Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án chung cư 89 trần phú, thành phố nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 114 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Thời gian 15 tuần thực hiện đồ án tốt nghiệp đã trôi qua, em cũng đã hoàn
thành đồ án, đó là kết quả xứng đáng với năng lực và sự cố gắng của mình. Để có
được kết quả như ngày hôm nay, trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là các thầy cô công tác tại bộ môn Công nghệ
Môi trường, Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường đã tận tình giảng dạy chúng
em trong suốt 4 năm vừa qua.
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài: “Khảo sát và
đánh giá tác động môi trường cho dự án Chung cư 89 Trần Phú – Thành phố
Nha Trang”, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thu Thủy bộ
môn Công nghệ Môi trường – Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường – Trường
Đại học Nha Trang, sự chỉ bảo của thầy Lê Nguyên Khôi – công ty TNHH Công
nghệ Môi trường Nha Trang Xanh, cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban
quản lý và các anh chị trong tập thể công ty, em mới có thể thực hiện và hoàn thành
đồ án trong thời gian được giao. Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô
cùng các anh chị đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Em kính chúc quý thầy cô và các anh chị luôn mạnh khỏe và công tác tốt. Một
lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 01 tháng 07 năm 2012.
Sinh viên thực hiện
Phạm Tuấn Anh

ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3


1.1. Tổng quan về đánh giá tác động môi trƣờng 3
1.1.1. Lịch sử phát triển của đánh giá tác động môi trường 3
1.1.2. Khái niệm cơ bản về đánh giá tác động môi trường 4
1.1.3. Mục tiêu và lợi ích của đánh giá tác động môi trường 5
1.1.4. Nội dung của đánh giá tác động môi trường 6
1.1.5. Đánh giá tác động môi trường và chu trình dự án 6
1.1.6. Tình hình thực hiện đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam 7
1.2. Quá trình đô thị hóa và nhu cầu nhà ở tại Việt Nam 12
1.2.1. Các khái niệm cơ bản về quá trình đô thị hóa 12
1.2.2. Nhu cầu nhà ở tại Việt Nam trong những năm gần đây 13
1.2.3. Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa 14
1.3. M 15
1.3.1. 15
1.3.2. 15
1.3.3. 15
1.3.4. 16
iii
1.4. Giới thiệu về công ty TNHH công nghệ môi trƣờng Nha Trang xanh
27
1.4.1. Thông tin chung 27
1.4.2. Lĩnh vực hoạt động 27
1.4.3. Hồ sơ năng lực 27
1.4.4. Các hợp đồng, dự án đã và đang thực hiện 28
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 31
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 31
2.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường 31
2.2.2. Phương pháp liệt kê 32

2.2.3. Phương pháp thống kê 32
2.2.4. Phương pháp so sánh 32
2.2.5. Phương pháp đánh giá nhanh 33
2.2.6. Các phương pháp tính toán khác được áp dụng trong đề tài 33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Điều kiện môi trƣờng tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực dự án 37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 37
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực 42
3.2. Đánh giá tác động môi trƣờng 42
3.2.1. Đánh giá tác động môi trường cho dự án 42
3.2.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của đánh giá 79
iv
3.3. Biện pháp giảm thiểu những tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó
sự cố môi trƣờng 80
3.3.1. Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu 80
3.3.2. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó đối với các rủi ro, sự cố
môi trường 90
3.4. Chƣơng trình quản lý, giám sát môi trƣờng 93
3.4.1. Chương trình quản lý môi trường 93
3.4.2. Chương trình giám sát môi trường 96
3.5. Tham vấn cộng đồng 98
3.5.1. Ý kiến về tác động tích cực của dự án 98
3.5.2. Ý kiến về tác động tiêu cực của dự án 98
3.5.3. Ý kiến về các biện pháp giảm thiểu tác động 98
3.5.4. Ý kiến đối với chủ dự án 99
3.5.5. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 105




v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh hóa đo ở 20
0
C trong vòng 5 ngày
BTCT : Bê tông cốt thép
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
CP : Cổ phần
CTR : Chất thải rắn
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
DO : Dầu diesel
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
HC : Hydrocarbon
KHCNMT : Khoa học Công nghệ và Môi trường
MPN : Số lượng vi sinh vật lớn nhất có thể đếm được
M&E : Cơ khí và Điện
Ngđ : Ngày đêm
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
SS : Chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
WHO : Tổ chức y tế thế giới


vi
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm mốc giới hạn vị trí dự án
15
2
Bảng 1.2. Thống kê diện tích sử dụng chung cư
18
3
Bảng 1.3. Diện tích sàn và chiều cao mỗi tầng của chung cư
19
4
Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng nước của chung cư
23
5
Bảng 1.5. Tổng mức đầu tư
26
6
Bảng 1.6. Các báo cáo ĐTM Công ty TNHH Nha Trang xanh đã
và đang xây dựng
28
7
Bảng 1.7. Các đề án khai thác khoáng sản, nước mặt, nước
ngầm và xả nước thải vào nguồn nước Công ty
TNHH Nha Trang xanh đã thực hiện
29

