Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tìm hiểu đặc điểm luồng lạch và xây dựng phương pháp dẫn tàu an toàn trên tuyến luồng cửa lò, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.02 MB, 90 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp: “Tìm hiểu đặc điểm luồng lạch và
xây dựng phương pháp dẫn tàu an toàn ra vào cảng Cửa Lò” em xin chân thành cảm
ơn tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang,
Ban chủ nhiệm Khoa Khai thác Thủy sản,
Bộ môn Hàng hải
đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo:
TS. Nguyễn Đức Sĩ
đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tận tình về nội dung và phương pháp để em hoàn
thành tốt đồ án tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn đến:
- Anh Đào Mạnh Hà - Giám đốc Công ty hoa tiêu hàng hải khu vực VI, anh
Bùi Thanh Tùng – hoa tiêu hạng 3, cùng tập thể các chú, các anh ở Công ty hoa tiêu
hàng hải khu vực VI đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em tiếp cận
thực tế điều tra tàu thực tập và khảo sát phương pháp dẫn tàu của hoa tiêu trên
luồng Cửa Lò
- Anh Nguyễn Thành Trung – Trưởng phòng pháp chế, cùng các anh trong
cảng vụ hàng hải Nghệ An đã tạo điều kiện để em tìm hiểu về quy trình thực hiện
thủ tục cho tàu thuyền ra vào cảng, các tài liệu liên quan cũng như hoạt động chung
của Cảng vụ hàng hải Nghệ An tại Cửa Lò.
- Xí nghiệp Khảo sát Bảo đảm an toàn hàng hải Bắc Trung Bộ, đã giúp đỡ và
cung cấp các tài liệu liên quan đến đặc điểm tuyến luồng Cửa Lò.

Nha trang, ngày 20 tháng 06 năm 2011
Sinh viên






Lê Đăng Khoa
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình cảng Cửa Lò 3
1.2 Giới hạn vị trí vùng nước cảng biển Cửa Lò 4
1.2.1 Ranh giới về phía biển: 4
1.2.2. Ranh giới về phía đất liền: 4
1.3 Khái quát cảng biển Cửa Lò 5
1.3.1 Đặc điểm khí tượng thủy văn. 5
1.3.1.1 Đặc điểm về gió: 5
1.3.1.2 Đặc điểm thủy triều – dòng chảy: 5
1.3.1.3 Sương mù và tầm nhìn xa 6
1.3.1.4 Chế độ mưa 7
1.3.2 Tổng quát cảng Cửa Lò 7
1.3.2.1 Đặc điểm cảng Cửa Lò 7
1.3.2.2 Vùng đất cảng: 8
1.3.2.3 Trang thiết bị xếp dỡ: 9
1.3.2.4 Cấu trúc cầu cảng: 9
1.3.2.5 Tàu lai phục vụ tại cảng: 10
1.3.3 Vai trò và chức năng cảng biển Cửa Lò 11
1.3.3.1 Vai trò 11

1.3.3.2 Chức năng 11
1.3.4 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước tại cảng biển Cửa Lò. 12
1.4 Tổng quan về công ty hoa tiêu khu vực VI. 13
iii
1.4.1 Khái quát chung 13
1.4.2 Quy trình hoạt động của hoa tiêu hàng hải khu vực VI 14
1.4.2.1 Những việc hoa tiêu cần làm sau khi được bố trí dẫn tàu 14
1.4.2.2 Dẫn tàu từ khu vực đón trả hoa tiêu vào cầu: 16
1.4.2.3 Dẫn tàu từ cầu cảng ra khu vực đón trả hoa tiêu 17
1.4.2.4 Thực hiện những công việc cần thiết sau khi dẫn tàu an toàn 18
1.4.3 Những thuật ngữ thường dùng trong điều động tàu của hoa tiêu 18
2.1 Đối tượng nghiên cứu 20
2.2 Phạm vi nghiên cứu 20
2.4 Phương pháp nghiên cứu 20
2.4.1 Tổng hợp nguồn số liệu thứ cấp 20
2.4.2 Phương pháp điều tra thực tế 21
2.4.4 Xây dựng phương pháp dẫn tàu an toàn. 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1 Đặc điểm luồng lạch và hệ thống báo hiệu hàng hải trên luồng ra, vào cảng
biển Cửa Lò 22
3.1.1 Thông số cấu trúc luồng. 22
3.1.2 Khu vực đón trả hoa tiêu, neo đậu tàu tránh trú bão 23
3.1.3 Chướng ngại vật trên tuyến luồng Cửa Lò 23
3.1.4 Thủy diện quay trở trong vùng nước cảng: 24
3.1.5 Mật độ giao thông và tập quán đi lại của người dân trên tuyến luồng. 24
3.1.6 Hệ thống báo hiệu hàng hải trên tuyến luồng Cửa Lò 25
3.2 Khảo sát phương pháp điều động tàu của hoa tiêu trong chuyến thực tập 29
3.2.1 Khảo sát tàu Tianren 29
3.2.1.1 Thông tin cơ bản về tàu: 29
3.2.1.2 Điều động tàu Tianren vào cảng. 31

