Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Viêm mũi trong các bệnh nhiễm khuẩn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.49 KB, 13 trang )

Viêm mũi trong các bệnh
nhiễm khuẩn

Một số lớn các bệnh nhiễm khuẩn và truyền nhiễm
như cúm, sởi, thương hàn thường hay kèm theo viêm
mũi. Những triệu chứng về mũi ở người lớn thường
không rõ rệt nhưng trái lại ở trẻ em thì triệu chứng
mũi rất quan trọng. Bài viết sau xin đề cập kiến thức
giúp việc nhận biết và xử trí viêm mũi ở trẻ em trong
một số bệnh truyền nhiễm thường gặp.
Viêm mũi trong bệnh cúm.
Viêm mũi là một trong những
triệu chứng đầu tiên của bệnh
cúm. Nếu khám qua, triệu chứng
này cũng giống như những viêm mũi thông thường nhưng
nếu khám kỹ sẽ thấy một số đặc điểm khác biệt rõ: Viêm
mũi cúm lan tràn rất nhanh trong thời gian ngắn cho nhiều
người. Nguyên nhân của sự lan tràn đó là dịch tiết của
bệnh nhân bắn ra khi ho hoặc hắt hơi vào môi trường
xung quanh.
Bệnh bắt đầu một cách âm ỉ. Nhiệt độ cao vọt lên 40oC
trong ngày đầu, hôm sau tụt xuống 38oC rồi lại lên 40oC
(nhiệt độ hình chữ V). Người bệnh nhức đầu và đau khắp
mình mẩy, mất ngủ, không muốn ăn, khát nước nhiều và
đi đái ít. Đôi khi bệnh nhân nôn mửa. Bệnh nhân hắt hơi,
chảy nước mũi nhiều, có khi xì ra cả máu và thường hay
bị tắc mũi. Hiện tượng viêm lan rộng xuống niêm mạc
họng, niêm mạc thanh quản. Tiếng nói khàn, ho từng hồi
dài.
Khám miệng thấy lưỡi trắng bóng như sứ, ở thanh quản
thường thấy những chấm xuất huyết.


Riêng ở trẻ mới đẻ dưới 1 tháng, bệnh cúm có thể gây ra
hội chứng nhiễm độc thần kinh rất nặng, mặt xám chì, mắt
lõm có quầng, lưỡi khô, đen, nôn mửa, tiêu chảy, urê
huyết cao đưa đến tử vong trong vòng 48 giờ hoặc bệnh
cũng có thể gây ra tình trạng khó thở do phế quản phế
viêm hay do phù nề thanh quản.
Bệnh viêm mũi do cúm thường để lại các di chứng sau:
Viêm tai xương chũm hoại tử do cúm, viêm thanh quản
phù nề hạ thanh môn, viêm não, viêm thần kinh
Để chẩn đoán bệnh cúm người ta thường dùng một số
phản ứng huyết thanh.
Điều trị: Ngày nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa cúm.
Nếu bệnh không có biến chứng thì điều trị triệu chứng mà
trẻ mắc phải là chủ yếu như hạ sốt, giảm đau, giảm ho,
chống sung huyết và co mạch tại mũi kết hợp các biện
pháp tăng cường sức đề kháng của cơ thể như chế độ ăn
uống tốt khi bị bệnh, bồi phụ điện giải bị mất khi sốt bằng
oresol, vitamin C Nếu có khó thở phải cho thở ôxy. Khi
có dấu hiệu của bội nhiễm vi khuẩn do sức đề kháng của
cơ thể giảm sút khi cúm hoặc xuất hiện các biến chứng,
lúc này cần sử dụng các kháng sinh thích hợp đường
uống hoặc tiêm tùy tình trạng của bệnh.
Phòng bệnh: Cần cách ly người bệnh như đối với các
bệnh truyền nhiễm khác bằng cách đeo khẩu trang khi tiếp
xúc với người khác, không dùng chung bát, đĩa, thìa,
khăn Trong dịch cúm nên nhỏ acgyrol 1-3% vào mũi
hoặc nước tỏi, tuy nhiên biện pháp này cũng không có tác
dụng tuyệt đối.
Có thể tiêm vaccin chống cúm. Mỗi dịch cúm có một
chủng virut khác nhau vì vậy không thể dùng một loại