8
Bảng 1.8. Các hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và giảm thiểu
tiếng ồn do Công ty TNHH Nha Trang xanh đã thực hiện
30
9
Bảng 2.1. Công thức tính các hệ số khuếch tán theo khoảng cách x
34
10
Bảng 2.2. Phân loại cấp bền vững khí quyển theo Pasquill, 1961
35
11
Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng/năm tại Nha
Trang
38
12
Bảng 3.2. Độ ẩm không khí trung bình tháng/năm tại Nha Trang
39
13
Bảng 3.3. Phân bố lượng mưa các tháng trong năm tại Nha
Trang
39
14
Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực dự án
41
15
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án
41
16
Bảng 3.6. Các hoạt động và nguồn gây tác động đến môi trường
trong quá trình xây dựng

44
17
Bảng 3.7. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan
đến nguồn thải trong giai đoạn xây dựng
44
18
Bảng 3.8. Nồng độ bụi do quá trình phá dỡ công trình cũ và hoạt
động của xe tải trong vận chuyển xà bần
48
19
Bảng 3.9. Tải lượng các chất ô nhiễm của xe tải trong quá trình
vận chuyển xà bần
49
20
Bảng 3.10. Nồng độ các chất khí gây ô nhiễm từ khí thải của xe
tải ở các khoảng cách khác nhau trong quá trình vận
chuyển xà bần
50
21
Bảng 3.11. Tải lượng khí thải phát sinh từ hoạt động của máy múc
50
22
Bảng 3.12. Nồng độ khí thải do máy múc ở các khoảng cách khác
51
vii
STT
Tên bảng
Trang
nhau
23

Bảng 3.13. Tổng nồng độ bụi, khí thải phát sinh từ giai đoạn phá
dỡ công trình cũ
51
24
Bảng 3.14. Nồng độ bụi phát sinh từ quá trình đào đắp, san lấp
mặt bằng
53
25
Bảng 3.15. Tải lượng các khí thải phát sinh từ các phương tiện
trong quá trình đào đắp và san lấp mặt bằng
53
26
Bảng 3.16. Nồng độ khí thải do máy đào và máy ủi ở các khoảng
cách khác nhau
54
27
Bảng 3.17. Tổng nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí trong
quá trình đào đắp, san lấp mặt bằng
55
28
Bảng 3.18. Nồng độ bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ nguyên -
vật liệu ở các khoảng cách khác nhau
56
29
Bảng 3.19. Nồng độ bụi do hoạt động xe tải vận chuyển nguyên -
vật liệu xây dựng
57
30
Bảng 3.20. Tải lượng các chất ô nhiễm của xe tải trong quá trình
vận chuyển nguyên vật liệu

58
31
Bảng 3.21. Nồng độ các chất gây ô nhiễm từ khí thải của xe tải
vận chuyển vận chuyển nguyên – vật liệu xây dựng ở
các khoảng cách khác nhau
59
31
Bảng 3.22. Tổng nồng độ bụi và khí thải phát sinh trong giai đoạn
thi công phần móng, tầng hầm và phần thô công trình
trong 12 tháng đầu (từ tháng 6/2012 – tháng 6/2013)
60
32
Bảng 3.23. Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công
trên công trường (cách nguồn 15 m)
61
33
Bảng 3.24. Độ ồn của các thiết bị máy móc theo khoảng cách tới
nguồn
61
34
Bảng 3.25. Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa
vào môi trường (nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý)
63
35
Bảng 3.26. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
(chưa qua xử lý)
63
36
Bảng 3.27. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
64

37
Bảng 3.28. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá
trình xây dựng
67
38
Bảng 3.29. Nguồn gây tác động và đối tượng bị tác động trong
giai đoạn hoạt động
67
viii
STT
Tên bảng
Trang
39
Bảng 3.30. Tải lượng các chất ô nhiễm của máy phát điện 380 kVA
68
40
Bảng 3.31. Thành phần dầu diesel trong tính toán lưu lượng khí
thải từ máy phát điện
68
41
Bảng 3.32. Tính toán sản phẩm cháy của máy phát điện dự phóng
khi tiêu thụ 1kg dầu diesel
69
42
Bảng 3.33. Nồng độ khí thải máy phát điện dự phòng
70
43
Bảng 3.34. Nhiên liệu cung cấp cho hoạt động giao thông ở tầng
hầm và tầng 1
71

44
Bảng 3.35. Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông của WHO
71
45
Bảng 3.36. Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông
71
46
Bảng 3.37. Nồng độ các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông
ở tầng hầm và tầng 1
72
47
Bảng 3.38. Mức ồn các loại xe ở khoảng cách 15 m
72
48
Bảng 3.39. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
73
49
Bảng 3.40. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
74
50
Bảng 3.41. Tóm tắt các tác động môi trường tổng hợp trong giai
đoạn hoạt động của dự án
76
51
Bảng 3.42. Độ tin cậy của các phương pháp đánh giá tác động
môi trường
79
52
Bảng 3.43. Các công trình của hệ thống xử lý nước thải
88

53
Bảng 3.44. Chương trình quản lý môi trường của dự án
94
54
Bảng 3.45. Kinh phí giám sát chất lượng môi trường
97

ix
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
1
Hình 1.1. Vai trò ĐTM trong các giai đoạn chu trình dự án
7
2
Hình 1.2. Vị trí khu vực dự án
16
3
Hình 1.3. Phối cảnh dự án Chung cư 89 Trần Phú
20
4
Hình 3.1. Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn máy phát điện
85
5
Hình 3.2. Bể tự hoại ba ngăn
86
6
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của dự án
87





