Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc nam ở phụ nữ có thai và sau sinh của nhân dân xã hương long thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 45 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngay từ thuở nguyên sơ, khi còn ở thời đại đồ đá, trong quá trình đấu
tranh với thiên nhiên, bệnh tật bảo vệ cuộc sống, người xưa đã biết dùng cây cỏ
quanh mình để làm thuốc và biết sáng tạo ra những cách chữa bệnh không dùng
thuốc. Công dụng chữa bệnh của chúng được thử thách qua thời gian và lưu
truyền từ đời này sang đời khác.
Y học dân gian là một nền y học mang đậm tính đại chúng, tính phổ biến.
Hầu hết các kinh nghiệm dân gian đều rất dễ dùng, dễ kiếm, đơn giản và rẻ tiền.
Vì tính chuyên môn hóa không cao nên mọi người đều có thể nhận thức và vận
dụng một cách dễ dàng.
Ngày nay không chỉ nước ta và các nước có nền Y học cổ truyền ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương biết sử dụng cây cỏ làm thuốc, mà ở nhiều nước
phát triển trên thế giới đang ngày càng có xu hướng quay lại với thảo dược để
tận dụng các hoạt chất gần gũi với thiên nhiên, ít độc hại cho con người.
Khí hậu và điều kiện tự nhiên ở nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển
các laọi cây thuốc, thảo mộc, nhất là thuốc nam. Cây thuốc nam được phân bố
rộng rãi khắp tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và xã Huơng Long nói riêng là
một thuận lợi trong việc chữa và phòng bệnh trong nhân dân.
Hiện nay chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức
khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010”, đặc biệt quan tâm đến sức khỏe phụ nữ và
trẻ em với quan điểm kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc trong
chăm sóc sinh sản [ tr.19, CLQG ] .
Do vậy, ngoài việc lưu giữa nhiều cây thuốc quý, bài thuốc hay trong
phòng và chữa bệnh thông thường, đặc biệt là sử dụng cây thuốc nam cho phụ
nữ có thai và sau sinh cần được khảo sát, thông kê đầy đủ nhằm tận dụng triệt để
1
nguồn dược liệu hiện có ở địa phương phát huy kinh nghiệm của nhân dân là
công việc hết sức cần thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa và mục đích trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc nam ở phụ nữ có thai và sau sinh của
nhân dân xã Hương Long - Thành phố Huế”


Mục tiêu:
1. Đánh giá tình hình sử dụng cây thuốc Nam được các phụ nữ có thai và
sau sinh sử dụng.
2. Sưu tầm một số bài thuốc theo kinh nghiệm của các phụ nữ có thai và
sau sinh sử dụng.


2
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG THUỐC NAM
TRONG NHÂN DÂN
Y học cổ truyền đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Người nguyên thuỷ
trong quá trình săn bắt, hái lợm đã biết dùng vỏ cây, làm áo chống rét, lấy da thú
làm chăn đắp; dùng lá cây để đắp các vết thương
Tổ tiên chúng ta đã dùng nhiều loại thức ăn, gia vị, hành, tỏi, ớt để
phòng bệnh và tăng cường sức khoẻ. Tục ăn trầu, nhuộm răng, uống nước vối,
nước trà, nhuộm răng được hình thành và truyền từ đời này qua đời khác. Một
số loại thức ăn được dùng làm vị thuốc như củ mài (hoài sơn) làm thuốc tăng
lực, gừng để giải cảm, tiêu thực, hạt ý dĩ trừ phong thấp
Khi chưa có chữ viết, các kinh nghiệm được đúc rút, phương thức chữa
bệnh được lưu truyền qua nhiều thế hệ khác nhau, nâng dần lên thành tập quán,
kinh nghiệm, truyền miệng từ đời này qua đời khác. Với sức sống trường tồn,
nền YHCT ( Y học cổ truyền) Việt Nam đã là một phần di sản văn hoá phi vật
thể.
Tiêu biểu cho nền y học nước nhà và có thể gọi là hai đại danh y của nền
Y học Việt Nam là Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) - Ông Thánh của thuốc Nam với các
tác phẩm Nam dược thần hiệu, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ thứ
XVIII) với tác phẩm Y tông tâm lĩnh. Cho đến nay, những tác phẩm này không
chỉ là tư liệu chuyên môn, lịch sử mà còn là tài liệu để học tập, nghiên cứu của

