Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

VỀ VÙNG CAO TÌM HIỂU VĂN HÓA HÒA BÌNH - PHẦN 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.33 KB, 4 trang )

VỀ VÙNG CAO TÌM HIỂU VĂN HÓA
HÒA BÌNH – PHẦN 1
Cách đây hơn một vạn năm, những người con đất Việt đã sản sinh ra một nền văn
hóa nổi tiếng, đó là văn hóa Hòa Bình. Hòa Bình là nơi sinh sống của nhiều dân
tộc, đặc biệt là dân tộc Mường với những giá trị văn hóa đặc sắc tiêu biểu, rất
phong phú đa dạng mang màu sắc độc đáo, riêng biệt.
Đến đây chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp tuyệt vời do thiên
nhiên tạo, mà còn được sống trong một nền văn hóa đặc sắc của người Mường
được truyền lại qua bao thế hệ. Nền văn hóa ấy có từ khi người Mường biết ca lên
bài ca Đẻ đất đẻ nước, biết trồng hạt lúa cây ngô, để hôm nay vẫn vươn lên một
sức sống lâu bền và mạnh mẽ.
Người Mường có cùng nguồn gốc với người Việt cổ, có chung một nền văn hóa
rộng lớn, trải dài suốt bao thế kỷ. Thấm đậm dòng máu con Lạc cháu Hồng, thế hệ
sau tiếp nối thế hệ trước vươn lên chiến thắng thiên nhiên. Cùng nhau xây dựng
bản làng, để hôm nay có được những cánh đồng bát ngát, những con đường trải
dài ven núi, rộn rã người đi. Người Mường chủ yếu cư trú ở các vùng thung lũng,
những dải đồi thấp ven núi, vì vậy từ trước tới nay, cư dân Mường sống bằng nghề
nông nghiệp, trồng lúa và kết hợp làm nương rẫy. Bản làng được tập trung ở chân
núi với hướng nhà nhìn ra cánh đồng hay dòng suối. Chính vì điều kiện cư trú như
vậy, nên nền văn hóa Mường mang đậm nét bản địa, bó gọn lại trong các Mường
và lưu truyền nó qua cuộc sống hàng ngày trong từng nếp ăn, nếp nghĩ, vì vậy đó
là một nền văn hóa hết sức giản dị mộc mạc mà độc đáo.
Đến với vùng Mường hôm nay, ta vẫn được nhìn thấy thấp thoáng những ngôi nhà
sàn dựa lưng vào núi, nhìn ra cánh đồng bát ngát nhưng cách bố trí chỗ ăn, ở,
chăn nuôi đã khác xưa. Chuồng trâu được làm riêng biệt cách xa khu nhà ở, xung
quanh nhà là cây cối bốn mùa đơm hoa, kết trái. Ngôi nhà sàn dựng theo kiểu
truyền thống của người Mường, vì được bố trí khéo léo nên không gian rất thoáng
đãng và đặc biệt tiện lợi. Với đặc trưng kiểu nhà này, người Mường đã tạo nên cho
mình một tập quán riêng trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong lao động sản
xuất, vừa trồng lúa, làm nương rẫy, vừa chăn nuôi gia súc gia cầm. Để gặt lúa
người Mường sáng tạo ra nhiều công cụ tiện lợi và cho năng suất cao. Đó là chiếc


quào, một loại hái có cán dài cho phép cắt cả những bông lúa lớn. Tháng 9 lúa trổ,
tháng 10 lúa chín rực rỡ đầy đồng cho những hạt lúa trắng phau. Sau những tháng
ngày vất vả, mùa bội thu là một niềm vui không gì sánh nổi bởi đó là lúc được
hưởng những thành quả lao động do bàn tay mình làm ra. Với người Mường, hoạt
động nông nghiệp cũng là một nền tảng của âm nhạc. Âm thanh rộn ràng của cuộc
sống hàng ngày gợi lên niềm vui của một mùa gặt mới, đúm vừa là một công cụ
giã gạo lại vừa là một nhạc cụ. Âm nhạc và ca hát luôn có mặt trong cuộc sống
hàng ngày, gắn bó mật thiết với cuộc sống lao động. Niềm vui được mùa cũng là
dịp để người Mường trình diễn các hoạt động nghệ thuật độc đáo của mình.
Trong hoạt động nông nghiệp, người Mường sử dụng một loại lịch tre rất đặc biệt.
Người Mường không chỉ dùng loại lịch tre tính ngày cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp mà còn sử dụng nó trong các ngày lễ quan trọng của một đời người. Đám
cưới của người Mường được diễn ra trong không khí tươi vui tưng bừng của
Mường trên, Mường dưới rộn rã náo nức. Nàng dâu được mẹ chồng quý sẽ được
mẹ chồng rót nước rửa chân cho trước khi lên nhà, trao cho chiếc vòng tay ngụ ý
chúc đôi vợ chồng trẻ mãi, khăng khít hạnh phúc. Từ nay trong gia đình có thêm
nàng dâu mới, có đủ thủ tục cưới xin, từ đây hai người chính thức nên vợ nên
chồng trước sự chứng kiến của hai bên gia đình họ tộc, của xóm dưới, làng trên.
Trong ngày vui là dịp để mọi người được thưởng thức những áng mo bất hủ sử thi
thần thoại, thể hiện cách nhìn nhận của người Mường về cuộc sống, về vũ trụ có ý
nghĩa rất sâu sắc. Đồ vật của thầy mo làm lễ là những vật được lấy từ thiên nhiên,
vì vậy khi lời thầy mo cất lên như một sự giao hòa của đất trời với cuộc sống con
người.
Hồi trống, hồi chiêng phát tang đã khép lại vòng quay cuộc sống của một đời
người. Nó cũng báo cho cả Mường trên Mường dưới biết rằng một thành viên của
họ đã ra đi vĩnh viễn, đó là sự chuyển dịch của con người từ Mường này đến
Mường khác, từ Mường người đến Mường ma. Vì vậy tang lễ Mường mang không
khí cộng đồng, chuẩn bị cho một người thân sắp sửa đi xa, đó cũng là quan niệm
của người Mường từ thủa trước. Đối với người Mường trống đồng là một của gia
bảo rất thiêng, và chỉ được đưa ra sử dụng trong những nghi thức tế lễ trọng thể.

Người Mường vẫn còn giữ được những cách đánh trống đồng độc đáo, trong đó có
cách múa trống rất sinh động. Trong âm thanh rộn ràng của trống đồng, cồng
chiêng, điệu múa làm sống lại không khí tưng bừng của ngày hội xa xưa từ thủa
khai thiên lập địa. Trong những mộ Mường cổ, người ta còn tìm thấy nhiều bảo
vật quý. Người Mường và người Việt cổ có mối quan hệ vô cùng khăng khít, là
chủ nhân của một nền văn hóa Đông Sơn được sản sinh từ nền văn minh nông
nghiệp phát triển. Đất nước đang trên đà đổi mới, việc hội nhập với các nền văn
minh trên thế giới cùng làm song song với việc gìn giữ phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống của các dân tộc, trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

×