1

Trong quá trình hội nhập phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, các hoạt
động kinh tế cũng gây ra tổn thất to lớn về mặt môi trường, tài nguyên thiên nhiên
như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường,… Chính vì vậy,
chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội bền vững là nhận thức
đúng đắn và là mối quan tâm sâu sắc được đặt lên hàng đầu của các cơ quan chức
năng nhà nước.
Công cụ hữu hiệu nhằm mục đích bảo vệ môi trường là Luật bảo vệ môi
trường Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Đặc
biệt, để quản lý tốt hơn việc sử dụng, tái tạo và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên
trong giai đoạn xây dựng và hoạt động sau này, các dự án phát triển cần phải áp
dụng công cụ “Đánh giá tác động môi trường”. Hiện nay, đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) đã trở thành khâu quan trọng trong công tác quản lý môi trường và là
khâu tất yếu trong việc xét duyệt các dự án đầu tư.
Tại thành phố Nha Trang, trong những năm gần đây, nhiều khu tập thể và chung
cư cũ đã quá niên hạn sử dụng nên xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng nặng kết cấu
bao che, kết cấu chịu lực rất nguy hiểm cho cư dân đang sử dụng. Tỉnh và thành phố
có kế hoạch xây dựng các khu ở mới, thu hồi nhà và đất của các khu tập thể cũ nhằm
thự hiện các công trình công ích khác, dần xóa bỏ các công trình kém an toàn trên địa
bàn thành phố. Trong tình hình đó, Trung tâm quản lý Nhà và Chung cư tiến hành
xây dựng dự án Chung cư 89 Trần Phú, thành phố Nha Trang nhằm tái định tại chỗ
cho các hộ đang ở tại 89 Trần Phú, tạo điều kiện cho những hộ bị thu hồi nhanh
chóng ổn định cuộc sống mới, đẩy nhanh việc xóa bỏ các công trình không còn niên
hạn sử dụng, đẩy lùi nguy cơ sự cố công trình.

Thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, theo Nghị định số
2
29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, trong đó quy định dự án
xây dựng khu chung cư với quy mô sử dụng 500 người hoặc 100 hộ trở lên phải lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường, Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cư cần
tiến hành xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án. Chính vì vậy, việc đánh giá tác động
môi trường cho dự án đầu tư xây dựng chung cư 89 Trần Phú – Thành phố Nha
Trang là rất cần thiết nhằm dự đoán, phân tích các tác động về mặt môi trường, từ
đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa các tác động tiêu cực của dự án,
góp phần nhanh chóng đưa dự án vào quá trình thực hiện.
Trong khuôn khổ của chương trình Đánh giá tác động môi trường cho dự án
Chung cư 89 Trần Phú, thành phố Nha Trang do Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cư
thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nha Trang xanh,
em thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình với tên đề tài: “Khảo sát và đánh giá tác động
môi trường cho dự án xây dựng Chung cư 89 Trần Phú – Thành phố Nha Trang”.
Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
- Phân tích, dự báo, đánh giá có khoa học những tác động tích cực, tiêu cực của
dự án có khả năng gây ra cho môi trường vị trí dự án thực hiện và môi trường xung
quanh khu vực dự án có thể bị tác động, bao gồm các giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn
xây dựng và giai đoạn hoạt động của dự án.
- Đưa ra các phương án tổng hợp, khả thi về mặt quản lý, công nghệ nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất những tác động bất lợi từ hoạt động của dự án đến môi
trường và cộng đồng. Giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường khu vực thực hiện dự án.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tác động đến môi trường gây ra trong
phạm vi dự án và khu vực xung quanh có thể chịu tác động từ dự án khi được triển
khai. Do hạn chế với thời gian thực hiện, đề tài chủ yếu tập trung đi sâu vào phân
tích, đánh giá tác động từ dự án đến môi trường không khí

3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG (ĐTM)
1.1.1. Lịch sử phát triển của đánh giá tác động môi trƣờng
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa bắt đầu diễn ra mạnh mẽ trong các năm
1950 – 1960, bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội là các tác hại đến môi
trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến tài nguyên
thiên nhiên và thậm chí làm cản trở sự phát triển của kinh tế – xã hội. Nhằm hạn chế
xu hướng này, phong trào bảo vệ tự nhiên đã đòi hỏi chính quyền phải có biện pháp
quản lý về mặt môi trường đối với các dự án phát triển trước khi cho phép đầu tư.
Nhờ đó, ĐTM đã hình thành sơ khai ở Mỹ vào đầu thập niên 1960. Năm 1970,
ở Mỹ ban hành hành luật và chính sách quốc gia về môi trường, trong đó quy định tất
cả các kiến nghị quan trọng ở cấp Liên bang về luật pháp, các hoạt động kinh tế kỹ
thuật lúc đưa ra xét duyệt đều phải kèm theo một báo cáo chi tiết tác động đến môi
trường của hoạt động được kiến nghị. Vào thời điểm này, các nhà đầu tư phải viết
báo cáo riêng tường trình về mặt môi trường của dự án. Báo cáo môi trường không
nằm trong nghiên cứu khả thi (luận chứng kinh tế – xã hội). Tuy nhiên, việc xây dựng
hai báo cáo gây lãng phí về tài chính vì trùng lặp nhau về nhiều nội dung. Ngoài ra,
báo cáo tường trình về môi trường sử dụng nhiều số liệu từ nghiên cứu khả thi nên
thường phải hoàn thành sau báo cáo khả thi, do đó việc điều chỉnh nội dung, công
nghệ của dự án để giảm thiểu tác động môi trường thường gặp nhiều khó khăn.
Từ năm 1975, việc nghiên cứu ĐTM được xem là một phần của nghiên cứu khả
thi, trong đó báo cáo ĐTM là một chương nằm trong báo cáo nghiên cứu khả thi.
Từ năm 1987, ĐTM không chỉ được thực hiện cho các dự án riêng lẻ mà còn
cho các quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành theo xu hướng lồng
ghép kinh tế và môi trường.
Tại Châu Á, hầu hết các nước trong khu vực đã quan tâm đến môi trường từ
những thập kỷ 70 như là:
4
- Philipin: Từ năm 1977 – 1978, Tổng thống Philipin đã ban hành các Nghị