3.2.2 Khảo sát tàu Bei - Jiang 38
3.2.2.1 Thông tin cơ bản về tàu: 38
3.2.2.2 Điều động tàu Bei-jiang rời cảng 41
iv
3.2.3 Nhận xét chung về phương pháp điều động tàu của hoa tiêu 48
3.3 Xây dựng phương pháp dẫn tàu an toàn ra vào luồng Cửa Lò 49
3.3.1 Cơ sở và nguyên tắc xây dựng phương pháp dẫn tàu an toàn. 49
3.3.1.1 Cơ sở xây dựng phương pháp dẫn tàu an toàn 49
3.3.1.2 Nguyên tắc xây dựng phương pháp dẫn tàu an toàn 49
3.3.2 Phương pháp dẫn tàu an toàn ra vào luồng Cửa Lò 50
3.3.2.1 Điều động tàu vào luồng 50
3.3.2.2 Điều động tàu ra luồng 52
3.3.3 Một số lưu ý khi dẫn tàu theo phương pháp dẫn tàu 53
3.3.4 Nhận xét về phương pháp dẫn tàu an toàn ra vào luồng Cửa Lò. 53
3.4. Thủ tục cho tàu ra, vào cảng biển 55
3.4.1 Nhiệm vụ của chủ tàu, đại lý hàng hải hoặc đại diện chủ tàu: 55
3.4.1.1 Thông báo tàu đến cảng: 55
3.4.1.2 Xác báo tàu đến cảng: 56
3.4.2. Thủ tục tàu vào cảng biển 56
3.4.2.1 Trình tự thực hiện: 56
3.4.2.2 Cách thức thực hiện: 56
3.4.2.3 Thành phần và số lượng hồ sơ: 56
3.4.2.4 Thời hạn giải quyết: 58
3.4.2.5 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 58
3.4.2.6 Kết quả thực hiện: 59
3.4.2.7 Tính phí và lệ phí: 59
3.4.2.8 Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 59
3.4.3. Thủ tục tàu rời cảng biển: 59
3.4.3.1 Trình tự thực hiện: 59
3.4.3.2 Cách thức thực hiện: 59

3.4.3.3 Thành phần và số lượng hồ sơ: 59
3.4.3.4 Thời hạn giải quyết: 61
3.4.3.5 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 61
v
3.4.3.6 Kết quả thực hiện: 61
3.4.3.7 Tính phí và lệ phí: 61
3.4.3.8 Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 61
3.4.4 Nhận xét: 62
3.5 Mô phỏng tuyến luồng và phương pháp dẫn tàu an toàn vào luồng Cửa Lò
bằng phần mềm đồ họa vi tính 3Ds Max 62
3.5.1 Mục đích xây dựng 62
3.5.2 Phương pháp xây dựng mô hình 63
3.5.3 Kết quả xây dựng 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 65
KẾT LUẬN 65
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số ngày có sương mù trong các tháng nhiều năm tại trạm Hòn Ngư
6
Bảng 1.2: Tầm nhìn xa tại trạm Hòn Ngư
7
Bảng 1.3: Số ngày mưa bình quân tại trạm Hòn Ngư
7
Bảng 1.4: Lượng hàng hóa thông qua cảng trong các năm
8
Bảng 1.5: Trang thiết bị khai thác cảng Cửa Lò
9

Bảng 1.6: Quy định sử dụng tàu lai trong điều kiện thời tiết bình thường
11
Bảng 1.7: Quy định sử dụng tàu lai trong điều kiện gió > cấp 5
11
Bảng 1.8: Quy định bậc, hạng hoa tiêu dẫn tàu
14
Bảng 1.9: Quy định UKC
min
tại cảng Cửa Lò vào ban ngày.
15
Bảng 3.1: Đặc điểm chế độ máy tàu Tianren
31
Bảng 3.2: Một số trang thiết bị trên tàu Tianren
31
Bảng 3.3: Đặc điểm chế độ máy tàu Bei-jiang.
40
Bảng 3.4: Một số trang thiết bị hàng hải trên tàu Bei-jiang
40

vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí cảng biển Cửa Lò 3
Hình 1.2: Đường cong dao động mực nước triều trong tháng tại cửa Hội 5
Hình 1.3: Tàu Keum Yang Post vào làm hàng tại cảng Cửa Lò 8
Hình 1.4: Tàu lai BT 02 10
Hình 1.5: Tàu lai Cửa Lò 09 10
Hình 1.6: Tàu cá neo đậu trong cầu cảng Cửa Lò 13
Hình 3.1: Tàu đánh cá hoạt động trong vùng nước cảng 25
Hình 3.2: Tiêu đèn Hòn Lố 26
Hình 3.3: Các phao P2 và P1 trên luồng Cửa Lò 27

Hình 3.4: Đăng tiêu số 3 28
Hình 3.5: Hình ảnh tàu Tianren 30
Hình 3.6: Tàu Tianren đang hành trình trên luồng vào cảng. 33
Hình 3.7: Sơ đồ minh họa tàu Tianren cập cầu 35
Hình 3.8: Tàu lai BT 02 đang lai áp mạn tàu Tianren 36
Hình 3.9: Tàu Tianren tiếp cận cầu ở phía mũi 37
Hình 3.10: Tàu Bei-jiang cập cảng Cửa Lò 39
Hình 3.11: Sơ đồ minh họa tàu Bei-jiang rời cầu 42
Hình 3.12: Tàu lai BT 04 đang kéo tàu Bei-jiang quay trở 43
Hình 3.13: Sơ đồ minh họa phương pháp dẫn tàu Bei-jiang rời cầu an toàn 45
Hình 3.14: Tàu Bei-jiang hành trình theo hướng đăng tiêu 3 46
Hình 3.15: Ảnh mô phỏng tuyến luồng hàng hải ra vào cảng Cửa Lò. 64

viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Diễn giải
DWT

Deadweight Ton
Tải trọng toàn phần
GRT

Gross Registered Tonnage
Tổng dung tích
NT Net Tonnage
Dung tích có ích
LOA

Length Overall

Chiều dài lớn nhất
LBP Length between perpendiculars
Chiều dài thiết kế
B

Breadth
Chiều rộng
d Draft: Mớn nước
H Height: Chiều cao
EAT Estimated Time of Arrival
Thời gian dự kiến tàu đến
ETD

