là các khu Linh Đàm (ảnh bên - Ashui.com), Trung Hoà - Nhân Chính, Mỹ Đình II
và Định Công. Các khu đô thị mới này rất giống với những khu đô thị đã được dựng lên
vào những năm 1990, ví dụ như tại Jakarta, Kuala Lumpur hay Singapore, và chúng đại
diện cho xu hướng quy hoạch hiện đại cũng như xu hướng quy hoạch quốc tế. Như vậy,
những khu đô thị mới chính là một bằng chứng nhãn quan cho thấy Việt Nam đang hoà
nhập với thế giới trong xu hướng toàn cầu hoá. Những khu vực này không chỉ tạo nên
ảnh hưởng sâu sắc đến hình thái đô thị học, mà còn gây nên nhiều tác động đến địa lý xã
hội của toàn bộ thành phố Hà Nội. Nói chung, cần nhận thấy rằng những dự án phát triển
nhà ở những khu đô thị mới này chủ yếu nhằm phục vụ cho những người có thu nhập
cao, trong khi việc cấp nhà cho người có thu nhập thấp vẫn chưa được quan tâm đúng
mức. Mặc dù chương trình nhà ở của Hà Nội là nhằm mục đích cung cấp nhà ở cho
người dân thuộc tất cả các nhóm kinh tế xã hội khác nhau, bao gồm cả những người có
thu nhập thấp, nhưng mục đích này dường như khó có thể được thực hiện, do một số
nguyên nhân sau:
Không có đủ điều kiện
để mua nhà
Thành phố Hà Nội đã bắt
đầu thực hiện Chương
trình phát triển nhà ở với

56 dự án lớn và 140 dự án
nhỏ trên khắp trong và
xung quanh thành phố.
Theo ước tính, đến năm
2010, các dự án khu đô thị
mới sẽ tạo thêm hơn 10
triệu mét vuông cho quỹ
nhà Hà Nội. Đây là một
con số lớn nếu chúng ta biết rằng hiện nay chỉ có khoảng 20% dân số Hà Nội có đủ điều
kiện tài chính để mua những căn nhà này. Thêm 10% được nhà nước ưu đãi khi mua nhà,
đó là những người có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng tổ quốc hoặc là những người có
hoàn cảnh thiệt thòi nhất.
Mặc dù cái gọi là “tầng lớp trung lưu” đang xuất hiện một cách nhanh chóng, nhưng vẫn
còn khoảng 70% dân số thành phố không thể mua nổi nhà riêng hoặc nhà căn hộ bởi thu
nhập của họ rất thấp. Mặc dù theo Ban Quản lý Phát triển Nhà ở Hà Nội, khoảng 440.000
mét vuông sử dụng sẽ được dành cho những người có thu nhập thấp từ các dự án đô thị
mới trong giai đoạn 2001-2005, nhưng lại không đề cập cụ thể đến khả năng tài chính của
những người này, nên không biết họ có điều kiện để mua được nhà hay không.
Khó kiểm soát thu nhập
Trên lý thuyết, khoảng 20% quỹ nhà do các doanh nghiệp nhà nước như HUD đầu tư xây
dựng sẽ được bán với mức giá ưu tiên cho những người tái định cư hoặc các hộ gia đình
có thu nhập thấp. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng còn tồn tại ở đây là làm thế nào để xác
định chính xác thu nhập của từng hộ gia đình. Ở Việt Nam, nhiều người ngoài công việc
chính còn làm thêm 2-3 công việc phụ để kiếm thêm thu nhập. Hiện không có một cơ
TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
quan nào ở Việt Nam có khả năng giám sát thu nhập của người dân, và do đó, khó có thể
phân nhà bao cấp một cách công bằng. Rõ ràng là chính sách nhà bao cấp hiện nay
không được minh bạch cho lắm, và do đó làm nảy sinh tâm lý ghen tức và đố kỵ trong
người dân Hà Nội.