định trong đó yêu cầu thực hiện ĐTM và hệ thống thông báo tác động môi trường
cho các dự án phát triển.
- Malaysia: Từ 1979, Chính phủ đã ban hành Luật bảo vệ môi trường và từ năm
1981 vấn đề đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện với các dự án năng
lượng, thủy lợi, công nghiệp, giao thông, khai hoang.
- Thái Lan: Nội dung và các bước thực hiện đánh giá tác động môi trường cho
các dự án phát triển được thiết lập từ năm 1978, đến năm 1981 thì công bố danh
mục các dự án phát triển phải tiến hành ĐTM.
- Trung Quốc: Luật bảo vệ môi trường được ban hành từ 1979, trong đó điều 6
và điều 7 đưa ra các cơ sở cho các yêu cầu đánh giá tác động môi trường.
Theo thời gian các phương pháp và kỹ thuật thực hiện ĐTM ngày càng hoàn
thiện, đặc biệt khi có công nghệ tin học và kỹ thuật viễn thám, kỹ thuật hệ thống
thông tin địa lý được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu môi trường.
1.1.2. Khái niệm cơ bản về đánh giá tác động môi trƣờng
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một khái niệm mới, được nhắc đến đầu
tiên ở Mỹ vào năm 1969 do sự đòi hỏi của người dân đối với chính phủ trước tình
trạng giảm sút chất lượng môi trường sống của con người, hậu quả của việc tăng
nhanh các hoạt động phát triển khi nước Mỹ bước sang kỷ nguyên công nghiệp hóa.
Khái niệm về Đánh giá tác động môi trường rất rộng. Cho đến nay có nhiều
định nghĩa về ĐTM được đưa ra:
- Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): ĐTM là một quá
trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển
quan trọng. ĐTM xem xét việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với
đời sống của con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính sách dự án và của
các hoạt động phát triển khác tại vùng đó. Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện
pháp làm giảm đến mức tối thiểu các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp
hơn với môi trường của nó

[15].
5

- Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP): ĐTM bao
gồm ba phần: Xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính sách
đến môi trường [15].
- Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và một số tổ chức quốc tế sử dụng thuật ngữ
“đánh giá môi trường” (EA): đánh giá môi trường bao gồm các nội dung xem xét
về môi trường đối với các dự án hoặc chương trình hoặc chính sách [15].
- Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam do Quốc Hội thông qua ngày 27
tháng 12 năm 1993 định nghĩa rằng: “ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo
ảnh hưởng tới môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các
cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã
hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về
bảo vệ môi trường”[15].
1.1.3. Mục tiêu và lợi ích của đánh giá tác động môi trƣờng
 Những mục tiêu mà ĐTM hướng tới bao gồm:
- Xác định, mô tả tài nguyên và giá trị có khả năng bị tác động do dự án, hành
động hoặc chương trình phát triển.
- Xác định, dự báo cường độ, quy mô tác động có thể có (tác động tiềm tàng) của dự
án, hành động hoặc chương trình phát triển tới môi trường (tự nhiên, kinh tế, xã hội).
- Đề xuất, phân tích các phương án thay thế để giảm thiểu các tác động tiêu cực
của dự án hoặc chính sách.
- Đề xuất chương trình quan trắc và quản lý môi trường do dự án hoặc chính sách.
 Những lợi ích của ĐTM bao gồm:
- Hoàn thiện thiết kế, lựa chọn vị trí dự án.
- Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định.
- Tăng cường trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình phát triển.
- Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó.
- Làm cho dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội.
- Đóng góp tích cực cho quá trình phát triển bền vững.
6
1.1.4. Nội dung của đánh giá tác động môi trƣờng

Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những quy định về hình thức ĐTM khác
nhau, nhưng nhìn chung nội dung ĐTM đều tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Mô tả tóm tắt về dự án.
- Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội
(trong đó có thực hiện đo đạc, lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi
trường để đánh giá hiện trạng môi trường và làm cơ sở cho việc so sánh diễn biến
chất lượng môi trường sau này).
- Dự báo mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường trong khu vực.
- Đề xuất các biện pháp khả thi để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
- Cam kết của chủ dự án về thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đã
đưa ra.
- Lập chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Tham vấn ý kiến cộng đồng.
- Đưa ra những kết luận và kiến nghị phù hợp.
1.1.5. Đánh giá tác động môi trƣờng và chu trình dự án
 Chu trình dự án được khái quát theo 6 bước chính như sau:
- Hình thành dự án
- Nghiên cứu tiền khả thi
- Nghiên cứu khả thi
- Thiết kế và công nghệ
- Thực hiện
- Giám sát và đánh giá
 Vai trò của ĐTM trong các giai đoạn của chu trình dự án:
ĐTM được thực hiện song song với công tác xây dựng dự án từ bước hình
thành dự án đến thực hiện dự án. Ứng với mỗi giai đoạn tiến hành dự án khác nhau
thì ĐTM đóng một vai trò khác nhau, việc xây dựng báo cáo ĐTM song song với
việc xây dựng dự án sẽ phát huy tối đa vai trò và lợi ích của công tác ĐTM giúp tiết
kiệm chi phí, thời gian, hoàn chỉnh dự án.
7




Hình 1.1. Vai trò ĐTM trong các giai đoạn chu trình dự án
1.1.6. Tình hình thực hiện Đánh giá tác động môi trƣờng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đánh giá tác động môi trường lần đầu tiên được giới thiệu vào năm
1984 do chương trình Tài nguyên và Môi trường qua tài liệu “Giới thiệu các phương
pháp đánh giá tác động môi trường”. Năm 1993, Việt Nam ban hành Luật bảo vệ môi
trường đầu tiên, trong đó có quy định về đánh giá tác động môi trường cho các dự án.
Năm 2004, Việt Nam ban hành Nghị định 175/CP là nghị định hướng dẫn thi hành Luật
bảo vệ môi trường trong đó có hướng dẫn về thực hiện đánh giá tác động môi trường.
1.1.6.1. Những kết quả đạt được
a. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
 Cấp chính phủ
Sau gần 10 năm thực hiện Nghị định số 175/CP, trước tình hình thực tế có
nhiều biến đổi, việc quy định về phân cấp thẩm định và loại hình dự án phải thẩm
định về ĐTM theo Nghị định 175/CP đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Vì vậy, ngày
Tiền khả
thi
Khả thi
Thiết kế và
công nghệ
Thực
hiện
Giám sát và
đánh giá
Hình thành
dự án
Chọn vị trí, sàng lọc
môi trường, kiểm tra sơ
bộ, xác định phạm vi.

Đánh giá chi tiết tác
động, xác định sự cần
thiết giảm thiểu, phân
tích chi phí, lợi ích.
Xây dựng cụ thể
các biện pháp
giảm thiểu
Thực hiện các biện
pháp giảm thiểu
Giám sát các tác
động, rút ra bài học
cho dự án tiếp theo.
8
12/7/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 143/2004/NĐ-CP về việc sửa đổi,
bổ sung Điều 14 Nghị định số 175/CP, trong đó, có hai điểm sửa đổi cơ bản. Thứ
nhất, phân cấp cho địa phương thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM của các dự án
đầu tư có quy mô lớn hơn trước đây. Thứ hai, chỉ quy định những dự án thuộc cấp
Trung ương thẩm định và phê duyệt về ĐTM, còn lại là thuộc cấp địa phương.
Năm 2005, Việt Nam ban hành Luật bảo vệ môi trường 2005 và Nghị định
80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường có hiệu lực (08/2006). Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định
21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP. Mới
nhất, Chính phủ ban hành Nghị định 29/2011/NĐ-CP (ngày 18/04/2011) quy định về
Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường. Công tác ĐTM được quy định rõ từ danh mục các dự án phải thực hiện, công
tác lập báo cáo ĐTM đến công tác thẩm định báo cáo ĐTM.
 Cấp Bộ
Khi Quốc Hội thông qua Luật bảo vệ Môi trường năm 1993, theo tinh thần của
Điều 17, cơ sở đang hoạt động là cơ sở tồn tại từ trước khi Luật ban hành cần thực
hiện báo cáo ĐTM, bản kê khai hoạt động sản xuất và các nguồn thải. Để hướng

dẫn thực hiện, Bộ KHCNMT đã ban hành Thông tư số 1420 - MTg ngày
26/11/1994, theo đó, việc lập và thẩm định Báo cáo ĐTM của các cơ sở đang hoạt
động trong phạm vi cả nước phải được hoàn thành trước ngày 15 tháng 5 năm 1995.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được đẩy mạnh đặt
yêu cầu các công tác ĐTM phải tạo sự thông thoáng tối đa cho môi trường đầu tư,
mặt khác phải đảm bảo việc bảo vệ môi trường, Bộ KHCNMT đã ban hành các văn
bản pháp luật phù hợp, có tính sửa đổi, bổ sung, thay thế lẫn nhau như: Thông tư
715-MTg ngày 03/4/1995 của Bộ KHCNMT hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo
ĐTM đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài; Thông tư 1100/TT-MTg
ngày 20/8/1997 của Bộ KHCNMT hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo ĐTM đối
với các dự án đầu tư (thay thế cho Thông tư 715-MTg); Thông tư 490/1997/TT-
9
BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ KHCNMT hướng dẫn lập và thẩm định Báo
cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư (thay thế cho Thông tư số 1100/TT-MTg).
Đối với các Nghị định mới của Chính phủ về công tác ĐTM như: Nghị định
80/2006/NĐ-CP, Nghị định 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 80/2006/NĐ-CP, 29/2011/NĐ-CP, Bộ TNMT luôn ban hành kịp thời các
Thông tư hướng dẫn mới. Hiện nay, công tác ĐTM thực hiện theo Nghị định
29/2011/NĐ-CP và thông tư hướng dẫn số 26/2011/TT-BTNMT (ngày 18/07/2011).
b. Xây dựng và phát triển lực lượng cán bộ về ĐTM
 Cấp trung ương
Chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác ĐTM của Bộ KHCNMT trước đây là
Phòng Thẩm định ĐTM và Công nghệ môi trường thuộc Cục Môi trường với số
lượng cán bộ chỉ có 4 người khi mới thành lập năm 1994 và được phát triển đến 8
người vào cuối năm 2002 trước khi Cục Môi trường được sát nhập vào Bộ TNMT.
Chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác ĐTM của Bộ TNMT hiện nay là Vụ
Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường với số lượng cán bộ ban đầu là 4 người
vào đầu năm 2003 và đến cuối năm 2004 đã có 14 người trong tổng số biên chế
được giao là 15 người.
 Cấp địa phương

Cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về ĐTM ở các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương là các Phòng Quản lý môi trường thuộc các Sở KHCNMT trước đây và
Sở TNMT hiện nay. Theo quy định trước đây, mỗi Sở chỉ có từ 3 đến 5 người chịu
trách nhiệm chung về môi trường, trong đó có ĐTM. Trên thực tế, đến nay nhiều
tỉnh, thành phố đã có số lượng cán bộ về môi trường vượt con số đó, như: Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,
Lực lượng cán bộ làm công tác ĐTM ở cấp Trung ương và địa phương tuy còn
nhiều điểm yếu kém, nhưng đã có những bước trưởng thành đáng kể về chuyên môn
và nghiệp vụ của công tác ĐTM, một mặt, do được tham gia những khoá đào tạo,
tập huấn, mặt khác, do tự trưởng thành trong thực tế công tác. Đến nay, ở Trung
ương cũng như ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lực lượng cán
10
bộ môi trường đã có thể tự đảm đương được việc tổ chức thẩm định các báo cáo
ĐTM theo mức độ được phân cấp.
 Các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu
Với cơ chế thị trường, lực lượng cán bộ làm công tác ĐTM ở các trường đại
học, các viện và trung tâm nghiên cứu, đã phát triển nhanh chóng. Đến nay, có
nhiều trường, viện, trung tâm nghiên cứu thuộc các bộ, ngành và một số tổ chức tư
nhân có đội ngũ cán bộ đủ trình độ để đảm nhận các dịch vụ tư vấn giúp các chủ
đầu tư thực hiện việc lập báo cáo ĐTM cho dự án.
c. Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM
 Cấp Trung ương
Tổng số báo cáo ĐTM của các dự án và các cơ sở đang hoạt động đã được
thẩm định và phê duyệt vào khoảng trên 800 báo cáo, trong đó giai đoạn 1994 –
1999 khoảng 45% và giai đoạn 2000 – 2004 khoảng 55% [26].
Các báo cáo ĐTM được thẩm định và phê duyệt ở cấp Trung ương thường là
của các loại hình dự án về sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất, khai thác mỏ, cơ khí,
xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và đô thị, dầu khí, chế biến thực phẩm, công
trình giao thông, năng lượng có quy mô và tác động đến môi trường ở mức độ lớn.
 Cấp địa phương

Tổng số báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được
thẩm định và phê duyệt vào khoảng 26.000 bản các loại (không kể các bản kê khai
của các cơ sở đang hoạt động theo quy định của Thông tư số 1420-MTg ngày
26/11/1994 của Bộ KHCNMT), trong đó giai đoạn 1994 – 1999 khoảng 25% và
giai đoạn 2000 – 2004 khoảng 75% [26].
1.1.6.2. Những tồn tại cần khắc phục
- Sự tuân thủ các quy định pháp luật về ĐTM chưa tốt
- Chất lượng báo cáo ĐTM chưa cao
- Năng lực thẩm định ĐTM còn nhiều hạn chế
- Hoạt động giám sát sau thẩm định còn yếu
- Sự tham gia của cộng đồng còn hạn chế
- Một số nội dung ĐTM chưa được tiến hành
11
1.1.6.3. Quy định về việc thẩm định ĐTM ở Việt Nam
 Tổ chức có trách nhiệm thẩm định báo cáo ĐTM bao gồm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Ủy ban nhân dân tỉnh
Tùy thuộc vào quy mô, mức độ tác động của dự án mà các báo cáo ĐTM sẽ
được tổ chức khác nhau thẩm định, trách nhiệm tổ chức việc thẩm định được quy
định cụ thể trong điều 18, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP Quy định về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
 Quy trình thẩm định báo cáo ĐTM:
- Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM đến cơ quan có thẩm quyền.
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ rà soát hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ không đủ,
không hợp lệ thì trong năm ngày cơ quan thẩm quyền sẽ gửi thông báo bằng văn
bản yêu cầu chủ dự án hoàn thiện hồ sơ.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan có trách nhiệm thẩm định sẽ thành lập hội
đồng thẩm định hoặc lựa chọn tổ chức dịch vụ thẩm định, thông báo cho chủ dự án
nộp phí thẩm định để tiến hành việc thẩm định báo cáo; thông báo bằng văn bản về

