Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tiểu luận: Cổ phiếu ưu tiên của Công ty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.94 KB, 52 trang )

Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 1 / 52

Phần 1:
HỢP NHẤT CỦA MỘT CÔNG TY CON
CÓ CỔ PHIẾU ƯU TIÊN (ƯU ĐÃI) TRONG CƠ CẤU VỐN

1. HỢP NHẤT CỦA MỘT CÔNG TY CON CÓ CỔ PHIẾU ƯU TIÊN (ƯU ĐÃI) TRONG CƠ
CẤU VỐN
1.1. Tổng quan về cổ phiếu ưu đãi:
1.1.1. Khái niệm cổ phiếu ưu đãi:
Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán vừa có những đặc điểm giống cổ phiếu thường, vừa
giống trái phiếu. Cũng giống như cổ phiếu thường, người mua cổ phiếu ưu đãi được xem là cổ đông
trong công ty. Tuy nhiên, khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi trả một lượng cổ tức nhất định cho
cổ đông nắm giữ. Giống như trái phiếu, mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi khác với mệnh giá cổ phiếu
thường chỉ có giá trị danh nghĩa, mệnh giá cổ phiếu ưu đãi rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc chia cổ
tức cố định và cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá.
Có thể nói, lợi ích lớn nhất khi sở hữu cổ phiếu ưu đãi là nhà đầu tư có khả năng thu hồi phần
tài sản của công ty lớn hơn cổ đông thường. Cổ đông nắm cổ phiếu ưu đãi luôn được nhận cổ tức đầu
tiên và khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước phần tài sản còn lại, sau
đó mới đến cổ đông thường. Hơn nữa, cổ phiếu phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi,
trong khi cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông theo quyết định của Đại Hội Cổ
Đông (ĐHCĐ). Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi

1.1.2. Phân loại: Có 3 loại cổ phiếu ưu đãi
1.1.2.1. Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết:
Là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông. Số phiếu biểu quyết
của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định.
Quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết:
 Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ.


 Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ việc chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người
khác.

1.1.2.2. Cổ phiếu ưu đãi cổ tức:
Là cổ phiếu được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc
mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 2 / 52

định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức
xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu ưu đãi cổ tức.
Quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức:
 Nhận cổ tức với mức theo quy định.
 Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phiếu góp vốn vào công ty, sau
khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc
phá sản.
 Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ quyền biểu quyết, dự họp ĐHCĐ, đề cử người
vào HĐQT và Ban kiểm soát.

1.1.2.3. Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại:
Là cổ phiếu được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc
theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.
Quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại:
 Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ
quyền biểu quyết, dự họp ĐHCĐ, đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm soát.
Tóm lại:
 Hầu hết các cổ phiếu ưu đãi là tích luỹ (cumulative), không có quyền chia lãi (non-
participating), và không quyền biểu quyết (non-voting). Tuy nhiên cổ phiếu ưu đãi thường có quyền
ưu tiên trong thanh lý (liquidation), và được thu hồi (callable) theo giá cao hơn mệnh giá hay giá trị

thanh lý.
 Lợi tức ròng của một công ty có cổ phiếu ưu đãi lưu hành được phân bổ đầu tiên cho cổ đông
ưu đãi căn cứ trên hợp đồng cổ phiếu ưu đãi, và số còn lại thì phân bổ cho cổ đông thường.
 Vốn cổ đông của công ty có cổ phiếu ưu đãi thì phân bổ đầu tiên cho cổ đông ưu đãi căn cứ
trên hợp đồng cổ phiếu ưu đãi, và phần còn lại cho cổ đông thường.
 Khi cổ phiếu ưu đãi có một giá huy động (call) hay giá hoàn lại (redemption), thì giá trị này
được dùng để phân bố vốn của công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cổ đông ưu đãi. Vì không có
điều khoản về hoàn vốn, nên vốn được phân bổ cho cổ đông ưu đãi sẽ mệnh giá của cổ phiếu cộng
bất cứ chênh lệch nào do thanh lý (liquidation premium).
 Bất cứ cổ tức nào trong nợ còn thiếu (arrears) trên cổ phiếu ưu đãi tích luỹ phải được gồm
trong vốn phân bổ cho cổ đông ưu đãi.
 Đối với cổ phiếu ưu đãi không chia lãi, lợi tức được giao cho cổ đông ưu đãi trên mức phí hay
số ưu đãi. Nếu cổ phiếu ưu đãi được tích luỹ và không chia lãi, lợi tức của năm hiện phải tính cho cổ
đông ưu đãi không cần biết là các giám đốc có hay không công bố cổ tức năm hiện hành, cộng với
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 3 / 52

tiền nợ thiếu năm trước. Lợi tức được giao cho cổ phiếu ưu tiên không chia lời, không tích luỹ chỉ
khi cổ phiếu được công bố và chỉ trong số được công bố.

1.2. Công ty con với cổ phiếu ưu đãi:
1.2.1. Công ty con với cổ phiếu ưu đãi trong trường hợp công ty mẹ không nắm giữ cổ phiếu ưu đãi
của công ty con:
1.2.1.1. Trường hợp kinh doanh trong năm có lãi:
Trước tiên ta xét ví dụ sau :
 Vào 1-1-20X2 Công ty Poe mua 90% cổ phiếu thường lưu hành của công ty Sol với giá
$395.500, vốn cổ đông của công ty Sol vào 31-12-20X1 như sau:

 Cổ phiếu ưu tiên mệnh giá $10, giá phát hành $100, tích luỹ,

không chia lãi, giá thu hồi $105 mỗi cổ phiếu
$ 100.000
 Cổ phiếu thường, mệnh giá $10
$ 200.000
 Vốn góp khác
$ 40.000
 Doanh lợi giữ lại
$ 160.000
Tổng vốn cổ đông
$ 500.000

 Không có cổ tức ưu tiên trong các món nợ còn thiếu (arrears) kể từ 1-1-20X2.
 Trong 20X2, Sol báo cáo lợi tức ròng là $50.000 và trả cổ tức $30.000 ($20.000 cho cổ
phiếu thường và $10.000 cho cổ phiếu ưu tiên).
 Tài sản và nợ của Sol được định theo giá trị hợp lý khi Poe mua cổ quyền của nó, vì thế,
bất cứ số vượt nào của phí tổn đầu tư trên giá trị sổ sách mua là lợi thế thương mại và được
khấu trừ trong 10 năm.
 Khi so sánh giá mua 90% cổ quyền trong Sol với giá trị sổ sách của cổ quyền mua được,
vốn ngày 31-12-20X1 của Sol được phân ra thành các bộ phận cổ phiếu thường và ưu tiên như
sau :

 Vốn cổ đông của Sol
$ 500.000
 Trừ: Vốn cổ đông ưu tiên (1.000 cổ phần x
$105 giá thu hồi mỗi cổ phần)
$ 105.000
 Vốn cổ đông thường
$ 395.000
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương

Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 4 / 52


 LTTM cho khoản đầu tư 90% cổ phiếu thường của Poe trong Sol là :
 Giá mua
$ 395.000
 Trừ: Giá trị sổ sách và giá trị hợp lý mua được
($395.000 x 90%)
$ 355.000
 Lợi thế thương mại
$ 40.000
 Lợi tức ròng của Sol $50.000 cho 20X2 được phân bổ $10.000 cho cổ phiếu ưu tiên (1.000
cổ phần x $10 mỗi cổ phần ) và $40.000 cho cổ phiếu thường.
 Các bút toán Công ty Poe ghi nhận trên báo cáo riêng 90% khoản đầu tư vào Sol cho năm
20X2 như sau :
Tại ngày 1-1-20X2 :
Vào sổ mua 90% cổ phiếu thường của Sol)
Đầu tư vào cổ phiếu thường của Sol
$ 395.500

Tiền mặt

$ 395.500

Trong năm 20X2:
Giảm đầu tư vào Sol vì cổ tức nhận được : $20.000 x 90%
Tiền mặt
$ 18.000

Đầu tư vào cổ phiếu thường của Sol


$ 18.000

Tại ngày 31-12-20X2:
Vào sổ vốn trong lợi tức của Sol trừ khấu trừ LTTM [($40.000 x 90%) - $4.000]
Đầu tư vào cổ phiếu thường của Sol
$ 32.000

Lợi tức từ Sol

$ 32.000

 Các bút toán trên văn kiện hợp nhất cho năm 20X2 như sau :
Chú ý:
 Ngoại trừ bút toán văn kiện làm việc a, các bút toán văn kiện làm việc còn lại đều giống
như những bút toán gặp ở những chương trước.
 Bút toán a xem vốn cổ đông ưu đãi thành cổ quyền thiểu số. Vốn ưu đãi $105.000 vào đầu
kỳ vượt hơn $100.000 mệnh giá, vì thế $5.000 vượt được ghi bên nợ cho doanh lợi giữ lại của
Sol. Việc ghi giảm doanh lợi giữ lại của Sol cho khoản chênh lệch này vì cổ đông ưu đãi có một
khoản bồi hoàn tối đa (maximum claim) trên doanh lợi giữ lại khi mua lại cổ phiếu.
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 5 / 52

a.
Cổ phiếu ưu đãi – Sol
$ 100.000


Doanh lợi giữ lại – Sol

$ 5.000


Cổ quyền thiểu số - ưu đãi

$ 105.000


b.
Lợi tức từ Sol (cổ phiếu thường)
$ 32.000



Cổ tức (cổ phiếu thường)

$ 18.000


Đầu tư vào Sol (cổ phiếu
thường)

$ 14.000

Loại trừ lợi tức và cổ tức từ Soe và trả tài khoản
đầu tư cho cân đối đầu kỳ của nó

c.
Doanh lợi giữ lại Sol
$ 155.000




Cổ phiếu thường
$ 200.000



Vốn góp khác
$ 40.000



Lợi thế TM
$ 40.000



Cổ quyền thiểu số thường

$ 39.500


Đầu tư vào Sol (cổ phiếu
thường)

$ 395.500

Loại trừ các cân đối vốn và đầu tư tương quan nhau,
lập cổ quyền thiểu số bắt đầu, và nhập LTTM


d.
Các chi phí
$ 4.000



Lợi thế TM

$ 4.000

Nhập khấu trừ hiện hành của LTTM

Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 6 / 52

CÔNG TY POE VÀ CÔNG TY CON
VĂN KIỆN LÀM VIỆC HỢP NHẤT
CHO NĂM CHẤM DỨT 31-12-20X2

Poe
90%Sol
Điều chỉnh và
loại trừ
Cổ quyền
thiểu số
Báo cáo hợp
nhất
Báo cáo lợi tức






Số bán
$ 618.000
$ 300.000


$ 918.000
Lợi tức từ Sol (thường)
$ 32.000

b. 32.000


Chi phí - gồm phí tổn
Hàng bán
$ (450.000)
$
(250.000)
d. 4.000

$ (704.000)
Lợi tức cổ quyền thiểu số
(thường) ($40.000 x 10%)




$ 4.000
(4.000)
Lợi tức cổ quyền thiểu số
(ưu đãi) ($10.000x 100%)



10.000
(10.000)
Lợi tức ròng
$ 200.000
$ 50.000


$ 200.000






Doanh lợi giữ lại





Doanh lợi giữ lại – Poe
$ 300.000




$ 300.000
Doanh lợi giữ lại- Sol

$ 160.000
a. 5.000
c. 155.000


Lợi tức ròng
200.000
50.000


200.000
Cổ tức (thường)
(100.000)
(20.000)
b. 18.000
(2.000)
(100.000)
Cổ tức (ưu đãi)

(10.000)

(10.000)

Doanh lợi giữ lại 31-12-
20X2

$ 400.000
$ 180.000


$ 400.000






Bảng cân đối





Tài sản khác
$1.290.500
$600.000


$1.890.500
Đầu tư vào Sol (thường)
409.500

b. 14.000
c. 395.500



Lợi thế thương mại


c. 40.000
d. 4.000

36.000

$1.700.000
$600.000


$1.926.500
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 7 / 52

Nợ
$ 200.000
$ 80.000


$ 280.000
Cổ phiếu ưu đãi – Sol

100.000
a.100.000


Cổ phiếu thường

1.000.000
200.000
c.200.000

1.000.000
Vốn góp khác
100.000
40.000
c. 40.000

100.000
Doanh lợi giữ lại
400.000
180.000


400.000

$1.700.000
$600.000



Cổ quyền thiểu số (ưu đãi) 1-1-20X2
a.105.000
105.000

Cổ quyền thiểu số (thường) 1-1-20X2
c. 39.500
39.500


Cổ quyền thiểu số 31-12-20X2

$ 146.500
146.500



$1.926.500

 Vốn cổ phần tại ngày 31-12-20X2 của Sol được phân ra thành các bộ phận cổ phiếu thường
và ưu đãi như sau :
 Tổng vốn cổ đông
$ 520.000
 Trừ: vốn cổ đông ưu đãi
(1.000 cổ phấn x $105 giá thu hồi mỗi cổ phiếu)
$ 105.000
 Vốn cổ đông thường
$ 415.000

 Cổ quyền thiểu số vào ngày 31-12-20X2 của Sol được phân tích như sau :
 Cổ đông ưu đãi ($105.000 x 100%)
$ 105.000
 Cổ đông thường ($415.000 x 10%)
$ 41.500
 Cổ quyền thiểu số :
$ 146.500

 Giá trị khoản đầu tư 90% của Pol vào Sol tại ngày 31-12-20X2 như sau :
 Giá mua ban đầu tại 01/01/20x2:

$ 395.500
 Cộng lợi tức từ Sol năm 20x2 ($40.000x90%)
$ 36.000
 Trừ cổ tức đã nhận ($20.000x90%)
$ 18.000
 Trừ khấu hao LTTM (40.000/10 năm)
$ 4.000
 Vậy giá trị khoản đầu tư vào Sol tại 31/12/20X2 là:
$ 409.500
1.2.1.2. Trường hợp kinh doanh trong năm bị lỗ:
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 8 / 52

