Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường tại xã phú hải, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 66 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn các chuyển hoá gây tăng
đường huyết mãn tính do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối của tuỵ. Theo
định nghĩa của từ điển y học Dorlands: bệnh ĐTĐ là “ hội chứng mạn tính về rối
loạn chuyển hoá glucid, lipid và protid do thiếu tiết insulin hoặc do các mô đích
kháng lại tác dụng của insulin, hoặc do cả hai”. Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh
ĐTĐ là rối loạn chuyển hoá đường, nồng độ dường trong máu tăng cao liên tục
và được thải ra ngoài qua nước tiểu, vì vậy đào thải đường ra ngoài qua nước
tiểu trở thành tên của bệnh ở Việt Nam. Nhưng khi có đường niệu thì bệnh ĐTĐ
đã ở giai đoạn muộn và thường có nhiều biến chứng.
Bệnh ĐTĐ trong đó chủ yếu là ĐTĐ týp 2 chiếm từ 85% đến 95% trong
tổng số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ, đang là một trong những bệnh không lây
nhiễm phổ biến nhất hiện nay trên toàn cầu và là gánh nặng cho nền kinh tế thế
giới trong thế kỷ 21, bởi vì:
- Bệnh ĐTĐ týp 2 có tốc độ phát triển rất nhanh, theo S.Colagiury tổng hợp
từ nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy: cứ trong vòng 15 năm thì tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ týp 2 lại tăng lên gấp đôi. Hiện nay, bệnh ĐTĐ týp 2 được coi là một
dịch bệnh ở nhiều nước đang phát triển và những nước mới công nghiệp hoá.
- Bệnh ĐTĐ đang là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì
sự phổ biến của bệnh, vì các hậu quả nặng nề của bệnh do được phát hiện và
điều trị muộn. Các quốc gia thường phải giành một phần ngân sách đáng kể của
ngành y tế để phòng chống bệnh ĐTĐ, trong đó chủ yếu chi cho điều trị các biến
chứng của bệnh. Ở Hoa Kỳ, với 15 triệu người mắc bêbhj ĐTĐ đã phải tiêu tốn
98,2 tỷ đôla/năm. Tại một số nước Châu Âu, chi phí chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ
chiếm 2-7% tổng ngân sách y tế quốc gia.
1
Cũng theo báo cáo của hiệp hội ĐTĐ Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới
bệnh ĐTĐ týp 2 ngày càng có xu hướng xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn. Vấn đề tìm
hiểu các đặc điểm dich tể học, các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ nhằm hạn chế
sự gia tăng tỷ lệ mắc mới của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng, giảm tỷ lệ chết,
giảm gánh nặng về kinh tế cho cá nhân, gia đình người bệnh và cho toàn xã hội


là vấn đề có tính cấp thiết trên phạm vi toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia. Phú
Vang là một huyện đồng bằng ven biển, địa bàn rộng với ba nhóm địa hình rõ
rệt: vùng trũng, vùng ven đầm phá và vùng biển, là huyện khó khăn của tỉnh
Thừa Thiên Huế, tuy nhiên trong những năm gần đây các xã vùng biển của
huyện Phú Vang kinh tế phát triển kèm theo đó các bệnh không lây nhiễm
có tỷ lệ ngày càng cao như bệnh tăng huyết áp, tim mạch v.v…đặc biệt bệnh đái
tháo đường type 2, chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu tình hình bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường tại xã Phú Hải,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010”, với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại xã
Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan với bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo
đường tại xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1. Lịch sử
Từ 1500 năm trước Công nguyên người Ai Cập cổ đại đã miêu tả triệu
chứng đái nhiều của bệnh ĐTĐ. Đến năm 1674 sau Công nguyên Thomas Willis
là người đầu tiên so sánh vị ngọt của đường trong nước tiểu giống như mật, từ
đó thuật ngữ diabetets mellitus được dùng phổ biến cho đến nay [10], [15].
Năm 1869 Paul Langerhans, một sinh viên y khoa người Đức đã ghi nhận
những tế bào của tụy tạng trong luận án của mình. Vài năm sau, người ta gọi
những tế bào này là tiểu bào Langerhans [7], [15].
Năm 1889, Joseph von Mering và Oskar Minkowski gây bệnh đái tháo
đường (ĐTĐ) thực nghiệm bằng cách lấy đi tuyến tụy của chó.
Năm 1901, Eugene Opie phát hiện được người bệnh ĐTĐ có tổn thương
đảo tụy Langerhans. Ông đã có giả thuyết rằng các tế bào của đảo tụy có tiết ra
một chất gì đó, khi thiếu chất này sẽ gây ra bệnh ĐTĐ.

Năm 1936, Himsworth phân biệt ĐTĐ đề kháng với insulin và ĐTĐ nhạy
cảm với insulin.
Năm 1959, hệ thống kiểm soát đường niệu lần đầu tiên ra đời đã được ứng
dụng rộng rãi, góp phần nâng cao chất lượng quản lí bệnh ĐTĐ.
Năm 1972, máy theo dõi glucose máu được hoàn thiện, mặc dù nó đã
được công nhận từ hơn 10 năm trước đó [15].
Năm 1976, Gudworth đưa ra danh từ ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2.
Năm 1985, bảng phân loại của tổ chức y tế thế giới đưa ra từ ĐTĐ phụ
thuộc insulin đồng nghĩa với ĐTĐ type 1, ĐTĐ không phụ thuộc insulin đồng
nghĩa với ĐTĐ type 2 [15].
Năm 1997, Hiệp hội ĐTĐ Mỹ lại đề nghị thống nhất dùng từ ĐTĐ type 1
và ĐTĐ type 2.
3
1.1.2. Glucose máu – rối loạn chuyển hóa glucose
Ở người bình thường, nồng độ glucose trong máu giao động trong phạm
vi 4,3 - 5,5 mmol/l (75 - 100 mg/l) với trị số trung bình 5,0 mmol/l
(90mg/100ml). Các mô (cơ, hệ thần kinh) tiêu thụ mỗi ngày ít nhất 300g
glucose, lượng glucose này được cung cấp bởi máu. Mức tiêu thụ glucose cũng
thay đổi tùy thuộc cơ thể ở trạng thái nghỉ hoặc làm việc chân tay hay trí óc. Khi
nghĩ ngơi lượng glucose tiêu thụ 100g/ngày, lúc làm việc nặng mức tiêu thụ
glucose trên 500g/ngày. Như vậy có một quá trình điều hòa rất chính xác để duy
trì sự cân bằng nghiêm ngặt giữa sự tiêu thụ glucose bởi các mô và sự tái tạo lại
glucose máu [7], [29].
Nguồn gốc: Glucose máu có 2 nguồn gốc:
+ Ngoại sinh: Thức ăn cung cấp khoảng 50% năng lượng từ glucid, trung
bình 200-300g/ngày. Thức ăn glucid được cung cấp chủ yếu từ thực vật, các
nguồn glucid khác từ sữa, đường.
+ Nội sinh:
- Từ glucid: Glycogen là dạng dự trữ glucid của tất cả tế bào động vật. Ở
người, gan là cơ quan chứa glycogen lớn nhất (10 đến 12% trọng lượng tươi)

