Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN 2020
A. Tổng quan của bản quy hoạch:
I- Một số nội dung của bản quy hoạch:
1. Cở sở nghiên cứu:
• Căn cứ vào những thành tựu về kinh tế và những dự báo về kinh tế
trong tương lai của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.
• Những tác động tiêu cực mà Hà Nội phải đối mặt ở hiện tại và trong
tương lai:
+ Quá trình đô thị quá nhanh.
+ Ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông tăng nhanh.
+ Điều kiện sống xuống cấp.
+ Môi trường đang bị suy thoái nghiêm trọng.
+ Đã có một số quy hoạch về các chuyên nghành: cấp
thoát nước, giao thông đô thị, và các quy hoạch khác nữa…Nhưng tình
hình không thay đổi nhiều.
→ Xuất phát từ thực tế trên, đòi hỏi phải có những biện pháp thực hiện
để cải thiện tình hình. Nếu không tình hình ngày càng xấu đi.
2. Nhà quy hoạch:
Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản (JICA) đã phối hợp với UBND TP Hà Nội triển khai chương
trình nghiên cứu hợp nhất các quy hoạch trên trong “Chương trình
nghiên cứu phát triển tổng thể đô thị Thủ đô Hà Nội”. Đoàn nghiên cứu
HAIDEP.
3. Mục tiêu quy hoạch:
Biến tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội thành:
- Quy hoạch hợp nhất toàn diện.
- Thiết lập cơ chế thực hiện quy hoạch đó:
Xây dựng chương trình phát triển đô thị tổng thể cho Thủ đô Hà Nội tới
năm 2020.
Xây dựng kế hoạch thực hiện ngắn hạn.
Thực hiện các dự án thí điểm và nghiên cứu khả thi.
Tăng cường năng lực lập quy hoạch và quản lý cho các ban nghành
chức năng.
4. Thời gian thực hiện nghiên cứu:
Nghiên cứu HAIDEP được triển khai thực hiện từ tháng 12 năm
2004 và kết thúc vào tháng 9 năm 2006.
5. Các cơ quan có liên quan:
i. Ban chỉ đạo: Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.
Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
1
Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020
ii. Các bộ nghành liên quan: Bộ GTVT, Bộ TNMT, Bộ KHĐT, Bộ Tài
Chính.
iii. Bốn tổ công tác: bao gồm sự có mặt của các chuyên gia…
iv. Ban cố vấn JICA.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Bao gồm 2 cấp độ nghiên cứu:
Cấp vùng: để phân tích các tác động và ảnh hưởng của Hà Nội trong
vùng, nhằm xây dựng các định hướng phát triển chung.
Cấp thành phố: thực hiện các nghiên cứu và quy hoạch chi tiết.
7. Phương pháp quy hoạch:
Phương pháp duy lý toàn diện. Quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng
trong quá trình lập quy hoạch. Đặc biệt trong quá trình quy hoạch ở cấp
cơ sở chính quyền địa phương và người dân là những chủ thể chính.
II- Sự phát triển của Hà Nội và hướng tiếp cận của HAIDEP.
1. Sự phát triển của Hà Nội:
Dân số và diện tích Hà Nội đang tăng lên nhanh chóng. Dân số tăng chủ
yếu là gia tăng cơ học. Tốc độ tăng giai đoạn 1990 – 1998 là 5.2%, giai
đoạn 1995 – 2000 là 4.6%. Mức thu nhập tăng gấp đôi, số lượng xe cơ
giới tăng gấp 10 lần trong giai đoạn 1995 – 2005. Mật độ dân cư cao.
Các thông tin liên quan tới hộ gia đình:
Quy mô: 3 – 4 khẩu.
Thu nhập bình quân: 2.7 triệu đồng/ tháng.
Quyền sử đất: 89% số hộ gia đình.
Sở hữu nhà: 92% số hộ gia đình.
Sở hữu phương tiện: 83% số hộ có xe máy…
Trang thiết bị trong gia đình: hầu hết các hộ đều có tivi tủ lạnh, 40%
có máy giặt điện thoại…
Lao động và việc làm:
• Tỷ lệ lao động làm việc trong KV I: 29%.
• Tỷ lệ lao động làm việc trong KV II: 21%.
• Tỷ lệ lao động làm việc trong KV III: 50% (Bao gồm cả công chức
nhà nước).
2. Hướng tiếp cận của HAIDEP:
Do Hà Nội phải đối mặt với nhiều vấn đề (ùn tắc giao thông, ngập úng,
ô nhiễm…), những vấn đề này chúng có quan hệ mật thiết với nhau.