Ví dụ:
 Trong năm 20X3 Công ty Sol phải chịu một món lỗ $40.000 và không trả được cổ tức. Vốn
cổ đông của nó giảm từ $520.000 vào 31-12-20X2 xuống còn $480.000 vào 31-12-20X3, Poe
đầu tư 90% vào Sol giảm từ $409.500 vào cuối năm 20X2 xuống $360.500 vào cuối năm 20X3.
Giảm $49.000 đầu tư của Poe trong tài khoản thường của Sol được tính toán như sau:
 Lỗ ròng của Sol
$ 40.000
 Cộng: Lợi tức trả cho cổ phiếu ưu đãi (1.000 cổ phần x $10)
$ 10.000
 Lỗ tính cho cổ phiếu thường
$ 50.000
 Cổ quyền sở hữu của Poe
90 %
 Vốn giảm vì lỗ của Sol
$ 45.000
 Cộng: khấu trừ LTTM ($40.000 -:- 10 năm)

$ 4.000
 Lỗ từ Sol cho năm 20X3
$ 49.000

 Số $360.500 đầu tư vào cổ phiếu thường của Sol vào 31-12-20X3 được kiểm tra như sau:
 Vốn cổ đông của Sol, 31-12-20X3 ($520.000- $40.000)
$ 480.000
 Trừ: vốn cổ đông ưu đãi [1.000 cổ phần x ($105 giá thu hồi
mỗi cổ phần + $10 tiền nợ cổ tức cho mỗi cổ phiếu)]
$ 115.000
 Vốn cổ đông thường, 31-12-20X3
$ 365.000
 Cổ quyền sở hữu của Poe
90 %
 Phần chia từ vốn cổ đông thường của Sol
$ 328.000
 Cộng: LTTM chưa khấu trừ ($40.000 - $8.000)
$ 32.000
 Giá trị khoản đầu tư vào cổ phiếu thường của Sol, 31-12-
20X3
$ 360.500

1.2.2. Công ty con với cổ phiếu ưu đãi trong trường hợp công ty mẹ mua lại cổ phiếu ưu đãi của
công ty con:
Ví dụ:
 Vào 1-1-20X4, Công ty Poe mua 800 cổ phiếu ưu đãi của Sol (cổ quyền 80%) với $100
mỗi cỗ phần. Giá mua $80.000 thấp hơn $12.000 giá trị sổ sách của cổ phiếu thanh lý suy định
(giá trị cổ phiếu thanh lý suy định là: $115.000 x 80%= $92.000). Sol báo cáo lợi tức ròng là
$20.000 cho năm 20X4, nhưng nó lại không chia cổ tức cho năm nầy.
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn

Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 9 / 52


 Công ty Poe ghi sổ khoản đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi của Sol như sau:
Vào sổ mua 80% cổ phiếu ưu tiên của Sol
Đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi của Sol
$ 80.000

Tiền mặt

$ 80.000

Điều chỉnh vốn góp khác để phản ánh sự thanh lý suy định
Đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi của Sol
$ 12.000

Tiền mặt

$ 12.000

 Công ty Poe tính toán và ghi nhận giá trị các khoản đầu tư vào Sol trong năm 20X4
như sau:
Vào sổ 80% của $10.000 tăng trong tiền nợ cổ tức ưu đãi của Sol
Đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi của Sol
$ 8.000

Lợi tức từ cổ phiếu ưu đãi của Sol

$ 8.000


Vào sổ vốn trong lợi tức của Sol trả cho cổ phiếu thường trừ khấu trừ LTTM [($20.000 lợi tức ròng
- $10.000 lợi tức ưu đãi) x 90%] - $4.000)
Đầu tư vào cổ phiếu thường của Sol
$ 5.000

Lợi tức từ cổ phiếu thường cùa Sol

$ 5.000

 Bảng tóm tắt các cân đối vốn cổ đông ưu đãi, cổ đông thường của Sol và tài khoản đầu
tư của Poe vào cuối năm 20X4 :
Vốn cổ đông của Sol , 31-12-20X4
 Tổng vốn cổ đông ($480.000 vào 1-1-20X4 cộng $20.000 lợi
tức ròng cho 20X4)
$ 500.000
 Trừ: Vốn cổ đông ưu đãi [1.000 cổ phần x ($105 giá thu hồi
+ $20 cổ tức trong tiền nợ)]
$ 125.000
 Vốn cổ đông thường
$ 375.000

Tài khoản đầu tư của Poe, 31-12-20X4
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 10 / 52

 Đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi của Sol
($125.000 vốn ưu đãi x 80% sở hữu)
$ 100.000

 Đầu tư vào cổ phiếu thường của Sol
($375.000 vốn thường x 90% sở hữu + $28.000 LTTM chưa khấu trừ)
$ 365.000

 Các bút toán điều chỉnh trên văn kiện hợp nhất cho năm 20X4 như sau :
a. Ghi giảm đầu tư trong cổ phiếu ưu đãi của Sol xuống cân đối điều chỉnh $92.000 vào 1-1-
20X4.

a.
Lợi tức từ cổ phiếu ưu đãi của Sol
$ 8.000


Đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi của Sol

$ 8.000

b. Loại trừ khoản đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi, vốn ưu đãi của Sol và nhập cổ quyền thiểu số
ưu đãi tại ngày 1-1-20X4

b.
Cổ phiếu ưu đãi- Sol
$ 100.000


Doanh lợi giữ lại- Sol
$ 15.000


Đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi của Sol


$ 92.000

Cổ quyền thiểu số trong cổ phiếu ưu
đãi của Sol

$ 23.000

c. Loại trừ lợi tức và trả khoản đầu tư cho cân đối đầu kỳ của nó:

c.
Lợi từc từ Sol (cổ phiếu thường)
$ 5.000


Đầu tư vào Sol (cổ phiếu thường)

$ 5.000


d. Loại trừ các cân đối vốn và đầu tư tương quan nhau, lập cổ quyền thiểu số và nhập LTTM
chưa khấu trừ

Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 11 / 52

d.
Doanh lợi giữ lại -Sol
$ 125.000



Cổ phiếu thường
$ 200.000


Vốn góp khác
$ 40.000


Lợi thế TM
$ 32.000


Cổ quyền thiểu số thường

$ 36.500

Đầu tư vào Sol (cổ phiếu thường)

$ 360.500

e. Nhập khấu trừ lợi thế thương mại hiện hành

e.
Các chi phí
$ 4.000


Lợi thế TM


$ 4.000

Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 12 / 52


VĂN KIỆN HỢP NHẤT CHO NĂM TÀI CHÍNH 20X4
CÔNG TY POE VÀ CÔNG TY CON
VĂN KIỆN LÀM VIỆC HỢP NHẤT
CHO NĂM CHẤM DỨT 31-12-20X4

Poe
90%
Sol
Điều chỉnh và
loại trừ
Cổ quyền
thiểu số
Báo cáo
hợp nhất
Báo cáo lợi tức