Vấn đề đầu cơ

Trên hết, nạn đầu cơ nhà đất hiện đang tràn ngập Việt Nam và hiện vấn đề đang trở nên
trầm trọng hơn. Giá nhà đất ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã nhảy vọt đến 40% chỉ
tính riêng trong năm 2002. Giá đất nằm ở mức cao nhất thế giới, thậm chí ở khu vực
trung tâm Hà Nội, giá đất đắt ngang với mức giá ở Tokyo. Nhiều người đã đưa ra những
dự đoán đáng lo ngại về phúc lợi kinh tế của Việt Nam trong tương lai, cũng như về động
cơ đầu cơ. Tất nhiên, giá đất tăng với mức độ không thể tin nổi như vậy cũng chính là một
lý do kinh tế giải thích vì sao các khu đô thị mới lại được xây dựng với một tốc độ nhanh
chóng đến như vậy. Đây rõ ràng là một tác động tích cực của sự bùng nổ nhà đất. Tuy
nhiên, nạn đầu cơ nhà đất cũng đem lại những hậu quả không mong muốn là có đến
khoảng 1/3 (!) trong tổng quỹ nhà sau khi xây dựng thì không có người đến ở do người ta
chỉ mua để đầu cơ. Thực tế này đang xảy ra mặc dù mặt khác, người dân vẫn thiếu nhà
để ở một cách nghiêm trọng. Nạn đầu cơ này dẫn đến một sự lãng phí lớn các nỗ lực của
nhà nước, và cần phải bị xử lý. Trong khi đó, nhiều người cũng đề xuất rằng cần thắt chặt
các quy định về việc đến sống ở các khu đô thị mới: Nếu nhà mua rồi mà sau sáu tháng
vẫn không có người đến
ở, thì sẽ bị tịch thu và cấp
cho người nào thực sự
cần nhà.
Phân cực và chia tách
Các khu đô thị mới - điểm
đến của những người
thành công trong thời kỳ
quá độ - chính là một hình
thức hình tượng hoá thông
qua kiến trúc sự phân cực
đang ngày càng phát triển
trong dân số thành phố.
Việc di dân trong nội bộ
thành phố (người dân có
thu nhập cao chuyển từ trung tâm ra những khu vực ngoại vi) đang dẫn đến những mô

hình không gian xã hội và không gian kinh tế hoàn toàn mới do dân số thành phố. Một
trong những hậu quả của quá trình di dân này là sự phân tách khu vực ở, một điều mà
nhìn chung các nhà quy hoạch đô thị đều không mong muốn. Khái niệm công năng hỗn
hợp thể hiện trong các khu nhà ở (nhìn chung có ba loại: biệt thư có sân vườn, nhà liên
kế và chung cư cao tầng) chỉ có tác dụng phân biệt dân cư đối với một bộ phận xã hội
TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
tương đối nhỏ thuộc tầng lớp trên của xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình phân tách
này không chỉ diễn ra ở những khu vực có người chuyển đến sinh sống, mà còn ở cả
những nơi mà họ đã chuyển đi - nơi mà những người có thu nhập thấp lại thế chỗ họ, từ
đó bắt đầu chuỗi mắt xích di dân điển hình. Do đó, việc nâng cao giá trị của các khu vực
ven đô Hà Nội lại tạo ra mâu thuẫn với nguy cơ giảm giá trị khu vực trung tâm Hà Nội, đặc
biệt là khu Phố Cổ với 36 phố phường. Mặt khác, việc người dân chuyển từ khu Phố Cổ
đến những khu đô thị mới có thể là cơ hội cho các cấp quản lý thành phố và quy hoạch
thành phố để họ thực hiện quá trình phi tập trung hoá những nơi có mật độ dân cư dày
đặc nhất trên thế giới, và để bổ sung thêm cho kết cấu nhà ống. Cuối cùng, thậm chí
chúng ta còn có thể thực hiện những biện pháp cải tạo đô thị như đã từng thực hiện ở
Khu Phố Tàu và khu Little India của Singapore. Nếu có làm, thì phải học tập kinh nghiệm
của các nước khác, và phải thực hiện một cách nhạy cảm hơn, giống như trong trường
hợp Khu Phố Tàu của Singapore.
