MỞ ĐẦU
Từ lâu, 5S đã được biết đến như một phương pháp quản lý rất có hiệu quả
nhằm tiết kiệm tiền của, thời gian, công sức. Mặc dù trước đây, khi mới ra đời 5S
chỉ được coi như là một công cụ hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp, chứ không
được coi như một phương pháp quản lý chính, vì vậy nó chủ yếu chỉ được áp dụng
tại các nhà máy, công ty chuyên về sản xuất ở Nhật Bản. Nhưng càng về sau, tính
hữu ích của nó càng được bộc lộ rõ nét hơn. Nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế, người ta đã nhận ra sự cần thiết của 5S, lợi ích của nó khi áp dụng thành
công trong doanh nghiệp. Vì vậy, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất mà còn
trong các doanh nghiệp dịch vụ và tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác đều coi 5S
là một bí quyết dẫn đến thành công. Mở rộng hơn nữa là cả trong đời sống kinh tế-
xã hội và trong cuộc sống hàng ngày, nếu chúng ta biết cách vận dụng 5S hợp lý thì
mọi thứ đều trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Trên thực tế thì 5S mới được quan tâm ở Việt Nam trong vài năm gần đây, vỡ
nó là một phương pháp mới nên để áp dụng thành công là cả một quá trình. Hơn
nữa, để áp dụng thành công 5S cho 1 cty Nhà nước vừa mới được cổ phần hóa như
Công ty cổ phần 26 – cụ thể là Xí nghiệp 26.3 thì thực sự là một thử thách. Vì vậy
nên em đã chọn đề tài: “ Nghiờn cứu, đề xuất triển khai, áp dụng chương trình
5S tại Xí nghiệp 26.3 thuộc cty cổ phần 26”.
Nhờ sự chỉ bảo và giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Trương Đoàn Thể cùng với
cán bộ công nhân viên phòng kỹ thuật công nghệ cũng như công ty 26 em đã hoàn
thành bài khoá luận này.
Kết cấu khoá luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp 26.3 thuộc công ty cổ phần 26.
Chương II: Đánh giá thực trạng quản lý của xí nghiệp 26.3 ttheo các tiêu chí
của 5S.
Chương III: Nghiên cứu, đề xuất, triển khai áp dụng chương trình 5S tại xí
nghiệp 26.3.
Do cũn cú những hạn chế về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế, nên
bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn
nhiệt tình của thầy hướng dẫn cũng như các giảng viên trong khoa Quản trị kinh
doanh.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP 26.3 THUỘC
CÔNG TY CỔ PHẦN 26
I. Tổng quan về XN 26.3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí Nghiệp
1.1.1 Giới thiệu chung về Xí Nghiệp 26.3
Địa chỉ: Khu Công nghiệp Sài Đồng, phường Phúc Đồng, quận Long Biên
Giám đốc: Ông Trần Thanh Sơn.
Diện tích mặt bằng 3,2 ha.
Điện thoại: 043.8751292.
Fax: 04.8751460
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Xí Nghiệp 3 ra đời cùng với sự ra đời của Công ty, cùng được trải qua những
thăng trầm trong quá trình xây dựng và phát triển của Công ty. Sau đây ta sẽ thấy
rõ hơn sự phát triển của Xí nghiệp cũng như của cty trong từng giai đoạn thăng
trầm của lịch sử.
1.1.2.1. Giai đoạn 1978-1985
Đây là những năm đầu thành lập, vừa xây dựng vừa chiến đấu với tên gọi
Xưởng quân dụng 26 Cục Quân nhu- Tổng cục hậu cần, và nguồn kinh phí do Cục
phân bổ chỉ có 30.000 đồng, đây là giai đoạn thực sự khó khăn về cả kinh phí và
nguồn nhân lực.
Đầu tháng 7/1980, Cục Quân Nhu được tách thành 2 cục: Cục quân lương và
Cục quân trang theo quyết định số 385/QĐ của Bộ Quốc Phòng, Xưởng Quân
dụng 26 được chuyển về Cục Quân trang
Năm 1981 Tổng cục Hậu cần quyết định đổi tên Xưởng Quân dụng 26 thành
Xí Nghiệp 26, đây là giai đoạn cty phải đối mặt với rất nhiều thách thức to
lớn,cựng với những khó khăn của đất nước trong giai đoạn đó khiến tất cả mọi
thành viên phải nỗ lực hết mình để thoát khỏi tình trạng này.
Năm 1984, XN đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra, Với giá trị Tổng sản
lượng đạt 2.269.000 đồng vượt 3,9% so với kế hoạch.
Trong giai đoạn này, vai trò của Xí nghiệp 3 vẫn chưa hình thành rõ rệt, vì qui
mô của toàn cty còn nhỏ, cho nên chưa có sự phân định riêng cho từng Xí nghiệp
sản xuất. Tất cả các Xí nghiệp vẫn nằm chung trong sự phát triển của toàn Xí
nghiệp 26.