nhưng cơ (1-3% trọng lượng tươi), do khối lượng của nó nhiều nên chứa một
nửa glycogen của toàn cơ thể. Sự phân ly glycogen thành glucose xảy ra trong tế
bào, sau đó glucose thoát ra khỏi tế bào và đi vào tuần hoàn ngoại biên. Giai
đoạn đầu xảy ra ở tất cả các tế bào, sau đó xảy ra chủ yếu ở gan. Do đó gan có
vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa đường huyết [42].
- Tân sinh đường từ protid, lipid, acid lactic, acid pyruvic: Một số acid
amin gọi là acid amin sinh đường có thể tổng hợp thành glucose. Lipid có thể
tổng hợp trở lại thành glucose nhưng khó hơn quá trình tổng hợp từ glucid thành
lipid [43].
4
1.1.3. Định nghĩa
Đái tháo đường là tình trạnh bệnh lý do rối loạn chuyển hoá carbohydrat
gây tăng glucose máu mạn tính, nguyên nhân do khiếm khuyết trong việc sản
xuất và/hoặc hoạt động của phân tử insulin. Tăng glucose máu mạn tính gây nên
tổn thượng mạn tính mạch máu. Tổn thương mạn tính trong ĐTĐ chia ra 2 loại
là tổn thương mạch máu lớn và tổn thương mạch máu nhỏ.
* Tổn thương mạch máu lớn
- Bệnh mạch não: Sơ vữa lan toả mạch não, tăng huyết áp gây tai biến
mạch não. Tỷ lệ TBMN ở người ĐTĐ cao gấp 2-4 lần người không ĐTĐ. Đặc
điểm quan trọng trong TBMN do ĐTĐ là nhồi máu não đa ổ, dễ tái phát, gây tàn
phế hoặc tử vong.
- Bệnh mạch vành: Tổn thương xơ hoá lan toả mạch vành, cùng với tổn
thương thần kinh tự động làm cho bệnh nhân ĐTĐ có bệnh mạch vành đe dọa
hoặc xuất hiện nhồi máu cơ tim nhưng không có biểu hiện lâm sàng điển hình
như cơn đau thắt ngực. Bệnh nhân ĐTĐ đe dọa hoặc nhồi máu có thể chỉ thấy
mệt, hạ huyết áp rồi tử vong. Đây là đặc điểm cần lưu ý ở bệnh nhân ĐTĐ.
- Bệnh mạch chi: Tổn thương xơ hoá lan toả, cùng với tình trạng tăng đông
gây thiếu máu, tắc mạch, hoại tử chi. Cùng với tổn thương thần kinh ngoại vi là
nguy cơ gây cắt cụt chi và tàn phế hàng đầu ở Mỹ.
* Tổn thương mạch máu nhỏ

- Bệnh võng mạc do ĐTĐ: Bệnh lý võng mạc do ĐTĐ có nhiều mức độ:
tổn thương không tăng sinh, tiền tăng sinh, tăng sinh, xuất huyết xuất tiết võng
mạc, cùng với tăng nguy cơ đục thể tinh thể, gây mù loà. Bệnh lý võng mạc do
ĐTĐ chiếm 21-36% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 và nguy cơ gây ảnh hưởng đến thị
lực là 6-13%.
- Bệnh lý thận ĐTĐ: Tổn thương xơ hoá cuộn mao mạch cầu thận gây nên
bệnh lý thận ĐTĐ, sớm nhất là xuất hiện microalbumin (bắt đầu có bệnh thận),
5
sau đó xuất hiện macroalbumin (có bệnh thận thực sự). Nếu không được điều trị,
dần sẽ diến biến đến suy thận ở các mức độ. Bệnh lý thận chiếm khoảng 20-30%
bệnh nhân ĐTĐ.
- Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Tổn thương thần kinh ngoại vi gây dị cảm, tê
bì mất cảm giác, mất khả năng bình chỉnh, hạ huyết áp tư thế, biến dạng bàn
chân, loét, hoại tử, là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi ở Mỹ.
- Bệnh lý thần kinh tự động: tổn thương thần kinh phó giao cảm làm nhịp
tim nhanh, liệt ruột gây táo bón xen kẽ những đợt ỉa lỏng. Tổn thương thần kinh
bàng quang gây đái khó, ứ đọng nước tiểu gây nhiễm trùng [4], [6].
1.1.4. Sinh lý bệnh
Có hai khía cạnh liên hệ mật thiết với nhau trong cơ chế bệnh sinh của
ĐTĐ týp 2 là đề kháng insulin và rối loạn bài tiết insulin [2],[20]
Duy trì hằng định của glucose phụ thuộc vào 3 yếu tố: sự tiết insulin, kích
thích sự dung nạp glucose ở ngoại mô và nội tạnh và sự ức chế sản xuất glucose
ở gan [26],[60]
Bình thường sau khi ăn, glucose sẽ tăng trong máu, tuỵ sẽ tăng tiết insulin
làm tăng sự thu nạp glucose ở mô ngoại vi và nội tạng, ức chế sản xuất glucose
ở gan. Giảm dung nạp glucose là hậu quả của khiếm khuyết trong bài tiết insulin
hoặc đề kháng với tác dụng của insulin tại mô đích [24],[68]
Ở người ĐTĐ týp 2 thăng bằng glucose ở nội mô chịu ảnh hưởng bởi:
khiếm khuyết trong bài tiết insulin, kháng insulin ở gan, cơ vân và mô mỡ, bất
thường trong tiếp nhận glucose ở nội tạng [27],[28],[31],[36]

