I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngành chăn nuôi không đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế toàn
cầu nhưng lại có nhiều ý nghĩa về chính trị -xã hội.Nó chiếm 40% tổng sản
phẩm trong ngành nông nghiệp ,giải quyết việc làm cho cho hơn 1,3 tỷ
người lao động và sinh kế của hơn 1 tỷ người dân sống ở các nước
nghèo.Đối với nước ta chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan
trọng trong ngành nông nghiệp(chăn nuôi và trồng trọt).Đặt biệt nông
nghiệp lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với nươc ta khi có tớ hơn 80% dân
cư sống dựa vào nông nghiệp
Tuy nhiên ,ngành chăn nuôi cũng được coi là một trong ba ngành có tác
động lớn đến môi trường.
1
II. NỘI DUNG:
1.Vai trò của ngành chăn nuôi:
a. Chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao(thịt, trứng,
sữa)cho đời sống con người
Khi kinh tế càng phát triển,mức sống con ngưòi cần được nâng cao.Trong
điều kiện lao động của nền kinh tế và trình độ công nghiệp hoá,hiện đại
hoá cao đòi hỏi cường độ lao động và lao động trí óc ngày càng cao thì
nhu cầu thực phẩm từ sản phẩm động vật sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao
trong bữa ăn hằng ngày của người dân.Chăn nuôi sẽ đáp ứng được yêu
cầu đó
Các sản phẩm chăn nuôi đều là các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao,
hàm lượng protein cao và giá trị sinh vật học của protein cao hơn các thức
ăn có nguồn gốc thực vật. Vì vậy, thực phẩm từ chăn nuôi luôn là các sản
phẩm quý trong dinh dưỡng con người.
b. Chăn nuôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
Các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng
nguyên liệu từ chăn nuôi. Thịt, sữa là sản phẩm đầu vào của các quá trình
công nghiệp chế biến thịt, sữa, da, lông là nguyên liệu cho quá trình chế
biến, sản xuất da dày, chăn, đệm, sản phẩm thời trang. Các loại mỹ phẩm,
thuốc chữa bệnh, vaccine phòng nhiều loại bệnh đều có nguồn gốc từ sữa
và trứng, nhung (từ hươu). Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các nhà
máy chế biến thức ăn cho gia súc
c. Chăn nuôi là nguồn cung cấp sức kéo
Chăn nuôi cung cấp sức kéo cho canh tác, khai thác lâm sản, đi lại, vận
chuyển hàng hoá trên các vùng núi cao, đặc biệt hiểm trở nhiều dốc. Ngày
nay tuy nhu cầu sức kéo trong cày kéo có giảm đi, nhưng việc cung cấp
sức kéo cho lĩnh vực khai thác lâm sản tăng lên. Vận chuyển lâm sản ở
vùng sâu, vùng cao nhờ sức kéo của trâu, bò, ngựa thồ, ngựa cưỡi phục
2
vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biên giới, du lịch
d. Chăn nuôi là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi
trồng thuỷ sản.
Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững không thể
không kể đến vai trò của phân bón hữu cơ nhận được từ chăn nuôi. Phân
chuồng với tỷ lệ N.P.K cao và cân đối, biết chế biến và sử dụng hợp lý có
ý nghĩa lớn trong cải tạo đất trồng trọt, nâng cao năng suất cây trồng. Mỗi
năm từ một con bò cho 8 - 10 tấn phân hữu cơ, từ một con trâu 10 - 12 tấn
(kể cả độn chuồng), trong đó 2 - 4 tấn phân nguyên chất. Phân trâu,
bò,lợn sau khi sử lý có thể là thức ăn tốt cho cá và các đối tượng nuôi
thuỷ sản khác
Loại
phân
Nước
(%)
N
(%)
P
(%)
K
(%)
NPK
(%)
Sản
lượng
phân cả
năm(kg)
Tổng
lượng
NPK(kg)
Trâu 82 0,313 0,162 0,129 1,604 3650 58,54
Bò 73,8 0,380 0,284 0,992 1,622 2190 36,59
Lợn 83 0,537 0,930 0,984 2,453 700 17,17
Gà 16 2,461 1,710 - - - -
Vịt 17 1,528 1,030 - - - -
e. Chăn nuôi là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền
vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Ðể đạt được một nền sản xuất nông nghiệp bền vững và góp phần cho xoá
đói giảm nghèo thì chăn nuôi luôn có vị trí quan trọng. Với lợi thế thời
gian cho sản phẩm nhanh: lợn thịt 6 tháng/ lứa, gà thịt 8 tuần/ lứa, khả
năng sinh sản cao: lợn nái 10 - 12 con/ lứa, 2 lứa/ năm; gà trứng cho 280 -
300 quả/ năm; sử dụng các phụ phẩm từ trồng trọt, chế biến giá trị dinh
dưỡng thấp để tạo ra những sản phẩn có giá trị dinh dưỡng cao: thịt,
3
trứng,sữa Vì vậy các đối tượng vật nuôi được xem là đối tượng quan
tâm phát triển đáp ứng yêu cầu quay vòng vốn vay xoá đói, giảm nghèo.