Cần giải quyết nhiều vấn đề và thực hiện nhiều biện pháp để giảm bớt tình trạng thiếu nhà
ở cho những người có thu nhập thấp trong tương lai.
II: Thực trạng về giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn
thành phố Hà Nội và kinh nghiệm một số nước trên thế giới
1. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề nhà ở của một số nước trên thế giới
TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
Kinh nghiệm giải “bài toán nhà ở” của Hungary
Hungary đã giải quyết thành công bài toán nhà ở cho dân chúng và góp phần thúc
đẩy kinh tế phát triển bền vững.
Một góc thủ đô Budapest
Bài toán về nhà ở cho dân chung luôn là bài toán khó đói với hầu hết các nước. Nhiều

nước đã thành công, nhiều nước đã thất bại trong việc giải quyết bài toán này, thậm chí
dẫn tới khủng hoảng cho vay thứ cấp nhà đất như ở Mỹ năm 2008.
Trong mấy chục năm trời, Hungary chỉ giải quyết được 20% nhà ở cho dân chúng. Chính
phủ Hungary nhận thức rằng bài toán nhà ở chẳng những là động lực quan trọng thúc
đẩy kinh tế quốc dân, mà còn là vấn đề an sinh và ổn định xã hội, là nhân tố ổn định kinh
tế phát trriển bền vững có hiệu quả, chống lại tác động tiêu cực từ bên ngoài dội vào.
Bởi vậy, năm 2001, nhà nước Hungary đưa ra “Kế hoạch phát triển nhà ở” tiến hành cải
tạo những khu chung cư đã có, đồng thời tiến hành xây dựng thêm các khu nhà mới,
trong đó nhà nước đứng ra trợ cấp mà ưu tiên là tầng lớp dân chúng, lao động có thu
nhập thấp, khuyến khích các hộ tự cải tạo nhà ở với sự trợ cấp của nhà nước. Năm 2003
nhà nước trợ cấp 1,9 tỉ forint tu sửa lại 14.000 ngôi nhà, năm 2004 trợ cấp tiếp 1,1 tỉ forint
cải tạo và nâng cấp hơn 6.000 ngôi nhà. Ngoài ra có 27 khu chung cư mới được xây
dựng.
Tháng 5/2004 khi gia nhập EU, Hungary đã tranh thủ 25 tỉ EUR vốn đầu tư của EU vào
xây dựng các trục đường ở Thủ đô Budapest, đường tàu điện ngầm và các khu chung.
Từ năm 2004 tới tháng 10/2008, thị trường nhà đất ở các thành phố lớn, nhất là xung
quanh Thủ đô Budapest phát triển mạnh, trở thành động lực quan trọng chủ yếu thúc đẩy
kinh tế đất nước phát triển. Năm 2007, FDI của các nước trên đã đầu tư tới 2 tỉ EUR vào
thị trường nhà đất ở Hungary.
Trong quá trình mở cửa thị trường nhà đất, chính phủ Hungary ưu tiên xây dựng các khu
chung cư với diện tích hợp lý, giá thành hạ dành cho tầng lớp dân chúng có thu nhập
thấp, nhất là điều kiện và thủ tục thuê nhà ở của tầng lớp này đơn giản, thuận tiện. Chính
vì vậy, trước đây dân chúng Hungary mua nhà hoặc tự xây nhà là chủ yếu, nhưng từ năm
2008 tới nay thì dịch vụ thuê nhà tăng lên mạnh mẽ, như bình quân cứ 6 tháng tăng trên
15%. Từ ngày 1/7/2009 khi bị tác động bởi khủng hoảng tiền tệ tín dụng, nhà nước
Hungary đã đồng loạt tăng mức thuế đánh vào mặt hàng, nhất là hàng tiêu dùng cao cấp,
xa xỉ, tăng thuế thu nhập cá nhân, nhưng thuế thu nhập đánh vào thuê nhà giảm 18%
nhằm hỗ trợ người nghèo gặp khó khăn trong khủng hoảng.
