Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bạn là người mẹ như thế nào? -6 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.73 KB, 7 trang )

M. Model (Làm gương): Hãy làm gương cho con trẻ noi theo nếu bạn muốn con
mình con mình có được những phẩm chất đó trong tương lai.

N. Negotiate (Thương lượng): Hãy thương lượng/bàn bạc với nhau về mặt
quyền lợi và trách nhiệm, tránh nuông chiều con trẻ thái quá.

O. Offer (Cho quyền được ): Hãy cho con trẻ được quyền lựa chọn và cho
phép chúng được quyết định.

P. Problem-solve (Giúp giải quyết vấn đề): Hãy giúp con trẻ giải quyết khó
khăn; hãy lắng nghe những tâm tư, tình cảm của chúng.

Q. Quit (Vứt bỏ): Hãy vứt bỏ thói quen gán trách nhiệm, có hành động hay lời
nói khiến người khác bị xấu hổ hay đe dọa ai đó.

R. Respect (Tôn trọng): Hãy tôn trọng quyền tự do phát triển của con trẻ, không
quá thúc giục hay so sánh trẻ với người khác

S. Share (Chia sẻ): Hãy chia sẻ công việc nhà cho mọi thành viên trong gia
đình, nhằm tạo điều kiện cho con cái đóng góp và cảm nhận rằng mình là một
phần không tách rời của gia đình.

T. Take time (Dành thời gian): Hãy đọc sách cùng với con và từ đó sẽ truyền
cho con lòng yêu sách cũng như tinh thần học tập tốt.

U. Use (Sử dụng): Hãy sử dụng một quyển album để lưu lại những kỷ niệm vui
vẻ, những phút giây hạnh phúc của gia đình.

V. Value (Coi trọng): Hãy luôn coi trọng tính thật thà, tử tế, tinh thần độc lập,
đáng tin cậy, và biết thương yêu, chăm sóc người khác.


W. Weather (Vượt qua khó khăn): Cả gia đình hãy nắm chặt tay nhau cùng vượt
qua khó khăn.

X. Examine (Kiểm tra): Hãy kiểm tra lại thái độ của chúng ta đối với con trẻ.

Y. Yield (Nhường chỗ): Hãy biết thời điểm nào cần phải “nhường chỗ” cho
những lời khuyên mang tính chuyên môn để cải thiện việc nuôi dạy con cái.

Z. Zestfully (hào hứng): Hãy hào hứng tham gia vào các hoạt động mang tính
truyền thống của gia đình.

Không cho trẻ uống thuốc siro trước bữa ăn

Thuốc dạng siro có hàm lượng đường cao, nếu cho trẻ uống ngay trước bữa ăn
thì trẻ sẽ nhanh chóng có cảm giác no, trở nên kém ăn hơn.

Để giúp trẻ uống thuốc dễ dàng, các nhà bào chế dược phẩm đã cho ra đời dạng
thuốc siro có đường ngọt, một số loại còn có mùi thơm hoa quả cho trẻ thích uống.
Liều lượng được tính bằng thìa cà phê (loại thìa nhỏ) để cho trẻ uống được dễ
dàng. Tuy nhiên, khi cho trẻ dùng thuốc này, cần lưu ý mấy điều sau:

Thuốc có hàm lượng đường cao, không cho trẻ uống ngay trước bữa ăn, vì
đường được hấp thu rất nhanh. Đường trong máu trẻ tăng lên dễ gây cảm giác no,
dẫn đến kém ăn.

Không cho uống trước khi đi ngủ, vì chất đường bám vào răng dễ lên men chua
làm hỏng men răng, gây sâu răng. Nếu cho trẻ uống buổi tối, sau đó cần uống
nhiều nước, súc miệng kỹ, nếu trẻ lớn có thể đánh răng được thì nhất thiết phải
đánh răng kỹ.


Với các loại thuốc bổ máu có chất sắt (Ferinsol, Tot’hema, sắt peptonat hòa
tan ) nếu dùng cho trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt, khi cho uống, tránh cho
thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng, vì dễ làm cho răng có màu nâu xỉn. Có thể dùng
ống hút, nhỏ giọt hoặc dùng thìa đưa sâu vào miệng trẻ. Không cho trẻ uống thuốc
cùng với sữa bò, hoặc uống vào sát thời điểm bú mẹ để tránh tạo thành chất sắt
không hòa tan, cản trở sự hấp thu sắt. Lưu ý là khi uống thuốc này, phân trẻ sẽ có
màu đen, nhưng điều đó là bình thường, không nên lo ngại gì. Khi ngừng uống
thuốc, phân sẽ trở lại bình thường.