nhiều thế hệ.
Từ 1884 đến 1945 nước ta dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, nền Y học cổ
truyền bị Tây y lấn át mất vị trí Nhà nước (1905).
3
Cách mạng Tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh Đông y được
coi trọng với những tiềm năng vốn có của mình. Các nghị quyết của Đảng đã
vạch rõ phương hướng và chủ trương kết hợp Đông Tây y để xây dựng nền y
học Việt Nam mang tính khoa học, dân tộc và đại chúng. Y học hiện đại cũng
như Y học cổ truyền có một mục đích cao đẹp là phục vụ sức khoẻ nhân dân.
Hai nền y học bổ sung cho nhau để tiến tới một phương pháp điều trị hợp lý nhất
với những vị thuốc, bài thuốc an toàn cho người bệnh [ ]
2.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH XÃ HƯƠNG LONG-THÀNH PHỐ
HUẾ
2.2.1. Vị trí địa lý – khí hậu
Hương Long, một xã nằm ở Tây Bắc ngoài thành Huế khoảng 5km thuộc
địa phận huyện Hương T rà. Xã nằm cách quốc lộ 1A và đuờng sắt Bắc – Nam
3km, có sông Hương và sông Cổ Bưu bao bọc, một phần làm ranh giới với các
xã lân cận như Hương An, Hương Hồ, Thuỷ Biều. Chạy ngang qua xã có sông
Bạch Yến cung cấp nước cho cánh đồng của xã. Diện tích khoảng 7km
2
, đất đai
chủ yếu là đất nông nghiệp xen lẫn đất thổ cư
Hệ thống sông ngòi, kênh mương thuỷ lợi đảm bảo cho canh tác nông
nghiệp cũng như góp phần giải quyết ngập úng về mùa mưa lụt. Bên cạnh những
đặc điểm đó, nơi đây còn có khi hậu tương đối khắc nghiệt, nắng nóng mùa hè,
mưa kéo dìa về mùa đông, thậm chí cả lụt nhưng thảo dược phát triển tự nhiên
hay uơm trồng
2.2.2 Dân số kinh tế - văn hoá – xã hội
Dân số năm 2008 là 10.150 người, với 1987 hộ gia đình. Độ tuổi 15 – 49

là 5052 người chiếm 49,8% dân số.
Xã gồm bốn thôn là Xuân Hoà , An Ninh Thượng, An Ninh Hạ, Trúc
Lâm. Trong đó có một thôn nằm trên thục lộ Hương Bình nơi có Uỷ ban nhân
dân xã. Một thôn nằm dọc bờ sông Hương và đuờng Kim Long, nơi đi đến chùa
4
thiên Mụ nổi tiếng. Hai thôn còn lại nằm dọc theo hai bên sông Bạch Yến và
đồng lúa. Nghề nghiệp chính của người dân là nông nghiệp và buôn bán nhỏ.
Thu nhập bình quân 500.000đ/người/tháng. Nguồn thu chủ yếu là nông nghiệp,
bên cạnh đó một số hộ kinh doanh mua bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, đời sống
kinh tế của nhân dân tương đối ổn định. Các thôn đều có địa hình liên cư, điều
kiện đi lại thuận lợi nên việc phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu thực hiện
tốt.
Trong xã có trường học, bưu điện, phương diện thông tin đại chúng có
truyền thanh, truyền hình, sách báo tạo nên cuộc sống thêm phần nhộn nhịp
2.2.3. Hệ thống y tế - Tình hình sức khoẻ nhân dân
Trạm y tế xã có 1 bác sĩ, 1 y sĩ, 1 y tá và 1 nữ hộ sinh. Ngoài nhiệm vụ
chăm sóc sức khỏe cho người dân, trạm y tế xã dưới sự lãnh đạo của Ủy ban
Nhân dân xã, phối hợp với các ban ngành đoàn thể thực hiện các chương trình
giáo dục sức khỏe.
Do đó các chương trình y tế đuợc triển khai thực hiện khá đày đủ tại địa
phương. Y tế tư nhân hành nghề khá nhiều, các hiệu thuốc tân dược và đông y
kinh doanh trên địa bà không phải là ít, góp phần trong công tác chăm sóc sức
khoẻ của nhân dân
Môi trường sống tương đối thoáng, kết hợp với ý thức tự chăm sóc sức
khoẻ của nhân dân tương đối đồng đều nên tình hình sức khoẻ của nhân dân nói
chung chỉ mắc các bệnh thông thường, không có dịch bệnh xảy ra
Người dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm về trồng và sử dụng thuốc Nam
trong phòng bệnh. Bên cạnh đó, trong xã có nhiều lương y giỏi góp phần không
nhỏ và nâng cao hiệu quả trong công tá chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân
5

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH XÃ HƯƠNG LONG
6

UBND xã
Thôn Trúc Lâm
Thôn
Anh Ninh Hạ
Thôn
Xuân Hoà
Phường Đúc
Xã Hương Hồ
Xã Thuỷ Biều
Thôn
Anh Ninh Thượng
Phường Kim Long
Xã HươngAn
S. Cổ Bưu
Xã Hương Sơ
Cầu Chợ Thông

UBND Xã
Sông Hương
2.3. KHÁI NIỆM THUẬT NGỮ BỆNH PHỤ NỮ THEO YHCT [ ]
2.3.1. Điều kinh
Đàn bà tượng trưng cho âm, tương ứng với mặt trăng, trăng mỗi tháng có
một lần tròn, khuyết thi kinh nguyệt của đàn đà cũng hợp như thế. Gái 14 tuổi
thì hành kinh, trai 16 tuổi thì tinh khí sinh, đó là hợp với lẽ âm dương. Bởi vậy
yêu cầu của tinh khí của đàn ông phải thịnh, kinh nguyệt của đàn bà phải. Nếu
sinh hoạt bất bình thường, ăn uống mất vệ sinh thì mọi bệnh đều do đó mà phát
sinh.