Số bán
$ 690.000

$ 280.000


$ 970.000
Lợi tức từ Sol (thường)
5.000

c. 5.000


Lợi tức từ Sol (ưu đãi)
8.000

a. 8.000


Chi phí - gồm phí tổn
Hàng bán
(583.000)
(260.000)
e. 4.000

(847.000)
Lợi tức cổ quyền thiểu số
(thường) ($10.000 x 10%)



$ 1.000
(1.000)

Lợi tức cổ quyền thiểu số
(ưu đãi) ($10.000x 20%)



2.000
(2.000)
Lợi tức ròng
$ 120.000
$ 20.000


$ 120.000






Doanh lợi giữ lại





Doanh lợi giữ lại – Poe
$ 450.000




$ 450.000
Doanh lợi giữ lại - Sol

$140.000
d.125.000
b. 15.000


Lợi tức ròng
120.000
20.000


120.000
Cổ tức
(70.000)



(70.000)
Doanh lợi giữ lại 31-12-
$ 500.000
$160.000


$ 500.000
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 13 / 52


20X2






Bảng cân đối





Tài sản khác
$1.334.500
$600.000


$1.934.500
Đầu tư vào Sol (ưu đãi)
100.000

a. 8.000
b. 92.000


Đầu tư vào Sol (thường)
365.500

c. 5000

d.360.500


Lợi thế thương mại


d. 32.000
e. 4.000

28.000

$1.800.000
$600.000


$1.962.500
Nợ
$ 188.000
$100.000


$ 288.000
Cổ phiếu ưu đãi – Sol

100.000
b.100.000


Cổ phiếu thường
1.000.000

200.000
d.200.000

1.000.000
Vốn góp khác
112.000
40.000
d. 40.000

112.000
Doanh lợi giữ lại
500.000
160.000


500.000

$1.800.000
$600.000



Cổ quyền thiểu số (ưu đãi) 1-1-20X4 ($115.000 x
20%)
b. 23.000
23.000

Cổ quyền thiểu số (thường) 1-1-20X4 ($365.000 x
10%)
d. 36.500

36.500

Cổ quyền thiểu số 31-12-20X4

$62.500
62.500



$1.962.500

Ghi chú :
 Trên văn kiện hợp nhất ta thấy lợi tức của công ty Poe bằng lợi tức ròng hợp nhất và vốn cổ
đông của nó bằng vốn cổ đông hợp nhất. Kết quả bằng nhau này là do các bút toán công ty mẹ
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 14 / 52

điều chỉnh tài khoản đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi theo vốn chính yếu của nó vào lúc mua và dồn
các tiền nợ thiếu cổ tức lại trên cổ phiếu ưu đãi tích luỹ.

 Nếu giá thanh lý suy định không được công ty mẹ Poe vào sổ vào thời điểm mua thì đầu tư
vào cổ phiếu ưu đãi của Sol sẽ giữ ở mức phí tổn $80.000 suốt năm 20X4, không có lợi tức ưu
tiên được công nhận. Trong trường hợp nầy, bút toán văn kiện làm việc hợp nhất loại trừ các số
đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi và vốn sẽ là:

Doanh lợi giữ lại – Sol
$ 15.000




Cổ phiếu ưu đãi – Sol
$ 100.000



Đầu tư vào cổ phiếu ưu tiên của Sol

$ 80.000


Cổ quyền thiểu số trong cổ phiếu ưu tiên
của Sol

$ 23.000


Vốn góp khác – Poe

$ 12.000

Loại trừ các vốn và đầu tư ưu đãi tương quan, lập cổ quyền thiểu số đầu kỳ (20% x
$115.000 giá trị sổ sách cổ phiếu ưu tiên đầu kỳ), và điều chỉnh vốn góp thêm của Poe vì
sai biệt giữa giá mua và giá trị chính yếu cuả cổ phiếu ưu đãi













Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 15 / 52

Phần 2:
CÔNG TY MẸ VÀ DOANH LỢI HỢP NHẤT CHO MỖI CỔ PHẦN
(Parent Company and Consolidated Earnings per Share )

2. CÔNG TY MẸ VÀ DOANH LỢI HỢP NHẤT CHO MỖI CỔ PHẦN
2.1. Khái quát:
2.1.1. Một số thuật ngữ liên quan:
Cổ phiếu phổ thông: Là công cụ vốn mang lại cho người sở hữu quyền lợi tài chính sau tất cả
các công cụ vốn khác.
Cổ phiếu phổ thông tiềm năng: Là công cụ tài chính hoặc một hợp đồng khác cho phép người
sở hữu có được cổ phiếu phổ thông. Gồm:
 Khoản nợ tài chính hoặc công cụ vốn, bao gồm cả cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi sang cổ
phiếu phổ thông;
 Quyền chọn và chứng quyền;
 Cổ phiếu được phát hành dựa trên việc thoả mãn một số điều kiện nhất định theo thoả thuận
mang tính hợp đồng. Ví dụ: Việc mua doanh nghiệp hoặc các tài sản khác.
Quyền chọn mua, chứng quyền và các công cụ tương đương: Là các công cụ tài chính mang
lại cho người sở hữu quyền được mua cổ phiếu phổ thông theo một giá nhất định và trong một khoảng
thời gian xác định trước.
Quyền chọn bán: Là hợp đồng cho phép người sở hữu quyền được bán cổ phiếu phổ thông

theo một giá nhất định và trong một khoảng thời gian xác định trước.
Suy giảm: Là sự giảm lãi trên cổ phiếu hoặc tăng lỗ trên cổ phiếu do ảnh hưởng của việc giả
định có sự chuyển đổi các công cụ có thể chuyển đổi, việc thực hiện quyền chọn, chứng quyền hoặc việc
phát hành cổ phiếu phổ thông sau khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định.
Suy giảm ngược: Là sự tăng lãi trên cổ phiếu hoặc giảm lỗ trên cổ phiếu do ảnh hưởng của
việc giả định có sự chuyển đổi các công cụ có thể chuyển đổi, việc thực hiện quyền chọn, chứng quyền
hoặc việc phát hành cổ phiếu phổ thông sau khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định.
Lãi cơ bản trên cổ phiếu:
 Lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính bằng cách chia lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở
hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ (tử số) cho số lượng bình quân gia quyền của số cổ phiếu
phổ thông đang lưu hành trong kỳ (mẫu số).
 Để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu, số phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công
ty mẹ là các khoản lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế phân bổ cho công ty mẹ sau khi được điều chỉnh
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 16 / 52

bởi cổ tức của cổ phiếu ưu đãi, những khoản chênh lệch phát sinh do thanh toán cổ phiếu ưu đãi
và những tác động tương tự của cổ phiếu ưu đãi đã được phân loại vào vốn chủ sở hữu.
 Số lượng cổ phiếu phổ thông được sử dụng để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu là số bình quân
gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ. Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ
thông đang lưu hành trong kỳ hiện tại và tất cả các kỳ trình bày phải được điều chỉnh cho các sự
kiện (trừ việc chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng) tạo ra sự thay đổi về số lượng cổ phiếu
phổ thông mà không dẫn đến thay đổi về nguồn vốn.
Lãi suy giảm trên cổ phiếu:
 Doanh nghiệp phải điều chỉnh lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ
thông của công ty mẹ và số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông đang lưu hành do ảnh hưởng
của các cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu.
 Cổ phiếu phổ thông tiềm năng được coi là có tác động suy giảm khi và chỉ khi, việc chuyển
đổi chúng thành cổ phiếu phổ thông sẽ làm giảm lãi hoặc tăng lỗ trên cổ phiếu.


