Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm trong điều kiện hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.44 KB, 75 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
là biểu tượng cao đẹp cho các thế hệ con người Việt Nam noi theo. Mặc dù
Người đã đi xa, nhưng tư tưởng, tình cảm và đặc biệt là tấm gương đạo đức
của Người vẫn còn sống mãi với mỗi người dân yêu nước Việt Nam. Những
việc làm, những lời căn dặn, chỉ bảo của Người mãi là những chỉ dẫn hết sức
cần thiết cho chúng ta trong bước đường phát triển hôm nay và mai sau.
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 – 1991) đánh đấu
một cột mốc quan trọng trong nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí
Minh. Tại Đại hội này, Đảng ta khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tử tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về đạo đức
có vị trí hết sức quan trọng. Người coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người
cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được
xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm
vụ cách mạng. Người viết: “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không
có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo, người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không
lãnh đạo được nhân dân” [14, 252-253]. Như vậy trong tư tưởng đạo đức của
Người đạo đức là quan trọng, bồi dưỡng đạo đức là cần thiết và suốt đời.
Những vấn đề đạo đức đã được Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn
diện đối với mọi đối tượng, trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người, trên
mọi phạm vi từ hẹp đến rộng, trong cả ba mối quan hệ chủ yếu của mỗi
người: đối với mình, đối với người, đối với việc, như: trung với nước, hiếu
với dân, thương yêu con người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tinh
thần quốc tế trong sáng. Trong nội dung tư tưởng đạo đức của Người, thương
yêu con người là một nội dung rất được Người quan tâm và thể hiện trong
suốt cuộc đời mình.
1
Trong điều kiện hiện nay, trước những biến đổi nhiều mặt của đời


sống xã hội, dưới tác động của kinh tế thị trường, sự xuống cấp của đạo đức,
thì việc tìm hiểu, nghiên cứuvà vận đụng những tư tưởng đạo đức của Người
là rất cần thiết. Đặc biệt là ngiên cứu nội dung tư tưởng của Người về lòng
yêu thương con người và vận dụng tư tưởng đạo đức đó vào giáo dục đạo
đức cho sinh viên Sư phạm.
Vì, thực tiễn phát triển của đất nước trong điều kiện mới đặt ra yêu
cầu về nâng cao chất lượng của giáo dục đào tạo một cách toàn diện trong xu
thế hội nhập, vai trò, vị trí của nhà giáo và sinh viên Sư phạm tiếp tục được
khẳng định, những truyền thống đạo đức cao đẹp của nhà giáo và sinh viên
Sư phạm cần phải được gìn giữ, phát huy … thì việc bồi dưỡng những phẩm
chất đạo đức, đặc biệt là bồi dưỡng lòng yêu thương con người theo tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Sư phạm lại càng cần thiết và có ý nghĩa
hơn bao giờ hết.
Với những lí do trên, em quyết định lựa chọn đề tài “Lòng yêu thương
con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với
việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay” làm
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người về đạo đức nói
riêng, từ trước tới nay đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan
tâm. Đã có không ít công trình, bài viết cuả các nhà nghiên cứu bàn về tư
tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh. Tiêu biểu như: “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức” của tác giả Thanh Duy, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996;
“Góp phần tìm hiểu tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh” của Lê Sỹ Thắng,
Nxb Khoa học xã hội, 1991; “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh truyền thống
dân tộc và nhân loại ” của Vũ Khiêu, Nxb Khoa học xã hội, 1993; “Hồ Chí
Minh – Người là ngọn đuốc sáng mãi trong lòng nhân dân Việt Nam” do
Phương Thúy sưu tầm; “Sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh” của tập thể các
tác giả, Nxb Khoa học xã hội…
2

Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định vào
việc nghiên cứu, tìm hiểu, chỉ ra những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh, đạo đức Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khía cạnh “Lòng yêu thương con
người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với việc
giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay” thì chưa
có một công trình nào bàn đến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh và rút ra ý nghĩa của lòng yêu thương con người trong tư
tưởng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đạo đức
cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức
Hô CHí Minh để từ đó rút ra ý nghĩa của tư tưởng ấy với việc giáo dục đạo
đức cho sinh viên sư phạm trong điều kiện hiện nay
Nhiệm cụ: Để đạt được mục đích trên, khóa luận có những nhiệm vụ
sau:
- Làm rõ tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Làm rõ nội dung lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh
- Rút ra ý nghĩa của lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong
điều kiện hiện nay
Nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lòng yêu
thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Sư
phạm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó sử dụng kết
3

hợp một số phương pháp như: phân tích – tổng hợp, logic – lịch sử, khái quát
hóa – hệ thống hóa.
6. Đóng góp về khoa học của đề tài
Về mặt lý luận: Đề tài góp phần nghiên cứu sâu sắc, phong phú hơn
lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt
trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa của tư tưởng đó đối với việc giáo dục đạo đức
cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên
cứu, học tập, giảng dạy các môn như: tư tưởng Hồ Chí Minh, Đạo đức học…
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 2 chương và 7 tiết
Chương 1: Lòng yêu thương con người – một bộ phận của tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh
Chương 2: Ý nghĩa của lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong
điều kiện hiện nay.
4
NỘI DUNG
Chương 1
LÒNG YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI – MỘT BỘ PHẬN
CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1.1 Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
1.1.1 Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh và quá trình hình thành lòng
yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh
ngày 19-5-1890, tại quê ngoại Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung
Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho. Cha của
Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm

1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung
Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh
Sắc xuất thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó
làm việc và ham học. Vì vậy, ông được nhà Nho Hoàng Xuân Đường ở làng
Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Là người ham học và thông
minh, lại được nhà Nho Hoàng Xuân Đường hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, ông
thi đỗ Phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo
dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người. Khi còn trẻ, như
nhiều người có chí đương thời, ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi. Nhưng
càng học, càng hiểu đời, ông nhận thấy: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô
lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại
càng nô lệ hơn”. Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ,
nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn
quan trên và thực dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị
chúng cách chức và thải hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời
thanh bạch cho đến lúc qua đời. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan, sinh
5
năm 1868, mất năm 1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống
bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng thương yêu và chăm lo cho chồng
con
Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch
Liên, sinh năm 1884, mất năm 1954. Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm,
còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950. Em của Người
là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời. Các anh chị của
Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất
thương người, đều là những người yêu nước, đã tham gia phong trào yêu
nước và bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bớ tù đày.
Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong
sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong
truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình

nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. Nguyễn Sinh Cung ham
hiểu biết, thích nghe chuyện và hay hỏi những điều mới lạ, từ các hiện tượng
thiên nhiên đến những chuyện cổ tích mà bà ngoại và mẹ thường kể.
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần
thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 đến
đầu năm 1901, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ tại Huế, ở nhờ nhà một
người quen ở trong thành nội (nay là số nhà 112, đường Mai Thúc Loan). Đó
là những năm tháng gia đình ông Sắc sống trong cảnh gieo neo, thiếu thốn.
Bà Hoàng Thị Loan làm nghề dệt vải, còn ông Sắc ngoài thời gian học, phải
đi chép chữ thuê để kiếm sống, để học và dự thi.
Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc dự thi hội lần thứ hai nhưng vẫn
không đỗ. Cuộc sống gia đình càng thêm chật vật khó khăn. Gần cuối năm
1898, theo lời mời của ông Nguyễn Sĩ Độ, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học
cho một số học sinh ở làng Dương Nỗ, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Sĩ
Khuyến (em trai ông Nguyễn Sĩ Độ), xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên, cách thành phố Huế 6 km. Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo
cha về đây và bắt đầu học chữ Hán tại lớp học của cha.
6
Cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở trường thi
hương Thanh Hoá. Ông đưa Nguyễn Sinh Khiêm đi cùng, còn Nguyễn Sinh
Cung thì về sống với mẹ trong nội thành Huế. Bà Loan sinh bé Xin trong
hoàn cảnh khó khăn túng thiếu nên lâm bệnh và qua đời. Chẳng bao lâu sau,
bé Xin quá yếu cũng theo mẹ. Mới 11 tuổi Nguyễn Sinh Cung đã chịu nỗi
đau mất mẹ và em.
Hơn 5 năm sống ở kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung thấy được
nhiều điều mới lạ. So với quê hương xứ Nghệ, Huế có nhiều nhà cửa to đẹp,
nhiều cung điện uy nghiêm. Nguyễn Sinh Cung cũng thấy ở Huế có nhiều
lớp người, những người Pháp thống trị nghênh ngang, hách dịch và tàn ác;
những ông quan Nam triều bệ vệ trong những chiếc áo gấm, hài nhung, mũ
cánh chuồn, nhưng khúm núm rụt rè; còn phần đông người lao động thì chịu

chung số phận đau khổ và tủi nhục. Đó là những người nông dân rách rưới
mà người Pháp gọi là bọn nhà quê, những phu khuân vác, những người cu ly
kéo xe tay, những trẻ em nghèo khổ, lang thang trên đường phố… Những
hình ảnh đó đã in sâu vào ký ức của Nguyễn Sinh Cung.
Được tin vợ qua đời, ông Nguyễn Sinh Sắc vội trở lại Huế, đưa con về
quê. Sau khi thu xếp cuộc sống cho các con, được sự động viên của bà con
trong họ ngoài làng, ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự kỳ thi hội năm
Tân Sửu. Lần này đi thi ông mang tên mới là Nguyễn Sinh Huy.
Tháng 5-1901, ông Nguyễn Sinh Huy đậu Phó bảng khoa thi hội Tân
Sửu. Khoảng tháng 9-1901, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển về
sống ở quê nội. Ông Nguyễn Sinh Huy làm lễ vào làng cho hai con trai với
tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).
Tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành được gửi đến học chữ Hán với các
thầy giáo Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và sau là thầy Trần Thân.
Các thầy đều là những người yêu nước. Nguyễn Tất Thành được nghe nhiều
chuyện qua các buổi bàn luận thời cuộc giữa các thầy với các sĩ phu yêu
nước. Nguyễn Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các
bậc cha chú trước cảnh nước mất, nhà tan. Trong những người mà ông Sắc
7
thường gặp gỡ có ông Phan Bội Châu. Giống như nhiều nhà Nho yêu nước
lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũng day dứt trước hiện tình đất nước và số phận
của dân tộc. Con người nhiệt huyết ấy trong lúc rượu say vẫn thường ngâm
hai câu thơ của Viên Mai:
“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,
Lập thân tối hạ thị văn chương”.
Nghĩa là:
“Mỗi bữa (ăn) không quên ghi sử sách,
Lập thân hèn nhất ấy (là) văn chương”.
Câu thơ đã tác động nhiều đến Nguyễn Tất Thành và góp phần định
hướng cho người thiếu niên sớm có hoài bão lớn.

Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của người dân địa phương,
Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất
nước. Đó là nạn thuế khoá nặng nề cùng với việc nhân dân bị bắt làm phu
xây dựng đường trong tỉnh, làm đường từ Cửa Rào, đi Xiêng Khoảng (Lào)
nơi rừng thiêng nước độc. Những cuộc ra đi không có ngày về, nhân dân lầm
than, ai oán.
Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt,
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán. Tại đây
Nguyễn Tất Thành lại có dịp nghe chuyện thời cuộc của các sĩ phu đến đàm
đạo với cha mình.
Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng,
huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, khi ông Sắc đến đây dạy học. Ngoài thời gian
học tập, Nguyễn Tất Thành thường theo cha đến các vùng trong tỉnh như
làng Đông Thái, quê hương của Phan Đình Phùng, thăm các di tích thành
Lục niên, miếu thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, v.v…
Tháng 7-1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đến huyện Kiến Xương,
Thái Bình, trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đi gặp các sĩ phu ở vùng đó.
Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông
Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học
8
Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh. Chính tại ngôi trường này, Nguyễn Tất
Thành lần đầu tiên được tiếp xúc với khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng – Bác ái.
Những chuyến đi này giúp Nguyễn Tất Thành mở rộng thêm tầm nhìn
và tầm suy nghĩ. Anh nhận thấy ở đâu người dân cũng lam lũ đói khổ, nên
dường như trong họ đang âm ỉ những đốm lửa muốn thiêu cháy bọn áp bức
bóc lột thực dân phong kiến. Trước cảnh thống khổ của nhân dân, anh đã
sớm “có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”.
Sau nhiều năm lần lữa việc đi làm quan, cuối tháng 5-1906, ông
Nguyễn Sinh Huy vào kinh đô nhậm chức. Nguyễn Tất Thành và anh trai
cùng đi theo cha. Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng với anh trai được cha

cho đi học Trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị (cours
préparatoire, tháng 9-1906); lớp sơ đẳng (cours élémentaire, tháng 9-1907).
Ở Huế, lần này xảy ra một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời của
Nguyễn Tất Thành. Tháng 4-1908, anh tham gia cuộc biểu tình chống thuế
của nông dân tỉnh Thừa Thiên, khởi đầu cho cuộc tranh đấu suốt đời Người
vì quyền lợi của nhân dân lao động. Vì những hoạt động yêu nước, tham gia
cuộc đấu tranh của nông dân, Nguyễn Tất Thành bị thực dân Pháp để ý theo
dõi. Ông Nguyễn Sinh Huy cũng bị chúng khiển trách vì đã để cho con trai
có những hoạt động bài Pháp.
Tuy nhiên, tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Nguyễn Sinh
Côn, vẫn được ông Hiệu trưởng Quốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào
học tại trường. Tháng 9-1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp
nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.
Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành
được tiếp xúc nhiều với sách báo Pháp. Các thầy giáo của Trường Quốc học
Huế có người Pháp và cả người Việt Nam, cũng có những người yêu nước
như thầy Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến. Chính nhờ ảnh hưởng của các
thầy giáo yêu nước và sách báo tiến bộ mà anh được tiếp xúc, ý muốn đi
sang phương Tây tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi những thành tựu
của văn minh nhân loại từng bước lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Tất
9
Thành. Cùng thời gian đó, Nguyễn Tất Thành còn được nghe kể về những
hành động của những ông vua yêu nước như Thành Thái, Duy Tân và những
bàn luận về con đường cứu nước trong các sĩ phu yêu nước.
Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế
theo cha vào Bình Định, khi ông được bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê.
Trong thời gian ở Bình Khê, Nguyễn Tất Thành thường được cha dẫn đi
thăm các sĩ phu trong vùng và thăm di tích lịch sử vùng Tây Sơn.
Cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi học tiếp chương
trình lớp cao đẳng (lớp nhất – cours supérieur), tại Trường tiểu học Pháp –

Việt Quy Nhơn. Ông Nguyễn Sinh Sắc hiểu khả năng và chí hướng người
con trai thứ của mình nên đã tạo điều kiện cho anh được tiếp tục học lên.
Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học.
Sau khi nghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh,
anh không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam. Trên
đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan
Thiết. Ở đây anh xin vào làm trợ giáo (moniteur), được giao dậy một số
môn, đồng thời phụ trách các hoạt động ngoại khoá của Trường Dục Thanh,
một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh (con
trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lập năm 1907. Ngoài giờ
lên lớp, Nguyễn Tất Thành tìm những cuốn sách quý trong tủ sách của cụ
Nguyễn Thông để đọc. Lần đầu tiên anh được tiếp cận với những tư tưởng
tiến bộ của các nhà khai sáng Pháp như Rútxô (Rousseau), Vônte (Voltair),
Môngtétxkiơ (Montesquieu). Sự tiếp cận với những tư tưởng mới đó càng
thôi thúc anh tìm đường đi ra nước ngoài. Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành
rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Anh ở tạm tại trụ sở các chi nhánh của Liên
Thành công ty đặt tại Sài Gòn, như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay
là số 5, đường Châu Văn Liêm); nhà số 128, Khánh Hội. Ở Sài Gòn một thời
gian ngắn, anh thường đi vào các xóm thợ nghèo, làm quen với những thanh
niên cùng lứa tuổi. Ở đâu anh cũng thấy nhân dân lao động bị đọa đày, khổ
nhục. Nguyễn Tất Thành cũng hay đến những cửa hàng ở gần cảng Sài Gòn,
10
nơi chuyên nhận giặt là quần áo cho các thủy thủ trên tàu Pháp, để tìm cách
xin việc làm trên tàu, thực hiện ước mơ có những chuyến đi xa. Đến ngày
mùng 5 tháng 6 năm 1911 khi mới 21 tuổi với hai bàn tay trắng và trí tuệ
mẫn tiệp Người đã rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Để rồi trải
qua một hành trình khắp năm châu bốn biển Người đã đến với chủ nghĩa
Mác – Lênin, Người đã hiểu, đã tin và đưa chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt
Nam để đưa đất nước khỏi cảnh nô lệ lầm than.
Suốt hành trình tuổi thơ mà Người đã đi qua suốt những năm tháng