- Suy giảm trong khả năng bài tiết insulin: Bình thường khi đường huyết
tăng cao tế bào bêta của tuỵ sẽ nhận ra sự thay đổi và tăng tiết insulin để điều
hoà đường huyết. Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 insulin thường tiết ra chậm và không
đủ so với tình trạng tăng glucose máu nên đã dãn đến tăng glucose máu lúc đói.
6
Đặc điểm quan trọng nữa của ĐTĐ týp 2 là mất hoặc giảm khả năng bài
tiết insulin ở pha sớm do đó không điều chỉnh được glucose sau khi ăn như
người mạnh khoẻ. Nhiều thực nghiệm cho thấy người bị ĐTĐ nếu độ nhạy của
insulin giảm đi 40% thì sự bài tiết insulin giảm xuống 5 lần so với người bình
thường.
- Kháng insulin: Có ở cả gan, cơ vân và mô mỡ. Nhiều giả thiết cho đây là
điểm quan trọng nhất. Kháng insulin có thể được khởi phát bởi nhiều điều kiện
khác nhau như: béo phì, thai nghén, nhiễm trùng, tuổi tác… Béo bụng, béo tạng
được xem một yếu tố trung tâm do nó làm tăng lượng acid béo tự do vào tuần
hoàn, tăng lượng acid béo tự do vào gan. Nếu nồng độ trong máu cao, gan sẽ
tăng cường sản xuất ra VLDL (very low density lipoprotein: lipoprotein rất
thấp) và triglycerid. Các triglycerid và VLDL có thể lắng đọng ở gan gây thoái
hoá mỡ, lắng đọng ở cơ gây kháng insulin, lắng đọng tế bào bêta tuỵ là nguyên
nhân làm giảm khả năng bài tiết insulin [2],[12],[19],[24],[25],[27],[29],[42]
Hệ thống thần kinh (thần kinh trung ương và thần kinh thực vật) cũng
tham gia vào quá trình bệnh sinh. Các stress hệ thần kinh sẽ làm tăng tiết các
hormon gây béo tạng. Yếu tố gen gây kháng inssulin bằng 2 con đường trực tiếp
và gián tiếp qua béo tạng. Gen cũng là yếu tố tham gia vào quá trình bệnh lý suy
giảm chức năng của tế bào bêta, giảm tiết insulin, hậu quả là gây bệnh ĐTĐ.
Như vậy bằng nhiều con đường khác nhau đã gây ra hiện tượng kháng
insulin, sau đó chính kháng insulin lại gây ra hàng loạt các rối loạn chuyển hoá
như ĐTĐ, tăng huyết áp, tăng acid uric, rối loạn chuyển hoá lipid… Tuy nhiên
kháng insulin chưa đủ để gây ra bệnh ĐTĐ, bệnh còn là hậu quả của việc giảm
tiết insulin của tế bào bêta [24],[26],[68],[80]
1.1.5. Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh

Phân loại một cách hệ thống bệnh ĐTĐ lần đầu tiên được nhóm dữ liệu
bệnh ĐTĐ quốc gia của Hoa Kỳ xây dựng và công bố năm 1979, được Hội đồng
7
chuyên gia về bệnh ĐTĐ của WHO tán thành vào năm 1980. Phân loại này chia
bệnh ĐTĐ thành 5 thể riêng biệt, gồm: thể phụ thuộc insulin, thể không phụ
thuộc insulin, thể thai kỳ, thể liên quan đến dinh dưỡng và các thể ĐTĐ khác.
Ngoài ra, trong phân loại bệnh năm 1979 còn bao gồm cả thể giảm dung nạp
glucose (IGT), cho những đối tượng có mức glucose huyết tương cao hơn bình
thường, nhưng thấp hơn mức xác định bệnh khi làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống (OGTT). Tuy nhiên, do ở thời điểm đó kiến thức về bệnh
này còn hạn chế, nguyên nhân bệnh còn chưa rõ ràng, mới chỉ phát hiện vài gen
gây bệnh, đồng thời hiểu biết về miễn dịch cũng chỉ mới bắt đầu. Vì vậy, sau 18
năm mới có việc sửa đổi và điều chỉnh phân loại bệnh ĐTĐ - năm 1997 và chính
thức được sử dụng từ năm 1999.
Những thay đổi chính của phân loại 1999 bao gồm những thay đổi về
thuật ngữ: không sử dụng tên gọi bệnh ĐTĐ phụ thuộc insulin và bệnh ĐTĐ
không phụ thuộc insulin, vì phân loại này dựa vào biện pháp điều trị hơn là dựa
vào nguyên nhân gây bệnh, do vậy có thể dẫn đến một số nhầm lẫn. Thuật ngữ
bệnh ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ týp 2 được sử dụng trở lại.
1.1.5.1. ĐTĐ typ 1
Chiếm khoảng 5-10% bệnh nhân ĐTĐ, do cơ chế tự miễn dịch, cơ thể sản
xuất ra tự kháng thể kháng lại, gây chết tế bào Beta của tụy.
Bằng chứng tự miễn dịch trong ĐTĐ type 1 dựa trên sự xuất hiện và tập
trung các tế bào lympho xung quanh tiểu đảo Langerhans của tụy cũng như sự
xuất hiện các tự kháng thể kháng lại các thành phần protein của tế bào tiểu đảo
tụy như ICA (Islet Cell Autoantibody), IA-2 (Islet Autoantibody-2), GAD
(Glutamic Acid Decarboxylase) và tự kháng thể kháng lại phân tử insulin.
Có nguyên nhân do rối loạn về gene: người ta thấy anh em sinh đôi cùng
trứng, nếu 1 người mắc ĐTĐ type 1 thì người kia có nguy cơ mắc ĐTĐ type 1
cao gấp 15 lần so với cộng đồng dân cư nói chung.

8
Nguyên nhân về yếu tố môi trường: Các yếu tố địa lý, mùa và những thay
đổi về tỷ lệ mắc gợi ý rằng virus có thể đóng vai trò quan trọng. Vius được coi là
nhân tố ban đầu, thúc dẩy sự phát sinh của bệnh. Các virus này có thể tấn công
và phá huỷ tế bào Beta của tụy và trực tiếp gây bệnh.Vì rất nhiều loại virus có
liên quan với ĐTĐ type 1, nhưng hầu hết người nhiễm virus này không mắc
ĐTĐ, vì thế không thể có một loại vaccine cụ thể nào có khả năng làm giảm
nguy cơ mắc ĐTĐ typ 1 ở cộng đồng.
1.1.5.2. ĐTĐ type 2
Thường gặp nhất, chiếm 90 – 95% các trường hợp mắc ĐTĐ. Đây là bệnh
di truyền đa gene. Có sự tác động qua lại giữa yếu tố gene và yếu tố môi trường
(thói quen ăn uống, vận động thể lực). Hai cơ chế quan trọng nhất trong bệnh
sinh của ĐTĐ typ 2 là:
- Hiện tượng đề kháng với hoạt động của phân tử insulin tại tế bào đích
(đặc biệt ở người quá cân, béo phì, béo bụng, cao tuổi) và/hoặc
- Suy giảm trong việc bài tiết insulin của tế bào Beta tụy.
1.1.5.3. Các yếu tố nguy cơ gây tiền đái tháo đường
+ Tuổi – giới
Yếu tố tuổi (đặc biệt là độ tuổi từ 50 trở lên) được xếp lên vị trí đầu tiên
trong số các YTNC của bệnh ĐTĐ type 2. Khi cơ thể già đi, chức năng tụy nội
tiết cũng bị suy giảm theo và khả năng tiết insulin của tụy cũng bị giảm, nồng độ
glucose máu có xu hướng tăng, đồng thời giảm sự nhạy cảm của tế bào đích với
các kích thích của insulin. Khi tế bào tụy không còn khả năng tiết insulin đủ với
nhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu khi đói tăng và bệnh ĐTĐ thực sự
xuất hiện. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tuổi có liên quan đến sự xuất hiện
bệnh ĐTĐ type 2, tuổi càng tăng tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ và GDNG càng cao. Ở
Châu Á, bệnh ĐTĐ type 2 có tỉ lệ cao ở những người trên 30 tuổi, ở Châu Âu
9
bệnh thường xảy ra sau tuổi 50, từ 65 tuổi trở lên, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ lên tới
16% [3],[6],[15],[64],[65],[80],[89].