Cách chữa nội thương, ngoại cảm của đàn bà là ở các chứng thai tiền sản
hậu, băng huyết, rong huyết và khí hư bạch đới mà thôi.
Khi hành kinh cũng phải giữ gìn cẩn thận như lúc đẻ, nếu không sẽ dễ
sinh bệnh nặng. Nói về hành kinh, kinh là kinh lạc, hành là vận hành, hễ đến kì
hành kinh mà chậm thấy đấy là huyết hàn, chưa đến kỳ mà đã thấy là huyết
nhiệt, đang hành kinh mà đau bụng là huyết trệ, sau hành kinh mà đau bụng là
khí hư, màu kinh bầm tím là phong, đen là nhiệt, nhợt là dờm, màu khói bụi là
huyết không đủ.
2.3.2. Kinh bế
Kinh bế là đến kì hành kinh mà không thấy kinh, hoặc ra một ít rồi thôi,
đến nổi bụng đau kết lại sinh hòn cục, đó là do hành kinh thất thường mà sinh
ra. Tuy sách Nội kinh có chia làm 8 nguyên nhân nhưng đại khái đều do hai yếu
tố chinh là “Hư” và “Đờm”. Người gầy mà kinh thường bế là do huyết hư, kịch
mạch không đầy đủ nên không thấy kinh. Người béo thường do nhiều đờm cho
nên kinh lạc tắp lấp không thông
2.3.4. Băng huyết, rong huyết
Băng huyết rong huyết là không phải lúc hành kinh mà huyết ra dầm dề
(băng), ra lỉ rĩ mãi không thôi (rong). Đó là do khí huyết thương tổn, mạch xung
7
mạch nhâm không giữ vững mới thành chứng này. Nhưng trong lâm sàng còn
chia ra âm chứng và dương chứng
Đàn bà 50 tuổi trở lên, kinh đã hết vài năm mà bỗng nhiên lại có kinh,
bụng đạu, mình nóng, khát nước là âm chứng: gọi là “băng”. Còn người 20-40
tuổi mà huyết ra xối xả không ngăn đựoc là “dương chứng” gọi là “rong”.
2.3.5. Khí hư bạch đới
Đàn bà ra khí hư hoặc trắng đỏ, cũng giống như chứng di tinh bạch trọc
của đàn ông, đều do sẵn có bệnh thấp nhiệt, lại thêm vào mừng giận, lo nghĩ,
sinh đẻ, nuôi con và kinh ra chưa hết mà giao cấu, làm cho trọc khí thấm vào
bàng quang, cho nên mới chảy ra vật uế tạp hoặc trắng đỏ, vàng, xanh, đen, hoặc
nhiều hoặc ít đến nổi sắc mặt người như có bệnh Hoàng đản, eo lưng, bắp đùi

đau nhức, ăn uống sút kém, tinh thần uể oải mà sinh ra bệnh.
Chữa bệnh này không nên dùng thuốc nóng, vì nó sẽ giúp cho hỏa nóng
thêm, cũng không nên dùng thuốc mát, vì nó sẽ hư liệt mất chân khí ở trong.
Chủ yếu là phải ôn bổ vinh vệ cho khí huyết vững mạnh, thì bệnh sẽ khỏi.
2.3.6. Dưỡng thai
“Âm dương hoà hợp thì muôn vật sinh: tinh huyết giao cảm thì thai nghén
thành”: đó là lẽ tất nhiên. Trời đất có thái sơ (lúc thoạt tiên), thái thuỷ (lúc bắt
đầu) lúc hỗn độn đã phân chia rồi, khi đã thấy thì gọi là thái sơ, hình đã thành thì
gọi là thái thuỷ. Khi với hình nhân quả với nhau, sinh sinh hoá hoá, thí các vật
hình thành. Trong vạn vật thì chỉ có loài người đuợc là chính khí của trời đất,
gốm cơ trí của muôn vật, vuợt sáng suốt của trăm loài, do nên lúc sinh đẻ, lúc
nuôi nấng, so với mọi loài vật đều khác xa. Lấy lai lịch loài người mà nói thì
phép dưỡng thai là rất quan trọng, thời kỳ mang thai là rất quan hệ: vì có tổ tiên
mới sinh ra con cháu, có con cháu mới nối dõi tổ tiên, cho nên trong lúc thai
nghén cần phải giữ gìn điều dưỡng, không nên xem thường.
2.3.7. Động thai
8
Thai nghén và sinh nở là việc to lớn của đàn bà. Nếu ăn uống hợp vệ sinh,
cư xử đúng khuôn phép, thì khi sinh nở mẹ tròn con vuông, nếu ăn ở sai trái,
ham muốn xằng bậy thì khi sinh nở mẹ ốm con đau, mẹ đau con chết, phát ra
nhiều chứng bệnh.
2.3.8. Sản Hậu
Đàn bà sau khi sinh nở, tInh thần hao tổn, khí huyết hư kém, kinh lạc rời
rạc, gân xương yếu đuối, toàn thân như cành liễu trước gió, như cá ngược dòng,
lúc bầy giờ nên giữ gìn chăm chú bồi dưỡng, buồng the kín đáo, tính tình phải
ôn hoà, tay chân thoải mái, nói năng nhỏ nhẹ, ăn uống có điều độ, kiêng khem,
quần áo thì ấm mát vừa phải, cẩn thận đuợc như thế thì tật bệnh sẽ tiêu tan. Nội
kinh có nói: “Lúc lầm lỡ chỉ nhỏ như mảy lông mùa thu, mà khi phát bệnh thì to
bằng quả núí” như thế không cẩn thận sao đuợc.
2.3.9. Đau vú