2.1.2. Một số vấn đề liên quan đến cách tính EPS
Ở chuẩn mực kế toán Việt Nam chỉ mới đề cập đến tên gọi EPS pha loãng, chứ chưa có hướng
dẫn về cách tính và trình bày. Vì vậy, những trường hợp phát sinh trong thực tế nhưng chưa có hướng
dẫn trong QĐ số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 và Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006
thì sẽ tham chiếu theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế số 33 (IAS33).
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 30 và Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 33, EPS cơ
bản được tính bằng cách chia tổng lãi (lỗ) thuần thuộc các cổ đông phổ thông cho số bình quân gia
quyền cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ.
Theo Thông tư số 21/2006/TT-BTC hướng dẫn Chuẩn mực VAS 30, tổng số lãi thuần phân bổ
cho các cổ đông phổ thông là lãi (lỗ) thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp trừ đi các số điều chỉnh giảm
là cổ tức của cổ phiếu ưu đãi và cộng thêm các khoản điều chỉnh tăng liên quan đến khoản chênh lệch
mua cổ phiếu ưu đãi.
Thông tư 21 không đề cập đến việc phải điều chỉnh giảm các khoản lãi không dành cho cổ
đông phổ thông như quỹ khen thưởng khách hàng, quỹ thưởng cho HĐQT, đặc biệt là quỹ khen thưởng
phúc lợi dành cho nhân viên. Những khoản này, theo chuẩn mực kế toán quốc tế, được ghi nhận là các
khoản chi phí để trừ ra khỏi lãi dành cho cổ đông. Sau một năm hoạt động có lãi, các công ty thường
dành 5 - 15%, thậm chí 20% tổng số lãi thuần sau thuế để chi cho nhân viên dưới hình thức chia cho quỹ
khen thưởng, phúc lợi.
Riêng quỹ dự phòng tài chính, hiện nay, Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể về mức
trích lập quỹ này trong các CTCP nói chung, nhưng nhiều loại hình DN vẫn thực hiện trích lập quỹ này
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 17 / 52

như một cách để góp phần điều tiết thu nhập của DN. Đây là quỹ thuộc sở hữu của các cổ đông phổ
thông và không phải loại trừ ra khỏi lãi khi tính EPS.
Trường hợp gộp, chia tách và thưởng cổ phiếu, theo Thông tư 21, sẽ không có bất cứ một sự
tăng, giảm về dòng tiền hay tài sản và nguồn vốn đối với công ty. Bởi vậy, trong những sự kiện đó thì cổ
phiếu gộp, chia tách, thưởng dù phát sinh bất cứ thời điểm nào trong kỳ cũng phải được tính vào ngày

đầu tiên của năm báo cáo. Đồng thời, điều chỉnh tương ứng cho số cổ phiếu của những năm trước để có
tính so sánh giữa các năm.

Ví dụ:
 Công ty A có 10 triệu cổ phiếu, ngày 30/6/2008 công ty quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu
với tỷ lệ 20% (100 CP hiện hữu được chia 20 CP mới).
 Tổng số lãi của công ty năm 2008 và 2007 tương ứng là 40 tỷ đồng và 34 tỷ đồng.
 Kỳ kế toán từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm.

Cách tính EPS cơ bản khi phát hành cổ phiếu thưởng (đơn vị: triệu)

2008
2007
Lãi thuần sau thuế (tỷ đồng)
40.000
34.000
Số cổ phiếu đầu kỳ (ngày 1/1)
10
10
Cổ phiếu thưởng
2*
2**
Số cổ phiếu lưu hành bình quân
12
12
EPS cơ bản (đồng)
3.333
2.833
 EPS năm 2008 và EPS tương ứng năm 2007 sẽ là 3.333 đồng và 2.833 đồng.



Ghi chú:
(*) Mặc dù thưởng hay chia cổ tức bằng cổ phiếu được thực hiện ngày 30/6/2008, nhưng khi lập
báo cáo tài chính năm 2008, công ty sẽ phải tính số cổ phiếu tăng thêm ngay từ ngày đầu năm
1/1/2008. Nếu lập báo cáo quý II/2008, tính EPS của 4 quý gần nhất cho đến ngày 30/6/2008
thì số cổ phiếu tăng thêm này được tính từ ngày 1/7/2007.
(**) Trong báo cáo tài chính năm 2008, để thấy được xu hướng EPS qua các năm, chúng ta phải
điều chỉnh lại EPS năm 2007 và các năm trước đó bằng cách tăng số cổ phiếu thưởng của năm
2008 vào cả năm 2007 và các năm trước đó. Nếu không điều chỉnh số 2 triệu cổ phiếu thưởng
cho năm 2007, thì EPS gốc 2007 là 3.400 đồng, cao hơn so với năm 2008, sẽ không phản ánh
đúng xu hướng EPS.

Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 18 / 52

Phát hành quyền mua (rights issue)
 Đó là phát hành quyền mua cổ phiếu mới cho các cổ đông hiện hữu với giá thấp hơn giá thị
trường hiện tại. Do vậy, ở đây đã bao gồm một yếu tố thưởng. Để tính EPS khi phát hành quyền
mua, đầu tiên chúng ta cần tính giá quyền mua lý thuyết.
 Ví dụ:
 Công ty HAP có 3.850.250 CP đang lưu hành từ đầu năm 2006.
 Ngày 16/6/2006, HAP phát hành thêm 1.925.125 CP (2 CP hiện hữu được quyền mua 1
CP mới) với giá 25.000 đồng/CP.
 Giá cổ phiếu ngày cuối cùng chốt danh sách phát hành ngày 15/6/2006 là 55.000
đồng/CP.
 Yêu cầu tính:
1) Giá lý thuyết quyền mua 1 CP?
2) EPS năm 2006? Biết rằng, lãi thuần sau thuế năm 2006 là 16 tỷ đồng.
3) Tính EPS điều chỉnh cho năm 2005 và 2004? Biết rằng, lãi thuần năm 2005 là 14,58 tỷ

đồng và EPS gốc năm 2004 là 4.492 đồng.

 Giá tham chiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền:
 Trước khi phát hành: 2 CP x 55.000 = 110.000 đồng.
 Phát hành quyền mua: 1 CP x 25.000 = 25.000 đồng.
 Giá trị lý thuyết của 3 CP = 110.000 + 25.000 = 135.000 đồng.
 Giá tham chiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền mỗi cổ phiếu bình quân = 135.000/3
= 45.000 đồng.