Theo WHO 2000 trên thế giới có 9,9% dân số thế giới trên 65 tuổi và sẽ
ngày càng tăng, đây là yếu tố nguy cơ thế giới bị già đi và góp phần làm tăng tỉ
lệ bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới [15],[62].
Trong nhiều thập kỉ qua, tỉ lệ người mắc bệnh ĐTĐ được điều trị và chăm
sóc tốt hơn vì vậy góp phần làm tăng tuổi thọ của người mắc bệnh ĐTĐ và đây
là lí do làm tăng tỉ lệ biến chứng mãn tính ở bệnh nhân ĐTĐ [42],[52],[61].
Theo NHANES III (Third National Health and Nutrition Examination
Survey) 1999 Mỹ: phân bố tỉ lệ ĐTĐ theo tuổi cho thấy, từ 20 – 39 tuổi tỉ lệ mắc
ĐTĐ là 1,6%. Trên 70 tuổi tỉ lệ mắc ĐTĐ là 21,1% [15],[62].
Theo NHANES II 1998, tỉ lệ mắc ĐTĐ tăng rõ theo tuổi và tỉ lệ nam mắc
bệnh nhiều hơn nữ, tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 50 – 74.
Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ 1993 cho thấy: từ 18 – 44 tuổi tỉ lệ
mắc ĐTĐ là 1,3%, trên 75 tuổi tỉ lệ mắc ĐTĐ là 10,1% [15],[87].
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Huy Cường 2002 nghiên cứu ở Hà Nội: tỉ lệ
ĐTĐ ở người trên 15 tuổi: 2,42%. Tỉ lệ giảm dung nạp glucose 2,2%, ở người <
40 tuổi là 0,34%, người > 65 tuổi 5,7% [22].
Theo Tô Văn Hải 2001 cho thấy tỉ lệ ĐTĐ ở Hà Nội là 3,62%, nữ 3,46%
nam 3,95%, người có tiền sử đẻ con > 4 kg có tỉ lệ mắc ĐTĐ 27,02%, người
THA mắc ĐTĐ 54,79% [33].
+ Địa dư, nghề nghiệp
Tỉ lệ ĐTĐ thay đổi tùy theo từng vùng lãnh thổ và có sự khác biệt tùy
theo mức sống và nghề nghiệp.
Ở Ấn Độ, theo King H. năm 1995 Ấn Độ có 19,4 triệu người mắc bệnh
ĐTĐ và dự đoán vào năm 2025 có khoảng 57 triệu người ĐTĐ. Theo các điều
tra, ở Ấn Độ, vùng nông thôn, nam mắc ĐTĐ 3,7%, nữ 1,7%; thành thị nam mắc
10
ĐTĐ 11,8%, nữ 11,2%. Miền Bắc Ấn Độ (2001) tỉ lệ người bị ĐTĐ là 10,3%,
miền Nam Ấn Độ 3,0% [15].
Theo Tạ Văn Bình và nhiều tác giả khác tỉ lệ mắc bệnh ở thành phố nhiều
hơn nông thôn [4],[15].

+ Các yếu tố gen
Yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh ĐTĐ type 2.
Những đối tượng có mối liên quan huyết thống với người bị bệnh ĐTĐ như có
bố, mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh ĐTĐ thường có nguy cơ ĐTĐ cao gấp 4-6
lần người bình thường (trong gia đình không có ai mắc bệnh ĐTĐ). Đặc biệt
nhất là những người mà cả bên nội và bên ngoại đều có mắc bệnh ĐTĐ. Khi cha
hoặc mẹ bị bệnh ĐTĐ thì nguy cơ bị bệnh ĐTĐ của con là 30%, khi cả hai cha
mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ này tăng tới 50%. Hai trẻ sinh đôi cùng trứng, một
người mắc bệnh ĐTĐ thì người kia bị xếp vào nhóm đe thực sự bị bệnh ĐTĐ
[11],[15],[58],[82].
+ Các nguyên nhân về nhân chủng học
Tỉ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh ĐTĐ thay đổi theo sắc tộc, ở Tây Âu tỉ
lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 ở người da vàng cao hơn người da trắng từ 2 – 4 lần
[15],[62].
Theo NHANES II, người Mỹ gốc Phi có nguy cơ ĐTĐ cao nhất so với
chủng tộc da trắng của Mỹ. Người da đen có nguy cơ bị ĐTĐ cao hơn người da
trắng cùng tuổi, người da đen 20 – 40 tuổi có tỉ lệ mắc ĐTĐ là 19,3% trong khi
người da trắng cùng tuổi 12,0%. Người Mỹ gốc Mêhicô tỉ lệ ĐTĐ là 24%, người
Mỹ gốc Puerto Ricans mắc ĐTĐ 38% và có nguy cơ mắc bệnh này gấp 2,3 lần
so với người Mỹ da trắng [15],[62].
Theo Tan và cộng sự 1999, nghiên cứu tỉ lệ ĐTĐ tại Singapor cho thấy:
nhóm người gốc Hoa mắc ĐTĐ 7,8%, nhóm người gốc Malasia 10,1%, nhóm
người gốc Ấn Độ 12,2% [15].
11
+ Tăng huyết áp
THA và ĐTĐ là hai bệnh độc lập nhưng có thể có mối liên quan. Nhiều
nghiên cứu chứng minh rằng hai bệnh này thường kết hợp với nhau và tỉ lệ bệnh
tăng theo lứa tuổi. Tỉ lệ THA ở người ĐTĐ gấp 2 lần người bình thường. THA
và ĐTĐ đều là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý mạch máu [61],[62]. Ước tính 30 –
70% biến chứng của ĐTĐ có liên quan đến THA. Các YTNC với bệnh lý mạch

