Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

VỀ VÙNG CAO TÌM HIỂU VĂN HÓA HÒA BÌNH - PHẦN 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.2 KB, 4 trang )

VỀ VÙNG CAO TÌM HIỂU VĂN HÓA
HÒA BÌNH – PHẦN 2
Về Hòa Bình ăn Cháo Mắc Nhung
Ngày xuân, về Mường Tấc, du khách không những được thưởng thức món
“Tôm bay”, cá Suối Tấc, đặc sản của quê hương vùng lúa Phù Hoa, mà còn được
làm quen, thưởng thức món cháo “Mắc nhung”- một món ăn dân dã được chế biến
từ một thứ quả màu xanh cùng họ với cà chua nhưng chỉ bé bằng hạt đu đủ chín,
có vị cay cay, đắng ngọt.
Sau mùa gặt, quả mắc nhung gieo vãi trên nương bắt đầu chín mọng, bà con hái
đem về rửa sạch, thêm gừng xả, trộn với gạo tấm, tưới ít nước đủ chín, túm vào lá
chuối buộc chặt vùi trong tro bếp nóng, hoặc đồ xôi như món “Mọ gà” của đồng
bào dân tộc Thái, chỉ 30 phút sau sẽ có ngay một món ăn sền sệt, ngăm ngăm
đắng, thơm cay là lạ đầy hấp dẫn và chấm với xôi rất hợp khẩu vị, Ngày nay, cháo
“Mắc nhung” đã trở thành món ăn đặc sản được mọi người ưa chuộng. Để có món
cháo Mắc nhung (tiếng Mường gọi là quả ngố), người chế biến phải biết chọn loại
tẻ thơm, nếu được tấm đầu vụ gặt non (như cốm) thì càng tốt. Dùng thịt sương
sườn lợn nướng khô hay hun khói, băm nhỏ nấu nhuyễn với cháo tấm. Khi cháo
chín tới cho quả Mắc nhung vào (tỷ lệ 1 kg tấm nấu đến 1-2 kg quả Mắc nhung tuỳ
theo sở thích), đập thâm củ gừng, ở nướng và xả cả củ bỏ vào đáy nồi cháo, khuấy
đều. vài phút sau, mọi người có ngay món cháo "Mắc nhung" đặc sản thơm nồng,
đặc sánh.
Đón xuân có thêm món cháo "Mắc nhung" đầy hương vị đông quê thết đãi bạn
bè thì thật tuyệt.
Một số phong tục tết của dân tộc Mường Tây Bắc
Bánh Chưng ngày tết
Dù giàu hay nghèo, người Mường vùng Tây Bắc không thể thiếu bánh chưng trên
bàn thờ. Có điều bánh chưng nhỏ, dài độ gang tay gọi là bánh chưng ống chỉ 1 và
2 lạng gạo. Tuy bánh nhỏ nhưng số lượng khá nhiều, nhà nghèo ít cũng trên dưới
200 chiếc, nhà khá giả gói đến cả ngàn chiếc. Vì thế phong tục người Mường có lệ
bản, ngày gói bánh trước ngày tết của gia đình mình từ 2 đến 3 ngày. Người trong
bản, trong họ hẹn lịch nhau, tập trung gói hết từ nhà này đến nhà khác.


Ngày gói bánh tết là ngày hội bận rộn nhưng rất vui của chị em, kể cả những
chàng rể, cô dâu tương lai đều có mặt, là nơi hội tụ trai, gái đến tuổi cập kê, họ
Đang (hát).
Bánh tết của anh
Tuổi xuân của em
Hẹn ngày đôi ta
Bánh chưng còn là quà của chủ nhà phát vốn cho nhiều người, nhất là trẻ em
đến chúc tết không phát vốn bằng tiền) nếu là người già và bề trên trong hệ còn
kèm theo gói thịt băm.
Món cá chua
Ngày xửa ngày xưa, người Mường bấm đốt ngón tay để xem ngày, chuẩn bị các
món ăn cho ngày tết thật chu đáo, trong đó nhất thiết nhà nào cũng phải có món cá
ướp chua
Để có một “Pe cá Tua”- hũ cá chua không phải dễ. Con trai đi quăng chài vào
đêm, đem cá về mổ bụng moi ruột, cắt khúc nhỏ bằng hai ngón tay, bỏ đầu đuôi,
ướp muối, đem xôi, sau đó thêm một ít cơm nguội, ít men rượu, trộn đều rồi cho
vào hũ, được 15 ngày thì bỏ thính vào.
Cá ướp chua để từ 3 đến 6 tháng, bày lên mâm ăn ngay. Cá ướp chua gói vào lá
thầu dầu (bánh tẻ) rồi nướng. Cá ướp chua nấu canh có thêm gia vị: Lá sả, gừng,
ớt, mắc khén. Cá ướp chua làm bánh và đồ cơm (vung chảo xôi bằng gỗ).
Người Mường có câu: “ăn một miếng cá chua, sáng mắt cả năm” mùi thơm của
cá chua nướng, hơi bốc lên của chõ xôi bánh khêu gợi mời gọi mọi nhà đón xuân
về.
Ăn chay
Đêm 29 và 30 tháng chạp, nhà nhà đều thắp hương, sắm mâm rau, quả, rượu,
trầu cau, không có thịt cá, gọi là ăn chay để đón “ma nhà” và tổ tiên về ăn tết. Do
đó, gọi bữa “tiệc” đêm 29 và 30 tháng chạp là ngày ăn chay.
Uống rượu khi hát
Hát dân ca (Đang) là độc đáo nhất của dân tộc Mường, trong mâm cỗ ngày tết
không thể thiếu. Nhưng bây giờ không phải ai cũng biết Đang như ngày xưa, cho

nên cải biến bằng cái lệ. Chủ mâm xướng ra một đôi chén rượu, đôi chén ấy đặt
trước ai người ấy phải Đang, nếu không biết thì hát bất kỳ bài gì mà mình biết.
Khối anh cán bộ người Kinh phải hát cả bài kết đoàn là vì thế.

×