Estimated Time of Departure
Thời gian dự kiến tàu khởi hành
GPS Global Positioning System
Hệ thống định vị vệ tinh
GMDSS Global Maritime Distress and Safety System
Hệ thống báo hiệu và cứu nạn toàn cầu
ARPA Automatic Radar Plotting Aid
Hệ thống đồ giải tránh va
Navtex Máy thu thông tin an toàn hàng hải
VHF Máy đàm thoại cầm tay
BĐATHH Bảo đảm an toàn hàng hải
NE Đông Bắc
SE Đông Nam
SW Tây Nam
NW Tây Bắc
1
MỞ ĐẦU


Cảng biển là nguồn lợi lớn do thiên nhiên mang lại cho các quốc gia ven
biển. Cảng biển ra đời trở thành cửa ngõ giao thương của các quốc gia, là trung tâm
của hoạt động kinh tế liên quan đến giao thông vận tải. Trong khi nền kinh tế thế
giới phát triển, các cảng biển trở thành điểm chuyển đổi phương thức vận tải đường
bộ sang đường thuỷ cho hành khách và hàng hóa.
Việt Nam với thế mạnh là có đường bờ biển dài, nhiều địa điểm, khu vực
thuận lợi cho việc phát triển cảng biển đồng thời với sự đầu tư lớn từ nhà nước, các
cảng biển Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Các cảng
biển ở Việt Nam luôn giữ vai trò đầu mối của các hoạt động hàng hải – thương mại
– du lịch và là đầu mối cho sự giao thương với các nước trên thế giới. Mà đối tượng
chủ yếu là tàu thuyền, hành khách và hàng hóa. Mọi tổ chức, cá nhân và tàu thuyền
khi hoạt động tại cảng biển đều phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan
đến chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự hàng hải, ô nhiễm môi trường …
Với mục đích nhằm đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng
ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu thuyền hoạt động ra vào vùng nước cảng biển thì
việc quy định sử dụng hoa tiêu trên những tuyến luồng bắt buộc sử dụng hoa tiêu là
rất quan trọng và cần thiết. Thực tế hiện nay công tác dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải
trên các tuyến luồng được thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đặc điểm thực tế
của tuyến luồng, các báo hiệu hàng hải và tùy vào từng điều kiện ngoại cảnh cụ thể
khi dẫn tàu, mà hoa tiêu có những phương pháp dẫn tàu khác nhau để điều động tàu
ra vào cảng biển. Khi cùng dẫn trên một con tàu, mỗi hoa tiêu sẽ có những phương
pháp điều động tàu khác nhau, chưa có một phương pháp điều động cụ thể nào,
nhưng mục tiêu chung và cuối cùng là đảm bảo an toàn cho con tàu. Chính vì vậy
để nhằm đảm bảo an toàn cao và kinh tế trong phương pháp dẫn tàu ở những điều
kiện cụ thể trên từng tuyến luồng hàng hải, ta cần xây dựng phương pháp điều động
tàu an toàn ra vào cảng trên tuyến luồng.

2
Nhận thấy được tầm quan trọng đó, Trường Đại học Nha Trang, Khoa Khai

thác Thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp: “Tìm
hiểu đặc điểm luồng lạch và xây dựng phương pháp dẫn tàu an toàn trên tuyến
luồng Cửa Lò, tỉnh Nghệ An”.
Phạm vi nghiên cứu của đồ án được thực hiện tại cảng biển Cửa Lò, tỉnh
Nghệ An, với mục tiêu nghiên cứu là nhằm tìm hiểu về đặc điểm tuyến luồng hàng
hải, tính chất các báo hiệu ở trên tuyến luồng dẫn tàu ra vào cảng Cửa Lò và thực tế
phương pháp điều động tàu của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu trên luồng. Trên cơ sở
đó xây dựng phương pháp điều động tàu an toàn ra vào luồng. Từ những vấn đề trên
nên đồ án mang một số ý nghĩa về tính thực tiễn nhất định: có thể áp dụng cho việc
dẫn tàu ra vào luồng của hoa tiêu hàng hải tại vùng nước cảng biển Cửa Lò, có thể
sử dụng làm tài liệu phục vụ cho tham khảo và giảng dạy trong tương lai.
Nha trang, ngày 20 tháng 06 năm 2011.
Sinh viên thực hiện:




Lê Đăng Khoa

















3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình cảng Cửa Lò

Cảng Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An có tọa độ 18
0
49’7 N – 105
0
42’3 E, nằm ở
phía Bắc thị xã Cửa Lò, cách thành phố Vinh khoảng 21 km, cách đường quốc lộ
1A về phía Đông 8 km
Cảng được bao bọc bởi Núi Rồng Nghi Thiết ở phía Bắc, núi Lò Sơn – Nghi
Tân ở phía Nam, dãy đồi 200 m ở phía Tây, phía Đông Bắc là cửa sông Cấm và
chính là luồng vào cảng Cửa Lò. Với đặc điểm địa hình có nhiều ngọn núi nhỏ bao
quanh là điều kiện tốt để che chắn gió cho các tàu thuyền ra vào cảng được an toàn.