máu thường gắn bó với nhau là THA, ĐTĐ, tuổi, stress, rối loạn biland lipid, hút
thuốc Càng nhiều yếu tố mức độ nguy cơ càng cao. Người bệnh ĐTĐ thường
khi có THA thì tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt, tăng nguy cơ bệnh lý thần kinh và
mạch máu, biến chứng càng tăng cao khi có tăng thêm cholesterol [54],[66],
[78],[86],[91].
+ Các YTNC liên quan đến hành vi và lối sống
* Béo phì
Ở người béo phì, lượng mỡ phân phối ở bụng nhiều dẫn đến tỉ lệ vòng
bụng/ vòng mông tăng hơn bình thường. Béo bụng có liên quan chặt chẽ với
hiện tượng kháng insulin do thiếu hụt sau thụ thể; dẫn đến sự thiếu insulin tương
đối do giảm số lượng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ yếu là mô cơ, mô mỡ). Do
tính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn tới sự giảm tính thấm của
màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hóa và
oxi hóa glucose, làm chậm quá trình chuyển carbohydrat thành mỡ, tổng hợp
glycogen ở gan, tăng cân tạo đường mới và bệnh ĐTĐ xuất hiện [20],[23],[24],
[28],[29],[54],[68],[69],[87].
Theo Pagot và cộng sự, tỉ lệ ĐTĐ ở trẻ em 15 – 19 tuổi ở Mỹ tăng 61% từ
năm 1988 – 1997. Khoảng 4,5/1000 trẻ vị thành niên mắc bệnh ĐTĐ, điều này
có liên quan với tỉ lệ bệnh béo phì tăng ở tuổi vị thành niên, mức độ tiêu thụ
thức ăn tăng đóng vai trò nhất định trong bệnh nguyên của ĐTĐ [49],[87],[88],
[89],[90].
12
Người Châu Á di cư sống ở các nước phương Tây cũng có nguy cơ mắc
bệnh ĐTĐ và GDNG cao. Nghiên cứu trên người Nhật định cư ở Mỹ cho thấy tỉ
lệ ĐTĐ là 20% và GDNG là 40%. Người Nhật có BMI thấp nhưng chỉ số
eo/mông rất cao [54],[61],[89].
Theo Simmin ở Anh, nghiên cứu trên 2.130 người Ấn Độ sống ở Anh
bằng nghiệm pháp dung nạp glucose cho thấy: nam 11,2%, nữ 8,9% so với
người da trắng cùng tuổi là nam 2,8%, nữ 4,3%. Trong nghiên cứu này không
cho thấy sự khác biệt của chỉ số BMI giữa 2 nhóm nhưng có sự khác biệt về chỉ

số vòng bụng/vòng mông và tình trạng kháng insulin giữa hai nhóm. Điều đó
cho thấy vai trò của ít vận động và béo phì trong nguy cơ của ĐTĐ. 80% người
béo phì mắc bệnh ĐTĐ [16],[54],[61],[80].
Một nghiên cứu ở Mỹ năm 2001 trên 113.869 nữ giới tuổi từ 30 – 55, theo
dõi trong 8 năm cho thấy có 873 người ĐTĐ. Người có BMI từ 23 – 23,9 có
nguy cơ mắc ĐTĐ gấp 3,6 lần người có BMI dưới 22. Nguy cơ ĐTĐ tăng lên
theo tỉ lệ tăng cân. Tăng từ 25 – 30 thì nguy cơ ĐTĐ tăng 11,3 lần, tăng > 35 kg
trong 8 năm nguy cơ ĐTĐ tăng 17,3 lần [54],[87],[89]
Theo nghiên cứu của P.Zimmet (2001), tỉ lệ ĐTĐ của người > 25 tuổi ở
Úc là 7,5%, trong đó nam 8%, nữ 7%, người < 45 tuổi tỉ lệ ĐTĐ 2,5% còn
người trên 45 tuổi là 23,6%. Tỉ lệ RLDNG là 16,3% trong đó nữ 15,3%, nam
giới 17,3%. Tỉ lệ người quá cân (BMI 25 – 29%) ở nam 39,1% còn nữ 48,2%. Tỉ
lệ béo phì BMI > 30 ở nam 20,5%, nữ 19,1% [89].
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thọ cho thấy những người
có BMI > 25 có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ type 2 nhiều hơn gấp 3,74 lần so với
người bình thường. Theo nghiên cứu của Thái Hồng Quang, ở những người béo
phì ở độ 1 tỉ lệ bệnh tăng lên gấp 30 lần so với người bình thường [12],[51],[56].
Béo phì là một trong những nguy cơ có thể tránh được của bệnh ĐTĐ
type 2. Ở Pháp 40 – 60% người béo phì bị bệnh ĐTĐ type 2 và 70 – 80% người
13
bệnh ĐTĐ type 2 bị béo phì. Nghiên cứu của Frank và cộng sự từ năm 1980 đến
năm 1986 được thực hiện trên 84941 phụ nữ không bị bệnh ĐTĐ tại thời điểm
bắt đầu nghiên cứu; kết quả cho thấy thừa cân và béo phì là nguy cơ số 1 của
bệnh ĐTĐ type 2 [31],[84],[87],[89].
Đánh giá nguy cơ mắc ĐTĐ theo BMI (Theo Asean)
BMI = Trọng lượng (kg) / chiều cao
2
(m
2
)

- BMI < 18,5 – 22,9: nguy cơ thấp
- BMI từ 23 – 24,9: có nguy cơ
- BMI từ 25 – 29,9 (béo độ 1): nguy cơ cao
- BMI ≥ 30 (béo độ 2): nguy cơ rất cao
* Ít hoạt động thể lực
Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã cho thấy việc tập thể lực
thường xuyên có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ glucose huyết tương ở bệnh
nhân ĐTĐ type 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết áp, cải
thiện tình trạng kháng insulin và giúp cải thiện tâm lí. Sự phối hợp hoạt động thể
lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm 58% tỉ lệ mới
mắc ĐTĐ type 2. Nghiên cứu Da Qing trên 577 người bị GDNG được phân chia
thành 3 nhóm: 1 nhóm áp dụng tiết thực đơn thuần, 1 nhóm áp dụng thể lực đơn
thuần, 1 nhóm kết hợp vừa tiết thực vừa thể dục, theo dõi sau 6 năm, kết quả cho
thấy tỉ lệ giảm nguy cơ phát triển thành ĐTĐ lần lượt là 31%, 46%, 42%. Điểm
lí thú là tập thể dục đơn thuần có tác dụng giảm nguy cơ ĐTĐ cao nhât [10],
[25],[27],[66],[81],[89].
* Chế độ ăn
Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy tỉ lệ bệnh ĐTĐ tăng cao ở những người có
chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, nhiều carbohydrat tinh chế. Ngoài ra thiếu hụt
các yếu tố vi lượng hoặc vitamin góp phần làm thúc đẩy sự tiến triển bệnh ở
người trẻ tuổi. Ở người già mắc bệnh ĐTĐ có sự tăng sản xuất gốc tự do, nếu bổ
14
sung các chất chống oxi hóa như vitamin C, vitamin E thì phần nào cải thiện
được hoạt động của insulin và quá trình chuyển hóa. Một số người cao tuổi mắc
bệnh ĐTĐ bị thiếu magie và kẽm, khi được bổ sung những chất này đã cải thiện
tốt được chuyển hóa glucose [5],[7],[65],[85].
Chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn ngũ cốc ở dạng chưa tinh thể (khoai, củ) ăn
nhiều rau là giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ [5],[7],[85],[94].
* Các yếu tố khác
- Stress