Chăn nuôi tận dụng phụ phẩm của trồng trọt, thuỷ sản tạo nên hệ sinh thái
nông nghiệp V.A.C (vườn, ao, chuồng) hoặc V.A.C.R (vườn, ao, chuồng,
rừng) có hiệu quả kinh tế và bảo vệ được môi trường sống. Tận dụng
nguồn lao động ở các vùng nông thôn, tham gia vào quá trình sản xuất
chăn nuôi, tạo thêm sản phẩm cho xã hội, tăng nguồn thu và mức sống
cho mỗi gia đình.
Với vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi và sự quan tâm đúng mức
của Đảng, Nhà nước nên giá trị ngành chăn nuôi và tỷ trọng ngành chăn
nuôi trong nông nghiệp
2.Tình hình phát triển chăn nuôi thời gian qua:
Tính đến đầu năm 2007, cả nước có 17.721 trang trại (chưa kể những trang
trại chuyên chăn nuôi thỏ, lợn rừng, nhím và các loại động vật sống trong nước
ngoài cá), trong đó có 7.475 trang trại chăn nuôi lợn, 2.837 trang trại chăn nuôi
gia cầm, 6.405 trang trại chăn nuôi bò (có 2.011 trang trại chăn nuôi bò sữa),
247 trang trại chăn nuôi trâu, 757 trang trại chăn nuôi dê. Chăn nuôi trang trại
đang trên đà phát triển mạnh, nhưng không phải vì vậy mà không có những vấn
đề đang đặt ra. Số liệu tổng kết cho thấy, chăn nuôi nhỏ lẻ đáp ứng đến 60% nhu
cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời là nguồn thu nhập đáng kể của các hộ nông
dân cá thể. Chăn nuôi thực sự đang là một trong những phương thức quan trọng
góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo trong nông thôn.
Tuy nhiên, làm thế nào để người chăn nuôi tiếp cận được nguồn vốn, ứng
dụng tốt nhất các thành tựu của khoa học - công nghệ, góp phần phát triển chăn
nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằn phát triển chăn nuôi theo
hướng bền vững,thân thiện với môi trường, tránh gây ô nhiễm môi trường đang
là vấn đề có nhiều bức xúc.
2.1. Số lượng vật nuôi :
4
Năm 2007 mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm long
móng, bệnh tai xanh ở lợn và thiên tai lũ lụt làm thiệt hại đến đàn gia súc, gia
cầm, tuy nhiên nhìn chung đàn gia súc, gia cầm năm nay phát triển nhanh cả về
số lượng và chất lượng.
Theo kết quả điều tra 1/8/2007: Đàn trâu cả nước đạt 2,996 triệu con, tăng
2,58% so với cùng kỳ năm trước; trong đó đàn trâu nuôi lấy thịt tăng 7,3% đang
thay thế dần trâu cày kéo. Đàn bò đạt 6,724 triệu con, tăng 3,29%; trong đó đàn
bò thịt tăng 5,4%, đàn bò sữa giảm 14,5 nghìn con (-12,9%). Các địa phương có
điều kiện đồng cỏ để chăn thả có đàn bò tăng khá như: Bắc Cạn tăng 11,8%,
Lạng Sơn tăng 10,8%, Tuyên Quang tăng 14,8%, Yên Bái tăng 17%, Điện Biên
tăng 7,6%, Quảng Trị tăng 17,5%, Khánh Hoà tăng 8,5%, Tây Ninh tăng 15,7%,
Đồng Nai tăng 9,1%, Bình Thuận tăng 15,8%, Đàn bò sữa giảm nhiều do
chương trình chăn nuôi bò sữa phát huy hiệu quả không đồng đều, nhiều người
người chăn nuôi không được trang bị kiến thức cần thiết, công tác thu mua và
giá mua sữa tươi chưa hợp lý trong một thời gian dài nên nhiều đơn vị đi đầu
trong phong trào nuôi bò sữa đều giảm như thành phố Hồ Chí Minh giảm 7.612
con (-12,3%), Hà Tây giảm 402 con (-10,1%), Tuyên Quang giảm 1.529 con (-
39,7%), Hưng Yên giảm 744 con (-46,2%), Nghệ An giảm 958 con (-47,5%),
Thanh Hoá giảm 591 con (-37,2%).