Đau vú là vú sưng cứng mà đau nhức. Vì vú thuộc kinh dương minh vệ,
nuốm vú thuộc kinh quyết âm, can, chỉ vì bồi dưỡng thiếu thốn, hoặc tức giận
xông lên, hoặc lo nghĩ uất kết, hoặc ăn uống đồ ngon quá nhiều, đều hay sinh
đau. Nếu có thai mà đau vú thì gọi là “nội xuy nhũ” đã có con bú mà đau thì gọi
là “ngoại xuy nhũ”, 2 chứng ấy vù đều sưng đau, nặng lắm thì nóng rét dữ dội,
nếu không kịp chữa thì vú nung mủ lở loét ra
2.3.10. Thông sữa
Đàn bà sữa không ra hoặc ra ít là do khi huyết hư hao. Ví như nước nguồn
có dâng đầy thì dòng nước chảy nhanh, cho nên phép chữa nên bồi bổ khí huyết
làm chủ, vì khí huyết đầy đủ thì sữa tự nhêin tràn đầy mà chảy thông
2.4. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA PHỤ NỮ KHI MANG THAI VÀ SAU
SINH THEO QUAN NIỆM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN
Sinh lý của phụ nữ có nhiều chỗ không giống với nam giới, như lấy nội
tạng mà nói, thì bào cung là khí quan riêng của phụ nữ, chuyên chủ giữ nguyệt
kinh và hệ bào, nó là chỗ phát nguồn của mạch xung và mạch nhâm. Mạch xung
9
là bể của huyết, mạch nhâm là chủ về bào thai, cho nên công năng của bào cung
cùng với 2 mạch xung và nhâm có quan hệ không thể tách rời ra được. Sau nữa
vì sự nuôi con bú, nên 2 vú cũng phát triển đặc biệt. Vú thuộc về kinh túc dương
minh vị, vị là bể chứa thức ăn uống, có thể do chỗ ấy mà biến hóa thành sữa.
2.4.1. Thời kì có thai:
Phụ nữ sau thụ thai về biến hóa sinh lí thì trước hết là tắc kinh. Cuối tháng
thứ nhất nói chung bắt đầu có những hiện tượng kén lựa thức ăn, dạ dày không
thư thái, lợm giọng, nôn ọe
- Lúc mới phôi thai chân khí mới gặp, mềm yếu dễ bị thương cho nên phải
ăn kiêng đồ cay nồng, nên chọn đồ ngon ngọt.
- Tháng thứ 3 là tháng tướng hỏa làm chủ thai rất dễ động, phải giữ gìn
cẩn thận tránh va chạm mạnh.
- Trong 3 tháng đầu khí huyết chưa đủ, năm vị chưa hóa, khí trung tiêu tắc
lại làm hơi bẩn nhớp của đàm hỏa uất trệ xông lên dạ dày cho nên nôn mửa, kém

ăn, ghét mùi đồ ăn, ham ăn đồ chua.
- Phù nhẹ ở mặt, chân, trong những tháng cuối, sau sinh thì hết
- Những tháng cuối của thai kì, thai lớn chèn ép bàng quang gây ra tiểu
tiện không thông, đái són.
2.4.2. Thời kì hậu sản
- Sau sinh nguyên khí tổn hại, tỳ vị hư yếu nên ăn những thức ăn mềm, dễ
tiêu và nhiều chất bổ.
- Sau đẻ do huyết độc, huyết ứ tắc trệ không ra hết làm cho đau bụng.
2.5. CÂY THUỐC NAM ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI
VÀ SAU SINH
Có rất nhiều tác giả nghiên cứu và sử dụng các cây thuốc nam để chữa và
phòng bệnh thông thường, trong đó một số cây thuốc nam được thường dùng
cho phụ nữ có thai và sau sinh
10
Theo Đỗ Tất Lợi, trong thời kỳ mang thai dùng cây Ngãi Cứu, Tía Tô có
tác dụng an thai, chữa động thai. Cây Mã Đề, Có Tranh, Rau má có tác dụng lợi
tiểu, thông tiểu. Sau khi sinh các phụ nũ thường sử dụng các cây Vằng, Bướm
Hạt, Hà Thủ Ô, Lạc Tiên, Bạch Đàn có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon
miện, an thần. Ích mẫu có tác dụng chữa rong huyết sau sinh, chữa viêm niêm
mạc tử cung, kinh nguyệt không đều [ ]
Theo Hoàng Xuân Đại chữa rong kinh: Lá huyết dụ¸ Hoa quỳnh¸Hoa mộc
Chữa bế kinh đau bụng, tắc kinh: Rẻ quạt , Ngải cứu, Ích mẫu, Nghệ, Củ gấu.
Chữa bạch đới: Hoa giấy , hoa mào gà trắng , rau sam. Chữa sưng vú: Dùng lá
hoa Chữa ít sữa sau sinh: Quả sung, mít non, đậu xanh, Hay làm lợi sữa: Dùng
rau mồng tơi. Chữa sữa không thông: sắc rau diếp này chế thêm chút rượu uống
sẽ thông sữa. [ ]
Theo Hữu Bảo Chữa ít sữa hoặc tắc tia sữa ở phụ nữ mới đẻ: Cỏ sữa lá
nhỏ cây bông gạo [ ]
Theo kết quả điều tra của Trần Thị Như Mai và cộng sự (1977) tại thành
phố Huế và các xã vùng ven như Hương sơ, Kim Long, phường Vĩ Dạ cho