- Lối sống phương Tây hóa, thành thị hóa, hiện đại hóa.
Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã cho thấy bệnh ĐTĐ đang tăng
nhanh ở các nước đang phát triển, đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, đó cũng là
những nơi đang có sự chuyển tiếp về dinh dưỡng, lối sống. Một ví dụ là tỉ lệ
bệnh ĐTĐ ở Trung Quốc là 2%; trong khi đó người Trung Quốc sống ở
Mauritius có tỉ lệ mắc bệnh là 13% [49],[62].
+ Các yếu tố chuyển hóa và các nguy cơ trung gian
* RLĐHLĐ, GDNG sẽ làm phát triển tình trạng kháng insulin tiến tới
ĐTĐ type 2. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh RLĐHLĐ có liên
quan chặt chẽ với tỉ lệ phát triển bệnh ĐTĐ sau này. Theo thử nghiệm tại Phần
Lan (Toomilehto J. và cộng sự, 2001) sau 5 năm tỉ lệ RLĐHLĐ chuyển thành
ĐTĐ là 43%. Nghiên cứu của Nguyễn Bích Thủy trên 347 đối tượng có
RLĐHLĐ cho thấy sau khi làm nghiệm pháp GDNG thì có 39,8% trường hợp
có RLDNG và 22,7% trường hợp có ĐTĐ. Theo Trần Văn Lạc RLĐHLĐ là yếu
tố tiềm ẩn thuận lợi cho bệnh ĐTĐ phát triển trong thời gian tới. Như vậy có thể
thấy rằng xét nghiệm glucose máu lúc đói để phát hiện RLĐHLĐ là rất có ý
nghĩa, giúp cho việc ngăn ngừa phát triển bệnh ĐTĐ [25], [26], [27], [28], [63],
[80], [86].
15
* Kháng insulin: Trong đề kháng insulin, cơ, mỡ và tế bào gan không sử
dụng insulin một cách thích hợp. Tụy cố gắng bắt kịp với nhu cầu insulin bằng
cách sản xuất nhiều hơn. Cuối cùng tụy không bắt kịp nhu cầu insulin của cơ thể
và một lượng lớn glucose gia tăng trong máu. Nhiều người bị đề kháng insulin
có nồng độ glucose máu và insulin trong máu cao cùng một lúc. [24],[26],[27].
* Các yếu tố liên quan đến thai nghén (tình trạng sinh, ĐTĐ thai kỳ, con
cháu của những phụ nữ ĐTĐ khi mang thai)
Ở những người có tiền sử GDNG, khả năng tiến triển thành bệnh ĐTĐ
thực sự là rất cao. Theo Harris và cộng sự nghiên cứu năm 1989 ở Mỹ cho thấy,
tỉ lệ GDNG gặp khá nhiều và tăng dần theo tuổi, từ 6,4% ở lứa tuổi 20 – 44 tăng
lên 41% ở lứa tuổi 65 – 74. Theo Saad và cộng sự, GDNG có nguy cơ phát triển

thành bệnh ĐTĐ type 2cao gấp 6,3 lần so với người bình thường [20]. Cách
được phòng bệnh ĐTĐ ở những người có GDNG hiệu quả vẫn là điều chỉnh chế
độ ăn uống, sinh hoạt và tăng cường hoạt động thể lực [39],[49],[81].
* Hội chứng chuyển hóa (HCCH):
Hội chứng này bao gồm một nhóm các triệu chứng và dấu chứng thường
gặp trong nhóm bệnh nội tiết và tim mạch [36],[50].
HCCH gắn liền với tình trạng kháng insulin và kháng insulin thường là
yếu tố chỉ điểm dẫn đến ĐTĐ type 2 trong tương lai. Nghiên cứu tiền cứu Paris
với 5.042 nam giới da trắng ở lứa tuổi trung niên cho thấy những người có tình
trạng tăng insulin máu lúc đói thường phát triển thành ĐTĐ sau 3 – 4 năm [1],
[19],[68].
HCCH ảnh hưởng đến khoảng 24% người Mỹ trưởng thành, theo
NHANES III, khoảng 47 triệu người bị HCCH trong đó 44% trên 50 tuổi,
HCCH gặp 10% đàn bà và 15% đàn ông có dung nạp glucose bình thường, 78%
và 84% người bị ĐTĐ type 2 [1],[15],[28].
16
Theo tiêu chuẩn NCEP ATP III năm 2002. Được gọi là HCCH khi có ≥ 3
tiêu chuẩn sau [11],[15],[68]:
- Glucose máu lúc đói ≥ 6,1mmol/l
- HATT ≥ 130 và hoặc HATTr ≥ 85 mmHg
- Triglycerid ≥ 1,7 mmol/l
- HDLc < 1,0 mmol/l ở nam, < 1,3 ở nữ
- Chu vi vòng bụng ≥ 90 cm ở nam, ≥ 80 cm ở nữ
+ Rối loạn lipid máu
Bình thường lipid máu là 800 – 850mg/100 ml nhờ cân bằng giữa cung cấp
(ăn vào, tổng hợp từ glucid và điều mỡ từ tổ chức) và tiêu thụ (sử dụng cho năng
lượng, chuyển vận). Có thể tạo Cetonic trong trường hợp đái tháo đường hoặc
nhịn đói lâu này. Như vậy lipid máu có thể tăng trong trường hợp bệnh lí sau:
- Tăng lipid máu do ăn uống
- Tăng lipid do huy động: mỡ từ nơi dự trữ được huy động nhiều ra máu,

hoặc được tăng tổng hợp từ glucid, vượt quá khả năng tiêu thụ của các tổ chức.
Sự oxy hóa lipid trong các tổ chức phụ thuộc vào sự thoái hoá của glucid, có thể
gặp tăng lipid này trong ĐTĐ, khi thần kinh bị hưng phấn do nóng, lạnh, chấn
thương, mệt mỏi, sốc [29],[54].
- Tăng lipid máu do giảm chuyển vận hay giảm sử dụng
Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn hoặc tăng các thành phần lipid
trong máu. Rối loạn chuyển hóa lipid gắn liền với bệnh lí mạch máu, đặc biệt là
bệnh lí mạch vành. Điều hòa các rối loạn lipid máu có tác dụng cải thiện rõ rệt
bệnh lí tim mạchowr người mắc ĐTĐ.
Rối loạn lipid máu, THA, béo phì là những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ
bệnh xơ vữa động mạch ở ngưởi ĐTĐ type 2, trong các số YTNC này thường
gặp nhất là các rối loạn lipid máu. Người mắc bệnh ĐTĐ thường có tăng
triglycerid máu và HDL thấp và có tỉ lệ rối loạn chuyển hóa lipid cao gấp 2 - 3
17
lần người không bị bệnh ĐTĐ. Thậm chí người có GDNG hay RLĐHLĐ cũng
đã có những rối loạn chuyển hóa lipid tương tự [19],[20],[28],[29],[79].
Bảng 1.1. Những thông số hướng dẫn theo dõi tình trạng biến đổi lipid máu [15].
Các thành phần Nồng độ An toàn Nghi ngờ Cần điều trị
TC mmol/l <5,17 5,17 – 6,7 >6,7
TG mmol/l <1,7 1,7 – 2,3 >2,3
LDL – C mmol/l <3,9 3,9 – 4,9 >4,9
HDL – C (nam) mmol/l >1,9 0,9 – 1,4 <0,9
HDL – C (nữ) mmol/l >1,7 1,2 – 1,7 <1,2
Tóm lại có nhiều YTNC gây bệnh ĐTĐ, theo Tạ Văn Bình và nhiều tác
giả khác các yếu tố nguy cơ chính là [4],[15],[54],[60]:
- BMI ≥ 23
- Gia đình có bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột bị ĐTĐ
- THA
- Vòng eo ≥ 90 cm ở nam, ≥ 80 cm ở nữ
- Tỉ lệ vòng eo/vòng mông ≥ 0,95 ở nam và ≥ 0,85 ở nữ