1.1.2.2. Giai đoạn 1986-1995
Đây là giai đoạn XN 26 vững bước đi lên trong công cuộc đổi mới đất nước,
Trong giai đoạn chuyển đổi này, tư tưởng đổi mới chưa hình thành rõ nét, tư tưởng
bao cấp vẫn còn mang tính chất nặng nề, cộng thêm khó khăn về vốn, sự lạc hậu về
thiết bị và trình độ công nghệ đòi hỏi các cán bộ chủ chốt cần thực sự tỉnh táo nhận
định tình hình, các công nhân viên phải làm việc hết mình, thể hiện sự sỏng
tạo,dỏm nghĩ, dám làm.
Sang đến năm 1990, tình hình chính trị phức tạp diễn ra tại Liên Xô và Đông
Âu dẫn đến việc họ cắt bỏ viện trợ đối với nước ta trong đó có cả các loại giầy da
cho quân đội. Vì vậy, XN đã quyết tâm đi vào lĩnh vực sản xuất giày da. Điều này
đó đỏnh một dấu mốc quan trọng bắt đầu bước vào thời kỳ hoàng kim của Xí
nghiệp 26.3. Bởi vì các sản phẩm về giầy này đã trở thành mặt hang mũi nhọn của
cty, cho nên điều dễ hiểu là Xí nghiệp 3 trở thành Xí nghiệp sản xuất chính, đóng
góp chủ yếu vào doanh thu của cả Xí nghiệp 26.
Từ những cố gắng đó, XN đã đạt được kết quả kinh doanh rất cao, giá trị
sản lượng hàng hoá đạt 2,3 tỷ đồng vượt 37% so với kế hoạch. Thu nhập bình quân
tăng lên 120.000 đồng/người/năm. Đời sống của công nhân viên không ngừng
được cải hiện, 70 hộ đã được cấp nhà để ở.
Theo đà phát triển đó, bước vào năm 1991, từ thắng lợi của chủ trương đa
dạng hoá sản phẩm và sự ủng hộ nhiệt tình của Thủ trưởng BQP, Thủ trưởng Tổng
cục Hậu cần cộng với ý chí quyết tâm mở rộng và xây dựng XN ngày càng vững
mạnh, XN 26 đã mạnh dạn mở rộng thêm nhiều lĩnh vực sản xuất mới như sản xuất
áo mưa PVC chiến sĩ, thắt lưng, màn tuyn, khăn mặt… trong đó nổi bật là ngành
giầy vải được sản xuất tại Xí nghiệp 26.3 ngoài sản xuất để phục vụ cho nhu cầu
Quốc phòng thì đa số còn lại phục vụ cho thị trường tự do.
4/8/1993 BQP ra Quyết định số 465/QP về việc thành lập lại doanh nghiệp
nhà nước. Đảng uỷ Tổng cục Hậu cần cũng có Quyết định số 214/NQĐU ngày
29/3/1993 về một số chủ trương, biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ bảo đảm Hậu cần
cho phép XN 26 được liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước nhằm tăng khả năng về vốn cũng như thu hút các kỹ thuật công nghệ
tiên tiến vào sản xuất.
Các sản phẩm của XN ngày càng khẳng định được vị trí của mỡnh trờn thị
trường. Tại Hội chợ triển lãm Hàng công nghiệp VN năm 1995, nhiều sản phẩm
của XN đã nhận được một số huy chương cao quý.
4/1996 Bộ trưởng BQP đã ký Quyết định số 472/QĐQP về việc thành lập Cty
26.
1.1.2.3. Giai đoạn 1996- 2005
Đây là giai đoạn Cty 26 tiếp tuc củng cố, phát triển trong thời kỳ Công nghiệp
hoá, Hiện đại hoá đất nước.
Kết quả năm 1997 thu được là doanh thu đạt 71 tỷ đồng, thu nhập bình quân
tăng lên 837.000 đồng/người/thỏng.
Đến cuối năm 2001, do yêu cầu sắp xếp lại các XN trong Tổng cục Hậu cần,
XN 32.4 thuộc Cty 32 được chuyển về cho Cty 26 trực tiếp quản lý. 4 XN được
chuyển về hoạt động trên 4 địa bàn khác nhau, cụ thể sẽ được nêu chi tiết trong
phần trình bày sau.
1.1.2.4. Giai đoạn 2005 đến nay
Đây là giai đoạn thực sự khó khăn đối với 1 Cty mà vốn nhà nước chiếm
100% như Cty 26. Vì trong thơỡ kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tất cả mọi nơi, mọi
lĩnh vực đều tích cực mở cửa, khuyến khích sự liên doanh, liên kết nhằm tăng
cường nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như thu hút được các công
nghệ hiện đại từ các nước khác. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi lãnh đạo Cty cần
nhanh chóng tìm ra con đường đi mới, vừa tăng được khả năng cạnh tranh, tránh
tụt hậu, lại vừa giữ vững được lập trường, tư tưởng ban đầu của mình. Trước yêu
cầu đổi mới doanh nghiệp chuẩn bị bước vào hội nhập tổ chức thương mại thế giới,
Thủ tướng chính phủ đó kớ quyết định số 98/2005/QĐTtg về việc phê duyệt
phương án điều chỉnh sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước trực thuộc Bộ Quốc
phòng, trên cơ sở đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành quyết định số
1358/QĐ-BQP ngày 1/7/2007 về việc cổ phần hoá Công ty 26 thuộc Tổng cục Hậu
cần. . Được sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và TCHC sau gần 2 năm thực hiện quá
trình chuyển đổi đến ngày 15/05/2007 Công ty cổ phầm 26 được cấp đăng kí kinh
doanh đánh dấu sự ra đời của Công ty cổ phần, ngày 16/06/2007 Công ty cổ phần
26 đã tổ chức lễ ra mắt chính thức đi vào hoạt động.