Đàn lợn đạt 26,561 triệu con bằng 98,9%, trong đó đàn lợn thịt bằng
100,5%, đàn lợn nái giảm mạnh chỉ bằng 87,6% năm trước. Một số địa phương
có tổng đàn lợn giảm trên 10% là Hải Dương giảm 29,6%, Long An giảm
22,2%, thành phố Đà Nẵng giảm 17,6%, Hậu Giang giảm 17,2%, Bình Thuận
giảm 16,7%, thành phố Cần Thơ giảm 14,6%, Sóc Trăng giảm 14,9%, thành phố
Hải Phòng giảm 12,2%, Bắc Ninh giảm 12,8%, Đồng Nai giảm 10,5%. Đàn lợn
giảm so với cùng kỳ năm trước nhiều do ảnh hưởng của dịch bệnh lở mồm, long
móng và bệnh rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn trong những tháng đầu năm trên
phạm vi cả nước, cộng với giá giá thức ăn, giá con giống ngày một tăng cao gây
khó khăn, thua lỗ đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
5
Đàn gia cầm đạt 226,027 triệu con tăng 5,34%; trong đó đàn gà 157,967
triệu con tăng 3,94%, đàn thuỷ cầm trên 68 triệu con tăng 8,75%. Đàn gia cầm
được khôi phục và phát triển khá nhanh kể từ tháng 3/2007 nhờ dịch bệnh cơ
bản được khống chế thành công, nhiều hộ đã an tâm đầu tư nuôi trở lại, nhất là
nuôi vịt thời vụ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bảng 1.4. Số lượng gia súc, gia cầm cả nước qua các năm:
Năm Trâu
(1000
con)
Trâu
(1000
con)
Bò sữa
(con)
Lợn
(1000
con)
TS.Gia
cầm
(1000
con)
Gà (1000
con)
Dê
(con)
6
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2313,0
2380,3
2445,1
2500,2
2549,2
2590,2
2657,6
2752,7
2806,8
2871,3
2854,4
2855,6
2883,4
2960,8
2971,1
2963,1
2953,7
2943,6
2951,3
2955,7
2897,2
2818,3
2814,4
2834,9
2870,0
2313,0
2380,3
2445,1
2500,2
2549,2
2590,2
2657,6
2752,7
2806,8
2871,3
2854,4
2855,6
2883,4
2960,8
2971,1
2963,1
2953,7
2943,6
2951,3
2955,7
2897,2
2818,3
2814,4
2834,9
2870,0
4843
5800
11000
12100
13080
15000
16500
18700
22563
24501
26645
29401
34982
41241
55800
80000
95800
10001,2
10493,4
10784,9
11201,9
11759,9
11807,5
11795,9
12050,8
11642,6
12217,3
12260,5
12183,2
13888,7
14873,9
15569,4
16037,4
16921,4
17639,7
18132,1
18885,7
20193,7
21765,9
23210,0
25461,1
26140,0
61522
67001
73359
79165
85857
87803
96129
95424
94063
100962
103820
105259
117876
126399
131669
140004
151406
160550
167890
179323
198046
216010
233290
254060
218150
48391,0
53847,4
56861,3
60721,5
63472,2
64816,7
69861,8
69098,4
72385,4
77064,7
80184,0
80578,2
89704,9
95087,2
99627,1
107958,4
112788,7
120567,0
126361,0
135760,0
147050,0
158037,0
159450,0
203650,0
196363,5
173900
196500
224900
271800
354700
402600
432400
413800
410700
386800
372800
312290
312490
353200
422802
550174
512812
51498
514810
516000
543860
569152
621013
780331
1020200
2.2 Sản phẩm chăn nuôi :
Sản phẩm chăn nuôi năm 2007: Tổng sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất
chuồng đạt gần 3,2 triệu tấn tăng 3,98% so với năm trước, trong đó sản lượng
thịt trâu hơi 67,5 nghìn tấn tăng 4,96%; bò 206,1 nghìn tấn tăng 28,5%; lợn
7
2.552,9 nghìn tấn tăng 1,91%; gia cầm 372,2 nghìn tấn tăng 7,4%. Sản lượng
sữa bò tươi đạt 234,4 nghìn tấn tăng 8,6%, do giá sữa tăng cao nên người nuôi
đầu tư chăm sóc để thu hoạch lượng sữa tối đa. Sản lượng trứng gia cầm các loại
4,4 tỷ quả tăng 10,9%, do đàn vịt mái đẻ tăng nhanh sau khi có chủ trương cho
ấp và nuôi thủy cầm trở lại
3.Thực trạng ô nhiễm:
Cùng với sự tăng dân số và thu nhập, nhu cầu về các sản phẩm từ thịt và sữa
ngày càng tăng. Tổng nhu cầu tiêu thụ thịt trên toàn thế giới được dự đoán là sẽ
tăng gấp đôi, từ 229 triệu tấn năm 1999 lên 465 triệu tấn vào năm 2050, và sản
lượng sữa cũng sẽ tăng từ 580 lên 1043 triệu tấn trong cùng thời gian này. Đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng, ngành chăn nuôi đã có nhiều thay đổi.
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình
trang trại trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh. Những trang trại này đã đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình chăn nuôi hộ gia đình. Tuy nhiên, một
thực trạng đáng báo động là hầu hết trang trại chăn nuôi đang nằm trong khu dân
cư nên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung
quanh… chưa khống chế, chăn thả tràn lan, chăn nuôi nhỏ lẻ và hầu như không
có công nghệ chế biến chất thải là các nguyên nhân làm chăn nuôi là ngành gây
ô nhiễm môi trường lớn ở nước ta.
3.1.tiêu tốn về đất:
Ngành chăn nuôi đang trở thành một đối thủ không kém cạnh trong cuộc chạy
đua về tiêu tốn về đất đai, nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác so với
các ngành công nghiệp, dịch vụ(Ảnh: Tnmtthainguyen.gov.vn)
Xu hướng công nghiệp hoá và chuyên môn hoá ngày càng tăng. Khu vực
8
sản xuất cũng chuyển dịch dần từ vùng nông thôn đến vùng đô thị và ven đô,
đến gần hơn với người tiêu dùng. Còn nguồn thức ăn cung cấp cho chăn nuôi thì
được trồng ở vùng khác có điều kiện thuận lợi hơn, sau đó
được nhập khẩu và vận chuyển đến các khu chăn nuôi
Tốc độ tăng giữa các loài được nuôi cũng có sự chuyển dịch nhất định. Với
những loài dạ dày đơn như lợn và gia cầm, khi chuyển sang nuôi công nghiệp thì
tăng trưởng nhanh hơn, trong khi gia súc lớn thì tăng trưởng chậm hơn.