Hình 1.1: Vị trí cảng biển Cửa Lò
Cảng biển Cửa Lò là 1 trong 17 cảng biển loại I theo phân loại hệ thống cảng
biển của quốc gia. Với quy mô hiện tại 1,9 triệu tấn, tàu ra vào 1,5 vạn tấn và có khả
năng nâng cấp đạt công suất 6-8 triệu tấn vào năm 2020, tàu ra vào 3-4 vạn tấn, là
tiềm năng lớn cho ngành vận tải biển và xuất nhập hàng hoá của tỉnh Nghệ An, khu
vực Bắc Trung Bộ, đồng thời là cửa ngõ thông ra biển của nước bạn Lào và Đông
Vị trí cảng Cửa Lò
4

Bắc Thái Lan. Cảng nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải quốc tế, là đầu mối
giao thông vận tải của khu vực Bắc Trung bộ.
Với vị trí địa lý khá thuận lợi cùng sự đầu tư lớn của nhà nước trong những
năm tới, cảng biển Cửa Lò sẽ được nâng cấp và mở rộng có thể tiếp nhận tàu đến
20.000 DWT nhằm đáp ứng nhu cầu về vận chuyển hàng hóa trong tỉnh cũng như
khu vực. Cảng biển Cửa Lò có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế, xã hội của tỉnh nói riêng và các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nói chung.

1.2 Giới hạn vị trí vùng nước cảng biển Cửa Lò
Vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Nghệ An bao gồm vùng nước
cảng biển Cửa Lò và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải Nghệ An được quy
định tại Quyết định số 22/2007/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 04 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải về công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh
Nghệ An và khu vực quản lý của cảng vụ Hàng hải Nghệ An:
1.2.1 Ranh giới về phía biển:
Được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm A1, A2, A3 và A4 có tọa độ
sau đây: A1: 18
0
50' 00” N, 105
0
43' 00” E;
A2: 18
0
50' 00” N, 105
0
47' 00” E;
A3: 18
0
48' 00” N, 105
0

48' 00” E;
A4: 18
0
45' 06” N, 105
0
46' 06” E.
( Được thể hiện ở phụ lục 1)
1.2.2. Ranh giới về phía đất liền:
Từ điểm A1 chạy dọc theo phía Nam dãy núi xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc
đến đường thẳng cắt ngang lạch cách cầu cảng Cửa Lò 20 mét về phía thượng lưu,
qua cầu cảng của cảng Cửa Lò, đến điểm cực Bắc bờ biển thị xã Cửa Lò, dọc theo
bờ biển của thị xã Cửa Lò đến bờ phía Bắc Cửa Hội.
5
1.3 Khái quát cảng biển Cửa Lò
1.3.1 Đặc điểm khí tượng thủy văn.
1.3.1.1 Đặc điểm về gió:
Khu vực cảng biển Cửa Lò chịu ảnh hưởng chủ yếu của hai loại gió mùa NE
và gió SE.
Gió NE xảy ra từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Gió NE thổi từ ngoài biển
vào nhưng do ảnh hưởng của địa hình nên gió chuyển hướng gần như vuông góc
với cầu cảng.
Gió SE có hướng thổi từ phía cầu cảng ra ngoài. Khu vực cầu cảng nhờ có
các dãy núi bao bọc nên tốc độ gió không mạnh khoảng cấp 4 đến cấp 5.
Bên cạnh đó, thỉnh thoảng có gió NW và đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 8
dương lịch có ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (SW).
1.3.1.2 Đặc điểm thủy triều – dòng chảy:
Thủy triều
Thủy triều khu vực cảng Cửa Lò chủ yếu là chế độ nhật triều không đều.
Trong một tháng có khoảng 10-13 ngày thủy triều có 2 lần nước lên và 2 lần nước
xuống. Biên độ triều ở đây khá lớn từ 2,0 -2.5 m vào kỳ cước cường.

Việc tính toán thủy triều tại cảng Cửa Lò được tính theo thủy triều tại cảng
chính Cửa Hội và hiệu chỉnh độ cao, thời gian thủy triều tại cảng phụ Hòn Ngư.


Hình 1.2: Đường cong dao động mực nước triều trong tháng tại cửa Hội [14]
Qua hình 1.2 ta thấy rằng chế độ thủy triều trong tháng ở Cửa Hội chủ yếu là
chế độ nhật triều, trong các ngày từ mồng 8 đến 11 và từ ngày 21 đến cuối tháng
6
chế độ thủy triều khá phức tạp, độ cao lên xuống của thủy triều không đều. Vì vậy
khi điều động tàu trong những ngày này hoa tiêu phải hết sức lưu ý và cần tìm hiểu
rõ về chế độ thủy triều trong thời gian dẫn tàu thông qua bảng thủy triều hàng năm.
Dòng chảy
Hướng của dòng chảy khi thủy triều lên, xuống gần như dọc theo cầu cảng.
Mặc dù cảng nằm ở cửa sông Cấm nhưng đầu thượng lưu khu vực cảng biển đã
được xây dựng đập chắn nước Nghi Quang, lúc này cảng trở thành một âu biển nên
tốc độ dòng chảy và mực nước tại cảng phụ thuộc vào thủy triều của vùng biển là
chủ yếu. Về mùa mưa, nước trên thượng nguồn sông Cấm đổ về, đập Nghi Quang
xả lũ, khi đó tốc độ dòng chảy trong cảng khá mạnh, có lúc lên tới 5 – 6 hải lý/giờ.
Mặt khác, cũng do đặc điểm địa hình của khu vực cảng nên ở phía thượng
lưu của cầu cảng thường có vùng nước quẩn.
1.3.1.3 Sương mù và tầm nhìn xa
Sương mù tại Cửa Lò chủ yếu tập trung vào các tháng mùa Đông. Đặc biệt
vào tháng 3 là tháng có nhiều ngày sương mù nhất trong năm, trung bình là 12,2
ngày, nhiều nhất là 21 ngày/tháng. Sương mù chủ yếu tập trung vào lúc bình minh
và hoàng hôn.
Bảng 1.1: Số ngày có sương mù trong các tháng nhiều năm tại trạm Hòn Ngư
Tháng đặc
trưng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Số ngày bình

quân có
sương mù
2,5 9,2 12,2

6,2 0,4 0 0 0 0 0,6 0,4 1,3
Số ngày
nhiều nhất có
sương mù
6 21 21 16 2 0 0 0 0 4 3 4

Do ảnh hưởng của sương mù nên tầm nhìn xa giảm ảnh hưởng rất lớn tới
việc điều động tàu ra vào cảng biển. Số ngày có tầm nhìn xa theo các cấp thay đổi
theo các tháng trong năm. Trong đó tháng có tầm nhìn xa bị hạn chế dưới 1 km tập
trung chủ yếu vào các tháng 2, tháng 3 và tháng 4.