Cho đến nay, Cty vẫn không ngừng phát triển và trở thành 1 trong những cty
mũi nhọn, hoạt động khá mạnh trong ngành May mặc nước ta, tạo được công ăn
việc làm cho gần 1000 người với doanh thu vào khoảng 95 tỷ đồng.
Chính việc cổ phần hóa này đã tác động rất mạnh tới mọi hoạt động của Xí
nghiệp 3. Nó thúc đẩy mọi người cần phải nỗ lực hơn nữa vì không còn chịu sự
quản lý và bảo hộ hoàn toàn của Nhà nước nữa, có nhiều cơ hội để mang sản phẩm
của Xí nghiệp ra thị trường thế giới, nhưng cũng cần phải chuẩn bị tâm lý để đối
mật với nhiều thách thức, đòi hỏi sự sang tạo và tính chuyên nghiệp cao cũng như
yêu cầu chuyên môn ngày càng sâu rộng.
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Xí Nghiệp
Sản phẩm chủ yếu của XN là các loại giầy vải, giầy da được sản xuất trên dây
chuyền hiện đại, đồng bộ của Italia. Các sản phẩm này 1 phần được sản xuất theo
đơn đặt hàng của Bộ Quốc Phòng, phần còn lại là để phục vụ cho nhu cầu về giầy
trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
1.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của Xí nghiệp 26.3.
1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức, quản lý của Xí Nghiệp được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống QLCL tại XN 26.3
Tổng Giám Đốc CTy
P.Tổng GĐ Kĩ thuật, sản xuất, kinh doanh
P.Tổng GĐ chính trị, nội bộ
Phòng KTCN
Phòng KHKD
Phòng TCHC
Xí nghiệp 26.3
Ban TCSX_KT
Ban TC_HC
Xưởng giầy vải
Tổ chuẩn bị
Xưởng giầy da
Tổ may mũ giầy
Tổ cán luyện cao su
Tổ lưu hoá, thành phẩm
Tổ may mũ giầy
Tổ gò ráp
Tổ thành phẩm
Nguồn: Phòng kỹ thuật công nghệ
Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi hoạt động sản xuất
của Công ty. Đồng thời được quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty theo qui
định. Thực hiện nghị quyết Đảng ủy, HĐQT, nghị quyết đại hội đồng cổ đông hằng
năm.
Giám đốc Xí Nghiệp: Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của đơn vị,
quản lý, sử dụng vốn và tài sản được giao đúng mục đích. Tổ chức, quản lý, điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp, đảm bảo đạt được các
mục tiêu đề ra. Được thực hiện các quyền hạn do ủy quyền của TGĐ.
Cỏc phó tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước cấp trên về lĩnh vực chuyên
môn được quản lý. Và thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm theo phân công và
ủy quyền của Tổng giám đốc.
Trưởng phòng: Có vai trò tham mưu giúp TGĐ trên một số lĩnh vực quản lý
chyờn mụn, nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện cũng như việc quản
lý, điều hành mọi hoạt động chức năng của phòng. Được quyền phân công nhiệm
vụ cho các cán bộ, nhân viên trong phòng. Được ký các văn bản theo ủy quyền của
TGĐ.
Cỏc phòng chức năng của Cty:
Phòng kỹ thuật công nghệ: Có nhiệm vụ lập kế hoạch, quản lý toàn bộ vật tư
thiết bị của cty, đảm bảo chất lượng sản phẩm và qui trình sản xuất.
Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ là lập kế hoạch thi công, quản lý
tiến độ thực hiện các dự án, nghiệm thu công trình vfa bàn giao cho chủ đầu tư.
Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vị lưu trữ và quản lý công văn đi đến,
công tác y tế chăm lo sức khoẻ cho toàn thể ccỏn bộ công nhân viên.
Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ vốn, tài sản, theo dõi
thu chi tài chính. Thực hiện các chế độ bảo hiểm, thuế, tiền lương, các báo cáo
định kỳ và quyết toán công trình.
1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường
1.2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm
Bảng danh mục các sản phẩm chính:
Giầy da Sĩ Quan cấp úy K08.
Giầy da Sĩ Quan cấp tá K08.
Giầy vải chiến sĩ.
Giầy da chiến sĩ.
Giầy da sĩ quan nữ.
Bạt và nhà bạt các loại.
Giầy da, giầy vải thường phục.
Giầy da, giầy vải kinh tế.
Ba lô ba túi, ba lô các loại.