Trong “Kế hoạch phát triển nhà ở”, ngoài tầng lớp có thu nhập thấp được ưu tiên thì nhà
nước cũng ưu tiên cho những cặp vợ chồng mới kết hôn và những lao động trẻ dưới 35

tuổi theo “Chương trình an cư lập nghiệp” và “Ưu đãi cho vay mua và thuê nhà” với điều
kiện mua căn hộ và nhà ở có diện tích hợp lý vừa đủ. Tháng 10/2009, nhà nước
Hungary ban hành sắc lệnh “Trợ cấp vay vốn mua thuê nhà cho thanh niên và gia đình
đông con”. Nhà nước đã chi 20 tỉ forint cho kế hoạch này, vì nhà nước cho rằng kế hoạch
này nhằm ổn định những trụ cột đang lao động xây dựng đất nước và an sinh xã hội.
Theo chương trình này, nếu cặp vợ chồng trẻ mới cưới từ 35 tuổi trở xuống và những
người lao động trẻ ở độ tuổi này có thể mua nhà theo “phương thức trả góp”, đồng thời
được vay tiền với lãi suất từ 9% - 10% theo quy định chung, nhưng nhà nước sẽ ưu đãi
giảm cho từ 2% tới 3%. Một cặp vợ chồng trẻ có một con nếu mua nhà chỉ cần trả trước
từ 10% tới 20% là có thể mua được căn hộ hợp lý. Số tiền còn lại được trả góp trong 15
năm, nếu vay nhà nước sẽ hưởng lãi suất từ 5% - 6%. Chính sách ưu tiên cho tầng lớp
thu nhập thấp, lớp người trẻ tuổi đang lao động và các cặp vợ chồng mới cưới, gia đình
đông con đã góp phần rất lớn ổn định xã hội và ổn định cả thị trường nhà đất, đồng thời
cũng chống được nạn đầu cơ, sốt ảo, thao túng thị trường nhà đất. Chính phủ Hungary
cho biết kể từ khi thực thi chương trình này vào năm 2009, Nhà nước đã tiết kiệm được
25,6 tỉ forint năm 2009, năm 2010 là 68,6 tỉ forint và năm 2011 là 78,3 tỉ forint.
Cùng với chính sách ưu đãi cho người nghèo và người lao động, nhà nước Hungary
cũng thực hiện chính sách tăng thuế đối với tầng lớp có thu nhập cao và ở những căn hộ,
khu nhà rộng quá tiêu chuẩn chung theo quy định là 25 mét vuông/người. Ngoài ra, kể từ
ngày 1/1/2006, nhà nước còn thu thêm khoản thuế gọi là “Thuế nhà ở hào hoa” đối với
những căn hộ sang trọng với mức thuế 0,5%. Nếu khu nhà ở hoặc khuôn viên có giá trị
160 triệu forint thì hàng năm phải nạp 300.000 forint tiền thuế. Kể từ tháng 1/1/2010, nhà
nước thực hiện thu thuế đối với căn hộ hoặc khu nhà trị giá trên 30 triệu forin với mức
thuế 0,35% với khu nhà từ 30 triệu tới 50 triệu forint, 0,5% với căn hộ và khu nhà có trị
giá trên 50 triệu forint.
Với chính sách này, Hungary cơ bản giải được bài toán nhà ở. Vì vậy, năm 2005 thị
trường nhà đất trở nên quá nóng, chính phủ tăng lãi suất cho vay mua nhà, nhưng việc
cho thuê nhà vẫn không thay đổi. Vì vậy, Hungary đã nhanh chóng giải quyết tình trạng
như sốt ảo, tăng giá ảo, đầu cơ, giữ thị trường nhà đất không bị “nổ bóng xà phòng”. Khi
khủng hoảng nhà đất thứ cấp ở Mỹ dội vào, các nước đều giảm đầu tư vào nhà đất ở

Hungary, như năm 2007 FDI vào nhà đất tới 2 tỉ EUR, nhưng năm 2008 chỉ có 410 triệu
EUR và năm 2009 chỉ có 96 triệu EUR, từ tháng 7/2008 tới tháng 4/2010 giá nhà đất sụt
giảm 10% tới 15%, tại Budapest giá nhà đất giảm 20% - 25%. Trong tình hình này, nhà
nước vẫn kiểm soát được thị trường nhà đất và tới nay về cơ bản thị trường này vẫn
được ổn định.

TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
Những người thu nhập thấp thì mong muốn của họ là giá nhà có thể rẻ xuống ở mức
thấp nhất có thể để khẳ năng tiếp cận với việc sở hữu nhà là lớn , nhưng các doanh
nghiệp xây nhà thì mục tiêu lớn nhất của họ là lợi nhuận vì vậy các đối tượng khách
hàng mà họ hướng tới phục vụ là những người giàu là những người có khả năng thanh
toán ngay.Trong khi nhà nước luôn mong muốn đảm bảo cuộc sông ổn định cho tất cả
những người dân mà khi nhà nước cư để cho thị trường nhà ở diễn ra theo cơ chế thị
trường thì cầu của những người thu nhập thấp sẽ không bao giờ gặp cung của những
người kinh doanh nhà ở ,vậy nhà nước không những không đảm bảo được cuộc sống
của người dân mà sẽ lam cho phân hoá giàu nghèo càng tăng cao và trong tương lai
nền kinh tế sẽ đi xuống
Làm thế nào để giá nhà rẻ? Trước mắt chúng ta hãy xem nguyên tắc định giá được xét
xem trên các yếu tố hình thành nên giá nhà hiện nay như sau:
(1)Giá đất , (2)giá vật tư xây dựng ,(3)tiền công xây dựng ( kể cả thiết kế chi phí nếu
có) (4) vị trí căn nhà ( tình trạng hạ tầng cơ sở .không gian sống ,đẳng cấp của vị trí
nhà …) (5) các chi phí vật chất như chi phí hành chính,thuế các loại và tiêu cực phí …
(6) giá chênh lệch do tâm lý người mua ,người bán bị tác động bởi cá nhân hay xã hội
tạo ra.Trong các yếu tố tạo nên giá nhà thì hai yếu tố quan trọng nhất là yếu tố vật
tư xây dựng và yếu tố tiền công xây dựng nếu giá thành của hai yếu tố này giảm thì
chắc chắn giá nhà sẽ giảm.Vậy làm thế nào để giá thành của hai yếu tố này có thể
giảm đó chính là chìa khoá đi giải bài toán nhà ở xã hội hiện nay
Nhà nươc chỉ đóng vai trò chủ đạo nắm bắt một cách tổng quát những việc làm của
phát triển nhà ở xã hội vậy nhà nước đóng vai trò là người cung ứng nhà ở xã hội.Theo
nhịp phát triển đất nước hiện nay thì xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà

nước là rất ít vì vậy chỉ còn một số doanh nghiệp nhà nước mang tính chủ chốt ,nên
Nhà nước khó có thể vừa là người sản xuất lại là người cung ứng nhà ở nhất là đối với
một mặt hàng lớn như nhà thì càng khó ,nếu giả sử Nhà nước có tự cung ứng đi
chăng nữa chúng ta lại đi theo vết xe đổ của nhưng năm về trước là bao cấp nhà ,Vì
vậy chúng ta cần có một hướng đi khác trong việc giải quyết nhà ở xã hội hiện nay.Việc
để các chủ đầu tư tự xây dựng nhà ở xã hội cũng có những mặt ưu của nó như là tốc
độ diễn ra sẽ nhanh hơn, thẩm mỹ quan của công trình sẽ cao hơn ,nó chỉ có nhược
điểm khi không có sự bảo lãnh của nhà nước làm cho giá nhà nên cao khó đến tay của
Kinh nghiệm giải “bài toán nhà ở” của Hungary
Hungary đã giải quyết thành công bài toán nhà ở cho dân chúng và góp phần thúc
đẩy kinh tế phát triển bền vững.