bôn ba tìm đường cứu nước, những gì Người thấy, Người cảm nhận, Người
thấu hiểu đã góp phần hình thành những tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mà
đặc biệt trong đó là lòng yêu thương con người.
1.1.2 Nội dung cơ bản về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào
Việt Nam, tạo cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho việc xây dựng
một nền văn hóa mới và một nền đạo đức mới Việt Nam. Trên cơ sở chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, Người đã cổ vũ, động viên các tiềm năng tinh thần
truyền thống Việt Nam để tạo ra một xã hội nhân cách mới. Xã hội nhân
cách đó được tạo dựng trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước của dân tộc kết hợp
chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, từ đó đã sản sinh ra hàng triệu,
hàng triệu người con anh hùng của đất nước - những chiến sĩ cách mạng kiểu
mới của thời đại Hồ Chí Minh: trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến
đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư Những cán bộ, đảng viên ưu tú của Đảng
đã gương mẫu đi tiên phong trong cuộc đấu tranh anh hùng đó và chính họ
đã cùng với nhân dân làm nên hiện tượng "kỳ diệu Việt Nam" trong thế kỷ
20, tiêu biểu cho lương tâm, vinh dự và phẩm giá con người.
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một thời đại mới,
một nền văn hóa mới, đạo đức mới trong lịch sử dân tộc. Người đã làm rạng
rỡ Tổ quốc, nhân dân Việt Nam, truyền thống quang vinh của Đảng. Người
11
nói: "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" và chính Người là hiện thân của sự
thống nhất đạo đức - văn minh đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những để lại cho chúng ta một sự nghiệp
cách mạng vẻ vang chưa từng có trong lịch sử dân tộc, mà Người còn để lại
cho chúng ta một di sản vĩ đại, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo
đức, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách
của dân tộc và của loài người.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức của một

vĩ nhân - một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản, nhưng đó đồng
thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể
học theo để làm một người cách mạng, một người công dân tốt. Vấn đề số
một trong đạo đức của một vĩ nhân - cũng như của một người bình thường -
là vấn đề lý tưởng, vấn đề lẽ sống: Sống cho ai? Sống vì cái gì? "Không có
gì quý hơn độc lập, tự do", đó là lý tưởng, là lẽ sống mà cũng là học thuyết
chính trị - đạo đức của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam. Ham muốn tột
bậc của Người là làm sao cho đất nước được hoàn toàn độc lập, nhân dân
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được
học hành.
Chính ham muốn mãnh liệt ấy đã tạo cho Người một ý chí, một nghị
lực phi thường để "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể
chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục". Cho đến khi phải từ biệt thế giới
này, điều luyến tiếc duy nhất của Người vẫn chỉ là "không được phục vụ
nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa". Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của
một bậc đại trí, đại dũng, hy sinh chẳng quản, gian nguy không sờn. Ở những
thời điểm then chốt của lịch sử, với tầm nhìn xa trông rộng của một "phượng
hoàng đại ngàn", Hồ Chí Minh đã sáng suốt và dũng cảm đi tới những phán
quyết lịch sử. Năm 1945, khi thời cơ cách mạng đã đến, Người chỉ thị: "Dù
có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập". Vào
giữa những nǎm 60, lợi dụng khó khăn của ta, khi phong trào cộng sản quốc
tế có xung đột và chia rẽ nghiêm trọng, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đổ hơn nửa triệu
12
quân vào miền nam Việt Nam và tăng cường cho không quân, hải quân ném
bom, bắn phá dữ dội miền bắc, hòng đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá!
Trước tình thế đó, Người vẫn thể hiện quyết tâm và khí phách của toàn
Đảng, toàn dân: "Dù nó ném hóa biển cũng phải giải phóng miền nam cho
kỳ được!". Thật "hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong những giờ phút thử
thách, lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng
cảm một cách phi thường như vậy".

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của tinh thần: Thắng không kiêu,
khó không nản. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vô
cùng gian khổ: hai lần ngồi tù, một lần lãnh án tử hình; có giai đoạn hoạt
động rất sôi nổi, được đánh giá cao, có giai đoạn bị hiểu lầm, ngộ nhận, lâm
vào cảnh "như là sống ở bên lề, ở bên ngoài của Đảng. Vượt qua được thử
thách khổ ải, tù đày đã rất khó, nhưng vượt qua được thử thách do bị hiểu
lầm, nghi kỵ còn day dứt hơn nhiều. Để kiên trì chân lý, giữ vững quan điểm
độc lập, tự chủ, Người đã bình tĩnh, chủ động vượt qua những năm tháng
khó khăn đó. Lê-nin từng nói: không sợ đói, không sợ chết, chỉ sợ không
chiến thắng được phút yếu đuối của bản thân. Trong khó khăn, Người vẫn
luôn luôn "tự khuyên mình": “muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải
cao!” Dù có lúc phải "hòa lệ thành thơ" thì điều đó cũng chỉ vì nhân dân, vì
Tổ quốc chứ không phải vì cảnh ngộ cá nhân.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một lãnh tụ hết lòng thương yêu,
quý trọng đối với nhân dân, luôn luôn tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của
nhân dân, cho nên mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu và
lợi ích của nhân dân, luôn luôn dựa vào dân, "lấy dân làm gốc". Người giáo
dục cán bộ phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân
dân, phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bởi "nếu nước
được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng
không có nghĩa lý gì".
Để làm tròn trách nhiệm là người đầy tớ trung thành của nhân dân,
Người dạy: cán bộ phải gần dân, hiểu tâm lý, nguyện vọng của dân, lắng
13
nghe ý kiến của dân, của "những người không quan trọng", không được lên
mặt "quan cách mạng", cậy quyền cậy thế, đè đầu cưỡi cổ dân. Mặc dù uy tín
rất cao, có sức hấp dẫn rất lớn, được toàn dân suy tôn là "Cha già của dân
tộc", nhưng không bao giờ Người xem mình đứng cao hơn nhân dân. Người
coi việc phải gánh chức Chủ tịch cũng như việc "người lính vâng mệnh lệnh
quốc dân ra mặt trận". Nhận được thư, quà chúc mừng của nhân dân, dù bận