vaccin chung cho tất cả các dịch cúm (có tới 200 loại virut
cúm khác nhau). Thời gian miễn dịch chỉ kéo dài 4 tháng
sau khi tiêm vì vậy phải tiêm nhắc đi nhắc lại rất tốn kém.
Viêm mũi trong bệnh sởi
Bệnh sởi cũng gây ra những triệu chứng sớm ở mũi. Bệnh
bắt đầu lặng lẽ khi nhiệt độ cơ thể lên cao một cách từ từ,
bệnh nhân hắt hơi và ngạt tắc mũi ngày càng tăng. Mắt và
lệ đạo cũng bị virut xâm nhập; màng tiếp hợp đỏ, chảy
nước mắt, mí mắt phù nề. Tiếng nói trở nên khàn, đôi khi
có chảy máu cam.
Giai đoạn này có một triệu chứng giúp ta chẩn đoán bệnh
sởi là dấu hiệu Koplix tức là niêm mạc má đỏ bầm và
xung quanh lỗ tuyến mang tai đổ ra đằng miệng có những
chấm trắng đỏ.
Đến ngày thứ 3 thì sởi mọc: mặt và cổ em bé đỏ rực lên.
Viêm mũi trong bệnh sởi không có gì quan trọng lắm. Sau
khi hết sốt mũi còn chảy ra một ít tiết nhờn mủ trong vài
ngày rồi khô hẳn. Tiên lượng bệnh sởi thường là tốt đối
với những trẻ khỏe mạnh được chăm sóc chu đáo. Trái lại
ở những môi trường thiếu vệ sinh, bệnh nhân không được
cách ly tốt, bệnh sởi thường hoành hành một cách ghê
gớm nhất là với những trẻ dưới 1 tháng tuổi, gây ra những
biến chứng như viêm thanh quản loét và phù nề, viêm tai
hoại tử, viêm phế quản phổi, cam tẩu mã Đôi khi bệnh
sởi còn phối hợp với bạch hầu gây viêm thanh quản rất
nặng.
Ngoài ra sau sởi, cơ thể trẻ lâm vào tình trạng suy nhược,
sức đề kháng của trẻ giảm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát sinh ra các bệnh khác như lao.
Điều trị:

- Nhỏ mũi bằng thuốc co mạch giảm sung huyết chứa
xylomethasoline, chống xuất tiết, chống viêm.
- Khí dung mũi họng.
- Trong trường hợp có biến chứng phải phối hợp kháng
sinh toàn thân.
Phòng bệnh:
- Cách ly trẻ với thời gian nghỉ học là 16 ngày.
- Trong khi có dịch sởi nên tiêm thuốc tăng cường miễn
dịch cho những trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng
Viêm mũi trong bệnh thương hàn
Thương hàn không còn nguy hiểm nữa từ khi có các
thuốc kháng sinh hữu hiệu cho những nhiễm trùng đường
hô hấp trên. Hậu quả thương hàn gây ra áp-xe vách ngăn
mũi, loét mũi hầu như không còn thấy nữa nhưng chảy
máu mũi vẫn còn hay gặp. Chảy máu mũi xuất hiện trong
tuần lễ đầu cùng với sốt. Chảy máu mũi nhiều ở cả hai
bên mũi, máu có thể chảy ra từ vách ngăn mũi hoặc từ
cuốn mũi. Chẩn đoán căn cứ vào cấy máu trong cơn sốt
và làm phản ứng huyết thanh.
Điều trị bằng kháng sinh đường uống, các thuốc cầm máu
và nếu chảy máu mũi nhiều phải can thiệp bằng nhét
metcher mũi.
Viêm mũi trong bệnh viêm màng não
Bệnh viêm màng não do cầu khuẩn màng não thường bắt
đầu bằng viêm mũi hoặc viêm mũi họng. Viêm mũi này
không có gì đặc biệt khác với viêm mũi thông thường vì
vậy khó chẩn đoán bệnh trước khi có những dấu hiệu của
viêm màng não.
Trong thời kỳ có dịch viêm màng não, trước một bệnh
nhân bị viêm mũi, người thầy thuốc phải lấy dịch mũi tìm

cầu khuẩn màng não để phát hiện và điều trị bệnh thật
sớm. Nếu bệnh nhân xuất hiện cứng gáy thì phải chọc
dịch não tủy để có được chẩn đoán xác định.


×