thấy:
Trong khi mang thai khuyên nên dùng các cây lá như: Ngải cứu, Hà thủ ô, Ích
mẫu với mục đích an thai, dễ sinh, bổ huyết, an thần.
Người mẹ sau khi sinh dùng lá Vắng, lá Bò Bò, lá Ngấy, lá Bướm bạc có
tác dụng lợi tiểu, kích thích tiêu hóa giúp sản phụ ăn ngon cơm và có sức khỏe.[
]
Trương Văn Anh, Nguyễn Quỳnh (1999), điều tra tình hình sử dụng cây
thuốc nam cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh tại xã Hương Sơ,
thành phố Huế cho biết Ngải cứu, Vằng, Bướm bạc, Hà Thủ Ô được dùng nhiều
nhất.
11

12
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các phụ nữ có thai và sau sinh, từ 18 tuổi trở lên ở xã Hương Long,
thành phố Huế.
- Cây thuốc nam có sẵn ở địa phương được các phụ nữ có thai và sau sinh
thường sử dụng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng nghiên cứu mô tả điều tra cắt ngang
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
2.2.2.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu tính theo công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên với đơn
vị nghiên cứu là hộ gia đình.
2
2
2/

)1(
d
pp
Zn
−×
=
α
Z
α
/2

=1,96 trong đó α = 0,05
Với: n: là số hộ gia đình cần chọn mẫu
p: là tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cây thuốc nam và ước tính p= 0,6
d: là sai số chọn = 0,06
với xác suất 95% thì γ = 1,96 (tra từ bảng phân phối Z)
Ta có:
256
)06,0(
)6,01(6,0)96,1(
2
2
=
−××
=n
hộ gia đình
Thực tế chúng tôi khảo sát là 300hộ gia đình
13
2.2.2.2. Chọn mẫu
- Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 300 hộ có phụ nữ có thai và sau sinh.

- Phỏng vấn, trực tiếp các hộ gia đình.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 20/5 / 2008 đến 10/5/2009
2.3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
2.3.1. Phương pháp tiến hành
- Lập “phiếu điều tra” để phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nằm trong độ
tuổi từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nghề nghiệp, trình độ văn hoá. Tiến hành
thăm dò, điều tra 300 phụ nữ có thai và sau sinh hiểu biết về cây thuốc nam. Tại
4 thôn Xuân Hoà, An Ninh Thượng, An Ninh Hạ, Trúc Lâm thuộc xã Hương
Long, huyện Hương Trà.
- Xem thực tế các cây thuốc có trong vườn và định danh đúng tên cây
- Thu thập các bài thuốc hay, các cây thuốc quý theo kinh nghiệm của
nhân dân phường Phú Hậu - thành phố Huế.
- Tên cây thuốc được tra cứu và thống nhất với sách "Các cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam" của Đỗ Tất Lợi [ ].
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được qua phiếu thăm dò, chúng tối phân tích,
xử lý theo các mục sau:
- Tuổi:
+ < 20 tuổi
+ 20 – 29 tuổi
+ 30 – 39 tuổi
+ ≥ 40 tuổi tuổi
- Tỷ lệ các hộ phụ nữ sử dụng cây thuốc nam theo 4 thôn
14
- Nghề nghiệp và liên quan với sử dụng thuốc nam
+ Cán bộ công nhân viên ( CBCNV)
+ Buôn bán
+ Làm ruộng
+ Lao động chân tay (LĐCT)
+ Nội trợ

- Trình độ học vấn và liên quan với sử dụng thuốc nam
+ Tiểu học
+ Trung học cơ sở ( THCS)
+ Trung học phổ thông (THPT)
- Xác định tên cây thuốc, tên khoa học (tiếng La Tinh)
- Tỷ lệ cây thuốc nam được các phụ nữ có thai sử dụng.
- Tỷ lệ cây thuốc nam được các phụ nữ sau sinh sử dụng.
- Bộ phận dùng cây thuốc nam
- Toàn cây, Lá thân, Rễ củ, Quat hạt vỏ
- Cách dùng ( chế biến) cây thuốc nam
- Nấu tươi uống, phơi khô sắc uống, ngâm rượu.
- Mục đích sử dụng cây thuốc nam
- Thống kê tất cả các cây thuốc nam các phụ nữ có thai và sau sinh
thường dùng với mục đích gì.
- Đặc điểm phân bố cây thuốc nam được sử dụng cho phụ nữ có thai
và sau sinh
- Trồng, mọc hoang, trồng và mọc hoang
- Một số bài thuốc kinh nghiệm của nhân dâ xã Hương Long thường
dùng cho phụ nữ có thai và sau sinh.
15
2.3.2. Câu hỏi sử dụng cây thuốc nam ở phụ nữ có thai và sau sinh
Khi mắc bệnh thông thường, Chị ( Cô) có sử dụng thuốc nam nam
không ?
 Không  Có  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm
Khi có thai hoặc sau sinh, Chị ( Cô) có sử dụng thuốc nam nam không ?
 Có  Không
Các cây thuốc nam dùng trong thời kỳ mang thai
Tên cây
thuốc
Tên gọi