Với sự chuyển dịch này, ngành chăn nuôi đang trở thành một đối thủ
không kém cạnh trong cuộc chạy đua về tiêu tốn về đất đai, nước và các nguồn
tài nguyên thiên nhiên khác so với các ngành công nghiệp, dịch vụ.
Bản báo cáo mới đây của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy
ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như
thoái hoá đất, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, thiếu nước và ô nhiễm
nước, mất đa dạng sinh học.
Tổng diện tích dành cho chăn nuôi chiếm 26% diện tích bề mặt không
phủ băng tuyết của Trái đất. Thêm vào đó là 33% diện tích đất trồng được dành
để sản xuất thức ăn cho chăn nuôi. Tổng cộng, ngành chăn nuôi chiếm 70% diện
tích đất nông nghiệp, tương đương 30% diện tích bề mặt Trái đất.
Mở rộng diện tích dành cho chăn nuôi là một trong những nguyên nhân
chính làm mất rừng. Tình trạng này xảy ra rất phổ biến trên toàn thế giới nhưng
đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực Nam Mỹ. Rừng Amazon – khu rừng nhiệt đới
lớn nhất thế giới đang bị tàn phá với tốc độ khủng khiếp để chuyển đổi thành
đồng cỏ chăn nuôi và đất trồng thức ăn gia súc.
Mất rừng làm cho đất bị xói mòn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô.
Khoảng 20% diện tích đất đồng cỏ và đất rừng, trong đó khoảng 73% diện tích
đất rừng nằm trong vùng khô hạn đã bị thoái hoá do các tác động của ngành
chăn nuôi.
9
Chăn thả gia súc tràn lan không có quy mô, hoạch định rõ ràng là một trong
những nguyên nhân làm chai cứng đất nông nghiệp (khó tái tạo lại để sử dụng
vào trồng trọt)
3.2.ô nhiễm không khí:
Biến đổi khí hậu với các hiện tượng như tăng nhiệt độ, tăng mực nước biển,
tan băng, thay đổi các dòng hải lưu và các hiện tượng thời tiết cực đoan…đang
từng ngày đe doạ sự tồn vong của loài người. Trong đó, ngành chăn nuôi phải
chịu trách nhiệm về 18% trong tổng lượng phát thải khí nhà kính của toàn cầu,
cao hơn cả ngành giao thông vận tải.
Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) vừa thừa nhận, chăn nuôi đang được
coi là một ngành gây ô nhiễm lớn, thậm chí lớn hơn mức gây ô nhiễm của ngành
vận tải. Chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra tới 65% lượng Nitơôxít (N2O)
trong khí quyển.
Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so
với khí CO2. Động vật nuôi còn thải ra 9% lượng khí CO2 toàn cầu,chủ yếu là
do hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất - đặc biệt là phá rừng để mở rộng
các khu chăn nuôi và các vùng trồng cây thức ăn gia súc. 37% lượng khí
Methane (CH4) – khí có khả năng giữ nhiệt cao gấp 23 lần khí CO2.65% lượng
khí NOx (có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần CO
2
) Điều này có
nghĩa là chăn nuôi gia súc đã được khẳng định là một tác nhân chính làm tăng
hiệu ứng nhà kính. Chăn nuôi gia súc còn đóng góp tới 64% khí Amoniac (NH3)
– thủ phạm của những trận mưa axit. Ngoài ra, nhu cầu thức ăn, nước uống, tập
tính bầy đàn, nhu cầu bãi chăn thả của gia súc cũng đang được coi là một trong
những tác nhân chính gây thoái hóa đất nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước và
mất cân bằng hệ sinh thái.
Nguyên nhân được FAO nhận định là do nhu cầu thịt và sữa của con người đang
ngày một tăng cao và đa dạng trong khi việc quy hoạch chăn nuôi lại tuỳ tiện,
việc xử lý chất thải chăn nuôi không đồng bộ và yếu kém.
10
Tại Việt Nam, hiện trạng ô nhiễm do chăn nuôi gây ra đang ngày một ở mức
báo động. Xã Trực Thái (Nam Định) có 91,13% hộ nuôi. Kết quả mà cơ quan
chức năng thu được là mức khi độc NH3, H2S cao hơn mức cho phép 4,7 lần,
mức nhiễm khuẩn không khí trong chuồng nuôi trung bình là 18.675 vi sinh vật
(cao hơn tiêu chuẩn của Nga 12 lần), nước thải nhiễm E.Coli và 25% số mẫu
nhiễm trứng giun với mật độ 4.025 trứng/500ml nước thải. Hàm lượng COD là
3.916 mg/L trong khi TCVN quy định mức COD trong chất thải chỉ được phép
từ 100 – 400 mg/lít. Gần đây nhất là vụ gây ô nhiễm từ các trại lợn của Trung
tâm Giống vật nuôi thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình. Các trại lợn
này đặt tại xã Đức Sơn - Đức Ninh - Đồng Hới hàng ngày thải hàng tạ chất thải
không được xử lý ra các hệ thống thoát nước, kênh mương trong vùng làm 50 hộ
dân không thể có nước ăn vì nước trong vùng đều có váng vàng, mùi hôi tanh.