Sản phẩm chính của Xí Nghiệp là giầy da, giầy vải. Sau khi được sản xuất
thành thành phẩm hoàn chỉnh, chúng sẽ được kiểm tra xem có đạt được các tiêu
chuẩn có sẵn hay không rồi mới được treo lên các xe treo riêng. Một đặc thù quan
trọng nổi bật nhất của các sản phẩm may mặc, giầy dép đú chính là phục vụ nhu
cầu thiết yếu của con người. Riêng đối với các loại giầy dép phục vụ cho Bộ quốc
phòng thì vừa không đa dạng về chủng loại vừa không cầu kỳ về mẫu mã, các sản
phẩm này thường đơn giản nhưng lại phải bền, vỡ nó được đặt hàng theo mẫu sẵn
của Bộ quốc phòng cho nên Xí nghiệp cứ tiêu chuẩn đó mà thực hiện.
Riêng đối với các sản phẩm trên thị trường tự do thì thường xuyên biến động
cả về mẫu mã và chủng loại, vì xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người
ngày càng cao và hay thay đổi. Có những sản phẩm thì đẹp và thời trang là yếu tố
trên hết, nhưng cũng có những loại thì chỉ cần đơn giản và bền là được. Từ đó mà
Xí nghiệp cần thường xuyên thay đổi về màu sắc, kiểu dỏng…và không ngừng
sáng tạo để có thể khai thác được hết những mảng thị trường khác nhau.
1.2.2.2. Đặc điểm về thị trường
Cũng giống như thị trường tiêu thụ các sản phẩm của toàn Công ty. Sản phẩm
của Xí Nghiệp cũng được chia ra làm 3 thị trường là Hàng kinh tế, Hàng quốc
phòng và Hàng xuất khẩu. Đặc thù của sản phẩm may mặc vốn đã mang tính thiết
yếu, không thể thiếu được. Vì vậy nhu cầu của nó là rất lớn và hay biến động.
Vì sản phẩm của Công ty gồm cả hàng quốc phòng và hàng kinh tế cho nên
khi nghiên cứu thị trường cty cũng phải chia làm 2 mảng thị trường khác nhau.
Riêng về thị trường hàng quốc phòng thì nhu cầu khá ổn định và cũng không
mất nhiều chi phí để nghiên cứu, vì những loại hàng này được sản xuất theo đơn
hàng và mẫu mã, tiêu chuẩn do BQP đưa ra. Cho nên tính chất cạnh tranh trên thị
trường này không cao. Tuy nhiên, không phải như vậy nghĩa là không cần quan
tâm đến công tác nghiên cứu sản phẩm mới phục vụ cho loại thị trường này.
Về thị trường hàng kinh tế thì ngược lại, cty phải mất nhiều thời gian và chi
phí hơn để nghiên cứu nhu cầu của những người tiêu dùng khó tính và thường
xuyên thay đổi sở thích, thẩm mỹ theo từng ngày, từng giờ. Những người nghiên
cứu thị trường sẽ phải mất rất nhiều công sức và phải có năng lực thực sự thì mới
có thể đưa ra kế hoạch sản xuất đúng đắn cả về khối lượng và kiểu dáng, sản phẩm
phải có sự khác biệt và quan trọng hơn cả là phải được tung ra thị trường sớm hơn
so với đối thủ cạnh tranh. Điều này cho ta thấy đây là một thị trường có tính chất
cạnh tranh rất mạnh. Nếu cty không linh hoạt, không bắt kịp được xu thế tiêu dùng
thì việc thua lỗ là điều tất yếu sẽ phải xảy ra.
1.2.3. Đặc điểm về nhân lực
1.2.3.1. Tình trạng bố trí lao động
Theo như thống kê mới nhất của phòng nhân lực, tổng quân số tháng 3/2009 của
Xí Nghiệp 3 có tổng cộng là 328 người, được phân chia cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Thống kê về lao động của Xí nghiệp 26.3
ĐƠN VỊ
SL
GIỚI TÍNH TRÌNH ĐỘ TÍNH CHẤT LĐ
Nam Nữ Đại học Cao đẳng
Trung
cấp
PTTH Trực tiếp Gián tiếp
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1. Ban giám đốc 2 2 100 0 0.0 2 100 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 2 100
2. Ban TCSX-KT 11 9 81.8 2 18.2 5 45.5 5 45.5 0 0.0 1 9.1 1 9.1 10 90.9
3. Hành chính 9 7 77.8 2 22.2 0 0 0 0.0 2 22.2 7 77.8 0 0.0 9 100
4. Tổ sửa chữa 11 11 100 0 0.0 3 27.3 0 0.0 7 63.6 1 9.1 1 9.1 10 90.9
5. Tổ chuẩn bị 26 15 57.6 11 42.3 1 3.85 1 3.9 3 11.5 21 80.8 24 92.3 2 7.7
6. Xưởng giầy da 132 57 43.2 76 56.8 4 3.03 12 9.1 9 6.8 107 81.1 125 94.7 7 5.3
7. Xưởng giầy vải 137 66 48.2 71 51.8 2 1.46 6 4.4 16 11.7 113 82.5 134 97.8 3 2.2
TỔNG
328 167 51% 162 49% 17 5% 24 7% 37 11% 250 76% 285 87% 43 13%
Bảng 1.2: Biểu đồ tỷ trọng lao động
Theo như thống kê mới nhất của phòng nhân lực thì tổng số lao động trong Xí
nghiệp 3 là 328 người. Được sắp xếp cụ thể như sau:
Theo giới tính:
+ Số lao động nam là 167 người chiếm 51%.