khác
Tác
dụng
Bộ phận
dùng
Dạng dùng
Cách
dùng
Đặc điểm phân bố
Tươi Khô Trồng
Mọc
hoang
Các cây thuốc nam dùng trong thời kỳ sau sinh
Tên cây
thuốc
Tên gọi
khác
Tác
dụng
Bộ phận
dùng
Dạng dùng
Cách
dùng
Đặc điểm phân bố
Tươi Khô Trồng
Mọc
hoang
Bài thuốc kinh nghiệm dùng cho ohụ nữ có thai và sau sinh mà anh chị
biết

Tên bài thuốc Cách chế biến và sử dụng Tác dụng Ghi chú
Vì sao Chị ( Cô) dùng thuốc nam để điều trị cho phụ nữ có thai và sau sinh
 Tin vào thuốc nam  Rẽ tiền  Dễ kiếm
 Ít tác dụng phụ  Lý do khác
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
16
Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý theo phương pháp thống kê y
học thông thường bằng phần mềm Excell 2007 và SPSS 15.0
Để tính trung bình cộng tuổi trung bình các đối tượng được phỏng vấn
chúng tôi tính theo công thức
- Độ lệch chuẩn tuổi tính theo công thức
- So sánh sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ % của 2 mẫu nghiên cứu:
Dựa vào công thức

PA tỷ lệ % của mẫu nghiên cứu nA
PB tỷ lệ % của mẫu nghiên cứu nB
Trong đó p và q là 2 tỷ lệ của mẫu nghiên cứu được ước lượng dựa trên 2
mẫu như sau:

* p > 0,05 : Khác biệt không có ý nghĩa thống kê
* 0,01 < p < 0,05 : Khác biệt không có ý nghĩa thống kê
* p < 0,01 : Khác biệt rất có ý nghĩa thống kê
17
xi
nn
XXX
X
n
i
n



=
+++
=
1
21
1
2
1
1
)(
1
xx
n
S
n
i
−=

=
nB
pq
nA
pq
PP
t
BA
+


=
BA
BA
nn
XX
p
+
+
=
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua điều tra 300 hộ gia đình ở xã Hương Long, thành phố Huế, chúng tôi
thu được kết quả như sau
3.1.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÂY THUỐC NAM DÀNH CHO PHỤ NỮ
TRONG THỜI KỲ MANG THAI VÀ SAU SINH
3.1.1. Tuổi đối tượng điều tra
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi n Tỷ lệ % Ý nghĩa thống kê
< 20 8 2,7
χ
2
=328,28
p < 0,01
20-29 166 55,3
30-39 115 38,3
≥ 40 11 3,7
Tổng 300 100,0
Tuổi trung bình
SDX ±
= 29,30 ± 5,7

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi
Trong 300 phụ nữ được điều tra có 166 đối tượng ở nhóm 20-29 tuổi
chiếm tỷ lệ cao nhất 55,3%. Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống
kê ( p < 0,01). Tuổi trung bình 29,30 ± 5,7, tuổi lớn nhất 57 tuổi, tuổi thấp nhất
18 tuổi
3.1.2. Số hộ sử dụng cây thuốc nam cho phụ nữ có thai và sau sinh
Bảng 3.2. Tỷ lệ sử dụng cây thuốc nam theo các thôn
18
Hộ
Thôn
Hộ sử dụng Hộ không sử dụng
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Xuân Hoà 75 25,3 0 0,0
An Ninh Thượng 75 25,3 0 0,0
Anh Ninh Hạ 75 25,3 0 0,0
Trúc Lâm 71 24,1 4 100,0
296 98,7 4 1,3
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sử dụng cây thuốc nam

Trong 300 hộ được phỏng vấn ở 4 thôn, có 296 hộ sử dụng thuốc nam
chia đều cho 4 thôn (24,1% -25,3%). Cả 4 thôn hộ sử đụng thuốc nam chiếm
98,7%, có 4 hộ không sử dụng thuốc nam thuộc thôn Trúc Lâm chiếm 1,3%.
3.1.3. Liên quan giữa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá với việc sử dụng
thuốc nam
Bảng 3.3. Liên quan giữa tuổi với việc sử dụng thuốc nam
Nhóm tuổi Số hộ Số hộ sử dụng p
19
điều tra n %
< 20 8 8 100,0
χ

2
= 0,42
p > 0,05
20-29 166 164 98,8
30-39 115 113 98,3
≥ 40 11 11 100,0
Tổng 300 296 98,7
Các đối tượng được điều tra đều có tỷ lệ sử dụng thuốc nam khá cao với
tất cả các nhóm tuổi, trong đó phụ nữ ở nhóm < 20 tuổi và ≥ 40 tuổi có tỷ lệ
100% dùng thuốc nam.
Bảng 3.4. Liên quan giữa nghề nghiệp với việc sử dụng thuốc nam
Nhóm tuổi
Số hộ
điều tra
Số hộ sử dụng
p
n %
CBCNV 47 47 100,0
χ
2
= 6,28
p > 0,05
Buôn bán 77 76 98,7
Làm ruộng 37 35 94,6
Lao động CT 67 66 98,5
Nội trợ 72 72 100,0
Tổng 300 296 98,7
Các đối tượng được điều tra đều có tỷ lệ sử dụng thuốc nam khá cao với
tất cả các nghề nghiệp, trong đó phụ nữ ở nhóm CNVC và nội trợ có tỷ lệ 100%
dùng thuốc nam.