Một góc thủ đô Budapest
Bài toán về nhà ở cho dân chung luôn là bài toán khó đói với hầu hết các nước. Nhiều
nước đã thành công, nhiều nước đã thất bại trong việc giải quyết bài toán này, thậm chí
dẫn tới khủng hoảng cho vay thứ cấp nhà đất như ở Mỹ năm 2008.
Trong mấy chục năm trời, Hungary chỉ giải quyết được 20% nhà ở cho dân chúng. Chính
phủ Hungary nhận thức rằng bài toán nhà ở chẳng những là động lực quan trọng thúc
đẩy kinh tế quốc dân, mà còn là vấn đề an sinh và ổn định xã hội, là nhân tố ổn định kinh
tế phát trriển bền vững có hiệu quả, chống lại tác động tiêu cực từ bên ngoài dội vào.
Bởi vậy, năm 2001, nhà nước Hungary đưa ra “Kế hoạch phát triển nhà ở” tiến hành cải
tạo những khu chung cư đã có, đồng thời tiến hành xây dựng thêm các khu nhà mới,
trong đó nhà nước đứng ra trợ cấp mà ưu tiên là tầng lớp dân chúng, lao động có thu
nhập thấp, khuyến khích các hộ tự cải tạo nhà ở với sự trợ cấp của nhà nước. Năm 2003
nhà nước trợ cấp 1,9 tỉ forint tu sửa lại 14.000 ngôi nhà, năm 2004 trợ cấp tiếp 1,1 tỉ forint
cải tạo và nâng cấp hơn 6.000 ngôi nhà. Ngoài ra có 27 khu chung cư mới được xây
dựng.
Tháng 5/2004 khi gia nhập EU, Hungary đã tranh thủ 25 tỉ EUR vốn đầu tư của EU vào
xây dựng các trục đường ở Thủ đô Budapest, đường tàu điện ngầm và các khu chung.
Từ năm 2004 tới tháng 10/2008, thị trường nhà đất ở các thành phố lớn, nhất là xung
quanh Thủ đô Budapest phát triển mạnh, trở thành động lực quan trọng chủ yếu thúc đẩy

kinh tế đất nước phát triển. Năm 2007, FDI của các nước trên đã đầu tư tới 2 tỉ EUR vào
thị trường nhà đất ở Hungary.
Trong quá trình mở cửa thị trường nhà đất, chính phủ Hungary ưu tiên xây dựng các khu
chung cư với diện tích hợp lý, giá thành hạ dành cho tầng lớp dân chúng có thu nhập
thấp, nhất là điều kiện và thủ tục thuê nhà ở của tầng lớp này đơn giản, thuận tiện. Chính
vì vậy, trước đây dân chúng Hungary mua nhà hoặc tự xây nhà là chủ yếu, nhưng từ năm
2008 tới nay thì dịch vụ thuê nhà tăng lên mạnh mẽ, như bình quân cứ 6 tháng tăng trên
15%. Từ ngày 1/7/2009 khi bị tác động bởi khủng hoảng tiền tệ tín dụng, nhà nước
Hungary đã đồng loạt tăng mức thuế đánh vào mặt hàng, nhất là hàng tiêu dùng cao cấp,
xa xỉ, tăng thuế thu nhập cá nhân, nhưng thuế thu nhập đánh vào thuê nhà giảm 18%
nhằm hỗ trợ người nghèo gặp khó khăn trong khủng hoảng.
Trong “Kế hoạch phát triển nhà ở”, ngoài tầng lớp có thu nhập thấp được ưu tiên thì nhà
nước cũng ưu tiên cho những cặp vợ chồng mới kết hôn và những lao động trẻ dưới 35
tuổi theo “Chương trình an cư lập nghiệp” và “Ưu đãi cho vay mua và thuê nhà” với điều
kiện mua căn hộ và nhà ở có diện tích hợp lý vừa đủ. Tháng 10/2009, nhà nước
Hungary ban hành sắc lệnh “Trợ cấp vay vốn mua thuê nhà cho thanh niên và gia đình
đông con”. Nhà nước đã chi 20 tỉ forint cho kế hoạch này, vì nhà nước cho rằng kế hoạch
này nhằm ổn định những trụ cột đang lao động xây dựng đất nước và an sinh xã hội.