trǎm công nghìn việc, Người vẫn tự tay viết thư trả lời, cảm ơn một cách
thân tình, chu đáo, nêu một tấm gương ứng xử rất văn hóa, đầy khiêm
nhường và kính trọng đối với nhân dân.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân
hậu hết mực. Người là "muôn vàn tình thân yêu" đối với đồng chí, đồng bào.
Trong tình yêu thương đó, có chỗ cho mọi người, không quên, không bỏ sót
một ai. Trái tim mênh mông của Người ôm trọn mọi nỗi đau khổ của nhân
dân. Người nói một cách cảm động: "Mỗi người, mỗi gia đình đều có một
nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia
đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi". Tình thương yêu đó được mở rộng
đối với nhân dân lao động toàn thế giới. Đối với những người lầm lạc, ngay
cả đối với những người chống đối hay kẻ thù, Người cũng thể hiện một lòng
khoan dung, độ lượng hiếm có. Kẻ thù xâm lược đã gây nên bao tội ác man
rợ đối với nhân dân ta, nhưng khi chúng đã thất thế, đầu hàng hay bị bắt,
Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải đối xử với chúng một cách khoan
hồng, phải làm "cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh
hơn bọn đi giết người, cướp nước".
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức chí công vô tư, đời riêng trong
sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Cần kiệm, giản dị, ít
lòng ham muốn về vật chất, đó là "tư cách của người cách mạng". Người
đề ra và tự mình gương mẫu thực hiện. Cũng như V.I.Lê-nin, Người coi
khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng. Một
cốt cách giản dị, một sự giản dị vĩ đại. Cuộc đời của Người, từ một thợ
ảnh bình thường ở ngõ hẻm Compoint ở Paris đến khi làm Chủ tịch nước,
14
sống giữa thủ đô Hà Nội, vẫn là một cuộc đời thanh bạch, giản dị, tao nhã.
Khách nước ngoài vào thăm nhà sàn của Người đã rất xúc động khi được
biết Người không hề có một chút của riêng. Đó là một cuộc đời trong
sạch, suốt đời thực hành cần, kiệm, liêm, chính.
Nét nổi bật trong đạo đức Hồ Chí Minh là sự khiêm tốn phi thường.

Mặc dù có công lao rất lớn, Người không để ai sùng bái cá nhân mình, mà
luôn luôn nêu cao sự nghiệp anh hùng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Người nói: Quần chúng mới là người làm nên lịch sử và lịch sử là lịch sử của
chính họ chứ không phải của một cá nhân anh hùng nào. Bấy nhiêu đức tính
cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trở nên siêu việt, vô song, "khó ai có thể vượt hơn. Nhưng với sự
kết hợp những đức tính đó, Người cũng là tấm gương mà nhiều người khác
có thể noi theo".
Sinh thời, Hồ Chí Minh đã viết nhiều về tấm gương đạo đức của
V.I.Lê-nin. Rèn luyện theo tấm gương đó, Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc
và nhân loại một tấm gương trọn vẹn, mười phân vẹn mười. Ở Hồ Chí Minh,
đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công
và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Do đó, Người đã
trở thành "tinh hoa và khí phách, lương tâm và vinh dự", thành biểu tượng
của đạo đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng, dân tộc, mà còn là biểu
tượng của đạo đức - văn minh nhân loại. Đúng như bạn bè quốc tế đã đánh
giá: "Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành trung tâm
và tượng trưng cho cuộc xung đột lớn lao đang diễn ra giữa cái cũ và cái
mới, giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội Sở dĩ bản anh hùng ca
Việt Nam thu hút được lòng yêu mến của hàng trăm triệu người trên thế
giới, chính là vì nó được tiêu biểu bởi nhân vật phi thường đó [35,26]
Đã từ ngàn xưa đạo đức luôn là yếu tố gắn bó trong đời sống của dân
tộc Việt, những tư tưởng đạo đức được nảy sinh và phát triển không ngừng
trong cuộc sống xã hội, đã ảnh hưởng đến suy nghĩ, lối sống và văn hóa ứng
xử của dân tộc ta.
15
Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm của đất nước Việt Nam ta thấy những
tư tưởng của đạo đức dân tộc khuyên ta sống có tình, có nghĩa, thủy chung,
yêu thương đùm bọc lẫn nhau… đã trở thành những chuẩn mực đi vào lối
sống và hành vi ứng xử của mỗi con người Việt Nam. Người Việt Nam vốn