Bảng 3.5. Liên quan giữa học vấn với việc sử dụng thuốc nam
Nhóm tuổi
Số hộ
điều tra
Số hộ sử dụng
p
n %
Tiểu học 133 132 99,2
χ
2
= 69,68
p > 0,05
THCS 141 138 97,9
THPT 26 26 100,0
Tổng 300 296 98,7
20
Các đối tượng được điều tra đều có tỷ lệ sử dụng thuốc nam khá cao với
tất cả các trình độ học vấn, trong đó phụ nữ ở nhóm THPT có tỷ lệ 100% dùng
thuốc nam.
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sử dụng thuốc nam theo TĐHV
3.1.4. Danh mục các cây thuốc nam cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai
Bảng 3.6. Danh mục các cây thuốc nam cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai
STT Tên cây thuốc Tên khác Tên Khoa học
1 Bạch đồng nữ Lẹo Clerodendrum viscosum Vent
2 Cỏ mực Cỏ nhọ nồi Eclipta alba Hassk.
3 Cỏ tranh Bạch mao căn Imperata cylindrica (L.) Beauv
4 Cối xay Kim Hoa Thảo Abutilon indicum (L.) Sweet
5 Dâm bụt Bông cẩn Hibiscus syriacus
6 Dành dành Chi tử Gardenia jasminoides Ellis
7 Dâu tằm Cây dâu Morus alba

8 Gấc Mộc biệt tử Momordica cochinchinensis (Lour)
9 Gừng Sinh Khương Zingiber officinale Rosc
10 Hồ Tiêu Hạt tiêu Piper nigrum
21
11 Hoài Sơn Cũ mài Dioscorea persimilis,
12 Húng chanh Rau tờn Plectranthus amboinicus
13 Hương nhu Cỏ tía Siegesbeckia orientalis L.
14 Hy Thiên Hy thiên Ocimum tenuiflorum
15 Mơ tam thể Lá mơ lông Paederia scandens (Lour.) Merr.
16 Ngãi cứu Thuốc cứu Artemisia vulgaris.
17 Rau má Tích huyết thảo Centella asiatica
18 Sả Sả Cymbopogon nardus
19 Thiên lý Hoa lý Citrus reticulata Blanco
20 Tía tô Telosma cordata
21 Trần bì Vỏ quýt Perilla frutescens
22 Ý dĩ Bo bo Coix lacryma-jobi
Bảng 3.7. Tỷ lệ các cây thuốc nam dùng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai
STT Tên cây thuốc Số hộ sử dụng Tỷ lệ %
1 Ngãi cứu 47 15,88
2 Sả 30 10,14
3 Gấc 28 9,46
4 Cối xay 26 8,78
5 Tía tô 25 8,45
6 Dâu tằm 24 8,11
7 Hy Thiên 17 5,74
8 Dâm bụt 12 4,05
9 Dành dành 11 3,72
10 Rau má 11 3,72
11 Hoài Sơn 9 3,04
12 Ý dĩ 9 3,04

13 Húng chanh 8 2,70
14 Thiên lý 7 2,36
15 Bạch đồng nữ 6 2,03
16 Cỏ tranh 6 2,03
17 Hồ Tiêu 5 1,69
18 Mơ tam thể 4 1,35
19 Trần bì 4 1,35
22
20 Gừng 3 1,01
21 Cỏ mực 2 0,68
22 Hương nhu 2 0,68
Tổng 296 100,0
Trong 22 cây thuốc nam dùng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai cây
ngãi cứu được sử dụng nhiều nhất chiếm tỷ lệ 15,88%. Cây cỏ mực và hương
nhu chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,68%)
Bảng 3.8. Tỷ lệ các cây thuốc nam dùng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai
theo địa danh
Thôn
Cây thuốc nam
Xuân
Hoà
An Ninh
Thượng
An Ninh
Hạ
Trúc Lâm Tổng
Bạch đồng nữ 3 (4,0%) 1 (1,3%) 2 (2,7%) 0 (0,0%) 6 (2%)
Cỏ mực 1 (1,3) 1 (1,3) 0 (0,0 0 (0,0) 2 (0,7)
Cỏ tranh 3 (4,0) 2 (2,7) 1 (1,3) 0 (0,0) 6 (2,0)
Cối xay 3 (4,0) 9 (12,0) 7 (9,3) 7 (9,9) 26 (8,8)