Thuốc siro có vị ngọt, trẻ thích uống. Bởi vậy, cần để thuốc ở nơi cao để trẻ
không tự lấy được; nếu không trẻ sẽ lấy thuốc tự uống, dễ gây ngộ độc.

Để bé không sợ đi mẫu giáo

Bé Na ngày nào đi học cũng khóc đòi về lúc mẹ giao bé cho cô bảo mẫu. Bé luôn
cảm thấy lạ lẫm, sợ sệt khi phải đến lớp và điệp khúc “mít ướt” lặp lại suốt cả năm
học khiến cho mẹ phát mệt.

Nhiều bậc cha mẹ có con ở tuổi mẫu giáo khác cũng than phiền về chuyện đưa
trẻ đến trường rất khó khăn. Bạn hãy tham khảo những điều dưới đây để giúp bé
không còn sợ đến lớp nữa nhé.

Chuẩn bị cho bé đi học

Mẹ giải thích cho bé hiểu rằng vườn trẻ có cô bảo mẫu và rất nhiều lớp, mỗi lớp
có nhiều bạn để bé chuẩn bị tâm lý vì trẻ con thường sợ tiếng động và nơi đông
người. Nhưng bạn cũng đừng tập trung quá vào vấn đề này khiến bé lo sợ.

Để bé làm quen dần với trường lớp bằng cách dắt con tới thăm trường trước thời
gian bé đi trẻ.


Bạn dẫn bé đi mua sắm đồ dùng chuẩn bị đi lớp như bút vẽ, vở, cặp… kể cả thứ
chưa cần để bé thấy được tầm quan trọng của việc tới trường: đi học là chuyện
nghiêm túc chứ không phải đi chơi.

Tránh mua quần áo mới vào dịp khai giảng. Hãy để bé mặc những trang phục
quen thuộc hàng ngày vì vào dịp này, bé đã phải làm quen với nhiều cái mới rồi,
đừng để bé phải lạ lẫm với cả bộ quần áo của mình.

Khi ngày khai giảng tới gần

Nếu có thể, cả bố và mẹ hãy cố gắng cùng đưa bé tới trường vào ngày khai
giảng. Một người đưa đi khiến bé cảm thấy chưa an tâm.

Bạn đưa bé đi thăm lớp học nếu cô giáo đồng ý. Chỉ cho bé biết các khu học,
vui chơi, nơi để quần áo…

Cần mặc cho bé loại trang phục dễ cởi, không nên để bé mặc quần yếm, quần áo
có dải thắt phức tạp dễ gây vướng khi bé đi vệ sinh.

Không nên đốt cháy giai đoạn

Phải để trẻ làm quen dần với việc đi lớp. Những ngày đầu, nên để bé học một
buổi, trưa đón về nhà. Sang ngày thứ ba, đón về trưa rồi chiều lại đưa tới lớp. Tiếp
đó, nếu bạn dự kiến để bé ăn bán trú tại trường thì cần phải dứt khoát, không đưa
đi đón về như trước nữa.

Phải cho bé đi học đều đặn để bé làm quen và hiểu rằng đây là nơi bé sẽ tới
hàng ngày.


Mẹ cần đúng giờ. Nếu ngày nào bạn cũng đưa trẻ tới trường muộn trong khi các
bạn của bé đã vào hàng cả thì bé sẽ cảm thấy chuyện mình đến sau là bất thường.
Nếu bạn đến đón muộn, bé sẽ thấy sợ hãi khi các bạn lần lượt về hết còn mình
phải ở lại sau.

Lập kế hoạch với bé. Bạn hãy kẻ cho bé một thời khoá biểu. Ngày nào phải đi
học, bạn hãy tô màu đỏ, ngày nghỉ cuối tuần, tô màu xanh để bé quen dần với việc
theo dõi ngày đến lớp.

Tạo cho con những điểm mốc

Ban đầu, nên để bé mang theo chú gấu bông quen thuộc ở nhà tới lớp sẽ giúp bé
cảm thấy an toàn hơn. Buổi sáng đưa bé tới lớp, bạn hãy lưu lại đôi chút để trò
chuyện với cô giáo, hỏi thăm xem bé ăn uống, nghỉ ngơi ra sao, quan sát các bạn
trong lớp bé… Nhưng không nên ở quá lâu vì trẻ hiểu rằng trường học là nơi
không có mặt cha mẹ.