+ Số lao động nữ là 162 người chiếm 49%.
Con số này là có vẻ không hợp lý lắm với 1 Xí nghiệp với lượng lao động nữ
chiếm phần đông. Nhưng chúng ta cần phải đặt vào thực tế của Xí nghiệp 3. Từ
năm 2002, toàn bộ hệ thống sản xuất cũ được chuyển sang dây chuyền mới đồng
bộ của Italia, và công việc chủ yếu thời kỳ này lại là phụ trách dây chuyền sản
xuất, vị trí này thường phù hợp với nam giới hơn, cho nên cơ cấu lao động trên là
khá hợp lý với Xí nghiệp.
Theo tính chất lao động:
+ Số lao động gián tiếp là 43 người chiếm 13%.
+ Số lao động trực tiếp là 285 người chiếm 87%.
Tỷ trọng lao động gián tiếp chỉ chiếm 13%, đây là con số có thể chấp nhận
được vì Cty của chúng ta là doanh nghiệp sản xuất, vì vậy nhu cầu chủ yếu chỉ là
công nhân lao động phổ thông, nếu như lượng lao động gián tiếp quá lớn thì sẽ dẫn
đến lãng phí do không sử dụng hết, mà tiền lương trả cho họ thì lại chiếm phần lớn
trong tổng quỹ tiền lương. Cho nên, cơ cấu như vậy là hợp lý, giúp doanh nghiệp
tăng hiệu quả kinh doanh nhờ giảm tiền lương trả cho người lao động.
Theo trình độ văn hóa:
+ Trình độ đại học có 17 người chiếm 5%
+ Trình độ cao đẳng có 24 người chiếm 7%
+ Trình độ trung cấp có 37 người chiếm 11%
+ Trình độ phổ thông là 250 người chiếm 76%
Nhìn vào thống kê trên, ta thấy lượng lao động trình độ cao chiếm tỷ lệ rất
nhỏ. Tâm lý chung của chúng ta thường nghĩ rằng lao động trình độ càng cao thì
càng tốt, nhưng hãy sáng suốt hơn để đặt vào thực tế của Xí nghiệp, tất nhiên lao
động có trình độ cao thì dễ tiếp thu những cái mới và hiệu quả thường cao hơn,
nhưng đồng thời đó là tiền lương phải trả cho họ cũng cao hơn. Trong khi đó, khi
Xí nghiệp thuê những nhân công trình độ thấp hơn kia họ vẫn có thể đảm nhận
được những vị trí đó mà chi phí trả lương cũng thấp hơn. Chính nhờ sự tính toán
này đã tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công, đem lại lợi nhuận cao hơn cho cty
cũng như cả Xí nghiệp.
1.2.3.2. Tình hình quản lý lao động, đánh giá trả công.
Chế độ trả lương của Cty được áp dụng theo hình thức cụ thể như sau:
(1). Tiền lương lao động trực tiếp
- Trước hết phải tính tiền lương bình quân của lao động trực tiếp:
TLBQ = TLmin x Hbq x Hđc
Trong đó:
Tlmin: mức tiền lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước. : mức tiền
lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước.
Hbq: hệ số tiền lương cấp bậc bình quân. : hệ số tiền lương cấp bậc bình
quân.
Hđc: hệ số tiền lương điều chỉnh + phụ cấp bình quân. : hệ số tiền lương
điều chỉnh + phụ cấp bình quân.
TLBQ: tiền lương bình quân : tiền lương bình quân
Đối với công nhân sản xuất trực tiếp, Cty áp dụng theo 3 hình thức sau:
Trả lương theo sản phẩm
TL = TLBQ/26 ngày/năng suất lao động bình quân
Trả lương theo thời gian
TL = TLBQ/26 ngày
Trả lương khoán theo ngày
TL = TLBQ/30 ngày
(2). Tiền lương của khối gián tiếp
Được xác định trên cơ sở hệ số so với tiền lương bình quân của lao động trực
tiếp sản xuất, được tính vào chi phí quản lý, được trả cho cán bộ công nhân viên
theo chức danh và hệ số lương của khối gián tiếp:
TL = TLBQ x hệ số.
Quy chế trả lương trong cty được áp dụng theo đúng chế độ hiện hành của
Nhà nước và trên cơ sở phân phối theo kết quả lao động. Đảm bảo nguyên tắc công
khai, dân chủ, công bằng nhưng vẫn khuyến khích những người có chuyên môn
giỏi, có nhiều sáng kiến giúp tăng năng suất lao động, tăng doanh thu, lợi nhuận.
Các bậc lương gián tiếp tương ứng với các hệ số như sau:
Bảng 1.3 : Các bậc lương gián tiếp.