Tỷ lệ dân mắc bệnh tiêu chảy, mẩn ngứa, ghẻ lở rất cao. Song đến khi dân kêu
thấu đến Sở thì cuối năm 2006, đoàn thanh tra của Sở đã kiểm tra và xử phạt
200.000đ. Hiện nay vụ việc vẫn còn đang được xử lý tiếp.
Ô nhiễm do chăn nuôi thì không chỉ làm hôi tanh không khí mà còn ảnh
hưởng nặng nề tới nguồn nước và tài nguyên đất, dịch bệnh
3.3.Ô nhiễm nước:
Hiện nay, ngành chăn nuôi đang chiếm khoảng 8% tổng lượng nước loài
người sử dụng trên toàn thế giới. Nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất mà nó gây ra
đối với môi trường nước chính là nước thải. Nước thải của ngành chăn nuôi
chứa nhiều chất ô nhiễm như chất kháng sinh, kí sinh trùng hoocmon, hoá chất,
11
Chuồng phân heo của bà T. được che chắn rất
đơn sơ
phân bón, thuốc trừ sâu.
Chúng đang huỷ hoại các vùng ven biển, các bãi san hô ngầm, gây ra
nhiều vấn đề sức khoẻ cho con người và các vấn đề khác. Ngoài ra, ngành chăn
nuôi còn làm giảm lượng nước bổ sung cho các mạch nước ngầm do mất rừng
và đất bị thoái hoá, chai cứng, giảm khả năng thẩm thấu.
Tất cả những tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường đất,
nước, không khí và khí hậu đã dẫn đến một kết quả tất yếu đối với hệ sinh thái
Trái đất, đó là sự suy giảm đa dạng sinh học.
Theo báo cáo của WWF, trong số 825 vùng sinh thái trên cạn của Trái đất
có 306 vùng bị tác động bởi ngành chăn nuôi. Còn theo Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên Thế giới (Conservation International) thì có đến 23 trong tổng số 35 “điểm
nóng về đa dạng sinh học” bị ảnh hưởng bởi ngành chăn nuôi.
Sách đỏ về những Loài bị Đe doạ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế
giới (IUCN) cũng cho thấy hầu hết những loài đang bị đe doạ trên thế giới là do
mất đi môi trường sống, mà chăn nuôi là một trong những nguyên nhân hàng
đầuThế giới hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng.
Theo dự đoán đến năm 2025, 64% dân số thế giới sẽ phải sống trong điều kiện
căng thẳng về nguồn nước. Trong khi đó, sự phát triển của ngành chăn nuôi
càng làm tăng nhu cầu sử dụng nước
Tất cả những tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường đất,
nước, không khí và khí hậu đã dẫn đến một kết quả tất yếu đối với hệ sinh thái
Trái đất, đó là sự suy giảm đa dạng sinh học.
Theo báo cáo của WWF, trong số 825 vùng sinh thái trên cạn của Trái đất có
306 vùng bị tác động bởi ngành chăn nuôi. Còn theo Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên Thế giới (Conservation International) thì có đến 23 trong tổng số 35 “điểm
nóng về đa dạng sinh học” bị ảnh hưởng bởi ngành chăn nuôi.
Sách đỏ về những Loài bị Đe doạ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế
giới (IUCN) cũng cho thấy hầu hết những loài đang bị đe doạ trên thế giới là do
mất đi môi trường sống, mà chăn nuôi là một trong những nguyên nhân hàng
12
đầu.
4.Biện pháp khắc phục:
Trong bối cảnh 80% là chăn nuôi nhỏ, phân tán ở nước ta, thiết nghĩ công tác
tuyên truyền vận động, hướng dẫn và chế độ chính sách ưu đãi chăn nuôi nông
hộ vừa và nhỏ an toàn là điều nên và có thể làm ngay. Đồng thời, xây dựng tiêu
chí trang trại, đẩy mạnh công tác quy hoạch phát huy lợi thế so sánh vùng để
hướng tới chăn nuôi tập trung và hiện đại. Đầu tư công nghệ xử lý chất thải chăn
nuôi và định hướng thị hiếu sử dụng thịt “sạch”trong dân chúng làm động lực
phát triển chăn nuôi an toàn và bền vững.
Chăn nuôi ở nước ta dù nhỏ lẻ hay quy mô lớn đều gây ô nhiễm môi trường.
Điều trớ trêu là người dân không nhận ra đó là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
và ung thư Trong khi giải pháp khắc phục tổng thể là quy hoạch lại ngành còn
chầy trật vì nhiều lực cản thì các nhà chuyên môn cho rằng cần tăng cường giải
pháp kỹ thuật thân thiện với môi trường, trong đó mũi nhọn là ứng dụng hầm khí
biôga và lồng ghép chăn nuôi vào các trang trại theo mô hình sinh thái VAC…
Ông Hoàng Kim Giao, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN -PTNT) cho
rằng: “Có 3 nhóm biện pháp cơ bản hạn chế ô nhiễm do chăn nuôi.