 Tính EPS cho năm 2006:
 Số cổ phiếu trước ngày phát hành quyền mua là 3.850.250 CP sẽ được nhân với tỷ lệ giữa giá
thị trường ngày cuối cùng trước khi phát hành (55.000 đồng/CP) và giá lý thuyết quyền mua
(45.000 đồng/CP).
 Số cổ phiếu bình quân của cả năm được tính theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1, từ 1/1 - 15/6/2006,
tức 5,5 tháng: 3.850.250 CP x 5,5/12 tháng x 55/45 = 2.156.853 CP; giai đoạn 2, từ 15/6 -
31/12/2006, tức 6,5 tháng: (3.850.250 + 1.925.125) x 6,5/12 tháng = 3.128.328 CP. Vậy, số cổ
phiếu lưu hành bình quân trong năm = 5.285.181 CP.
 EPS năm 2006 = 16 tỷ đồng/5.285.181 CP = 3.027 đồng.
 Lưu ý: nếu tính theo quy định hiện hành, số cổ phiếu giai đoạn 1 không điều chỉnh nhân với
hệ số điều chỉnh 55/45. Do đó, số cổ phiếu giai đoạn 1 chỉ là: 3.850.250 x 5,5/12 tháng =
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 19 / 52

1.764.698 CP, nên số cổ phiếu bình quân năm 2006 sẽ là: 1.764.698 + 3.128.328 = 4.893.026
CP. Vì vậy, EPS 2006 tính theo cách không điều chỉnh hệ số thưởng sẽ là: 6 tỷ đồng/4.893.026 =
3.270 đồng.

 Tính EPS điều chỉnh cho năm 2005 và năm 2004:
 EPS điều chỉnh = EPS gốc x (Giá tham chiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền /Giá

trước ngày giao dịch không hưởng quyền).
 EPS gốc năm 2005 = 14,58 tỷ đồng/3.850.250 = 3.787 đồng.
 EPS điều chỉnh năm 2005 = 3.787 đồng x 45/55 = 3.098 đồng.
 EPS điều chỉnh năm 2004 = 4.492 đồng x 45/55 = 3.675 đồng.

EPS pha loãng (diluted EPS)
 Cuối kỳ kế toán, một công ty có thể có một số chứng khoán mà ở thời điểm hiện tại chưa có
quyền được đòi chia lãi như cổ phiếu phổ thông, nhưng nó sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ
thông trong tương lai. Những chứng khoán này bao gồm:
 Thứ nhất, các trái phiếu chuyển đổi hoặc các cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi mà chúng cho
phép chủ sở hữu nó có quyền, ở một ngày tương lai, được chuyển đổi những chứng khoán
này thành các cổ phiếu phổ thông, với một tỷ lệ chuyển đổi đã định sẵn.
 Thứ hai, các hợp đồng lựa chọn (options hoặc warrants). Trong những trường hợp này, số
cổ phiếu phổ thông có thể được tăng lên, dẫn đến việc giảm EPS hay EPS bị pha loãng.
EPS pha loãng sẽ chỉ cho các nhà đầu tư những ảnh hưởng có thể có của việc pha loãng
EPS trong tương lai, rất cần thiết cho quyết định đầu tư.

Cách tính EPS pha loãng:
 Thứ nhất, tính lãi. Lãi dùng để tính EPS cơ bản được điều chỉnh bởi các ảnh hưởng sau thuế
của các khoản: lãi suất tiền vay trong kỳ của trái phiếu chuyển đổi tiềm năng; cổ tức của cổ phiếu
ưu đãi chuyển đổi tương lai mà chúng đã được trừ ra khỏi khi tính lãi cho EPS cơ bản; các khoản
thay đổi khác trong thu nhập và chi phí (phí, chiết khấu, tiền thưởng) mà chúng là kết quả của
việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi hay cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ
thông.
 Thứ hai, tính số cổ phiếu. Đó là số bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông dùng để
tính EPS cơ bản cộng với bình quân gia quyền của các cổ phiếu phổ thông mà chúng sẽ được
phát hành từ việc chuyển đổi tất cả các trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 20 / 52


các cổ phiếu phổ thông. Chúng ta giả định các cổ phiếu tiềm năng này sẽ được chuyển đổi thành
các cổ phiếu phổ thông vào ngày đầu tiên của kỳ báo cáo.

Ví dụ:
 Ngân hàng ACB năm 2007 có lãi thuần sau thuế là 1.680 tỷ đồng và có khối lượng cổ phiếu
lưu hành bình quân là 198,8 triệu CP, EPS cơ bản năm 2007 là 8.451 đồng.
 ACB đã phát hành hai đợt trái phiếu chuyển đổi với tổng số tiền là 1.900 tỷ đồng, lãi suất
10%/năm và sẽ chuyển đổi thành 190 triệu cổ phiếu phổ thông trong vòng 2 - 5 năm tới.
 Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Tính EPS pha loãng của ACB?

 Tính EPS pha loãng của ACB:
 Tính số cổ phiếu phổ thông: 198,8 triệu CP + 190 triệu CP = 388,8 triệu CP.
 Tính số lãi thuần:
 Số lãi hiện tại: 1.680 tỷ đồng.
 Lãi suất tiền vay tiết kiệm: 1.900 tỷ đồng x 10% = 190 tỷ đồng.
 Thuế thu nhập doanh nghiệp trên phần lãi vay: 190 tỷ đồng x 28% = 53,2 tỷ đồng.
 Vậy, lãi thuần sau điều chỉnh là: 1.680 + 190 - 53,2 = 1.816,8 tỷ đồng.
 EPS pha loãng = 1.816,8 tỷ đồng/388,8 triệu CP = 4.673 đồng.
Như vậy, EPS pha loãng thấp hơn EPS cơ bản là: 8.451 - 4.673 = 3.778 đồng.

2.1.3. Công ty mẹ và doanh lợi hợp nhất trên mỗi cổ phần:
Lợi tức ròng của công ty mẹ và doanh lợi cho mỗi cổ phần (EPS – Earnings Per Share) theo
phương pháp làm cho tương đương thì bằng lợi tức ròng hợp nhất và EPS hợp nhất. Các tính toán EPS
hợp nhất và công ty mẹ thì đồng nhất. Các trình tự về EPS cho người đầu tư vốn mà có quyền ảnh hưởng
quan trọng đối với công ty bị đầu tư thì cũng giống như cho những người đầu tư vào công ty mẹ. Các ví
dụ và minh hoạ được áp dụng trong phần này theo phương pháp làm cho tương đương.
Các trình tự công ty mẹ dùng để tính toán EPS tuỳ thuộc cơ cấu vốn của công ty con. Cụ thể:
 Khi công ty con (hay công ty bị đầu tư) không có chứng khoán giảm thấp giá trị tiềm tàng
(potentially dilutive securities)  các trình tự áp dụng trong tính toán EPS cũng giống như cho

các đơn vị riêng rẻ. Khi công ty con không có chứng khoán giảm giá trị tiềm tàng lưu hành, sự
giảm giá trị tiềm tàng phải được xem xét trong việc tính toán EPS bị giảm giá trị của công ty mẹ.
EPS cơ bản được tính cùng một cách cho công ty hợp nhất hay cho công ty riêng (cho rằng
phương pháp làm cho tương đương được sử dụng).
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 21 / 52