MỨC CHỨC DANH HỆ SỐ
11 Phó tổng giám đốc 6,5
10 Kế toán trưởng 5,5
9
Trưởng Phòng, giám đốc các Xí nghiệp 3, chủ tịch công đoàn
chuyên trách
4,5
8 Phó phòng, phó giám đốc các Xí nghiệp 3 3,5
7 Trưởng ban nghiệp vụ 3,0
6 Phó ban nghiệp vụ, xưởng trưởng và NVNV1 2,5
5 Xưởng phó, tổ trưởng trực thuộc và NVNV2 2,2
4 Nhân viên nghiệp vụ 3 và tương đương 1,9
3 Nhân viên nghiệp vụ 4 1,5
2 Nhân viên nghiệp vụ 5 1,2
1 Nhân viên nghiệp vụ 6 1,0
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính.
Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn một chút về tình hình thu nhập bình
quân của người lao động tại Xí nghiệp 26.3. Mức này không phải là cao đối với
mức bình quân trong cả nước, nhưng bên cạnh đó Xí nghiệp thường xuyên tổ chức
các hoạt động giải trí, tiền ăn ca và thưởng cho người lao động. Vì thế nhìn chung
họ đều thỏa mãn về mức lương và mức sống của mình.
Bảng 1.4 : Thu nhập bình quân tại Xí nghiệp 26.3
1.2.4. Đặc điểm về máy móc, thiết bị, công nghệ
1.2.4.1. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính
Sản phẩm chính của Xí Nghiệp là các loại giày da, giày vải. Sau đây là lưu đồ
sản xuất giày da cấp tá.
Lưu đồ 1.1: Lưu đồ sản xuất giày da cấp tá.
KH sản xuất
Nhập NVL
Kiểm tra
May mũi giầy
Lưu kho bảo quản
Kiểm tra
chuẩn bị, xẻ chặt cắt
SX đế
Kiểm tra
Kiểm tra
Mua hàng
Gò ráp
Kiểm tra
gỗ lát
Bao gói đóng hòm
Trách nhiệm Hoạt động TL liờnquan
Ban TCSX - KT
Ban TCSX - KT
Ban TCSX - KT
CNSX
CNSX
CNSX
KCS Xưởng
CNSX
KSC xưởng
CNSX
1.2.5. Máy móc, thiết bị
Sau đây là bảng báo cáo thực lực trang thiết bị máy móc công nghệ chủ yếu
của Xí Nghiệp:
Bảng 1.4: Trang thiết bị chủ yếu của Xí nghiệp 26.3
XÍ NGHIỆP 26.3
TấN CÔNG NGHỆ
SỐ NƯỚC NĂM C.SUẤT CSUẤT NGUYấN G.TRỊ
LƯỢN
G SX SDỤNG T.KẾ T.TẾ GIÁ
CÒN
LẠI
(1000 VNĐ)
1. Trạm điện 1000KVA 1 trạm VN 1999 850 KVA
510
KVA 935.58 93.56
2. Máy xén da 2 cái Italia 2002 - - 58.2 8.3
3. Máy hấp sấy nóng 1 cái Italia 2003 - - 43.25 6.18
4. Buồn làm lanh tự động 1 cái Italia 2004 - - 164.63 223.52
5. Máy may 20 cái Italia 2005 - - 441.57 63.65
6. Máy chặt thủy lực 9 cái Italia 2006 - - 683.47 97.58
7. Băng tải 2 cái Italia 2007 - - 666.07 94.83
.8. Máy tạo dáng bu 1 cái Italia 2008 - - 54.87 7.95
9. Máy bắn đinh gót giầy 1 cái Italia 2009 - - 138.77 19.82
10. Máy bồi vải 1 cái VN 2000
1000m/c
a 800m/ca 248.1 0
11. Máy may các loại 70 cái
ĐL,
Nhật 1994-2005 - - 730.61 16.39
12. Máy lưu hóa chân không 1 cái ĐL 2005 - - 138.57 79.18
13. Máy ép đế giữa và diễu 1cái Italia 2007 - - - -
14. Máy cán 6 cái
ĐL,
Nhật 1994-2000 - - 256.85 382.13
15. Khuôn giầy các loại 53 cái VN, Séc 1999-2008 - - 2573.49 893.24
Bảng 1.5: Các loại phương tiện vận tải.