• Thứ nhất cần quy hoạch lại, đưa chăn nuôi ra xa đô thị, khu dân cư,
khu công nghiệp và nhất thiết phải thực hiện quy định chăn nuôi an
toàn gắn với bảo vệ môi trường.
• Thứ hai là sử dụng kỹ thuật cho vào thức ăn và chất thải chăn nuôi các
men, các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế khí độc hại và vi sinh vật
có hại.
• Thứ 3 là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thân thiện với môi trường. Tuỳ
điều kiện cụ thể từng nơi để lựa chọn một trong 3 quy trình kỹ thuật
xử lý chất thải như: bể lắng - hầm biôga - ao sinh học, hầm biôga - ao
sinh học và hầm biôga - thùng sục khí - ao sinh học; trong đó việc định
13
hướng chăn nuôi theo mô hình sinh thái VAC và sử dụng hầm biôga
đang được người chăn nuôi quan tâm nhất.”
Hiện nay, việc ứng dụng biôga đã xuất hiện ở nhiều nơi và bước đầu có
hiệu quả rõ rệt nhưng thực tế số hộ có hầm chưa đáng kể. Theo thống kê của
Trung tâm Nghiên cứu – Phát triển cộng đồng nông thôn (Hội Làm vườn Việt
Nam), tất cả các chương trình Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ phát triển biôga
đến nay mới triển khai được khoảng vài ba vạn hầm, lọt thỏm so với gần 10
triệu hộ chăn nuôi.
Trước thực trạng báo động ô nhiễm môi trường do chăn nuôi, các nhà
quản lý và chuyên môn đều khẳng định hướng phát triển chăn nuôi lồng ghép
với các mô hình kinh tế VAC, đồng thời ứng dụng công nghệ làm hầm khí biôga
đang là giải pháp đa tiện ích, vừa khả thi trước mắt và bền vững lâu dài.
Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc của
nhiều địa phương. Nếu như người dân đô thị phải đối mặt với tình trạng tồn ứ
rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khói bụi thì
người dân ở khu vực nông thôn lại đang phải “sống chung” với tình trạng ô
nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp, bức xúc hơn cả là ô
nhiễm môi trường do chất thải từ chăn nuôi
Ông Nguyễn Thế Quyết, thôn Cung Kiệm, xã Nhân Hoà (Quế Võ) chăn nuôi
quy mô lớn từ năm 2000. Dù diện tích đất thổ cư khá rộng nhưng chất thải từ
chăn nuôi vẫn làm ảnh hưởng đến những hộ xung quanh cũng như ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khoẻ, sinh hoạt của gia đình ông. Xuất phát từ thực tế trên và
được sự tư vấn, giúp đỡ của Trạm Khuyến nông Quế Võ, năm 2003, ông Quyết
đã đầu tư gần 5 triệu đồng xây hầm khí sinh học 12 m3. Theo ông “Từ khi có
hầm khí sinh học, xung quanh nhà không có ruồi nhặng, lượng phân chuồng
được đưa thẳng xuống bể chứa nên ít gây mùi khó chịu như trước đây. Nhờ sử
dụng nguồn khí gas từ hầm khí sinh học nên mỗi năm gia đình ông tiết kiệm
được 1,5-2 triệu đồng tiền mua than củi phục vụ sinh hoạt và nấu cám chăn nuôi
14
lợn”. Hiện nay, để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi có rất nhiều công
nghệ hiện đại. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm của từng vùng, từng mô hình chăn
nuôi mà người chăn nuôi sử dụng các biện pháp khác nhau. Trong đó, hai biện
pháp xử lý ô nhiễm môi trường được đánh giá có nhiều ưu điểm, là sử dụng
công nghệ khí sinh học (Biogas); chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng các
hầm Biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là một biện pháp mang lại tác dụng
lớn. Nguồn phân thải sau khi đưa vào bể chứa được phân huỷ hết, giảm mùi hôi,
ruồi nhặng và kí sinh trùng hầu như bị tiêu diệt trong bể chứa này. Bên cạnh đó,
sử dụng hầm Biogas còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch từ phế thải
chăn nuôi, tạo ra khí CH4 phục vụ việc đun nấu, thắp sáng.
Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, toàn tỉnh hiện có gần
4.000 hầm Biogas. Tuy nhiên, hiện đang xảy ra tình trạng một số hầm hoạt động
không hiệu quả do những lỗi kỹ thuật trong xây dựng cũng như trong quá trình
vận hành. Ông Nguyễn Văn Tuế, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho
biết “Kỹ thuật xây hầm Biogas của nhiều gia đình hiện nay rất hạn chế nên
không ít trường hợp xây dựng hầm quá lớn, hoặc quá nhỏ so với quy mô chăn
nuôi. Việc lựa chọn vật liệu chưa bảo đảm nên hầm nhanh bị ngấm, bị thấm. Do
thói quen, nhiều người lại xả cả nước có chứa xà phòng, hoá chất khử trùng,
vắc-xin phòng bệnh xuống bể chứa làm cho các vi sinh vật hiếm khí bị tiêu diệt
khiến cho các chất thải không phân huỷ hết ”. Hiện nay nhiều gia đình chủ
động xây dựng hầm Biogas mà không trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Đó
là một việc làm tích cực, thế nhưng muốn hầm khí sinh học phát huy tốt, những
hạn chế trên cần sớm được khắc phục.