giàu lòng vị tha, nhân ái yêu thương lẫn nhau, chính nếp sống chan hòa trong
cộng đồng gia đình làng xã đã tạo nên tình cảm keo sơn gắn bó, trước sau
như một và từ đó hình thành nên nét đẹp trong đạo đức của dân tộc.
Cha ông ta xưa có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy gí gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“Là lành đùm lá rách
Lá rách ít đùm lá rách nhiều”
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Dân tộc Việt Nam là dân tộc mang đạo lí làm người sâu sắc, những
đứa trẻ khi mới chào đời bên cánh võng đưa nôi bằng những câu ca, những
lời ru ngọt ngào đằm thắm của bà, của mẹ đã truyền cho con mình những
tình cảm và linh hồn người Việt, dạy cho con biết đạo lý làm người: phải biết
thờ phụng cha mẹ, yêu thương anh em, có hiếu, có tình, có nghĩa… phải
chăng những tình cảm đạo đức trong sáng ấy đã ăn sâu vào từng tâm hồn
người Việt ngay từ khi con bé. Chính những tư tưởng tình cảm đó tạo nên
những nét văn hóa, đạo đức cao đẹp của con người Việt Nam. Cũng những
tinh hoa, những giá trị văn hóa ấy được thể hiện, kết tinh và hội tụ trong con
người Hồ Chí Minh, Người chính là tấm gương đạo đức cao đẹp, một tấm
gương trong sáng tuyệt vời về sự phấn đấu cho lý tưởng đạo đức cao cả nhất
của con người.
Tư tưởng đạo đức của Người được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức
của dân tộc Việt Nam, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông,
16
những tinh hoa văn hóa nhân loại và đặc biệt là tư tưởng đạo đức của Mác,
Ăngghen, Lênin cũng như tấm gương đạo đức trong sáng của các ông để lại.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trước hết phải nói đó là tư tưởng của
chính bản thân Người. Cội nguồn, bản chất của tư tưởng đó được nảy sinh

hoàn toàn từ một con người cụ thể ở phương Đông, ở Việt Nam nơi có
truyền thống mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc lên nền văn
hóa nhân bản với tư tưởng yêu nước, thương người, niềm khát khao vươn tới
một cuộc sống tốt đẹp. Con người Việt Nam hiền hòa, đôn hậu vốn đúng như
bản chất của cư dân làm nông nghiệp, trồng lúa nước. Hơn nữa Người được
sinh ra và lớn lên trên quê hương Nam Đàn – Nghệ An mảnh đất anh hùng
mà sâu nặng tình nghĩa, được thừa hưởng truyền thống của một gia đình nho
học. Với phẩm chất đạo đức cao qúy của người cha đầy khí phách, giàu nghị
lực, ý chí mẫu mực và hết lòng yêu thương vợ con. Bên cạnh đó với đạo đức
người mẹ giàu lòng nhân ái, đôn hậu, tần tảo và dịu hiền. Cuộc sống của Chủ
tịch Hồ Chí Minh lúc còn thơ ấu với tình yêu thương đùm bọc của gia đình,
của làng xóm quê hương đã ăn sâu vào tâm hồn Người. Vì vậy, thật dễ dàng
nhận thấy tưởng đạo đức của Người chẳng phải bắt nguồn từ những điều cao
sang, mà nó được bắt nguồn từ những điều giản dị thân thương và rất đỗi gần
gũi trong cuộc sống.
Không những chỉ kế thừa những truyền thống đạo dức của dân tộc mà
Hồ Chí Minh còn tiếp thu tinh hoa đạo đức của nhân loại như: Nho giáo,
Phật giáo, Lão giáo, đạo đức phương Tây. Nguời đã từng sử dụng rất nhiều
phạm trù, khái niệm của tư tưởng đạo đức như: trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần,
kiệm, liêm, chính,… đã có trong nho giáo từ mấy trăm năm trước công
nguyên hay khái niệm dân chủ, tự do, công bằng, bác ái đã xuất hiện từ thời
cổ đại Hy Lạp – La Mã. Song khi tiếp thu sử dụng, Hồ Chí Minh đã đưa vào
đó những nội dung mới, tiếp thu có chọn lọc bổ sung vào tư tưởng đạo đức
của Người. Chính vì vậy, những giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với những
giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc khiến cho mỗi người Việt Nam đều
cảm thấy gần gũi với Người bởi Người đã kết hợp giữa truyền thống và hiện
17
đại để nâng giá trị đạo đức truyền thống lên một tầm cao mới. Trong tất cả
mọi vấn đề Người đều khai thác yếu tố tích cực, tìm kiếm những “hạt nhân
hợp lý” để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và xây dựng xã hội

mới. Đây cũng chính là những đặc trưng nổi bật của tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh.
Ngoài kế thừa những giá trị đạo đức cao đẹp của dân tộc, chắt lọc
những tinh hoa đạo đức nhân loại, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn bắt
nguồn từ tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Người đã từng viết những dòng đầy xúc động khi Lênin mất:
Lênin là người: “Đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản
dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ” “không phải chỉ thiên tài của Người mà
chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng,
nếp sống giản dị, tóm lại đó chính là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người
thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc Châu Á v à đã khiến trái tim của
họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi ” [11, 295]
Điều quan trọng đối với Hồ Chí Minh là ở chỗ không chỉ bàn tới đạo
đức mà phải thực hiện, phải nêu guơng. Người cho rằng “Một tấm gương
sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Người coi tấm
gương đạo đức cao cả của Lênin là ‘hiện thân của tình anh em bốn bể”,
những phảm chất cao đẹp của Lênin đã cuốn hút Hồ Chí Minh, là một trong
những yếu tố cội nguồn hình thành nên tư tưởng đạo đức của Người.
Như vậy, có thể thấy: tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chính là sự kết
hợp hài hòa giữa đạo đức truyền thống, tinh hoa đạo đức nhân loại và tư
tưởng đạo đức Mác – Lênin. Bàn tới vấn đề đạo đức trong tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh ta dễ dàng nhận thấy Người luôn đặt vấn đề đạo đức xem xét
nó với mọi đối tượng, mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ lao động sản
xuất, học tập, chiến đấu… ai ai cũg cần phải rèn luyện phẩm chất đạo đức.
Vấn đề đạo đức ấy không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ là gia đình nữa mà
nó được bàn đến trong phạm vi xã hội, từ giai cấp đến dân tộc, từ quốc gia
đến quốc tế. Đạo đức một con người luôn được Hồ Chí Minh xem xét một
18
cách toàn diện, sâu sắc trong 3 mối quan hệ: đối với mình, đối với người và
đối với việc. Người coi đạo đức là nền tảng của mỗi con người, đặc biệt là

