Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -5 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.07 KB, 5 trang )

Theo anh Tùng, đánh con là nhằm mục đích ngăn không cho chúng vi phạm
nữa, chứ không phải đánh cho hả giận. Anh nói: "Dạy con là phải dạy từ bé, bảo
nó không nghe thì phải đánh để đe, không phải đánh như quân hằn, quân thù".

Với các bà mẹ thì chửi mắng và đay nghiến được sử dụng nhiều nhất. Họ biện
minh cho các hành vi này là nhẹ nhàng hơn đánh đập, chỉ là cho trẻ khó chịu về
tinh thần chứ không đau đớn về thể xác. Nếu có đánh thì bao giờ họ cũng nhẹ tay
hơn.

Chị Hoan (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: "Tôi nóng tính lắm nhưng mà
lắm khi đánh 5 roi không bằng 2 roi của bố nó. Nhà tôi cứ đánh trận nào là chết
trận ấy. Mình là phụ nữ, đánh thì đánh nhưng vẫn xót con hơn".

Và thủ thỉ để con cái hiểu cha mẹ

Cũng có cha mẹ cho rằng, đánh con sẽ không có hiệu quả, thậm chí còn phản
tác dụng như: trẻ sinh nhờn, khó tiếp thu sự dạy bảo của cha mẹ.

Theo họ, biện pháp giáo dục trẻ hiệu quả là phân tích dần dần để trẻ dễ tiếp thu.
Chị Hinh (ở Phúc Thọ, Hà Tây) có hai cô con gái vừa dễ thương, vừa chăm ngoan
học giỏi. Gia đình chị 3 năm liền được nhận giấy khen "Gia đình Văn hoá" của xã.

Mặc dù là gia đình thuần nông, kinh tế không mấy dư dả, nhưng hàng xóm ít ai
nghe tiếng anh chị mắng chửi con cái. Chị Hinh cho biết, một số gia đình đánh
mắng con nhiều nhưng chúng không có sự tiến bộ, thậm chí còn sinh ra lỳ lợm, có
đứa còn bỏ nhà ra đi:

"Dạy dỗ con bây giờ phải khéo, không nên dùng roi vọt, chỉ nên dùng lời nói.
Nhưng nói làm sao để cho các cháu hiểu, hôm nay nói không được thì mai nói.
Thế nào các cháu cũng hiểu ra tấm lòng của cha mẹ mình".


Đánh con - tàn dư của quan niệm cũ

Cho đến nay, các vùng nông thôn Việt Nam vẫn tồn tại hai xu hướng chính
trong việc giáo dục con cái. Một số cha mẹ cho rằng giáo dục bằng bạo lực sẽ cho
kết quả tốt, giáo dục con bằng cách đánh đòn không còn phù hợp với những đứa
trẻ trên 10 tuổi. "Thằng con út của tôi mới 12 tuổi, nó gan lỳ, đánh không kêu,
không chạy, không khóc. Cứ đứng im đấy, nó bảo thích đánh thì đánh cho chết
Mình lại chả dám quật nữa".

Có nhiều phụ huynh theo thói quen vẫn dùng bạo lực để giáo dục con cái,
nhưng khi thấy đòn roi, mắng chửi không còn hiệu quả nữa thì cảm thấy lúng
túng, bất lực. Thực tế, họ thiếu thông tin về cách chăm sóc, giáo dục và tìm hiểu
con cái. Bên cạnh đó, cuộc sống khó khăn về kinh tế, sự vất vả và lo sợ sự phức
tạp của xã hội dễ làm trẻ hư hỏng khiến họ vẫn phải tìm biện pháp "mạnh" để
nghiêm khắc giáo dục trẻ.

Anh Vinh, một người hàng xóm của chị Hoà bảo: "Đánh xong rất thương con,
nhưng không đánh không được. Không bao giờ tôi chiều con quá đà. Xã hội bây
giờ nhiều cái phức tạp, không dạy chúng nó bây giờ thì khi lớn lên không dạy nổi
nữa".

Mặc dù nhận thức của một số cha mẹ đã có chuyển biến trong việc sử dụng các
biện pháp bạo lực để giáo dục con, song họ vẫn chưa thực sự tìm được cách giáo
dục tích cực để thay thế.

Nên chăng, tăng cường truyền tải về kỹ năng nuôi, dạy con cái, nâng cao nhận
thức cho các bậc cha mẹ. Đồng thời, cũng nên tạo điều kiện cho trẻ nói lên tiếng
nói của mình, phát biểu tâm tư, nguyện vọng cá nhân với người lớn, chúng ta sẽ
đạt được hiệu quả giáo dục tốt hơn.


Ăn gì để cao?

Sữa và hoa quả giúp cải thiện chiều cao.

Chế độ dinh dưỡng cần có cho một chiều cao lý tưởng cần có đủ canxi, vitamin
D, A, chất đạm và những thành phần vi chất khác. Và sữa là sản phẩm tốt nhất để
cung cấp đồng loạt những chất này.