 Tính chất của điều chỉnh các tính toán EPS của công ty mẹ tuỳ thuộc hoặc chứng khoán giảm
giá trị tiềm tàng của công ty con được chuyển đổi sang cổ phiếu thường của công ty con hay
công ty mẹ.
Nếu chuyển đổi vào cổ phiếu thường công ty con, thì sự giảm giá trị tiềm tàng được phản ánh
trong tính toán EPS công ty con, rồi được dùng để xác địng EPS công ty mẹ (và hợp nhất).
Nếu các chứng khoán giảm giá trị của công ty con được chuyển đổi sang cổ phiếu công ty mẹ,
chúng được tính như chứng khoán giảm giá trị của công ty mẹ và gồm trực tiếp trong tính toán EPS công
ty mẹ. Trong trường hợp này, các tính toán EPS công ty con không cần thiết (không dùng) trong tính
toán EPS công ty mẹ.
Các dạng thức thông thường cho việc tính toán EPS liên quan đến nhửng tình huống này được
tóm tắt và minh hoạ ở Exhibit 10-3 cho EPS giảm giá trị.

Công ty con
không có chứng
khoán giảm giá
trị tiềm năng lưu
hành
Công ty con có
chứng khoán
giảm giá trị tiềm
năng chuyển
sang cổ phần

thường công ty
con
Công ty con có
chứng khoán
giảm giá trị tiềm
năng chuyển sang
cổ phần thường
công ty mẹ
Tử số bằng Dollars ($)
Lợi tức trả cho cổ đông thường công ty mẹ
Cộng: điều chỉnh vì chứng khoán giảm giá trị
công ty mẹ.
Cộng: điều chỉnh vì chứng khoán giảm giá trị
tiềm tàng công ty con chuyển đổi sang cổ
phần thường công ty mẹ.
Tính toán thay thế (phải đưa đến kết quả giảm
ròng)
Trừ: vốn công ty mẹ trong lợi tức thực hiện
công ty con
Cộng: vốn công ty mẹ trong doanh lợi giảm
giá trị công ty con
Doanh lợi giảm giá trị công ty mẹ = a

$$$
+$

NA





NA

NA

$$$$

$$$
+$

NA




-$

+$

$$$$

$$$
+$

+$




NA


NA

$$$$
Mẩu số bằng cổ phần (Y)
Cổ phần thường lưu hành công ty mẹ

YYY

YYY

YYY
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 22 / 52

Cộng: cổ phần tượng trưng bằng chứng khoán
giảm giá trị tiềm tàng công ty mẹ.
Cộng: cổ phần tượng trưng bằng chứng khoán
giảm giá trị tiềm tàng công ty con chuyển đổi
sang cổ phần thường công ty mẹ.
Cổ phần thường và tương đương cổ phần
thường công ty mẹ = b
+Y

NA


YYYY


+Y

NA


YYYY

+Y

+Y


YYYY

Công ty mẹ và EPS giảm giá trị hợp nhất
NA: not applicable (không áp dụng)
a/b
a/b
a/b
Exhibit 10-3 Công ty mẹ và tính toán EPS giảm giá trị hợp nhất
(Parent company and Consolidated Diluted EPS Calulations)

Công ty con không có cổ phiếu giảm giá trị tiềm năng: (Subsidiary doesn’t have potentially
dilutive securities outstanding):
 Cột thứ nhất của Exhibit 10-3 cho thấy tính toán công ty mẹ cho EPS giảm giá trị khi công ty
con không có chứng khoán giảm giá trị tiềm tàng. Trong trường hợp nầy, tính toán EPS cũng
giống như cho các đơn vị không liên quan, và không cần các điều chỉnh cho lợi tức công ty con
gồm trong lợi tức công ty mẹ, miễn rằng phương pháp làm cho tương đương được áp dụng đúng.

Chứng khoán giảm giá trị của công ty con chuyển sang cổ phần công ty con: (Dilutive

Securities of Subsidiary convertible into Subsidiary Shares)
 Cột thứ nhì của Exhibit 10-3 tóm tắt tính toán EPS công ty mẹ khi chứng khoán giảm giá trị
tiềm tàng công ty con được chuyển đổi sang cổ phần thường công ty con. Doanh lợi giảm giá trị
của công ty mẹ (tử số của tính toán EPS) được điều chỉnh bằng cách loại ra vốn công ty mẹ trong
lợi tức thực hiện của công ty con và thay vốn đó với phần được chia của công ty mẹ từ doanh lợi
giảm giá trị công ty con.
 Vốn trong lợi tức thực hiện công ty con là phần trăm cổ quyền công ty mẹ trong lợi tức được
báo cáo của công ty con điều chỉnh vì các hậu quả của lãi liên công ty từ các món bán nghịch
hướng và các lãi hay lỗ suy định của công ty con.
 Điều chỉnh nầy lấy ra sự giảm giá trị tiềm tàng khỏi doanh lợi giảm giá trị của công ty mẹ đặt
trên cơ sở tính toán EPS riêng rẻ cho công ty con. Những tính toán EPS công ty con được thực
hiện chỉ cho mục đích tính EPS công ty mẹ, và không nhất thiết phải một thứ như công ty con
chuẩn bị cho báo cáo ra ngoài của riêng nó.
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 23 / 52

 Ghi chú rằng “vốn công ty mẹ trong lợi tức thực hiện công ty con” trong cột 2 của Exhibit
10-3 khác với “lợi tức công ty mẹ từ công ty con” có gồm khấu trừ tài sản vô thể và các sai biệt
định giá khác và hậu quả của lợi tức của tất cả các giao dịch liên công ty.
 Các sai biệt định giá đầu tư công ty mẹ, lãi chưa thực hiện từ các vụ bán thuận hướng, và lãi
hay lỗ suy định giao cho công ty mẹ không ảnh hưởng đến vốn của những người giữ chứng
khoán công ty con, do đó, những mục nầy không được xem xét trong tính toán thay thế. Nói cách
khác, tính toán thay thế chỉ liên quan đến vốn công ty mẹ trong lợi tức thực hiện công ty con.

Chứng khoán giảm giá trị của công ty con chuyển đổi sang cổ phần công ty mẹ: (Diluted
Securities of Subsidiary convertible into Parent Company Shares)
 Cổ phần thường công ty mẹ (mẩu số của cách tính EPS) thì như nhau trên cột 1 và 2 ở
Exhibit 10-3 nhưng lại tăng ở cột 3 cho chứng khoán công ty con mà chuyển đổi sang cổ phiếu
thường công ty mẹ. Điều chỉnh nầy ở cột 3 là cần thiết khi chứng khoán giảm giá trị tiềm tàng

của công ty con là chứng khoán giảm giá trị công ty mẹ, hơn là của công ty con. Khi các chứng
khoán giảm giá trị tiềm tàng của công ty con được chuyển đổi sang cổ phần thường của công ty
mẹ, lợi tức ròng chia cho các chứng khoán nầy theo phương pháp “nếu chuyển đổi ” được bổ
sung tính toán doanh lợi giảm giá trị của công ty mẹ. Do đó, cột 3 ở Exhibit 10-3 gồm mục “điều
chịnh cho chứng khoán giảm giá trị của công ty con chuyển đổi sang cổ phần thường công ty
mẹ” mà không áp dụng khi công ty con không có chứng khoán giảm giá trị tiềm tàng (cột 1), hay
chứng khoán như thế được chuyển đổi sang cổ phần thường công ty con (cột 2).