Ngoài hầm Biogas, sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM trong chăn
nuôi sẽ làm cho chất thải nhanh phân huỷ, khử mùi tốt và giảm quần thể côn
trùng ruồi muỗi, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Cho gia súc, gia cầm uống
hoặc ăn thức ăn thô có trộn chế phẩm EM còn giảm được nguy cơ mắc bệnh
đường ruột cho vật nuôi. Anh Nguyễn Văn Nền, thôn Vũ Dương, xã Bồng Lai
(Quế Võ) cho biết: “Mấy năm trở lại đây, do dịch cúm gia cầm liên tiếp xảy ra
15
đồng thời để tận dụng lợi thế ven đê sông Đuống, người dân trong thôn rất chú
trọng phát triển đàn bò thịt, số hộ cũng như quy mô chăn nuôi bò thịt ngày càng
tăng đã kéo theo môi trường nông thôn trở nên ô nhiễm, chất thải do chăn nuôi
bò làm cho các loại ruồi muỗi phát sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Từ
năm 2005, được sự tuyên truyền, hướng dẫn của cán bộ Trạm Khuyến nông,
Trạm Thú y huyện nhiều người chăn nuôi đã mua chế phẩm EM về sử dụng và
đem lại kết quả rõ rệt”.
Để chăn nuôi tiếp tục phát triển bền vững và chiếm tỷ lệ cao hơn trong cơ
cấu sản xuất nông nghiệp, cùng với các giải pháp, chính sách khác như: Hỗ trợ
giá giống, thú y, quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ra khỏi khu dân cư thì các
biện pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường như trên cần tiếp tục được
triển khai rộng rãi.
Các biện pháp kỹ thuật như phục hồi độ che phủ đất, xử lý nước thải, chất
thải chăn nuôi, làm hầm biogas, nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong tưới tiêu,
quay vòng nước trong các trang trại chăn nuôi… cần phải được thực hiện ngay
trước khi quá muộn. Bên cạnh đó, cần phải có quy định cụ thể về quy mô, các
yếu tố đầu vào, vấn đề chất thải và xử lý chất thải…
Hiện nay, hầu hết các nguồn tài nguyên như đất, nước, các hồ xả thải
đang được ngành chăn nuôi sử dụng thoải mái mà không phải trả phí hoặc với
mức phí thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó. Chính điều này đã thúc
đẩy ngành chăn nuôi phát triển một cách ồ ạt, không có quy hoạch và gây ra
nhiều vấn đề môi trường. Thậm chí ở nhiều quốc gia còn có những khoản trợ
cấp vô lý cho những người chăn nuôi. Những khoản trợ cấp không thích hợp này
vô tình đã khuyến khích họ thực hiện các hoạt động gây hại môi trường.
Do đó, cần phải thay đổi khung chính sách dành cho ngành chăn nuôi.
Công việc ưu tiên hàng đầu hiện nay là điều chỉnh các loại phí tài nguyên và phí
xả thải sao cho sao hợp lý cả về mặt kinh tế và môi trường, xoá bỏ các hình thức
trợ cấp phi lý trong ngành chăn nuôi, thanh toán các dịch vụ môi trường, đặc
biệt là các dịch vụ liên quan đến hệ thống chăn thả quảng canh như phục hồi đất,
16
khôi phục cảnh quan thiên nhiên và môi trường sống cho các loài hoang dã, cố
định cacbon, trồng rừng…
Nói tóm lại, cần thiết phải xây dựng các khung chính sách cho ngành chăn
nuôi ở phạm vi địa phương, quốc gia và quốc tế. Để thực hiện được điều này đòi
hỏi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, tổ chức.
Bên cạnh đó cần phải tăng cường hiểu biết và kiến thức về những rủi ro
môi trường có thể xảy ra do hoạt động của ngành chăn nuôi cho các nhà hoạch
định chính sách, các cán bộ quản lý, những người chủ trang trại và những người
chăn nuôi ở quy mô hộ gia đình
Để ngành chăn nuôi ngày phát triển bền vững cần thực hiện phương
châm:“Chăn nuôi an toàn, thân thiện với môi trường”:
1. Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại hợp lý:
Chuồng nuôi xây dựng phải được đảm bảo mỹ quan, tách biệt với nơi sinh
hoạt của con người, không bị gió lùa; thuận tiện cho quá trình chăm sóc, nuôi
dưỡng và phải giữ ấm vào mùa đông, mát về mùa hè, thuận tiện về nguồn
nước và tiện cho công tác thu gom xử lý chất thải. Chuồng trại phải được xây
xa đường giao thông chính, tránh được tiếng ồn và những hoạt động qua lại
của con người.
2. Mật độ và diện tích chuồng nuôi:
Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng
suất và sức đề kháng bệnh của vật nuôi, song hầu như ít được tuân thủ một
cách nghiêm ngặt trong tổ chức bố trí sản xuất, do đó đã tạo ra một môi
trường kém về độ thông thoáng, dễ phát sinh dịch bệnh và khả năng lây
nhiễm bệnh cao.