Dâm bụt 6 (8,0) 1 (1,3) 2 (2,7) 3 (4,2) 12 (4,1)
Dành dành 4 (5,3) 2 (2,7) 2 (2,7) 3 (4,2) 11 (3,7)
Dâu tằm 7 (9,3) 6 (8,0) 4 (5,3) 7 (9,9) 24 (8,1)
Gấc 9 (12,0) 5 (6,7) 9 (12,0) 5 (7,0) 28 (9,5)
Gừng 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 3 (4,2) 3 (1,0)
Hồ Tiêu 1 (1,3) 0 (0,0) 4 (5,3) 0 (0,0) 5 (1,7)
Hoài Sơn 5 (6,7) 1 (1,3) 3 (4,0) 0 (0,0) 9 (3,0)
Húng chanh 2 (2,7) 3 (4,0) 1 (1,3) 2 (2,8) 8 (2,7)
Hy Thiên 2 (2,7) 8 (10,7) 3 (4,0) 4 (5,6) 17 (5,7)
Hương Nhu 0 (0,0) 1 (1,3) 1 (1,3) 0 (0,0) 2 (0,7)
Mơ tam thể 0 (0,0) 2 (2,7) 1 (1,3) 1 (1,4) 4 (1,4)
Ngãi cứu 6 (8,0) 11 (14,7) 18 (24,0) 12 (16,9) 47 (15,9)
Rau má 3 (4,0) 2 (2,7) 3 (4,0) 3 (4,2) 11 (3,7)
Sả 8 (10,7) 6 (8,0) 7 (9,3) 9 (12,7) 30 (10,1)
Trần bì 1 (1,3) 2 (2,7) 1 (1,3) 0 (0,0) 4 (1,4)
Thiên lý 2 (2,7) 1 (1,3) 1 (1,3) 3 (4,2) 7 (2,4)
Tía tô 7 (9,3) 7 (9,3) 3 (4,0) 8 (11,3) 25 (8,4)
Ý dĩ 2 (2,7) 4 (5,3) 2 (2,7) 1 (1,4) 9 (3,0)
Tổng 75 75 75 71 296
23
Cây ngãi cứu ở thôn An Ninh Hạ chiếm tỷ lệ cao nhất 24,0%
Số cây phát hiện ( n=22 cây) Tỷ lệ %
Xuân Hoà 19 86,4
An Ninh Thượng 20 90,9
Anh Ninh Hạ 20 90,9
Trúc Lâm 15 68,2
3.1.5. Danh mục các cây thuốc nam cho phụ nữ sau khi sinh
Bảng 3.9. Danh mục các cây thuốc nam cho phụ nữ sau khi sinh
STT Tên cây thuốc Tên khác Tên Khoa học
1 Bồ chính sâm Sâm bồ chính Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr

2 Bồ Công Anh Diếp trời Lactuca indica
3 Cỏ mực Cỏ nhọ nồi Rubia cordifolia L
4 Cỏ sữa Vú sữa Euphorbia thymifolia Burm
5 Cỏ trời Thiên căn Thảo Eclipta prostrata L
6 Cối xay Abutilon indicum (L.) Sweet
7 Đinh lăng Cây gỏi cá Polyscias fruticosa
8 Gấc Mộc Biệt tử Momordica cochinchinensis (Lour)
9 Hoa hòe Hòe hoa Sophora Japonica L.
10 Hoắc hương Pogostemon cablin (Blanco) Benth
11 Huyết dụ Thiết thụ Cordyline fruticosa
12 Ích mẫu Leonurus heterophyllus Sweet
13 Kinh giới Không giới Schizonepeta tennifolia Briq.
14 Mạch môn Lan Tiên Convallaria japonica Linnaeus
15 Nghệ Nghệ vàng Curcuma aromatica:
16 Nguu tất Cây cỏ xước Achyranthes aspera L
17 Quýt Trần bì Citrus deliciosa Tonore
18 Rau má Tích huyết thảo Centella asiatica
19 Rau ngót Bò ngót Saulopus andogynus
20 Riềng Cao lương Alpinia macroscaphis
21 Sen Liên Nelumbo nucifera
22 Trắc bá Bách diệp Biota orientalis Endl,.
23 Trầu không Trầu Piper betle
24 Xuyên tâm Liên Andrographis paniculata
24
Bảng 3.10. Tỷ lệ các cây thuốc nam dùng cho phụ nữ sau khi sinh
Tên cây thuốc Số hộ sử dụng Tỷ lệ %
Mạch môn 30 11,7
Quýt 26 10,1
Cối xay 25 9,7
Gấc 17 6,6

Kinh giới 15 5,8
Xuyên Tâm Liên 15 5,8
Bồ Công Anh 11 4,3
Rau má 11 4,3
Huyết dụ 10 3,9
Ích mẫu 10 3,9
Sen 10 3,9
Trầu Không 9 3,5
Nguu tất 8 3,1
Trắc bá 8 3,1
Bồ chính sâm 7 2,7
Cỏ mực 7 2,7
Hoa hòe 7 2,7
Hoắc hương 7 2,7
Đinh lăng 6 2,3
Nghệ 5 1,9
Cỏ sữa 4 1,6
Rau ngót 4 1,6
Riềng 3 1,2
Cỏ trời 2 0,8
257 100,0
Trong 24 cây thuốc nam dùng cho 257 hộ phụ nữ sau khi sinh, có 30 cây
mạch môn được dùng nhiều chiếm tỷ lệ 11,7%.
Bảng 3.11. Tỷ lệ các cây thuốc nam dùng cho phụ nữ sau khi sinh theo thôn
Thôn
Cây thuốc nam
Xuân
Hoà
An Ninh
Thượng

An Ninh
Hạ
Trúc Lâm Tổng
25

×