7

Bảng 1.2: Tầm nhìn xa tại trạm Hòn Ngư
Tháng
đặc trưng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
< 1km

1,0 5,0 7,0 4,0 0,8 0,7 0,3 0,8
1– 10km
9,0 8,0 8,0 5,0 1,6 0,8 0,6 1,1 4,0 3,3 5,6 4,8
>20km
21 15 16 21 28,6 29,2 30,4 29,9 26 27 24,1 25,4

1.3.1.4 Chế độ mưa

Lượng mưa tại Cửa Lò tập trung vào mùa Thu và mùa Đông trong năm,
chiếm 75% lượng mưa cả năm, đặc biệt cuối Thu thường mưa rất to. Lượng mưa
trung bình hàng năm là 1886 – 2700 mm/năm.
Bảng 1.3: Số ngày mưa bình quân tại trạm Hòn Ngư
Tháng đặc trưng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Số ngày mưa bình quân 13

13,1

11

8,7

7,5

8,6

5,1

9 13,2

15,6

21,1

8,9


1.3.2 Tổng quát cảng Cửa Lò

1.3.2.1 Đặc điểm cảng Cửa Lò
Loại cảng: Cảng tổng hợp.
Số bến cảng/tổng chiều dài bến cảng: 04/700 (m)
Tàu vào cảng lớn nhất : 15.000 DWT
Cầu tàu số 1,2: <10.000 DWT
Cầu tàu số 3,4: <15.000 DWT
Số lượng tàu biển ra vào cảng: 2.432 lượt tàu (năm 2010).
Tàu Việt Nam: 2044 lượt tàu (chiếm 84%)
Tàu nước ngoài: 388 lượt tàu (chiếm 16%)
Tổng GT : 1.514.017 (GT)
Tổng DWT : 2.448.918 (DWT)
8

Hình 1.3: Tàu Keum Yang Post vào làm hàng tại cảng Cửa Lò
Các loại mặt hàng thông qua cảng chủ yếu là: quặng, đá các loại, gỗ, đường,
container, sắt thép, phân bón, mỳ hạt, xi măng…
Bảng 1.4: Lượng hàng hóa thông qua cảng trong các năm
Mặt hàng Sản
lượng
2007 2008 2009 2010
Xuất khẩu tấn 488.540 524.199 517.110 739.947
Nhập khẩu tấn 38.505 43.202 154.820 131.120
Nội địa tấn 565.718 589.205 902.209 1.047.867
Tổng
tấn 1.092.763 1.156.606 1.574.139 1.918.934

Thông qua bảng 1.4 ta thấy sản lượng hàng hóa thông qua cảng Cửa Lò tăng
mạnh theo hàng năm trong ba năm từ năm 2007 đến 2010 tổng sản lượng mặt hàng
thông qua cảng tăng lên gần gấp đôi từ 1.092.763 tấn đến 1.918.934 tấn. Qua đó cho
thấy vai trò quan trọng của cảng Cửa Lò trong việc vận chuyển hàng hóa cũng như

việc thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh trong tương lai.
1.3.2.2 Vùng đất cảng:
Tổng diện tích vùng đất cảng biển Cửa Lò là: 180.000 (m
2
)
Tổng diện tích kho, bãi: 166.000 (m
2
)
Kho hàng hóa tổng hợp: 3/16.000 (số kho/m
2
)
Tải trọng nền : 2,5 (T/m
2
)
9
Bãi hàng tổng hợp: 2/150.000 (số bãi/m
2
)\
Tải trọng nền : 6,0 (T/m
2
)
Phương thức rút hàng sau cảng : đường bộ và thủy nội địa.
1.3.2.3 Trang thiết bị xếp dỡ:
Hiện nay để đáp ứng với nhu cầu của việc vận chuyển hàng hóa thông qua
cảng, doanh nghiệp khai thác cảng Cửa Lò đã đầu tư và trang bị đầy đủ các trang
thiết bị phục vụ cho quá trình xếp, dỡ tại cảng. (phụ lục 2)
Bảng 1.5: Trang thiết bị khai thác cảng Cửa Lò
Stt Thiết bị Số Lượng Sức nâng/tải/c.suất
1 Cần cẩu chân đế 01 40 T
2 Cẩu hàng nặng 01 130 T

3 Cẩu hàng thường 08 10 – 36 T
4 Xe nâng Container 02 25 – 32 T
5 Máy xúc 03 0.8 – 2.3 m
3
6 Đầu kéo 04 6 T
7 Ngoạm 06 0.8 – 4.5 m
3
8 Ô tô các loại 06 5 – 30 T

1.3.2.4 Cấu trúc cầu cảng:
Tính từ thượng lưu của cầu 1 và cầu 2 nối liền với nhau có chiều dài 320m
chạy dọc theo hướng 270° - 090°. Cầu cảng được xây dựng trên hệ trụ bê tông cốt
thép. Trên cầu có 11 cọc bích giữ dây buộc tàu và khoảng cách giữa các bích là
khoảng 30m. Dọc theo mạn cầu là các ống đệm cao su được treo bằng cáp hoặc dây
xích để tránh va đập.
Cách một lạch nhỏ là cầu 3 và cầu 4 nối liền với nhau có chiều dài 336m chạy
theo hướng 240°- 060°. Cầu cảng được xây dựng trên hệ trục bê tông cốt thép. Trên
cầu có 13 cọc bích giữ dây buộc tàu và khoảng cách giữa các bích là khoảng 25m.
Dọc theo mạn cầu là các ống đệm cao su ở cầu 3 được treo bằng cáp hoặc dây xích
và các đệm bằng cao su đúc rỗng đặt dựng đứng theo trụ cầu 4 để tránh va đập.