Có 3 giai đoạn để trẻ phát triển chiều cao. Đầu tiên là giai đoạn mang thai, mẹ
phải uống thêm 500 - 600ml sữa/ ngày. Nếu không uống được sữa thì ăn cá, tép
nhỏ, mè, đậu phụ. Tuy nhiên những thành phần này chỉ cung cấp đủ canxi nhưng
không đủ các thành phần giúp hấp thu và chuyển hoá canxi, vì vậy thai phụ cần
tắm nắng sớm, ăn nhiều trái cây.

Dưới 2 tuổi, trẻ thiếu chất chủ yếu là vitamin D và A, do đó bạn chú ý đủ lượng
sữa và cho trẻ phơi nắng (da trắng 15 phút, da đen 20 - 30 phút). Bữa ăn dặm cần
cho thêm dầu ăn và cho uống vitamin A bổ sung theo chương trình quốc gia.

Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì ở mỗi trẻ mỗi khác, vì vậy phụ huynh cần theo
dõi vì nếu bỏ qua giai đoạn này trẻ sẽ mất cơ hội cao thêm. Ngoài việc uống sữa,
ăn đủ chất, tập luyện thể thao cũng là điều không thể thiếu.

Các môn thể thao có tác dụng tăng chiều cao là: bơi lội, chạy ngắn, bóng
chuyền, quần vợt, cầu lông, bóng bàn… Tuy nhiên việc tập luyện cần được thực
hiện sao cho phù hợp và đảm bảo các đặc tính toàn diện, liên tục, hệ thống, hứng
thú…

Theo tài liệu của TS. BS Trần Thị Minh Hạnh: "Năm 1938, chiều cao người
Nhật thấp hơn Việt Nam khoảng 2cm (1m58/ 1m60). Sau chiến tranh thế giới thứ
hai, Chính phủ Nhật đưa ra chương trình bữa ăn học đường nhằm cải thiện chiều

cao cho trẻ em Nhật. Từ đó, tầm vóc trẻ em Nhật Bản đã phát triển một cách đáng
kể trong vòng 30 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai (tăng trên dưới 10cm).
Trong khi đó, trẻ em Việt Nam chỉ tăng khoảng 3 - 4cm trong vòng 25 năm sau
chiến tranh ở Việt Nam.

Tính đến năm 2000, chiều cao người Nhật Bản trong độ tuổi 20-40 cao hơn
người Việt Nam khoảng 10 cm, cụ thể là 1,71m so với 1,63m (nam) và 1,58m so
với 1,53m (nữ)".

Để bé không sâu răng
Việc cho phép trẻ ăn đồ ngọt với lượng bao nhiêu và khi nào và kể cả đồ uống là
rất quan trọng bởi điều đó sẽ quyết định việc bé có bị sâu răng hay không - Viện
Nha khoa trẻ em Hoa Kỳ (AAPD) cảnh báo.

“Nếu như một số bậc cha mẹ biết rằng họ cần kiểm soát những gì trẻ ăn và bắt
chúng phải chải răng thường xuyên thì cũng có nhiều người không ý thức được
rằng việc cho trẻ uống các loại đồ uống có đường trước khi đi ngủ hoặc để chúng
vừa bú bình vừa ngủ là một điều vô cùng tai hại. Những thói quen này sẽ khiến
hàm răng của bé luôn ở “tình trạng báo động” và làm tăng nguy cơ sâu răng”, BS.
Phil Hunke, phát ngôn viên của Viện Nha khoa trẻ em AAPD, cho biết.

Nhìn chung, tất cả trẻ em Mỹ đều bị sâu răng nhiều hơn trong những năm gần
đây. Chỉ tính riêng lứa tuổi 2 – 5, số liệu năm 1999 – 2002 cho thấy, số trẻ bị sâu
răng đã tăng 15,2% so với giai đoạn 1988 - 1994.

Chính vì thế AAPD đề nghị các bậc phụ huynh cần tuân thủ những nguyên tắc
dưới đây để hạn chế tối đa tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ:

- Uống nhanh. Không nên tạo cho trẻ thói quen uống nhẩn nha đồ uống có
đường hoặc thực phẩm chứa đường trong một thời gian dài.


Nếu bạn cho trẻ uống các loại đồ uống thay nước lọc, hãy đổ ra cốc hoặc có thể
đưa ra thời hạn để trẻ phải uống xong.

Nếu bạn đổ đồ uống có đường vào những cốc có dạng dùng ống hút thì yêu cầu
trẻ phải uống nhanh và phải uống nước tráng miệng ngay sau khi uống nước ngọt,
sữa.

- Không cho phép trẻ vừa ngậm bình sữa vừa ngủ bởi vì sữa cũng là nguyên
nhân gây sâu răng. Nếu thói quen của bé không thể bỏ thì bạn phải phải chuẩn bị
một bình nước lọc để thay thế khi bé uống hết sữa.

- Hạn chế cho trẻ ăn kẹo ngọt. Yêu cầu trẻ đánh răng ngay sau khi ăn kẹo.

- Tạo cho trẻ thói quen dùng chỉ tơ nha khoa và đánh răng sau mỗi bữa ăn chính
và uống nước súc miệng sau khi ăn bất cứ thứ gì.

Cho bé uống thuốc đúng cách
Nghiền thuốc dễ làm thay đổi tính năng của thuốc.

×