Theo chương trình này, nếu cặp vợ chồng trẻ mới cưới từ 35 tuổi trở xuống và những
người lao động trẻ ở độ tuổi này có thể mua nhà theo “phương thức trả góp”, đồng thời
được vay tiền với lãi suất từ 9% - 10% theo quy định chung, nhưng nhà nước sẽ ưu đãi
giảm cho từ 2% tới 3%. Một cặp vợ chồng trẻ có một con nếu mua nhà chỉ cần trả trước
từ 10% tới 20% là có thể mua được căn hộ hợp lý. Số tiền còn lại được trả góp trong 15
năm, nếu vay nhà nước sẽ hưởng lãi suất từ 5% - 6%. Chính sách ưu tiên cho tầng lớp
thu nhập thấp, lớp người trẻ tuổi đang lao động và các cặp vợ chồng mới cưới, gia đình
đông con đã góp phần rất lớn ổn định xã hội và ổn định cả thị trường nhà đất, đồng thời
cũng chống được nạn đầu cơ, sốt ảo, thao túng thị trường nhà đất. Chính phủ Hungary
cho biết kể từ khi thực thi chương trình này vào năm 2009, Nhà nước đã tiết kiệm được
25,6 tỉ forint năm 2009, năm 2010 là 68,6 tỉ forint và năm 2011 là 78,3 tỉ forint.
Cùng với chính sách ưu đãi cho người nghèo và người lao động, nhà nước Hungary

cũng thực hiện chính sách tăng thuế đối với tầng lớp có thu nhập cao và ở những căn hộ,
khu nhà rộng quá tiêu chuẩn chung theo quy định là 25 mét vuông/người. Ngoài ra, kể từ
ngày 1/1/2006, nhà nước còn thu thêm khoản thuế gọi là “Thuế nhà ở hào hoa” đối với
những căn hộ sang trọng với mức thuế 0,5%. Nếu khu nhà ở hoặc khuôn viên có giá trị
160 triệu forint thì hàng năm phải nạp 300.000 forint tiền thuế. Kể từ tháng 1/1/2010, nhà
nước thực hiện thu thuế đối với căn hộ hoặc khu nhà trị giá trên 30 triệu forin với mức
thuế 0,35% với khu nhà từ 30 triệu tới 50 triệu forint, 0,5% với căn hộ và khu nhà có trị
giá trên 50 triệu forint.
Với chính sách này, Hungary cơ bản giải được bài toán nhà ở. Vì vậy, năm 2005 thị
trường nhà đất trở nên quá nóng, chính phủ tăng lãi suất cho vay mua nhà, nhưng việc
cho thuê nhà vẫn không thay đổi. Vì vậy, Hungary đã nhanh chóng giải quyết tình trạng
như sốt ảo, tăng giá ảo, đầu cơ, giữ thị trường nhà đất không bị “nổ bóng xà phòng”. Khi
khủng hoảng nhà đất thứ cấp ở Mỹ dội vào, các nước đều giảm đầu tư vào nhà đất ở
Hungary, như năm 2007 FDI vào nhà đất tới 2 tỉ EUR, nhưng năm 2008 chỉ có 410 triệu
EUR và năm 2009 chỉ có 96 triệu EUR, từ tháng 7/2008 tới tháng 4/2010 giá nhà đất sụt
giảm 10% tới 15%, tại Budapest giá nhà đất giảm 20% - 25%. Trong tình hình này, nhà
nước vẫn kiểm soát được thị trường nhà đất và tới nay về cơ bản thị trường này vẫn
được ổn định.

TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
những người thu nhập thấp.Nếu như có bàn tay hỗ trợ của Nhà nước thì giá nhà của
các doanh nghiệp sẽ giảm bài toán nhà ở sẽ được giải quyết.