10
1.3.2.5 Tàu lai phục vụ tại cảng:
* Cảng Cửa Lò có 3 tàu lai phục vụ cho các tàu lớn ra vào cảng:
Tàu lai BT – 02 có 2 máy và 2 chân vịt với tổng công suất 500 CV
Tàu lai BT – 04 có 2 máy và 2 chân vịt với tổng công suất 800 CV
Tàu lai Cửa Lò – 09 có 2 máy và 2 chân vịt với tổng công suất 850 CV
Hiện nay tàu lai ở cảng Cửa Lò có cấu trúc là hai chân vịt ở hai bên và bánh
lái dạng bán cân bằng được bố trí ở trong mặt phẳng trục dọc tàu nên việc dẫn tàu
có trọng tải lớn không phù hợp, vì vậy trong quá trình điều động tàu cập cầu và rời

cầu hoa tiêu gặp nhiều khó khăn.

Hình 1.4: Tàu lai BT 02

Hình 1.5: Tàu lai Cửa Lò 09
11
* Quy định sử dụng tàu lai của Cảng vụ Hàng hải Nghệ An.
- Trong điều kiện thời tiết bình thường:
Bảng 1.6: Quy định sử dụng tàu lai trong điều kiện thời tiết bình thường
Stt Chiều dài tàu (m) Số tàu lai tối thiểu (m) Công suất tối thiểu (CV)
1 < 80 00
2 80 -100 01 800
3 100 - 140 02 305 và 800
4 140 – 160 02 800 và 850
5 >160 02 800 và 1200

- Trong điều kiện gió > cấp 5, độ cao sóng trên 2m:
Bảng 1.7: Quy định sử dụng tàu lai trong điều kiện gió > cấp 5, độ cao sóng trên 2m
stt Chiều dài tàu (m) Số tàu lai tối thiểu (m) Công suất tối thiểu (CV)
1 80 -100 02 305 và 800
2 100 - 140 02 850 và 1200
3 140 – 160 02 850 và 1600

- Các trường hợp khác do Giám đốc cảng vụ Hàng hải Nghệ An quyết định.
1.3.3 Vai trò và chức năng cảng biển Cửa Lò
1.3.3.1 Vai trò
Nhằm thúc đẩy và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh quốc
phòng của tỉnh và khu vực. Cảng biển nước sâu Cửa Lò có vai trò và ý nghĩa quan
trọng trong việc kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và các
tỉnh Bắc Trung Bộ. Cảng còn giúp thúc đẩy giao lưu kinh tế với các vùng Đông Bắc

Thái Lan và miền Trung Lào.
1.3.3.2 Chức năng
Để phù hợp với chiến lược đầu tư và phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam
trong tương lai cảng biển Cửa Lò được xây dựng và đầu tư nhằm thực hiện đầy đủ
các chức năng của cảng biển như:
12
- Là đầu mối giao thông quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế,
thương mại trong vùng, giữa vùng với các địa phương khác trong nước và với các
nước khác, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc.

- Nhằm phát triển ngành vận tải biển, xuất nhập khẩu hàng hoá của tỉnh
Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ.
- Đảm bảo cho tàu biển ra vào cảng làm hàng an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
- Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa
trong cảng.
- Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu và bốc dỡ
hàng hóa.
- Thực hiện các chức năng của cảng biển trong trường hợp khẩn cấp.
1.3.4 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước tại cảng biển Cửa Lò.
Việc giải quyết thủ tục hành chính cho tàu thuyền ra vào cảng Cửa Lò được
cán bộ văn phòng đại diện Cảng vụ hàng hải Nghệ An tại Cửa Lò thực hiện nhanh
chóng, thuận tiện không gây phiền hà cho tàu và hàng hóa thông qua cảng.
Công tác đảm bảo an toàn và vệ sinh hàng hải cho tàu thuyền ra vào cảng và
tàu thuyền trong vùng nước cảng biển thuộc vùng nước Cảng vụ hàng hải Nghệ An
quản lý luôn được đặc biệt quan tâm và chú trọng. Cảng vụ đã tập trung theo dõi
và chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện các quy định của pháp luật và các công ước
quốc tế có liên quan về công tác đảm bảo an toàn và vệ sinh hàng hải trong vùng
nước cảng biển.
Bên cạnh những mặt đã làm được thì vẫn còn tồn tại những thực trạng đáng
được quan tâm như:

- Do điều kiện là số cán bộ thực hiện việc kiểm tra giám sát vệ sinh hàng hải,
và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong vùng nước cảng biển còn ít, nên quá trình
kiểm tra không được thực hiện thường xuyên và liên tục. Chính vì vậy, trong vùng
nước cảng vẫn xảy ra hiện tượng xả nước sinh hoạt trên tàu chưa qua hệ thống lọc
xuống biển, thuyền viên trên tàu vứt rác xuống biển…đặc biệt là các tàu thuyền
hoạt động tuyến nội địa.
13
- Từ trước đến nay, tình trạng tàu thuyền đánh cá lấn chiếm cầu cảng làm nơi
neo đậu vẫn chưa được giải quyết, gây ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo an toàn
hàng hải trong quá trình dẫn tàu cập cầu và rời cầu cảng