2.2. Các trường hợp cụ thể:
2.2.1. Công ty con với cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi: (Subsidiary with convertible preferred Stock)
Ví dụ: Công ty Plant mua 90% cổ phiếu thường bầu cử lưu hành của công ty Seed với giá
$238.000 vào 1-1-20X2. Vào ngày này, vốn cổ đông của 2 công ty gồm các khoản sau:

Plant
Seed
Cổ phiếu thường, $5 mệnh giá, 200.000 cổ phiếu
phát hành và lưu hành.
$ 1.000.000

Cổ phiếu thường, $10 mệnh giá, 20.000 cổ phiếu
lưu hành.

$ 200.000
10% cổ phiếu ưu tiên chuyển đổi được
$100 mệnh giá, 1.000 cổ phiếu lưu hành.

$ 100.000
Doanh lợi giữ lại.
$ 500.000
$ 120.000

Tổng vốn cổ đông
$ 1.500.000
$ 420.000
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 24 / 52

 Trong 20X2, Seed báo cáo $50.000 lợi tức ròng và trả $25.000 cổ tức, $10.000 cho cổ phiếu
giảm giá trị và $15.000 cho cổ phiếu thường.
 Lợi tức ròng của Plant cho năm 20X2 là $182.000, xác định như sau:
Lợi tức từ các hoạt động của Plant

$ 150.000
Lợi tức từ Seed ($50.000 lợi tức ròng - $10.000
Lợi tức cho cổ phiếu giảm giá trị) x 90% .
$ 36.000


Trừ: Khấu trừ tài san vô thể [$328.000 phí tổn –
($320.000 vốn CP thường x 90%] -:- 10 năm
$ (4.000)

Lợi tức ròng của Plant

$ 182.000

Trường hợp 1: Cổ phiếu ưu tiên của công ty con chuyển đổi sang cổ phiếu thường công ty
con (Subsidiary Preferred Convertible into Subsidiary Common)
 Cho rằng cổ phiếu ưu tiên của công ty Seed được chuyển đổi sang 12.000 cổ phần thường
của Seed và Plant & Seed không có chứng khoán giảm giá trị tiềm tàng khác lưu hành .

 EPS giảm giá trị của Seed là $1,5625 [$50.000 doanh lợi -:- (20.000 cổ phần thường +
12.000 cổ phần giảm giá trị)]
 EPS giảm giá trị của Plant là $0,87, tính như sau:

Lợi tức ròng của Plant (bằng lợi tức trả cổ phần thường)
$ 182.000
Vốn của Plant trong lợi tức thực hiện của Seed ($40.000 x 90%).
$ (36.000)
Vốn của Plant trong doanh lợi cổ phiếu giảm giá trị của Seed
(18.000 cổ phiếu của Seed x EPS giảm giá trị $1,5625 của Seed)
$ 28.125
Doanh lợi cổ phiếu giảm giá trị của Plant = a
$174.125
Cổ phiếu lưu hành của Plant = b
$ 200.000
EPS giảm giá trị của Plant = a -:- b
$ 0.87

 Chú ý: vốn của Plant trong lợi tức thực hiện của Seed là $36.000, nhưng lợi tức của Plant từ
Seed là $32.000. Số $4.000 sai biệt là khấu trừ tài sản vô thể liên quan đến công ty mẹ và không
cần thay thế trong tính toán EPS.

Trường hợp 2: Cổ phiếu ưu tiên công ty con chuyển đổi sang cổ phiếu thường công ty mẹ
(Subsidiary Preferred Convertible into Parent Company Common)
Chương 10: Giảng viên hướng dẫn
Cổ phiếu ưu tiên của Cty con, Doanh lợi hợp nhất, Thuế lợi tức hợp nhất GS. TS Bùi Văn Dương
Nhóm 8 – Kế toán Kiểm toán Ngày 1 K20 Trang 25 / 52

 Cho rằng cổ phiếu ưu tiên của công ty Seed được chuyển đổi sang 24.000 cổ phần thường
công ty mẹ và không công ty nào Plant hay Seed có chứng khoán giảm giá trị tiềm tàng khác lưu

hành.
 EPS giảm giá trị của Seed (không dùng trong tính toán EPS của Plant) là $2 mỗi cổ phiếu
($40.000 lợi tức trả cho cổ phiếu thường -:- 20.000 cổ phiếu thường lưu hành), bởi vì cổ
phiếu ưu tiên không là sự giảm giá trị của công ty Seed.
 EPS giảm giá trị của Plant được tính như sau:

Lợi tức ròng của Plant (bằng lợi tức trà cổ phiếu thường)
$182.000
Lợi tức trả cổ đông ưu tiên của Seed cho rằng được chuyển đổi
$10.000
Doanh lợi giảm giá trị của Plant = a
$192.000
Cổ phiếu lưu hành cùa Plant
200.000
Cổ phiếu ưu tiên của Seed được cho là chuyển đổi
24.000
Cổ phần thường của Plant và tương đương cổ phần thường = b
224.000
EPS giảm giá trị của Plant = a -:- b
$0.86

2.2.2. Công ty con với quyền chọn bà trái phiếu chuyển đổi được: (Subsidiary with Options and
Convertible Bonds)
Ví dụ: Công ty Paddy có $1.500.000 lợi tức từ các hoạt động riêng cho năm 20X3 và
$300.000 lợi tức từ công ty Syd, công ty con bị nó sở hữu 80%. Lợi tức $300.000 từ Syd gồm 80% lợi
tức ròng $450.000 của Syd cho năm 20X3, trừ 80% món lãi chưa thực hiện $50.000 trên đất mua từ Syd,
trừ $20.000 khấu trừ số vượt của phí tổn đầu tư trên giá trị sổ sách mua trong Syd.
Các chứng khoán lưu hành của 2 công ty trong năm 20X3 là:
Paddy
Cổ phiếu thường, 1.000.000 cổ phần

Syd
Cổ phiếu thường, 400.000 cổ phần

 Quyền chọn để mua 60.000 cổ phần giá $10 mỗi cổ (giá thị trường trung bình là $15 mỗi cổ
phần).
 7% trái phiếu đổi được, $1.000.000 mệnh giá lưu hành, đổi sang 80.000 cổ
phiếu thường.
Trường hợp 1: Quyền chọn và Trái phiếu đổi sang cổ phiếu thường công ty con (Options
and Bonds convertible into Subsidiary Common Stock)
 Cho rằng các quyền chọn và trái phiếu được chuyển đổi sang cổ phiếu thường của Syd.

×