- Đã được chẩn đoán có rối loạn lipid máu
- Đã được xác định có RLĐHLĐ
- Đã từng được chẩn đoán ĐTĐ khi mang thai
Các yếu tố nguy cơ được coi là trung gian:
- Tuổi ≥ 45
- Thích ăn nhiều loại thực phẩm có mỡ
- Thích ăn nhiều loại thực phẩm ngọt
- Công việc nhẹ nhàng ít hoạt động thể lực
- Có tiền sử sinh con ≥ 4 kg
- Uống rượu hằng ngày > 30 ml/ngày, uống bia hằng ngày > 300 ml
- Nghiện hút thuốc lá
1.1.6. ĐTĐ thai nghén
18
Là tình trạng rối loạn đường huyết ở bất kỳ mức độ nào phát hiện được ở
thời kỳ mang thai. Ở Mỹ tỷ lệ vào khoảng từ 3% - 8% số phụ nữ mang thai.
Nghiên cứu của BVNT tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện phụ sản
Hà Nội, tỷ lệ mắc khoảng 10%. Các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ thai nghén cũng
tương tự như các yếu tố nguy cơ ĐTĐ type 2.
1.1.7. ĐTĐ thứ phát (thể đặc biệt)
ĐTĐ trong các trường hợp này là hậu quả của các bệnh lý cụ thể như;
- Hemochromatosis, viêm tuỵ, sơ hóa tuỵ, u nang tuỵ, phẫu thuật cắt bỏ tuỵ.
- Các bệnh nội tiết gây tiết quá nhiều hormone đối kháng với tác dụng của
insulin (ví dụ: GH trong bệnh to đầu chi, Cortisol trong hội chứng Cushing và
catecholamine trong u tuỷ thượng thận vv
- Một số thuốc ức chế bài tiết insulin (như phenytoin) hay ức chế hoạt
động của insulin (như estrogens hay glucocorticoids).
1.2. CHẨN ĐOÁN
1.2.1. Lâm sàng
1.2.1.1. ĐTĐ typ 1
Thường xuất hiện ở trẻ em và người trẻ tuổi, các đặc điểm cơ bản về lâm

sàng là: Tuổi trẻ (thường < 30 tuổi), thể trạng gầy, các triệu chứng lâm sàng như
đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, mệt mỏi, sút cân vv xuất hiện rầm rộ, cấp tính
và trong thời gian ngắn (thường chỉ vài tuần). Bệnh nhân ĐTĐ typ 1 có xu
hướng nhiễm toan cetone, sự tích tụ cetone trong máu dẫn đến thiếu oxy, đau
bụng, nôn, nặng hơn dẫn đến hôn mê và tử vong nếu không được chẩn đoán và
điều trị kịp thời. Đây là điểm quan trọng trong bệnh sinh và diễn biến ở bệnh
nhân ĐTĐ týp 1.
1.2.1.2. ĐTĐ typ 2
Khác với ĐTĐ typ 1, bệnh diễn biến âm thầm, các triệu chứng như: đái
nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, mệt mỏi, sút cân , thường không điển hình. Vì thế
bệnh thường được phát hiện muộn, khi đã có biến chứng. Trên thực tế có tới
50% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 khi phát hiện ra bệnh đã có biến chứng.
1.2.2. Cận lâm sàng
19
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) và rối loạn dung nạp đường
huyết (RLDNĐH) áp dụng trong nghiên cứu theo tiêu chuẩn mới nhất của hiệp
hội ĐTĐ thế giới năm 2005 như sau [6]:
- Chẩn đoán đái tháo đường: Theo tiêu chuẩn hiện nay của WHO, áp dụng
vào năm 1999, khi có một trong ba tiêu chí sau [6],[8],[24]
+ Có triệu chứng của ĐTĐ (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời
điểm bất kỳ ≥ 11,1mmol/l.
+ Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0mmol/l
+ Mức glucose huyết tương ≥ 11,1mmol/l ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm
pháp dung nạp glucose.
- Chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose
Nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng
glucose máu từ 7,8mmol/l đến < 11,1mmol/l.
- Chẩn đoán rối loạn đường huyết lúc đói: Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của
WHO 1998
Nếu lượng glucose huyết tương lúc đói từ 6,1mmol/l đến < 7,0mmol/l

hoặc lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp tăng đường
máu < 7,8mmol/l [4],[15],[24],[25],[93].
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.3.1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên Thế giới
Đái tháo đường là một bệnh phổ biến, mạn tính và tốn kém. Nó ảnh
hưởng đến hàng triệu người cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và
mọi trình độ văn hóa khác nhau. Gánh nặng bệnh tật do ĐTĐ tăng lên trên toàn
cầu đặc biệt các nước đang phát triển nơi đô thị hóa đang làm thay đổi tập tục ăn
uống, giảm hoạt động thể lực và tăng cân. Bệnh ĐTĐ nếu phát hiện muộn hoặc
kiểm soát kém sẽ gây ra biến chứng cấp tính và mạn tính. ĐTĐ là nguyên nhân
hàng đầu gây ra các bệnh mạch máu (bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh mạch máu
20
ngoại vi ), giảm thị lực và mù, tổn thương thận, loét bàn chân gây cắt đoạn chi,
bất lực tình dục Bệnh ĐTĐ là bệnh không lây có tốc độ phát triển nhanh nhất,
năm 1994, cả thế giớimới có 110 triệu người mắc ĐTĐ; năm 1995, đã có 135
triệu người mắc ĐTĐ; dự báo đến năm 2010 số người mắc bệnh ĐTĐ là 221
triệu người, và năm 2025 sẽ là 330 triệu người trong đó ở các nước phát triển
tăng 42% còn các nước đang phát triển tăng 170%. Có khoảng 41-54 triệu người
lứa tuổi 40-70 ở Hoa Kỳ bị tiền ĐTĐ, từ số này gây tăng nguy cơ bệnh ĐTĐ týp
2, tổn thương tim mạch, đột quỵ [4],[15],[62]
Ngày nay đã có nhiều nghiên cứu về lãnh vực bệnh này người ta chia ra
các chi phí trực tiếp, gián tiếp và chi phí vô hình. Theo một thống kê năm 1997
hàng năm thế giới phải chi 1.030 tỷ đô la Mỹ cho bệnh ĐTĐ, riêng nước Mỹ
con số này là 98 tỷ (kể cả chi phí trực tiếp và gián tiếp). ĐTĐ là một gánh nặng
kinh tế cho cá nhân và xã hội. Dự báo trong thế kỷ 21 bệnh sẽ là gánh nặng cho
nền kinh tế toàn cầu. Vì lý do đó đã có nhiều liên minh chiến lược ở châu Âu,
châu Mỹ ra đời thống nhất biện pháp phòng chống. Tháng 6/2001, tại Kualar
Lumpur khu vực Tây Thái Bình Dương cũng đã thành lập liên minh này, Việt
nam là một trong các quốc gia tham gia soạn thảo và ký kết tuyên bố Kualar
Lumpur này [4].