Hình 1.6: Tàu cá neo đậu trong cầu cảng Cửa Lò
- Do trình độ ngoại ngữ của các cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước
ở đây còn tương đối yếu, nên việc thực hiện công tác kiểm tra giám sát các tàu
thuyền nước ngoài ra vào cảng còn gặp nhiều khó khăn
.
1.4 Tổng quan về công ty hoa tiêu khu vực VI.
1.4.1 Khái quát chung
Công ty hoa tiêu hàng hải khu vực VI được thành lập từ Chi nhánh hoa tiêu
Nghệ Tĩnh thuộc Công ty hoa tiêu khu vực II theo quyết định số 1549/QĐ-BGTVT
ngày 02 tháng 06 năm 2008, có nhiệm vụ cung cấp hoa tiêu hàng hải dẫn tàu vào, ra
và di chuyển trong các cảng biển thuộc khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình.
Các tuyến luồng chính thuộc Công ty hoa tiêu khu vực VI quản lý gồm:
luồng hàng hải chuyên dung Xi măng Nghi Sơn; luồng hàng hải vào cảng tổng hợp
Nghi Sơn; luồng Cửa Hội; luồng cảng Vũng Áng; luồng Bến Thủy và luồng Cửa Lò.
14
1.4.2 Quy trình hoạt động của hoa tiêu hàng hải khu vực VI
1.4.2.1 Những việc hoa tiêu cần làm sau khi được bố trí dẫn tàu.
- Tìm hiểu các thông số liên quan đến tàu mình dẫn như: tải trọng toàn phần

(DWT), tổng dung tích (GRT), chiều dài toàn bộ (LOA), chiều rộng (B), mớn nước
(D), thời gian dự kiến tàu đến (ETA), thời gian dự kiến tàu rời (ETD)…và những
đặc điểm riêng biệt của tàu hoặc những chú ý của những hoa tiêu đã từng dẫn chiếc
tàu đó.
- Kiểm tra tổng dung tích (GRT) và chiều dài tàu (LOA) đảm bảo trong giới
hạn cho phép của giấy chứng nhận khả năng của chuyên môn hoa tiêu.
+ Quy định về bố trí hoa tiêu dẫn tàu theo hạng, bậc như sau:
Bảng 1.8 Quy định bậc, hạng hoa tiêu dẫn tàu
Hạng hoa tiêu

Thời gian làm việc từ khi
nhận chức danh hoa tiêu
Chiều dài và tổng dung tích tàu được
dẫn
Hạng 3 ≤ 12 tháng
≥ 12 tháng
LOA ≤105 m và GRT ≤ 4.500 GT
LOA ≤ 115 m và GRT ≤ 6.000 GT
Hạng 2 ≤ 12 tháng
≥ 12 tháng
LOA ≤ 135 m và GRT ≤ 10.000 GT
LOA ≤ 145 m hoặc GRT ≤ 10.000 GT

Hạng 1 ≤ 12 tháng
≥ 12 tháng
LOA ≤ 165 m và GRT ≤ 20.000 GT
LOA ≤ 175 m hoặc GRT ≤ 20.000 GT

Ngoại hạng Tất cả các tàu


- Xác định độ cao thủy triều, dòng chảy, gió trong thời gian điều động tàu
trên luồng cũng như khi tàu ra vào cầu.
- Xác định độ sâu khai thác của tuyến luồng và độ sâu thấp nhất tại khu vực
cầu tàu hoặc vị trí neo của tàu.
Độ sâu tuyến luồng cho phép hành trình ra vào cảng:
H = H
TT
+ H
0
– UKC
min


Nếu H > d
max
=> độ sâu cho phép tàu hành trình an toàn
H < d
max
=> độ sâu không đảm bảo an toàn khi dẫn tàu.

15
Trong đó:
H: Độ sâu tuyến luồng cho tàu ra vào cảng tại thời điểm dẫn tàu.
H
TT
: Độ cao thủy triều
H
0
: Độ sâu của luồng tính từ mức nước số “0” hải đồ
(Theo thông báo hàng hải về độ sâu tuyến luồng)

UKC
min
: Độ sâu dự phòng tối thiểu (dựa theo bảng 1.9 )
d
max
: mớn nước lớn nhất
- Kiểm tra xem độ sâu dự phòng tối thiểu (UKC
min
) có đảm bảo an toàn cho
tàu hành trình hoặc neo đậu an toàn không.
+ Quy định UKC
min
tại cảng biển Cửa Lò vào ban ngày như sau
(UKC
min/ngày
):
Bảng 1.9 Quy định UKC
min
tại cảng Cửa Lò vào ban ngày.
STT Chiều dài tàu lớn nhất (LOA) Mớn nước (D) UKC
min/ngày

1 LOA ≤ 160 m <7,5 m ≥ 0,3 m
2 160 m < LOA ≤ 170 m <7,5 m ≥ 0,4 m
3 170 m < LOA ≤ 180 m <7,5 m ≥ 0,5 m
4 180 m < LOA ≤ 190 m <7,5 m ≥ 0,6 m
5 190 m < LOA ≤ 200 m <7,5 m ≥ 0,7 m
6 LOA > 200 m <7,5 m ≥ 0,8 m