Nhà nước không thể tạo ra được những nguyên nhiên vật liệu để mà cung cấp thẳng
trực tiếp cho các chủ đầu tư ,hay cũng như không thể tạo ra một đội ngũ lao động để
cung cấp cho chủ đầu tư để chủ đầu tư .Vậy nhà nước không thể hỗ trợ trực tiếp các
chủ đầu tư .Trong tay Nhà nước có hai thứ có thể hỗ trợ chủ đầu tư một cách gián tiếp
đó là tiền và hệ thống luật pháp( các chính sách về đất ,thuế ,vay vốn) nhưng tìên thì
khống thể biết hỗ trợ như thế nào cho đủ ,hỗ trợ thẳng trực tiếp bằng tiền có thể xảy ra
nhiều tiêu cực trong xã hội khi đó dòng tiền chảy vào lưu thông sẽ lớn tình trạng lạm
phát sẽ xẩy ra.Khi mà hỗ trợ bằng tiền thì chưa chắc chủ đầu tư sẽ đầu tư cho nhà ở

xã hội mà hộ sẽ làm một việc khác để tăng lợi nhuận ,nếu như họ có đầu tư cho nhà ở
xã hội thì có thể họ sẽ không sử dụng hết số tiền đó mà ảnh hưởng đến chất lượng của
nhà ở
Bằng quyền lực lớn nhất của mình là đưa ra hệ thống chính sách thật ưu đãi để hỗ trợ
một cách gián tiếp cho doanh nghiệp để làm cho giá nhà xuống mức có thể yếu tố (2)
và (3) tuy là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên giá nhà nhưng không Nhà nứơc hỗ
trợ trực tiếp được vậy các yêu tố còn lại nhà nước có thể hỗ trợ một cách gián tiếp nếu
những chi phí cho các yếu tố này giảm xuống thì giá nhà chắc chắn sẽ giảm.Nhà nước
sẽ hỗ trợ bằng cách miễn thu tiền sử dụng đất đối với các dự án nhà ở xã hội .Miễn
thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp
nhận thầu hoặc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo nguyên tắc phi lợi nhuận .Các
doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội được hưởng lãi suất ưu đãi đối với các
khoản vốn vay từ các tổ chức tín dụng nhà nước và ngân hàng quốc doanh.
Cần tháo gỡ những thủ tục đầu tư, quy hoạch ,cấp phép xây dựng chung cư .Nhà nước
nên tham gia thị trường bằng cách “tăng cầu” và lấp đầy mà những phần tư nhân
không muốn đầu tư là cần thiết.Hỗ trợ thẳng vào lãi suất cho các doanh nghiệp.Đối với
các dự án nhà ở xã hội ngoài các cơ chế về lãi suất ngân hàng ,chính phủ cũng
khuyến khích các địa phương trích tiền ngân sách từ địa phương hỗ trợ thẳng vào lãi
suất cho các doanh nghiệp cộng với khoản hỗ trợ lãi suất của chính phủ thì khoản lãi
suất mà doanh nghiệp phải chịu chỉ mất 3-4%.Nhà nước có thể hỗ trợ trực tiếp về tài
TIỂU LUẬN QUY HOẠCH
chính thông qua việc cấp vốn vay ưu đãi hoặc bảo lãnh về vốn đối với người mua hoặc
người thuê nhà
Nhà nước có thê hỗ trợ gián tiếp thông qua việc ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư
xây dựng nhà ở xã hội.Ngoài những giải pháp trên để làm cho giá nhà giảm xuống mức
thấp thì chúng ta nên cải thiện mức thu nhập bằng cách đối với những người hưởng
lương thì có thể trợ cấp vào chính lương của họ ,còn những người khác tạo công an
việc làm cho họ.
Hi vọng những dẫn chứng cụ thể bên trên cùng với những giải pháp rất
thực tế đó sẽ đóng góp một phần nhỏ nào đó vào việc giải quyết vấn đề

bức xúc về nhà ở cho người thu nhập thấp ở Hà Nội.

×