Mẹ cần nói tạm biệt kể cả khi bé đang mải chơi với bạn vì nếu không, khi trò
chơi kết thúc, bé sẽ tìm kiếm bố mẹ đấy.

Nên cho bé biết ai sẽ đón bé vào buổi chiều để con bạn yên tâm. Buổi tối về, mẹ
hãy hỏi về những hoạt động trong ngày để bé cảm nhận được rằng bố mẹ quan tâm
đến mình. Nếu bé không chịu nói, cũng đừng nài nỉ vì không phải bé nào cũng nhớ
được mình làm gì hôm nay.

Xử lý những rắc rối

Nếu bé khóc mỗi khi bạn đưa tới lớp, cũng đừng nên lo lắng và tránh rơi nước
mắt theo bé. Mẹ cần dịu dàng vuốt ve, an ủi, đưa bé vào lớp rồi trở ra nhanh.


Nếu buổi tối bé khó ngủ, tỉnh dậy quấy khóc, tè dầm ra giường…thì bạn nên
hiểu những điều đó hoàn toàn bình thường với đứa trẻ mới đi học. Đừng trách
mắng mà hãy giúp bé thấy an tâm…

Có nên bán trú vào năm đầu mẫu giáo

Các chuyên gia đều khuyên rằng không nên để trẻ ăn bán trú vào năm đầu đi
lớp. Đối với trẻ 3 tuổi, bé cần một không khí bữa ăn ấm cúng, tình cảm. Ăn bán
trú ở lớp đối với bé rất mệt mỏi, khó chịu và có cảm giác bị bức bách.

Không khí ồn ào, bé nọ tranh của bé kia… khiến cho bữa ăn đối với bé là sự
chịu đựng. Thêm nữa, sự có mặt của cô bảo mẫu phía sau xem bé ăn uống đúng
cách chưa, có để rơi vãi thức ăn hay ăn chậm… khiến cho bé sợ sệt, khó gần. Nếu
có thể, hãy để bé ăn ở nhà trong năm mẫu giáo bé.

Làm mẹ cũng phải học

Có con thì dễ nhưng làm mẹ không đơn giản. Làm sao đủ nghiêm khắc để con
tuân phục, biết hài hước làm cho gia đình vui vẻ Thỉnh thoảng, bạn cũng nên thư
giãn, dành thời gian riêng tư cho mình, cho chồng.

Không quá nghiêm khắc: Trẻ em cũng có nhiều sức ép từ việc học tập, bổn phận
hoặc công việc được giao. Trẻ còn ham chơi, đôi khi không chu toàn bổn phận.
Thi thoảng cũng nên làm ngơ để trẻ thoải mái một chút, cho chúng làm những
“việc riêng” mà không bị kiểm soát. Mỗi ngày nên để trẻ chơi một mình khoảng
30 phút, rất có ích cho trẻ phát triển tính độc lập, đồng thời, người mẹ cũng thảnh
thơi làm điều gì đó, chẳng hạn đọc sách, báo…

Biết từ chối: Trẻ muốn ăn cá nhưng mẹ không cho, bắt buộc phải ăn thịt. Trẻ
lười ăn rau, mẹ ép nó ăn cho bằng được. Có thể vì lợi ích của trẻ, người mẹ cần

hiểu biết để tập cho trẻ quen dần một loại thực phẩm nào đó. Có những cái trẻ đòi
nhưng người mẹ phải biết từ chối. Vì lợi ích thực sự cho con, đừng chiều chuộng
trẻ quá, muốn gì được nấy. Tuy nhiên, không nên la rầy hoặc đánh đập, làm chúng
hoảng sợ.

Nghiêm nghị: Khi trẻ không vâng lời hoặc trì hoãn làm việc gì đó, người mẹ
cần kiên định và dứt khoát (trong ngôn ngữ và thái độ). Một ánh mắt biểu hiện sự
“cứng rắn” cũng đủ để trẻ tuân phục, khiến chúng vẫn tôn kính và nhận ra điều
đúng đắn. Phụ nữ thường hay dễ dãi với con cái nên mới có câu “con hư tại mẹ,
cháu hư tại bà”. Bạn không cần dọa nạt nhưng có thể nói: “Nếu con không nghe,
mẹ sẽ không cho con đi chơi cuối tuần”.

Không nhu nhược: Khi trẻ đòi hỏi cái gì đó, người mẹ dễ chiều chuộng nó mà
không quan tâm đến sự nguy hại có thể xảy ra, thậm chí có thể làm mất tính độc
lập, tự kiềm chế và khả năng thích nghi ở trẻ. Chúng có thể thất vọng vì không

×