Tất cả các trường hợp trên: - Khi mớn nước D >7,5 m thì UKC

min
+ 0,1 m
+ Quy định UKC
min
tại cảng biển Cửa Lò vào ban đêm (UKC
min/đêm
):
UKC
min/đêm
= UKC
min/ngày
+ 0,1 m
- Cập nhật những thông báo hàng hải mới nhất với nội dung liên quan đến
quá trình điều động tàu trong khu vực, chẳng hạn xác tàu đắm mới phát hiện, hoạt
động của các tàu công trình, các chướng ngại vật cần lưu ý mà chúng ảnh hưởng
không tốt tới quá trình điều động.
Những thông báo này được fax đến tại phòng nghiệp vụ hoa tiêu và hoa tiêu
có thể tìm hiểu tại đây.
- Kiểm tra máy VHF cầm tay đã nạp đầy đủ pin chưa, đặc biệt khi dẫn tàu
16
trong khoảng thời gian dài ta nên mang theo pin dự trữ.
- Kiểm tra kịp thời các phương tiện đưa đón hoa tiêu đi dẫn tàu.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cá nhân khi tham gia dẫn tàu như giày, găng tay,
máy VHF.
* Nhận xét:
Những công việc hoa tiêu thực hiện trước khi đi dẫn tàu có ý nghĩa quan
trọng trong công tác đảm bảo an toàn bước đầu cho con tàu mà hoa tiêu được phân
công dẫn.
Thực hiện tốt công tác chuẩn bị hoa tiêu sẽ chủ động trong việc xác định
phương pháp dẫn tàu sao cho phù hợp với tình hình thực tế; đảm bảo an toàn, kinh

tế nhất và bố trí phương tiện đón trả hoa tiêu đảm bảo đúng thời gian quy định.
1.4.2.2 Dẫn tàu từ khu vực đón trả hoa tiêu vào cầu:
- Hoa tiêu phải lên tàu tại khu vực đón trả hoa tiêu. Nếu do điều kiện thời tiết
xấu hoặc vì một lý do nào khác, hoa tiêu yêu cầu lên tàu tại khu vực khác với khu
vực đón trả hoa tiêu theo quy định thì phải được sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải.
- Kiểm tra cầu thang hoa tiêu xem đã được đặt ở vị trí thích hợp và đảm bảo
an toàn chưa, nếu độ cao của cầu thang hoa tiêu lớn hơn 9m, thì cầu thang hoa tiêu
phải kết hợp với cầu thang mạn. Hoa tiêu có quyền từ chối lên tàu nếu thấy thiết bị
cầu thang không an toàn cho hoa tiêu.
- Khi lên tàu, hoa tiêu yêu cầu tàu được dẫn duy trì tốc độ tới tương đối nhỏ
và hoa tiêu phải đứng ở phía trước mũi ca nô đưa đón hoa tiêu để thuyền trưởng tàu
hoa tiêu quan sát dễ dàng trong khi áp mạn để đảm bảo an toàn cho hoa tiêu lên tàu.
- Sau khi lên tàu, hoa tiêu lên buồng lái gặp gỡ thuyền trưởng.
- Xem xét, bàn bạc với thuyền trưởng về danh mục kiểm tra bảng thông số
tốc độ điều động tàu ứng với từng chế độ máy, loại chân vịt, số chân vịt, ra đa, còi
và các trang thiết bị hàng hải cần thiết khác có liên quan đến quá trình điều động tàu.
- Trước khi điều động tàu, yêu cầu thuyền trưởng chuẩn bị cả hai neo và trao
đổi với thuyền trưởng hoặc sĩ quan làm việc trên buồng lái về: dự kiến phương án
điều động; điều kiện gió, dòng chảy; số lượng, công suất tàu lai, phương án sử dụng
17
tàu lai, sử dụng dây lai của tàu được hỗ trở hay của tàu lai; những vấn đề không
bình thường hoặc những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình điều động tàu.
- Thông báo thuyển trưởng tàu lai về ý định điều động của mình và phương
án sử dụng tàu lai.
- Khi đến gần cầu, phải kiểm tra để đảm bảo rằng: cầu cảng đã sẵn sàng, tất
cả các chướng ngại vật xung quanh không ảnh hưởng đến quá trình điều động tàu;
tàu lai đã sẵn sàng ở vị trí làm việc; công nhân cởi buộc dây đã đầy đủ và sẵn sàng.
- Thông báo cho thuyền trưởng cũng như công nhân buộc cởi dây trên cầu
cảng về trình tự bắt dây ở hai phía mũi và lái tàu.
- Sau khi tàu đã cố định ở vị trí theo yêu cầu an toàn, với sự đồng ý của

thuyền trưởng, hoa tiêu mới được rời tàu.
1.4.2.3 Dẫn tàu từ cầu cảng ra khu vực đón trả hoa tiêu.
- Kiểm tra mớn nước, độ chúi và độ nghiêng của tàu có vượt quá giới hạn
cho phép không.
- Lên buồng lái gặp gỡ thuyền trưởng.
- Đánh giá chung tình hình hiện tại, những điều kiện xung quanh (vị trí các
cầu cảng trên bờ, khả năng dây buộc tàu có bị kẹt không, khoảng cách tới các tàu
lân cận, hoạt động của các tàu khác trong khu vực) và tình trạng thiết bị máy móc
của tàu.
- Xem xét, bàn bạc với thuyền trưởng về danh mục kiểm tra bảng thông số
tốc độ điều động tàu ứng với từng chế độ máy, loại chân vịt, số chân vịt, radar, còi và các
trang thiết bị hàng hải cần thiết khác có liên quan đến quá trình điều động tàu.
- Trước khi điều động tàu, yêu cầu thuyền trưởng chuẩn bị cả hai neo và trao
đổi với thuyền trưởng hoặc sĩ quan làm việc trên buồng lái về: dự kiến phương án
điều động; điều kiện gió, dòng chảy; số lượng, công suất tàu lai, phương án sử dụng
tàu lai, sử dụng dây lai của tàu được hỗ trở hay của tàu lai; những vấn đề không
bình thường hoặc những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình điều động tàu.
- Thông báo thuyền trưởng tàu lai về ý định điều động của mình và phương
án sử dụng tàu lai.

×