Nên để phân tích hiện trạng và xây dựng có hiệu quả, HAIDEP đã sử
dụng hướng tiếp cận sau:
Thực tế: Thông tin về hiện trạng được thu thập thông qua các cuộc
điều tra kinh tế - xã hội toàn diện, lập bản đồ GIS bằng hình ảnh vệ
tinh mới nhất, các tài liệu hiện có, kết quả thảo luận, làm việc với
nhiều tổ chức cá nhân.
Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
2
Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020
Sự tham gia của người dân: có sự tham gia đóng góp ý kiến của
người dân.
Phân tích khoa học.
Toàn diện: xem xét trên 4 chuyên nghành phát triển đô thị: GTVT,
nước, vệ sinh đô thị, điều kiện sống.
III- Đánh giá thực trạng Hà Nội
Xem xét trên 3 giác độ:
1. Điều kiện sống:
HAIDEP phân tích điều kiện sống trên nhiều giác độ khác nhau:
Sự thuận tiện: điện, đường, thời gian tới nơi làm việc, GTCC…
An toàn và an ninh.
Sức khỏe và phúc lợi xã hội.
Sự tiện nghi: tiếp cận văn hóa, không gian xanh…
Năng lực: tài sản, thu nhập…
Các chỉ tiêu này được lựa chọn với từng yếu tố và xem xét mức độ hài
lòng của người dân về những nội dung này.
Một số chỉ tiêu cần quan tâm:
Các dịch vụ đô thị đáp ứng nhu cầu của người dân.
Thực trạng nhà ở:
• Quỹ nhà liên tục tăng song tiêu chuẩn vẫn chưa có nhiều thay đổi.
• Tình trạng nhà ở đã được cải thiện song diện tích sàn nhà vẫn chưa
đủ.
• Nhân dân nội thành cũ vẫn chưa hài lòng với điều kiện nhà ở do thiếu
không gian và không thông thoáng.
• Người dân không hài lòng với thiết kế và kết cấu nhà.
Khả năng chi trả về nhà ở:
• Giá trên thị trường là không phù hợp với hầu hết thu nhập của người
dân.
• Mức thu nhập hàng năm so với giá nhà chênh lệch quá lớn. Cụ thể
một hộ gia đình trung bình để mua một căn biệt thự cần có 1 khoản
Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
3
Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020
tiền gấp 22.5 lần thu nhập, để mua 1 căn hộ chung cư cần khoản tiền
gấp 13.6 lần thu nhập.
Việc được sử dụng nước sạch (nước máy) của người dân: phạm vi cấp
nước được mở rộng, nhưng người dân huyện ngoại thành chưa được sử
dụng nước máy, hầu hết họ phải dùng nước giếng.
→ Hà Nội cần có biện pháp để giải quyết các vấn đề này.
2. Vệ sinh môi trường:
Ta xem xét các vấn đề sau:
Điều kiện vệ sinh: chủ yếu là có hố xí tự hoại, một số gia đình sử dụng
hố xí thô sơ (không có một khâu xử lý nào). Chí phí cho dịch vụ vệ
sinh chưa cao.
Quản lý chất thải rắn: dịch vụ thu gom rác thải (nhà nước tư nhân,
nhóm tự quản).
Tình trạng ngập úng: thường xuyên xảy ra mỗi khi trời mưa. Khi ngập
úng xảy ra thì người dân sống với nước thải.
Khuôn viên cảnh quan và không gian xanh:
Cảnh quan: Hà Nội có nhiều cảnh quan phong phú: sông, hồ, công
viên, cây cổ thụ bên đường, di tích lịch sử văn hóa truyền thống…
Nhưng quá trình đô thị hóa đang đe dọa đến cảnh quan chung
(quảng cáo tràn lan, dây điện chằng chịt, giao thông lộn xộn, xây
Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
4
Thành phố bị ngập mỗi khi trời mưa
Hoạt động thu gom rác
Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020
dựng trái phép…) → Ảnh hưởng cảnh quan chung, mất mĩ quan đô
thị.
Không gian xanh: Thành phố có nhiều cây xanh, mặt nước, công
viên. Tuy nhiên khu vực trung tâm là rất ít.
→ Yêu cầu cần có biện pháp để cải thiện tình hình môi trường, cảnh
quan đô thị.
3. Vấn đề giao thông:
Ta xem xét các vấn đề sau:
Nhu cầu giao thông đô thị:
Đặc điểm sở hữu phương tiện giao thông của Hà Nội: tỷ lệ sở hữu xe
máy là rất cao: 80% hộ gia đình có xe máy, trong đó 40% hộ gia đình
có từ 2 xe trở lên.
Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
5
Dây điện chằng chịt ở Hà Nội
Những kiểu quảng cáo ở Hà Nội