với người cách mạng. Người đã dùng lối nói bình dị mà ví rằng đạo đức như
gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối “Sông thì có nguồn mới có
nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây
héo]. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.[14,252-253]
Luôn luôn coi trọng phẩm chất đạo đức của người cách mạng chính vì
thế Hồ Chí Minh mong muốn: Đảng ta cần phải chăm lo giáo dục đạo đức
cách mạng cho các thành viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người
kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đạo đức chính
là gốc, là nguồn, là nền tảng của mỗi người cách mạng bởi muốn làm cách
mạng trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đạo đức cao đẹp…
đạo đức chính là yếu tố đánh giá một người cách mạng thực thụ song cũng
không thể coi nhẹ tài năng bởi tài và đức, “hồng” và “chuyên”, phẩm chất và
năng lực phải đi đôi không thể thiếu mặt nào. Theo Hồ Chí Minh nếu có đức
mà không có tài thì chẳng khác gì ông bụt gỗ ngồi trên tòa sen tuy không làm
hại ai nhưng cũng chẳng có ích. Còn nếu có tài mà không có đức cũng chỉ
hại dân hại nước.
Đối với di sản tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bất cứ con người Việt
Nam nào cũng có thể tìm thấy những vấn đề đạo đức gần gũi, những phẩm
chất cần tu dưỡng để vươn tới cái Chân – Thiện – Mĩ trong cuộc sống. Đó
chính là những vấn đề đạo đức được Người rút ra từ cuộc đời thực của con
người trong xã hội Việt Nam khái quát thành tư tưởng lý luận đạo đức. Vậy
những phẩm chất đạo đức đó là gì?
Đó chính là trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và một tinh thần quốc tế trong sáng. Đây
cũng chính là những giá trị, những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người
Việt Nam trong thời đại mới cần rèn luyện.
19
Ngay từ thời trai trẻ, Hồ Chí Minh đã chọn cho mình con đường đấu
tranh suốt đời cho cách mạng, tất cả vì giải phóng dân tộc, giải phóng giai

cấp, giải phóng con người. “Trung với nước, hiếu với dân” là mục tiêu
Người kiên định theo đuổi, không quản gian khổ, hy sinh, bất chấp thách
thức nguy hiểm sáng suốt và dũng cảm đi theo con đường cách mạng. Những
năm trước cách mạng, trước cơ hội Tổng khởi nghĩa tuy Người bị sốt nặng
nằm lả đi trên lán Nà Lừa nhưng Người vẫn căn dặn đồng chí của mình: “Dù
có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải dành cho được độc lập!”.
Tấm gương “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” Tấm gương của ý chí
và nghị lực phi thường của Hồ Chí Minh, chính là bài học hàng đầu của
người cộng sản của một con người hết lòng yêu nước thương nòi. Người dạy
thanh niên:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi vào lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Chúng ta học ở đạo đức Hồ Chí Minh sự tin tưởng tuyệt đối vào sức
mạnh đoàn kết dân tộc, vào sự tôn trọng dân, hết lòng vì dân, dựa vào dân
lấy dân làm gốc là phương châm công tác dân vận của Người. Bởi Người
hiểu rõ: “Chèo thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân” Người tình nguyện
là “Người lính vâng mệnh quốc dân trước mặt trận”.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc trong việc xây dựng
con người, xây dựng cuộc sống mới. Người luôn nhắc nhở “Vì lợi ích mười
năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Hai tiếng “trồng người” đã
làm sáng tỏ tấm lòng nhân hậu bác ái, vị tha và tình yêu thương bao la của
Người đối với mọi tầng lớp nhân dân. Người nói “mỗi con người ta đều có
cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong con
người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của
người cách mạng”. Hồ Chí Minh biết cách dùng người và cảm hóa con người
rất đặc biệt. Người căn dặn chúng ta: “ngón tay cũng có ngón dài ngón ngắn.
20
Nhưng ngắn dài đều hợp lại trên nơi bàn tay vậy nên phải khoan hồng độ

lượng đùm bọc. Ta phải nhận rằng ta là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít
nhiều lòng ái quốc”
Ngay từ khi mới dành được chính quyền chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu
gọi mọi người xây dựng đời sống mới. Đó là cần - kiệm - liêm - chính, chí
công vô tư, nếp sống giản dị trong sáng, trung thực, khiêm tốn. Phải nâng
cao đạo đức cách mạng thường xuyên như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong.
Người nhấn mạnh “Tham ô, lãng phí tài sản của nhà nước, của tập
thể, của người dân là hành động trộm cắp mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ
bỏ”. Người coi trọng công tác xây dựng Đảng là rất quan trọng. Bởi vì:
“Đảng ta là một đảng cầm quyền. Phải giữ gìn Đảng thật trong sạch, phải
xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân”
Hồ Chí Minh đề ra tư cách của người cách mạng cho cán bộ, đảng
viên và tự mình nghiêm túc gương mẫu thực hiện. Ở Người nói là làm, lý
luận và thực hành luôn đi đôi với nhau. Những đức tính cao cả của chủ tịch
Hồ Chí Minh lại rất gần gũi bình dị cụ thể không xa hoa. Tư tưởng đạo đức
của Người như một vĩ nhân- cũng như của một người bình thường là vấn đề
lý tưởng, vấn đề lẽ sống: Sống cho ai? Sống vì cái gì?
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đó là lý tưởng, là lẽ sống và
cũng là học thuyết chính trị đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh của dân tộc
Việt Nam. Ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho đất nước hoàn toàn
độc lập nhân dân hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành.
Đạo đức Hồ Chí Minh, là đạo đức chí công vô tư, đời riêng trong
sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Cần kiệm, giản dị, ít
lòng ham muốn về vật chất, đó là tư cách của người cách mạng. Người đề ra
và tự mình gương mẫu thực hiện.
21
1.2. Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh.