TấN CÔNG NGHỆ
SỐ
LƯỢNG NƯỚC SX
NĂM
SDỤNG
NGUYấN
GIÁ
G.TRỊ
CÒN LẠI
(1000 VNĐ)
Ô tô DAIHATSU TH61-54 1 Hàn Quốc 1995 108506 0
Ô tô MISUBISI TH61-55 1 Nhật 1995 628539 0
Ô tô RENAULT TH66-44 1 Pháp 1997 50000 0
Ô tô TOYOTA CROW 1 Nhật 1996 493278 0
Ô tô FORD TH 66-35 1 Việt Nam 1998 344156 0
Ô tô RENAULT TH67-05 1 Pháp 1998 586840 0
Ô tô RENAULT TH68-18 1 Pháp 2002 293400 0
Ô tô IFA TH49-99 1 Đức 1994 67500 0
Ô tô KAMAZ TH50-67 1 Liờn Xô 1994 270000 0
Ô tô UAZ TH67-04 1 Liờn Xô 1999 99357 0
Phần thống kê trên đây chỉ là một phần nhỏ trong bảng danh mục máy móc
thiết bị của Xí nghiệp, nhưng mẫu này vẫn mang tính đại diện khá cao, nhìn vào đó
ta có thể có được cái nhỡn khỏ tổng quát và chính xác về trình độ công nghệ mà Xí
nghiệp đang có. Nhìn chung hệ thống máy móc Xí nghiệp đã đầu tư khá đồng bộ từ
nhiều nguồn khác nhau, nhưng chiếm đa số vẫn là hàng của Nhật, Đài Loan, Việt
Nam…
Công suất thực tế sử dụng của tất cả cỏc mỏy đều đạt gần tới năng lực thiết
kế, điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã tận dụng được khá triệt để công dụng của thiết
bị nhằm tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, ta vẫn phải công
nhận 1 điều là hầu hết máy móc đã hết giá trị sử dụng do hầu hết đều được nhập tù
đầu thập niên 90.
Nhìn chung hệ thống trang thiết bị, máy móc, công nghệ của Xí Nghiệp được
trang bị khá đồng bộ và hiện đại được nhập từ Đài Loan, Nhật Bản, một số là hàng
nội địa với chất lượng cao. Nhưng đáng chú ý hơn cả vẫn là dây chuyền sản xuất
giày được nhập khẩu hoàn toàn từ Italia. Điều nay chứng tỏ sự cố gắng trong việc
chuyển giao và thích nghi với công nghệ tiên tiến trên thế giới của Xí Nghiệp.
1.2.6. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Vì cơ cấu sản phẩm rất đa dạng, cộng thêm vào đó là đặc thù các sản phẩm
cũng cần đến nhiều loại nguyên vật liệu, mỗi loại sản phẩm lại cần đến những loại
NVL khác nhau. Xí Nghiệp 3 chính là Xí Nghiệp chủ chốt của Công ty 26, vì vậy
sản phẩm, hay nói rõ hơn là các loại Nguyên vật liệu của Xí Nghiệp cũng đóng một
vai trò rất quan trọng. Sau đây chúng ta sẽ được tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm
Nguyên vật liệu tại Xí Nghiệp. Riêng giầy da thì tùy theo sản xuất giầy cho cấp tá,
cấp úy, cho nam, cho nữ mà có đặc điểm Nguyên vật liệu riêng. chỉ riêng một loại
da để sản xuất ghệt nũ( giầy cao cổ cho nữ ) có tính chất bắt bụi thì yêu cầu chúng
ta cần phải chú ý hơn trong công tác bảo quản cũng như sản xuất.
Còn giầy vải thì khác, các loại vải đều có tính chất bắt bụi cũng như gây ra
bụi trong quá trình cắt xé, nếu chúng ta không tìm ra cách khắc phục thì môi
trường làm việc của người công nhân sẽ luôn trong tình trạng bụi bặm, rất hại cho
sức khỏe cũng như ảnh hưởng rõt lớn tới năng suất lao động, vì vậy đây cũng là
một thách thức đối với các nhà quản lý. Nhưng trong phần trình bày dưới đây,
chúng ta chủ yếu chỉ nghiên cứu về xưởng sản xuất giầy da – xưởng sản xuất chính
của Xí Nghiệp 3 cũng như của Công ty 26.
Nói chung, chủng loại nguyên vật liệu của Xí nghiệp rất đa dạng, và hoàn
toàn phải nhập từ các nhà cung ứng như Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam, cơ sở
thuộc da Hưng Thỏi,…
(1). Bao bì các loại:
Bảng 1.6: Bao bì các loại
STT Mã hiệu Tên gọi
Đơn vị
tính
Số lượng
1 BAO05 Bao PP giày vải Cái 20
2 DINH09 Đinh 3 phân Kg 24.6
3 GIAY01 Giấy bao gói Gram 13.7
4 HOM01,O3 Hòm giầy Cái 581.1
5 HOP04 Hộp giầy da cấp tá Cái 4797.2
6 KHOA09 Khoá đai Kg 20.5
7 MACO1,02,08,14 Mác Cái 6922.2
8 TUI06,07 Túi PE Cái 661.8
9 KHOA09 Khoá đai Kg 20.5
10 MACO1,02,08,14 Mác Cái 6922.2
(2). Chỉ các loại:
Bảng 1.7: Chỉ các loại
STT Mã hiệu Tên gọi
Đơn vị
tính
Số lượng
1 CHI03,05,06,07,32,34 Chỉ may Cuộn 2.006
2 CHI08 Chỉ khâu hút Kg 9.75
(3). Cao su các loại:
Bảng 1.8: Cao su các loại
STT Mã hiệu Tên gọi
Đơn vị
tính
Số lượng
1 CAOU01 Cao su TH Kg 1477.6
2 CAOU03 Crếp loại 1 Kg 1950
3 KEO11 Mủ cao su Kg 560
(4). Dây các loại:
Bảng 1.9: Dây các loại
STT Mã hiệu Tên gọi
Đơn vị
tính
Số l ượng
1 DAY03,04,08,15 Dây dù met 617.7
2 DAY121,122 Băng viền met 12254.8
3 DAY28 Dây tăng cường giầy met 1960
4 DAY27,30,31 Dây giầy da Đôi 6998
(5). Da các loại:
Để sản xuất ra các loại giày, nhất là các loại giày da phục vụ cho quân
đội, thỡ cỏc loại da chính là NVL chính. Đặc điểm chính của các loại da này là rất
khó bảo quản, nếu chúng ta không tuân thủ nghiêm ngặt các bước để bảo quản
NVL trong kho cũng như các thành phẩm trước khi đưa ra thị trường sẽ làm cho
chất lượng sản phẩm giảm đi.