kết quả thẩm định cho chủ dự án.
- Trường hợp báo cáo ĐTM không được thông qua thì chủ dự án phải lập lại báo cáo
ĐTM và gửi cho cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp báo cáo thông qua với điều kiện
phải bổ sung, chỉnh sửa thì chủ dự án sau khi chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến hội đồng
thẩm định sẽ gửi cơ quan thẩm định xem xét. Trường hợp báo cáo ĐTM được thông qua
không cần chỉnh sửa, bổ sung thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt.
 Thời hạn thẩm định báo cáo ĐTM được quy định như sau [10]:
- Báo cáo ĐTM do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định thì thời hạn thẩm
định tối đa là 45 ngày, đối với dự án phức tạp về tác động môi trường là 60 ngày.
- Báo cáo ĐTM không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi
trường thì thời hạn thẩm định tối đa là 30 ngày, đối với dự án phức tạp là 45 ngày.
- Thời hạn phê duyệt báo cáo ĐTM tối đa là 15 ngày.
12
1.2. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ NHU CẦU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM
1.2.1. Các khái niệm cơ bản về quá trình đô thị hóa
a. Khái niệm đô thị hóa
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô
thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực
(được gọi là mức độ đô thị hóa). Đô thị hóa cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của
hai yếu tố đó theo thời gian (gọi là tốc độ đô thị hóa) [22].
b. Các kiểu đô thị hóa
- Đô thị hoá thay thế: Là khái niệm để chỉ quá trình đô thị hoá diễn ra ngay
chính trong đô thị. Ở đây cũng có sự di dân, nhưng là từ trung tâm ra ngoại thành
hoặc vùng ven đô. Quá trình này cũng có thể là quá trình chỉnh trang, nâng cấp đô
thị, đáp ứng yêu cầu mới.
- Đô thị hoá cưỡng bức: Là khái niệm dùng để chỉ sự di chuyển dân cư từ nông
thôn về thành thị. Đặc điểm đô thị hoá cưỡng bức là không gian kiến trúc không
được mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao. Các nhu cầu của dân nhập
cư không được đáp ứng, đô thị trở nên quá tải, nhiều tiêu cực phát sinh.
- Đô thị hoá ngược: Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang đô

thị nhỏ hoặc từ đô thị trở về nông thôn, còn gọi là “sự phục hưng nông thôn”. Phát
triển đến một lúc nào đó, bằng các chính sách của mình, các chính phủ sẽ điều
chỉnh hướng vào sự phát triển nông thôn. Quá trình này sẽ góp phần thu hẹp
khoảng cách và chất lượng sống giữa thành thị và nông thôn.
c. Sơ lược hiện trạng đô thị hóa ở Việt Nam
Trong công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng,
đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có
khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17 - 18%), đến năm 2000 Việt Nam
có 649 đô thị, năm 2003 là 656 đô thị [22], đến năm 2008 cả nước có khoảng 743
(gồm 2 thành phố loại đặc biệt, 3 thành phố loại I, 14 đô thị loại II, 44 đô thị loại III,
36 đô thị loại IV và 644 đô thị loại V, tỷ lệ đô thị hóa đạt 28%) [25]. Bước đầu đã
13
hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: Các đô thị trung tâm quốc gia gồm
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm
vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha
Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hoà Bình,… Các đô thị trung
tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chính - chính trị,
kinh tế, văn hoá, du lịch - dịch vụ, đầu mối giao thông; các đô thị trung tâm huyện;
đô thị trung tâm cụm, các khu dân cư nông thôn, các đô thị mới.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục thống kê, dân cư
ở khu vực thành thị là 25.436.896 người, chiếm 29,6% tổng dân số cả nước. Trong
khi đó, dân số nông thôn là 60.410.101 người, chiếm 70,4% trong tổng dân số. Như
vậy, dân số thành thị đã tăng với tốc độ trung bình là 3,4% mỗi năm trong khi tốc
độ này ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4% mỗi năm [27].
Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam vào năm 2020 sẽ
đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu
dân. Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100 m
2
/người. Nếu đạt tỷ lệ

100 m
2
/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000 ha đất đô thị, nhưng hiện nay, diện
tích đất đô thị chỉ có 105.000 ha, bằng 1/4 so với yêu cầu [22]. Với tốc độ phát triển và
dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp
phát sinh từ quá trình đô thị hoá.
1.2.2. Nhu cầu nhà ở tại Việt Nam trong các năm gần đây
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo nhu cầu nhà ở của người
dân ở các thành thị cũng tăng cao.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục thống kê, trong
những hộ gia đình có nhà ở, số hộ có nhà kiên cố chiếm 46,3%, nhà bán kiên cố
chiếm 37,9%, nhà thiếu kiến cố chiếm 8,0% và nhà đơn sơ chiếm 7,8%. Diện tích
nhà ở bình quân đầu người trung bình của cả nước đạt 16,7 m
2
. Trong đó, khu vực
thành thị là 19,2 m
2
/người và ở nông thôn là 15,7 m
2
/người [27].
Theo thống kê của Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây
dựng, năm 2006 diện tích nhà ở xây mới đạt khoảng 33 triệu m
2
, năm 2007 diện
14
tích nhà ở tăng thêm khoảng 35 triệu m
2
, ước năm 2008 tăng thêm 26 triệu m
2
.