1.2.1 Nội dung lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh
Con người ta được sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc
lớn lao, nhưng có lẽ được sống trong lòng của những người khác còn là
hạnh phúc lớn lao hơn nữa. Điều em muốn nói tới ở đây chính là cảm giác
yêu thương và được yêu thưong. Có lẽ tình yêu thương chính là hạnh phúc
lớn nhất của con người! Tình yêu thương là một thứ tình cảm tốt đẹp mà
con người ta dành cho nhau, có tình cảm gia đình, tình cảm bè bạn, thậm
chí là đối với những người ta không hề quen biết. Nó có thể là thứ tình
cảm được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thế
chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào
đó. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn
mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái
hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại cho cuộc sống là dành cho cả hai
phía. Người cho đi tình yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào,
êm dịu và bình yên. Và hầu như là họ cũng sẽ nhận lại được tình thương
từ người mình vừa trao tặng. Người được nhận yêu thương thì có thể nhận
được rất nhiều. Đối với một đứa trẻ thì đó có thể là nguồn nuôi dưỡng tâm
hồn, suối nguồn tươi mát ươm mầm cho một trái tim nhạy cảm. Cũng có
thể là sức mạnh cảm hóa, bến bờ quay lại đối với một bước chân lầm lỡ.
Tình yêu thương là những rung động giữa con người với con người,
là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối đoàn kết
thống nhất. Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết sẽ vô
cùng lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào. Và sẽ thật là một thảm họa
nếu như thế giới ở trong tình trạng ấy. Rất có thể sẽ là chiến tranh, là chết
chóc, bởi một khi yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo có thể bắt
nguồn được từ đâu nữa? Khi ấy hạnh phúc sẽ không thể tồn tại được nữa!
Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì vậy hãy dành tình
22
thương của mình cho mọi người thật nhiều. Có thể chúng ta sẽ nhận lại

được tình thương từ họ, hoặc có thể không, nhưng điều đó không quan
trọng, vì chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có được hạnh phúc.
Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người! Tư tưởng về lòng yêu
thương con người đó được thể hiện sâu sắc trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa
Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng
dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư
tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và
giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt
lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư
tưởng của Người. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh
đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân
(ở từng cá nhân riêng lẻ và của cả cộng đồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí
Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng
giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Tư tưởng đó cũng
chính là nội dung cơ bản của toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí
Minh.
Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại với tư cách cá nhân,
vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và
cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Người đã nêu một định nghĩa về
con người: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn.
Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người". Quan điểm
đó thể hiện ở chỗ Người chưa bao giờ nhìn nhận con người một cách
chung chung, trừu tượng. Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi
nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi
ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng. Đem lại lợi ích cho con
người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì
nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm
23

thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được. Trong khi
phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: "Đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá
nhân". Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng
của bản thân và của gia đình mình". Trong quan điểm về thực hiện một
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo Người, phải là một nền dân chủ chân
chính, không hình thức, không cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể
phải được đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp
và pháp luật. Con người, với tư cách là những cá nhân, không tồn tại biệt
lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng dân tộc và với
các loài người trên toàn thế giới.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm
trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập
đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động
nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc;
là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng
hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người cùng khổ". Lôgíc
phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến
với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Theo
lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm "con người" của Hồ Chí Minh tiếp
cận với khái niệm "giai cấp vô sản cách mạng". Người đề cập đến giai cấp
vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với
các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân). Người nhận
thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt
tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân
loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức. Toàn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm
một khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng
(chiến lược giải pháp; bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng, về
hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục
24

con người v.v ) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng
về con người của Hồ Chí Minh.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục
tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực
của chính sự nghiệp đó. Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể
trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định
xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đồng thời
tạo ra những tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong xây dựng
chủ nghĩa xã hội cần phải thực hiện chế độ dân chủ nhân dân, vì như
Người nói: "Đây là cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những cái gì đã cũ
kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi". Cuộc chiến đấu ấy sẽ
không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của toàn dân". Về
chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không bao giờ quan niệm hình thái xã hội
đó như một mô hình hoàn chỉnh, một công thức bất biến. Bao giờ Người
cũng coi trọng những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa khách
quan. Người chỉ đề ra những mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội với những bước đi thiết thực và những nội dung cơ bản nhất. Theo
Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm
cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn
việc làm, được ấm no và được sống đời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là
nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân" xây dựng chủ
nghĩa xã hội tức là làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng,
tốt đẹp. Người dạy xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thiết thực, phù hợp với
điều kiện khách quan, phải nắm được quy luật và phải biết vận dụng quy
luật một cách sáng tạo trên cơ sở nắm vững tính đặc thù, tránh giáo điều,
rập khuôn máy móc. Sự sáng tạo đó gần gũi, tương đồng, nhất quán với

25

×