Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÁC BỆNH NHIỄM VI NẤM TRONG NHIỄM HIV/AIDS (Kỳ 3) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.78 KB, 5 trang )

CÁC BỆNH NHIỄM VI NẤM TRONG
NHIỄM HIV/AIDS
(Kỳ 3)
oooOOOooo


4-Nhiễm Nấm xâm lấn (invasive fungal infections) :
Nhiễm nấm xâm lấn phát sinh tại vị trí xâm nhập ở da-niêm mạc, thường
theo sau sự lan tràn từ đường máu hoặc bạch huyết đến nội tạng hoặc da, hoặc
thường gặp do hoạt hóa các ổ nhiễm tiềm ẩn ở phổi. Các nhiễm nấm tiềm ẩn ở
phổi như nhiễm cryptococcose, histoplasmose, coccidioidomycose, sporotrichose,
penicillinose có thể tái hoạt tính và lan tràn vào các nội tạng khác nhau, bao gồm
màng não và da trên bệnh cảnh HIV nặng.
Các biểu hiện da thường gặp nhất là các tổn thương giống u mềm lây
thường xảy ra ở mặt và phần trên thân mình.Nhiễm nấm sâu lan tỏa thì ít gặp khi
dùng HAART.
4.1.Nhiễm nấm Cryptococcose (cryptococcosis) :
Nhiễm cryptococcose lan tỏa rất thường gặp trên bệnh cảnh HIV nặng,
chiếm tỷ lệ 5-10%. Serotype D nhận thấy gây bệnh trên da nhiều hơn các serotype
khác. Các tổn thương da có thể hiện diện vài tuần hoặc nhiều tháng trước khi có
biểu hiện hệ thống, vị trí thường ở đầu và cố (78%) nhưng cũng có thể toàn thân;
hình thái thường gặp nhất là các tổn thương giống u mềm lây (các nốt hoặc các sẩn
màu hồng hoặc giống màu da, lõm ở giữa) chiếm 54%, các dạng khác gồm mụn
mủ, viêm mô tế bào, loét, viêm mô mỡ dưới da, ban xuất huyết, abscess dưới da,
các mảng sùi và các tổn thương giống viêm da mủ hoại thư, viêm màng não do
Cryptococcus neoformans.
Xét nghiệm:
-Soi trực tiếp: nhuộm mực Ấn Độ, thấy vi nấm là các tế bào nấm men,
đường kính 8-12µm, có bao nang lớn gấp hai tế bào nấm men bao quanh.
-Mô bệnh học: nhuộm PAS hoặc mucicarmine thấy phản ứng dạng u hạt
với mô bào, tế bào khổng lồ, tế bào dạng lympho, nguyên bào sợi; có các ổ hoại


tử, tế bào nấm men có bao nang lớn.
-Dịch não tủy: trong viêm màng não, thấy tế bào nấm men có bao nang khi
nhuộm mực Ấn Độ (40-60%), giảm glucose, tăng protein, tăng lympho bào, tăng
áp lực dịch não tủy.
-Nuôi cấy: môi trường Sabouraud ở nhiệt độ phòng, khuẩn lạc mọc sau 1-3
tuần có bề mặt óng ánh, trơn láng, màu hồng nhạt. Nhuộm mực Ấn Độ: tế bào nấm
men có bao nang, hiếm khi nảy sinh sợi nấm.
-Thử nghiệm phản ứng ngưng kết latex, ELISA /máu, dịch não tủy.
Điều trị : Amphotericin B 0,7mg/kg/ngày + Flucytosine 100mg/kg/ngày x
14 ngày trong giai đoạn tấn công ; điều trị củng cố bằng Fluconazole 400-
800mg/ngày x 8 tuần ; điều trị duy trì suốt đời bằng Fluconazole hoặc
Itraconazole 200-400mg/ngày.
[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/owner/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/0
1/clip_image007.gif[/IMG]
[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/owner/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_i
mage008.gif[/IMG]
4.2.Nhiễm nấm Coccidioidomycose (coccidioidomycosis) : khởi đầu là các
sẩn và tiến triển thành các mụn mủ, các mảng, hoặc các nốt với viền hồng ban bao
quanh, thường giống u mềm lây. Theo thời gian, các tổn thương có thể rộng ra và
gom lại , hình thành các abscess, dò mủ, loét ra, viêm mô tế bào ở mô dưới da, các
mảng dạng mụn cóc, các nốt dạng u hạt và khi lành để lại sẹo. Các tổn thương
giống hồng ban đa dạng và hồng ban nút có thể quan sát thấy, thường ở nữ.
Xét nghiệm:
-Quan sát trực tiếp: phủ KOH và xem dưới KHV thấy túi bào tử có thành
dày, đường kính 20-80µm, chứa đầy nội bào tử kích thước 5µm. Khi túi bào tử
chín sẽ vở ra, phóng thích các nội bào tử vào mô chung quanh và tiếp tục phát
triển thành các túi bào tử khác.
-Mô bệnh học:Nhuộm H&E mẫu mô thấy hình ảnh túi bào tử có thành dày
chứa đầy nội bào tử.
-Nuôi cấy: môi trường Sabouraud ở nhiệt độ phòng. Sau 1-3 tuần, mọc

khuẩn lạc màu trắng, bên dưới ngã màu nâu xám. Xem dưới KHV thấy một số thể
sợi nấm sáng, có vách ngăn, chứa các bào tử đốt kích thước 4-6µm, có thành dày,
màu xanh sẫm.
-Thử nghiệm khác: test da với coccidioidin (+) sau khi phơi nhiễm.
Điều trị:
-Thuốc kháng nấm toàn thân: Amphotericine B 1mg/kg/ngày, Itraconazole
200-400mg/ngày, Fluconazole 200-400mg/ngày.
-Dự phòng thứ phát: điều trị suốt đời khi có viêm màng não do nấm trên
người nhiễm HIV.

×