Đối với từng loại gia súc, gia cầm đều có những khuyến cáo quy định về
những khuyến cáo quy định về mật độ chăn nuôi và diện tích tối thiểu để
đảm bảo cho sản xuất đạt tối ưu. Đối với đại gia súc mật độ nuôi nên đảm
bảo từ 3 -5m2/con, tiểu gia súc từ 0,5 -2m2/con, gia cầm 9-10con/m2 đối với
17
gà thịt và 4-5con/m2 đối với gà giống.
3. Bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi hợp lý:
Trong một trang trại chăn nuôi hoặc một hộ sản xuất khi xây dựng chuồng
trại cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các dãy chuồng từ 5 - 7m, như vậy
sẽ thuận tiện trong quá trình sản xuất, dễ áp dụng các biện pháp chăm sóc nuôi
dưỡng, thuận tiện cho việc cách ly để điều trị khi có dịch bệnh xảy ra và phân
tách được các lứa tuổi vật nuôi theo từng dãy chuồng. Thông thường đối với
nông hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ thì chuồng nuôi nên chia thành các ngăn để
thuận tiện cho việc thực hiện các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và công tác
phòng trị bệnh.
4. Xây dựng công trình xử lý chất thải:
Đối với chăn nuôi quy mô lớn và theo phương thức công nghiệp nên xây
hầm Biogas là biện pháp hữu hiệu để xử lý chất thải và tận dụng được nguồn
chất đốt cho sinh hoạt.
Đối với chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ lẻ thì trong quy hoạch chuồng
nuôi phải xây dựng bể chứa chất thải lỏng và ủ phân. Hàng ngày tiến hành thu
gom phân rác để tập trung về hố ủ hoai mục trước khi sử dụng bón cho cây trồng
(xử lý phân và các chất thải rắn bằng cách trộn lẫn với vôi bột + đất bột + phân
lân + lá phân xanh hoặc trấu, ủ hoai mục). Nền chuồng nuôi và hố xử lý chất
thải phải được xây và láng xi măng để dễ dàng cho quá trình cọ rửa vệ sinh và
tránh được sự thẩm thấu chất lỏng ra ngoài môi trường, tạo được độ yếm khí của
18
Mô hình nuôi gà an toàn của gia đình chị
Nguyễn Thị Thanh Công ở xóm Cầu Sắt
(Tân Quang-Sông Công-Thái Nguyên
hố ủ, giúp phân chóng hoai mục. Đối với chất thải lỏng tiến hành xử lý tại bể
chứa bằng vôi bột hoặc các chất hoá học sát trùng trước khi dẫn ra ao nuôi các
hoặc tưới nước cho cây trồng (ngoài ra có thể xây dựng hệ thống bể lắng lọc có
trồng cỏ thuỷ sinh và bèo tây để xử lý).
5.Công tác vệ sinh chuồng trại :
Ngoài việc hàng ngày tiến hành dọn vệ sinh phân rác và nước tiêu vật
nuôi, thì cần định kỳ hàng tuần quy định 1 ngày thực hiện tổng vệ sinh chuồng
trại và khu vực chăn nuôi, thu gom rác về nơi quy định để đốt và phun khử trùng
khu vực chăn nuôi bằng thuốc sát trùng để tiêu diệt nguồn mầm bệnh cư trú
hoặc tiềm ẩn trong môi trường.
Mô hình căn nuôi ngan siêu thịt trên cạn
6. Trồng cây xanh:
Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát
và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO2
và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như:
nhãn, vải, keo dậu, muồng…. Như vậy, công tác xử lý môi trường trong chăn
nuôi là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm
vật nuôi, giữ gìn môi trường sinh thái. Tuy nguồn chất thải của vật nuôi có
những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và hiệu quả chăn nuôi xong bên
cạnh đó nếu chúng ta tuân thủ và xử lý triệt để nguồn chất thải thì đây là nguồn
phân hữu cơ chủ yếu để phục vụ cho ngành trồng trọt, góp phần đẩy mạnh phát
19
triển song song giữa trồng trọt và chăn nuôi, tạo ra môi trường trong sạch và bảo
vệ sức khoẻ con người
III. Kết luận:
Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó
không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi
người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu
người dân hiện nay.
Với điều kiện đất đai, địa hình tự nhiên, thời tiết khí hậu và kinh nghiệm
thực tiễn, cần quy hoạch tổng thể lại cho ngành chăn nuôi, cần quan tâm đến các
yếu tố thời tiết khí hậu và địa hình tự nhiên cho các nhóm vật nuôi, tập trung dầu
tư cho thủy lợi phục vụ trồng cỏ thâm canh, ở những vùng có tiềm năng phát
triển gia súc có sừng, cũng cần quan tâm đến các nguồn phụ phế phẩm từ ngành
công nghiệp chế biến, tránh được ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
Để thực sự có một ngành chăn nuôi hàng hóa tiên tiến và vững mạnh cần có
những giải pháp tổng thể cho phát triển chăn nuôi bền vững đã được Chính Phủ
và Bộ Nông Nghiệp định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020, trong đó có
quy hoạch lại ngành chăn nuôi.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
/> />uoic1.pdf
/> />name=News&file=article&sid=3623
/>7/6/8904.html
21