Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

KHÁM PHÁ THẮNG CẢNH Ở VỊNH HẠ LONG - PHẦN 6 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.89 KB, 5 trang )

KHÁM PHÁ CÁC THẮNG CẢNH Ở
VỊNH HẠ LONG- PHẦN 6
Hạ Long” nghĩa là “rồng xuống”. Từ trước thế
kỷ thứ 19, tên Vịnh Hạ Long chưa được ghi
chép trong những thư tịch cổ nước ta, mà vùng
biển này được biết đến với những tên An
Bang, Lục Thủy, Vân Đồn Cuối thế kỷ 19,
tên Vịnh Hạ Long mới xuất hiện trên các bản
đồ hàng hải của Pháp. Trên tờ “Tin tức Hải Phòng” xuất bản bằng tiếng Pháp đã
đưa tin: “Rồng xuất hiện trên Vịnh Hạ Long”. Câu chuyện được tóm tắt như sau:
Năm 1898 viên thiếu úy Lagơrêdin, thuyền trưởng tàu Avalăng sơ đã gặp một đôi
rắn biển khổng lồ ba lần trên Vịnh Hạ Long. Không chỉ riêng viên thiếu úy mà có
rất nhiều thủy thủ khác trên tàu cùng chứng kiến. Người Châu Âu liên tưởng, con
vật này giống như con rồng châu Á. Phải chăng chính vì sự xuất hiện con vật lạ
được mệnh danh là rồng mà vùng biển Quảng Ninh được mang tên là Vịnh Hạ
Long? (Theo sách Văn hóa nghệ thuật Quảng Ninh, từ một góc nhìn, Quảng Ninh,
2002).
Theo huyền thoại xưa, tên gọi Hạ Long gắn liền với câu chuyện về đàn rồng xuống
giúp dân Việt đánh giặc ngoại xâm. Chuyện kể rằng:
“Ngày xưa, khi người Việt mới dựng nước, nhân dân đang sống yên ổn thì bị giặc
ngoại bang xâm lấn bờ cõi nước ta. Trước thế giặc mạnh, trời sai rồng mẹ mang
theo một đàn rồng con xuống giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc từ biển
cả ào ạt tấn công vào bờ thì đàn rồng cũng lập tức hạ giới phun ra vô số châu
ngọc. Những châu ngọc ấy thoắt biến thành muôn vàn đảo đá sừng sững, liên kết
lại như bức tường thành vững chãi. Thuyền giặc đang lao nhanh bất ngờ bị chặn
lại liền đâm vào các đảo đá, xô vào nhau vỡ tan tành.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh hạ giới thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây
lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau. Rồng mẹ và rồng con không trở về
trời, mà ở lại hạ giới. Chỗ rồng mẹ xuống là Hạ Long, nơi rồng con xuống chầu
bên rồng mẹ là Bãi Tử Long. Đuôi của đàn rồng quẫy lên trắng xóa là Long Vỹ
(tức bán đảo Trà Cổ ngày nay)."


Nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 151km về phía Đông Bắc,
Vịnh Hạ Long là một phần của vịnh Bắc Bộ bao gồm vùng biển của thành phố Hạ
Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Vịnh Hạ Long tiếp
giáp với đảo Cát Bà phía tây nam , phía Đông là biển Đông, phần tiếp giáp với đất
liền chạy dài khoảng 120 km bờ biển.
Vịnh Hạ Long bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo ở Hạ Long có hai dạng là
đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai khu vực chính phía Đông Nam
(thuộc Vịnh Bái Tử Long) và phía Tây Nam (thuộc Vịnh Hạ Long). Khu vực tập
trung dày đặc các hòn đảo đá vốn nổi tiếng thế giới về cảnh đẹp hùng vĩ của
những hang động tự nhiên và nhân tạo này đã hình thành nên khu trung tâm Vịnh
Hạ Long, nơi hai lần được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Hạ Long – Vịnh của Rồng bay xuống.
Hạ Long theo nghĩa đen có nghĩa là Rồng bay xuống. Cái tên này gắn liền với một
truyền thuyết đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Truyền thuyết kể lại
rằng ngay từ những ngày đầu lập nước, người Việt đã bị giặc ngoại xâm tấn công
theo đường biển. Biết trước được điều này Ngọc Hoàng đã sai Rồng Mẹ mang
theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc
chuẩn bị ồ ạt tiến vào bờ cũng là lúc đàn Rồng từ trời cao bay xuống. Đàn Rồng
lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá ngọc bích
trên biển. Những hòn đảo liên kết với nhau tạo nên bức tường thành vững chắc
làm đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột, đâm vào các đảo đá và
đâm vào nhau vỡ tan tành.
Sau khi giặc ngoại xâm bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi, Rồng Mẹ và Rồng Con không
trở về trời nữa vì họ đã say mê vẻ đẹp của nước và biển nơi hạ giới. Họ quyết định
ở lại chính nơi mà trận chiến đã diễn ra. Vị trí mà Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long
và nơi mà Rồng con đáp xuống, cúi đầu chào mẹ của mình chính là Bái Tử Long.
Nơi những chiếc đuôi quẫy mạnh được gọi là Bạch Long Vĩ, ngày nay được mọi
người biết đến bởi cái tên Bán đảo Trà Cổ với bãi cát mịn màng trải dài hơn chục
cây số đường bờ biển.
Hệ thống các hòn đảo và hang động

Vịnh Hạ Long có rất nhiều đảo với rất nhiều
độ cao khác nhau, sắp xếp theo hình zic zắc,
giống như hình ảnh một con rồng quẫy đuôi
trong nước. Đây là một vịnh khuất có tổng
diện tích 1500km
2
với hàng nghìn các nhóm
đảo hình thành tự nhiên (chủ yếu là đá vôi).
Nhiều đảo được đặt theo tên của những hình
dáng mà chúng mô phỏng như Đảo Cóc,
Đảo Voi, Đảo Gà chọi, Đảo Rùa hay Đảo Mái – điều này đã khơi gợi trí tưởng
tượng của các du khách. Hai đảo lớn hơn Tuần Châu và Cát Bà là nơi cư dân sinh
sống quanh năm. Cả hai đảo này đều có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch bao
gồm các khách sạn và bãi biển. Trên những hòn đảo nhỏ hơn cũng có rất nhiều bãi
biển đẹp.
Vịnh Hạ Long là một khu vực đá vôi với rất nhiều hang động tuyệt đẹp như hang
Đầu Gỗ, hang Bồ Nâu, hang Trống, hang Trinh Nữ và hang Sửng Sốt. Mỗi hang
động đều gắn liền với một truyền thuyết riêng hết sức thú vị của nó.
Đa dạng sinh học
Vịnh Hạ Long có hai hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới và hệ sinh thái biển và ven bờ.
Vịnh sở hữu rất nhiều loại hải sản có giá trị như cá và tôm đủ loại. Trên các đảo
còn có nhiều chim chóc và động vật, chủ yếu là các loại gà của địa phương, chim
xanh, khỉ, gà tre, linh dương và kỳ đà kỳ nhông. Ngọc trai và san hô cũng có thể
được tìm thấy ở một số đảo.
Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình.
Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ
Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng.

×