TÌM HIỂU VĂN HÓA DÂN TỘC
KHƠME SÓC TRĂNG – PHẦN 2
1. Từ (Mêta) làm cho lòng ta êm dịu, là lòng ước mong cho tất cả chúng sanh đều
được sống an lành, vui vẻ. Nói một cách cụ thể hơn là lòng mong mỏi chân thành
của một người bạn hiền, thành thật muốn cho bằng hữu được an vui hạnh phúc.
Nói "Mêta", đức Phật ám chỉ vào sự mong mỏi thành thật của bà mẹ hiền mong
muốn đứa con mình được sống an lành. Phạm vi hoạt động của tâm từ là không bờ
bến. Nhờ tâm từ mà ta có thể xem tất cả chúng sanh là bạn hữu, và khắp nơi trên
thế giới như chổ chôn nhau cắt rốn của mình. "Từ" tựa hồ như ánh sáng mặt trời
bao trùm vạn vật. Tâm từ cao thượng rải khắp đồng đều, phước linh thâm diệu cho
mọi người, thân cũng như sơ bạn cũng như thù, giàu nghèo, nam nữ như nhau.
Đức Phật dạy rằng: " không thể lấy thù oán mà diệt sân hận. Chỉ có tâm từ mới
dập tắt được lòng sân. Người có tâm từ không khi nào nghĩ đến làm hại ai, làm
giảm giá trị hoặc bài xích ai; không bao giờ sợ ai, cũng không bao giờ làm ai sợ.
Tâm từ đem lại nhiều quả phúc:
- Người có tâm từ luôn ngủ an vui, ngủ với tâm trạng thơi thới, không giận hờn,
không lo sợ; tự nhiên giấc ngủ sẽ đến rất dễ dàng.
- Người có tâm từ đối với kẻ khác sẽ gặt hái được những tình cảm ưu đãi.
Ví dụ: Khi hìn vào gương, nếu mặt ta vui vẻ, hiền lành, hình ảnh sẽ là vui vẻ. Trái
lại, nếu mặt ta cau có, quạu quọ thì hình ảnh trong gương cũng sẽ cau có, quạu
quọ.
- Người có tâm từ, đến lúc chết cũng đựoc an vui vì trong lòng không chứa chấp
mối sân hận. Sau khi tắt thở, gương mặt tươi tỉnh ấy phản ánh sự ra đi vui vẻ.
"Chết an vui thì người có tâm từ sẽ tái sinh vào cảnh tốt đẹp".
2. Bi (Karôna) là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác,
là cái gì thoa dịu sự đau khổ của con người. Đặc tính của tâm bi là ý muốn giúp
ngoài khác thoát khỏi cảnh khổ. Chính do tâm bi mà con người hoàn thoàn vị tha
trong khi phục vụ. Người có tâm bi không sống cho mình mà sống cho kẻ khác và
luôn luôn tìm cơ hội để giúp đời nhưng không bao giờ nhận đền ơn đáp nghĩa.
Lòng của người có tâm bi thật là mềm dịu. Ngày nào chưa cứu giúp được người
khác thì tâm chưa thỏa mãn. Lắm khi để làm êm dịu sự đau khổ của người khác,
người có tâm bi không ngần ngại hy sinh đến cả tánh mạng mình.
Đối tượng của tâm bi là gì? Đó là kẻ nghèo nàn, dốt nát, hư hỏng Như đức Phật
hết lòng thương hại và cứu độ nàng Am Pali, là người phụ nữ lạc bước giang hồ và
ngài đã tận tâm tế độ ông Angu Limala là tên sát nhân toan ám hại ngài.
3. Hỷ (Mututa) là vui nhưng ở đây không phải là trạng thái thỏa thích mà là lòng
vui thích trứoc hạnh phúc kẻ khác, trước sự thành công của mọi chúng sanh. Lòng
ganh tị là kẻ thù trực tiếp của tâm hỷ. Chính lòng ganh tỵ đã thúc đẩy con người
làm nhiều điều vô cùng độc ác.
Thí dụ: tên Đa Sôvatha, vì ganh tỵ với đức Phật đã lăn đá gây thương tích cho
người.
Nếu so sánh với tâm từ, tâm bi thì tâm hỷ lại càng khó thực hiện hơn. Muốn có
tâm hỷ thì phải có ý chí mạnh mẽ và hết sức cố gắng. Người phật tử nên thực hành
tâm hỷ trong đời sống cá nhân cũng như tập thể để tạo an vui hạnh phúc và vươn
mình lên để sống trong sạch, cao thượng.
4. Xả (Upêkha) là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chính, tức là không thương
cũng không ghét bỏ, không ưa thích cũng không bất mãn. Được - thua, thành - bại,
ca tụng - khiển trách là những việc xảy ra trong đời sống làm xúc động con người.
Được ca tụng thì vui thích, bị khiển trách thì buồn bã; đó là lẽ thường tình. Nhưng
giữa cuộc thăng trầm của thế sự, đức Phật dạy ta luôn luôn thản nhiên như tảng đá
to sừng sững giữa trời. Kinh Jataka chép: "trong hạnh phúc, trong phiền não, lúc
thăng trầm ta phải giữ tâm như đất. Cũng như trên đất, ta có thể vứt bỏ bất luận vật
gì dầu sạch, dầu dơ đất vẫn thản nhiên ".
Ví dụ: Ngày kia khi đức Phật đi trì bình khất thực thì có một đạo sĩ Bà La Môn
giáo bảo ngài là cùng đinh và đối xử với ngài rất vô lễ. Ngài thản nhiên chịu đựng
và ôn tồn giải thích cho đạo sĩ biết thế nào là người cùng đinh và vì sao không nên
khinh rẻ người tu hành.