Bảng 1.10: Da các loại
STT Mã hiệu Tên gọi
Đơn vị
tính
Số lượng
1 DA02 Da dầu 30x30 Pia 506.375
2 DA03 Da mặt đế QP 25x25 Pia 1880.8
3 DA04
Da boxcal đen QP
30x30 Pia 2665.3
4 DA05 Da lót QP 30x30 Pia 5758.6
8 DA09
Da boxcal đen KT
30x30 Pia 99.5
9 DA10 Da yếm Pia 4000
10 DA11 Da sơn PU trắng Pia 2200
(6): Đế và đinh các loại;
Bảng 1.11: Đế và đinh các loại
STT Mã hiệu Tên gọi Đơn vị tính Số l ượng
1 DE02 Đế PU Đôi 17.8
2 DE04 Đế giầy nữ Đôi 648.9
3 DE05 Đế giầy 209 Đôi 63.9
4 DINH01 Đinh tán nhôm C ái 40
5 DINH04 Đinh 1 phân Đ ôi 1.2
6 DINH05 Đinh ghim H ộp 12
7 DINH06 Đinh xoắn Công nghiệp Kg 26.2
8 DINH08 Đinh chữ U Đ ôi 976
(7). Keo các loại:
Bảng 1.12: Keo các loại
STT Mã hiệu Tên gọi
Đơn vị
tính
Số lượng
1 HC02 Silicon Kg 4000
2 KEO02 Keo G40 Kg 70.5
3 KEO03 Keo 468 Kg 40
4 KEO04 Keo 444 Kg 42
5 KEO05 Keo 339H Kg 21
6 KEO06 Keo d õy Kg 20
7 KEO09 Keo 502 Hộp 1.7
8 KEO13 Keo 813 Kg 3
Ngoài các loại NVL trên, quá trình để sản xuất giầy cũng cần phải có nhiều
loại NVL phụ khác như: hoá chất các loại( dung dịch ammoniac, dầu hoá dẻo cao
su, nhựa cumaron, than đen, x úc tiến…), và nhiều loại vật tư, thành phẩm, hàng
hoỏ khác ( băng dán PVC,hạt chống ẩm, bút nhũ…). M ặc dù đây là những NVL
phụ nhưng cũng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, hơn nữa còn phải
sử dụng chỳng vơớ khối lượng khá lớn.
1.2.7. Đặc điểm về tài chính của Xí nghiệp 26.3.
Cty 26 hoạt động với Tổng vốn điều lệ là 51.787.555.533 đồng, trong đó có
51% do nhà nước nắm giữ, còn lại 49% của các cổ đông.
Như phần trên đã nêu rõ, Xí nghiệp 3 là Xí nghiệp sản xuất chính của cty,
chớnh cỏc sản phẩm của Xí nghiệp cũng là những sản phẩm mũi nhọn đem lại
phần lớn lợi nhuận cho cty. Hơn nữa, không có sự tách biệt giữa kết quả sản xuất
của cty và Xí nghiệp, nên ta nghiên cứu về cty cũng sẽ hiểu được rất chi tiết và
đúng bản chất về đặc điểm tài chính cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của Xí
nghiệp 3.
Sau đây ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu chủ yếu về vốn của Cty:
Bảng 1.13: Bảng cân đối tài sản của Cty 26 năm 2008
Đơn vị tính: Đồng
TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN
I. Tài sản ngắn hạn 140.242.881.609 A. Nợ phải trả 122.902.744.082
1. Tiền 80.091.425.023 I. Nợ ngắn hạn 122.902.744.082
2. Các khoản phải thu 14.141.126.033
1. Phải trả cho người
bán 21.140.810.258
3. Hàng tồn kho 46.010.310.553
2. Người mua trả tiên
trước 2.124.135.000
II. Tài sản dài hạn 34.534.259.255
3.Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước 784.377.985
1. Tài sản cố định 31.133.751.498
4. Phải trả công nhân
viên 9.957.682.975
2. Tài sản dài hạn khác 3.400.507.758 5. Chi phí phải trả 1.166.008.563
6. Phải trả, phải nộp
khác 87.729.729.301
B. Nguồn vốn chủ sở
hữu 51.874.376.782
I. Vốn chủ sở hữu 51.787.555.533
1.Vốn đầu tư của chủ
sở hữu 49.067.704.606
2. Quỹ đầu tư phát
triển 1.905.244.065
3. Quỹ dự phòng tài
chính 794.606.862
II. Nguồn kinh phí,
quỹ khác 86.821.249