Quỹ nhà ở toàn quốc năm 2008 ước tính đạt khoảng trên 900 triệu m
2
, đạt bình
quân 10,7 m
2
sàn/người [25].
Để giải quyết vấn đề nhà ở tại các đô thị lớn, giải pháp xây dựng các khu tập
thể, khu chung cư là giải pháp thích hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất,
giải quyết nhu cầu nhà ở cho nhiều gia đình với hiệu quả kinh tế cao. Ở các nước
phát triển, giải pháp phát triển nhà cho thuê được quan tâm nhằm giải quyết vấn đề
nhu cầu nhà ở ngày một tăng cao. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ người thuê nhà chiếm 32%,
trong đó thuê nhà ở xã hội là 3%, tại Đức tỷ lệ người thuê nhà ở tới 57% trong đó
thuê nhà xã hội 6%, Pháp tỷ lệ thuê nhà ở 38%, trong đó nhà xã hội là 16%, Tại
Việt Nam, quỹ nhà ở cho thuê hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với số hộ dân có sở
hữu nhà ở (tính chung cả nước, tỷ lệ nhà cho thuê chỉ chiếm hơn 6,3% tổng số hộ
dân có sở hữu nhà ở, riêng Hà Nội chỉ chiếm 14%, Thành phố Hồ Chi Minh chiếm
19%, các đô thị loại I chiếm 4 - 6% và các đô thị còn lại chiếm khoảng 4%) [23].
1.2.3. Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa
Bên cạnh những tác động tích cực của quá trình đô thị hóa mang lại như: xây
dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập bình quân, cải
thiện chất lượng cuộc sống,… thì quá trình đô thị hóa ồ ạt, không kiểm soát tốt sẽ
gây ra các vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường như: vấn đề
di dân từ nông thôn ra thành thị làm cho mật độ dân số ở thành thị tăng cao; vấn đề
giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật
tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp; vấn đề ô nhiễm môi trường,…
Như vậy, các cấp quản lý nhà nước và địa phương cần đưa ra các chính sách cụ
thể và kết hợp nhằm giải quyết các ảnh hưởng tiêu cực phát sinh từ quá trình đô thị
hóa hiện nay. Trong đó có giải quyết vấn đề nhà ở, việc xây dựng các căn hộ chung
cư sẽ góp phần sử dụng hiệu quả quỹ đất, tăng diện tích nhà ở, bên cạnh đó cần có
biện pháp hạn chế các tác động môi trường khi thực hiện giải quyết các vấn đề khác.

15
1.3.
1.3.1.
Dự án: “Chung cư 89 Trần Phú – thành phố Nha Trang”.
1.3.2.
Đơn vị chủ dự án là : Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cư
- Địa chỉ : 03 Nguyễn Thiện Thuật, phường Tân Lập, thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Điện thoại : 058 3527 363 Fax : 058 3527 390
- Giám đốc : ông Võ Văn Minh
1.3.3.
Địa chỉ dự án là: 89 Trần Phú, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang.
- Phía Bắc giáp với các hộ dân tại hẻm 89 Trần Phú
- Phía Đông Bắc giáp với 4 hộ dân thuộc viện Hải Dương Học
- Phía Đông Nam giáp với đường quy hoạch rộng 16 m
- Phía Tây Nam giáp với đường quy hoạch rộng 16 m
- Phía Tây giáp với đường Trần Phú 26 m
Diện tích khu đất dự án được giới hạn bởi các điểm mốc thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm mốc giới hạn vị trí dự án (Hệ tọa độ VN-2000)
Tên mốc
X (m)
Y (m)
M1
1350478,68
604669,37
M2
1350478,80
604669,97
M3
1350479,06

604674,18
M4
1350481,44
604675,71
M5
1350504,62
604690,57
M6
1350507,59
604689,65
M7
1350489,23
604736,48
M8
1350458,38
604716,89
M9
1350451,02
604709,14
M10
1350448,19
604698,85
M11
1350447,69
604678,27
M12
1350452,54
604672,65
M13
1350478,68

604669,37
16
Khu vực dự án hiện nay bao gồm chung cư 89 Trần Phú (65 hộ) và 9 hộ thuộc
nhà dân.
Phía Bắc trong phạm vi 200 m là khu dân cư với khoảng 230 hộ dân, 40 cơ sở
kinh doanh, cửa hang buôn bán, UBND phường Vĩnh Nguyên, chùa, miếu.
Phía Tây trong phạm vi 200 m là khu dân cư với khoảng 56 hộ dân, 15 cơ sở
kinh doanh, cửa hàng buôn bán, 1 trạm y tế phường, 1 trường trung học.
Phía Nam trong phạm vi 200 m giáp với lầu Bảo Đại, viện Hải Dương Học, 1
kho xăng dầu.
Gần khu vực dự án là nơi tập trung các hoạt động dịch vụ du lịch, giải trí,
tham quan, viện nghiên cứu, trường học, trạm y tế, kho xăng dầu,… nên lượng xe
cộ đi lại trên các tuyến đường là khá đông.

Hình 1.2. Vị trí khu vực dự án
1.3.4.
1.3.4.1. Mô tả mục tiêu dự án
Công trình được xây dựng nhằm tái định cư tại chỗ cho các hộ đang ở tại 89
Trần Phú, các hộ gia đình tại các khu tập thể, nhà nhiều tầng, nhiều hộ thuộc sở hữu

×