Tượng thần Bốn Mặt còn có ý nghĩa cầu xin cho người chết có hài cốt trong tháp
hãy đầu thai ở kiếp khác; hoặc những người còn sống hãy sống sao cho đúng với
tinh thần phật giáo là "Từ, Bi, Hỷ, Xả"
Lễ cúng trăng (ngày hội Oc-om-bok) được tổ chức hàng năm vào đêm 15-
10 Âm Lịch (25- 11 năm nay) để tạ ơn mặt trăng vốn được coi như một vị
Thần điều động mùa màng trong năm. Thức cúng đặc biệt trong ngày hội
này là cốm dẹp nên người ta còn gọi là “lễ đúc cốm dẹp”. Đây là một hình
thức lễ như Tết Trung Thu của người Việt hay người Hoa, nhưng với các
nội dung và hình thức riêng biệt.
Vào đêm này, ngay từ đầu hôm, mọi người đã tập trung đông đúc tại khuôn
viên các chùa hoặc tại sân nhà để chờ đón trăng lên với những nghi lễ rất
riêng biệt của địa phương. Dưới cái cổng tre ngang 3 mét được trang trí hoa
lá, người ta kê một cái bàn với đầy đủ các vật cúng như cốm dẹp (làm bằng
lúa nếp tươi rang lên vừa nổ rồi bỏ vào cối giã dùng chày đập dẹp dừa,
chuối, khoai lang, khoai im, khoai môn và các loại bánh kẹp Trong khi
đó, mọi người quây quần ngồi trên chiếu chắp tay hướng về phía mặt trăng,
chờ đón trăng lên.
Khi mặt trăng bắt đầu lên cao và tỏa sáng, nhang neon được thắp lên, một
cụ già làm chủ lễ bước ra khấn vái (nói lên lòng biết ơn mặt trăng, xin mặt
trăng tiếp nhận lễ vật, cầu sức khỏe cho mọi người và cầu cho mưa thuận
gió hòa, mùa màng tươi tốt quanh năm) Trẻ em được gọi đến quỳ xuống
ngồi xếp bằng và chắp tay, trong khi chủ lễ bốc từng nắm cốm dẹp và các
loại thức cúng khác đút vào miệng các đứa trẻ, tay kia vuốt vào lưng và hỏi
năm nay chúng muốn gì. Câu trả lời sẽ là chứng cớ "suy đoán" những điểm
tốt xấu trong năm tới. Sau khi lễ nuốt cốm xong, mọi người quây quần lại
ăn uống vui vẻ và ca hát, vui cho đến sáng.
Buổi sáng hôm sau, một lễ khác sẽ được tiếp diễn không kém phần hấp dẫn,
đó là lễ đua "ghe ngo". Hội đua ghe ngo do các sư sãi chủ trì tổ chức với sự
tham gia của đông đảo người dân Khmer tại địa phương. Địa điểm tập trung
đua ghe ngờ trước kia thường được tổ chức tại vàm Tho (bên kênh Tho)
trên đoạn sông từ Sóc Trăng đến huyện Mỹ Xuyên. Sau đó, chuyển sang
kênh Xáng và tiếp theo là kênh Nhu Gia (Sóc Trăng).
Khác với các loại ghe ở các vùng sông nước miền Nam, ghe ngo được
khoét bằng trong nguyên vẹn một cây gỗ lớn có dáng như con thoi, ngang
bụng rộng phình ra khoảng 1,2 mét, hai đầu thon nhỏ lại (40-50 cm), chiều
dài từ 22-24 mét, trong khoang chứa được 45-50 người bơi (chèo ngồi).
Ghe nào được sơn phết và trang trí rất đẹp, đầu rồng đuôi phụng hoặc long,
qui, hổ, sư tử, báo, gấu, cá sấu Thường ngày, ghe ngo được săn sóc rất
cẩn thận như vật linh thiêng tại một ngôi chùa hay trong một căn nhà gọi là
rong-tuk.
Những người tham dự trong đoàn đua ghe ngo mang những chức danh khác
nhau tùy theo vai trò của họ trong đoàn đua. Khi tập luyện hoặc thi đấu,
thầy sãi ở chùa sẽ quyết định chọn người, lập danh sách những tay đua và
bố trí như sau:
- Người ngồi đầu ghe (gọi là chih-khbal).
- Người cầm dầm lấy nhịp (sma-keang).
- Người cầm lái (neak-kên-say)
- Người phụ lái (yong-lith)
và
- Những quân dầm bơ dầm bơi (chrowa).
Chỉ có về Sóc Trăng, bạn mới có dịp nhìn thấy tận mắt không khí tưng
bừng của ngày hội đua "ghe ngo” mang đầy màu sắc dân tộc Khmer. Lễ hạ
thủy ghe ngo được tổ chức long trọng dưới sự chứng kiến của vị chih-
khbal. Trước tiên, chih-khbal làm lễ cúng Thần bảo hộ ghe ngộ và chiêu đãi
tất cả quân dầm bơi. Khi chiêng, trống nổi lên, ghe từ từ được đẩy xuống hạ
thủy. Tất cả quân dầm bơi đều mặc đồng phục, bắt đầu lên ghe và nhịp
nhàng chèo đến nơi so hàng thi đua.
Mỗi vòng từng đôi ghe ngo đua nhau để loại một chiếc thua, sau đó các
chiếc thắng đợt đầu lần lượt đua với nhau cho đến vòng cuối cùng, tìm ra
chiếc dẫn đầu bơi nhanh nhất để xếp giải. Giải thưởng thường là hiện vật có
giá trị cho mỗi ghe ngo tham dự.