Bệnh đái tháo đường, trong đó chủ yếu là đái tháo đường týp 2 (chiếm 90-
95% tổng số bệnh nhân đái tháo đường) là một trong những bệnh không lây
nhiễm phổ biến nhất hiện nay trên toàn cầu. Năm 2003, trên thế giới có 194 triệu
người bị bệnh đái tháo đường, trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có
39,3 triệu người mắc bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán trong những năm tới
bệnh đái tháo đường sẽ là bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất, đặc biệt ở các
nước đang phát triển, cụ thể đến năm 2025 số người mắc bệnh đái tháo đường
trên thế giới sẽ là 333 triệu người, tăng 72% trong đó số người mắc bệnh đái
21
tháo đường ở Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là 81,6 triệu người, tăng 108% và
số người mắc bệnh đái tháo đường ở Châu Phi sẽ là 15 triệu người, tăng 111%.
Tỷ lệ bệnh ĐTĐ týp 2 tăng nhanh theo thời gian và sự tăng trưởng kinh
tế. Đầu thế kỷ 20, tần suất mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới còn ở mức thấp, WHO
ước tính năm 1985 mới có khoảng 30 triệu người trên thế giới mắc bệnh ĐTĐ,
tới 1994 là 110 triệu và 1995 đã là 135 triệu (chiếm 4% dân số toàn cầu). Dự
báo: năm 2010 sẽ là 221 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và 2025 là 330 triệu người
(chiếm 5,4% dân số toàn cầu) [2], [6].
Bảng 1.2. Phân bố bệnh ĐTĐ trên thế giới [8]
Địa điểm
Dân số
(triệu người)
Số người mắc bệnh ĐTĐ (triệu người)
Năm 1995 Năm 2000 Năm 2010
Thế giới 5697,04 118,42 151,23 220,72
Châu Phi 731,47 7,29 9,41 14,14
Châu Á 3437,79 62,78 84,51 132,29
Bắc Mỹ 296,52 12,98 14,19 17,53
Mỹ Latin 475,70 12,40 15,57 22,54
Châu Âu 727,79 22,04 26,51 32,86
Châu Úc 27,77 0,92 1,04 1,33

Nguồn: Amos A, Mc Carty D, Zimmet P (1997), “The rising global
burden of diabetes and its complications: estimates and projections to the year
2010”, Diabetic Med 11, pp. 85-9.
Dự kiến trong vòng 15 năm (1995 - 2010), số người mắc ĐTĐ ở Châu Á,
Châu Phi sẽ tăng lên 2 tới 3 lần so với hiện nay. Cụ thể: vùng Tây Á, số người
mắc sẽ tăng từ 3,6 triệu lên 11,4 triệu; Đông Á, số người mắc sẽ tăng từ 21,7
triệu lên 44 triệu; Đông Nam Á sẽ từ 8,6 lên 19,5 triệu và khu vực Bắc Á số
người mắc ĐTĐ sẽ tăng từ 28,8 triệu lên 57,5 triệu.
Ở Hoa Kỳ, năm 1998 có 16 triệu người bị bệnh ĐTĐ, trong đó hơn 90%
là ĐTĐ týp 2, hàng năm có tới 650.000 người mới mắc bệnh. Bệnh ĐTĐ gặp ở
mọi lứa tuổi. Độ tuổi ≥ 24 là 3,56 triệu người, chiếm 8,2 % tổng số người cùng
lứa tuổi, độ tuổi ≥ 64 là 6,3 triệu người, chiếm 18,4 % những người cùng độ
22
tuổi. Số người mắc bệnh ĐTĐ ở độ tuổi dưới 24 là 123.000 người, chiếm 0,16
%. Đặc biệt, năm 2003 số người mắc bệnh ĐTĐ ở Hoa Kỳ là 18,2 triệu người,
sau 2 năm - năm 2005 đã là 20,8 triệu người - ước tính tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở
Hoa Kỳ đã tăng 14% mỗi năm.
Các nước Trung và Đông Âu, (Ba Lan, Hungari, Bungari, Slovakia…) với
số dân 96,6 triệu, có 4,3 triệu mắc ĐTĐ. Dự đoán năm 2010, số bệnh nhân ĐTĐ
ở khu vực này sẽ là 5 triệu, trong đó 80% là ĐTĐ týp 2.
Khu vực Tây Thái Bình Dương, theo ước đoán hiện nay ít nhất có 30 triệu
người bị bệnh ĐTĐ, dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025. Đặc biệt quan trọng
là sự gia tăng mạnh lại rơi vào nhóm tuổi lao động. Ở Trung Quốc, người ở độ
tuổi trưởng thành mắc bệnh ĐTĐ là 38 triệu.
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở 2 nhóm nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương
như sau:
Bảng 1.3. Phân bố bệnh ĐTĐ khu vực Tây - Thái Bình Dương [9]
Nhóm nước
Số người mắc bệnh ĐTĐ (x10
6

) Tỷ lệ tăng
trong 25 năm
tới (%)
1995 2000 2010
Phát triển 50,974 54,810 72,248 42
Đang phát triển 84,313 99,582 227,725 170
Nguồn : King H, Aubert R and Herman H (1998), “Global Burden of
Diabetes, 1995 – 2025”, Diabetes Care. Vol. 21, No.9, pp.35-42.
Tại các nước ASEAN, tuỳ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế mà tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ cũng khác nhau: Malaysia 3%, Thái Lan 4,2% Singapore có tỷ
lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh: năm 1975 tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 1,9%, sau 23
năm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ đã lên đến 9%.
1.3.2. Tình hình bệnh đái tháo đường tại Việt Nam
Ở Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ trong thời gian gần đây đang có
chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2, tại các thành phố lớn.
Năm 1990 Phan Sĩ Quốc và CS thực hiện điều tra ngẫu nhiên trên 4912
đối tượng từ 15 tuổi trở lên, sống ở hai khu vực nội thành và ngoại thành Hà
23
Nội, theo các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của WHO năm 1985 (ĐH đói trên 7,8
mmol/l và ĐH 2 giờ sau OGTT trên 11 mmol/l) đã thu được kết quả: tỷ lệ mắc
ĐTĐ chung ở Hà Nội, năm 1991 là 1,1% (nội thành 1,44% ; ngoại thành
0,96%), tỷ lệ IGT là 1,6%.
Mai Thế Trạch và CS đã thực hiện một cuộc điều tra trên 5416 người từ
15 tuổi trở lên tại Tp. Hồ Chí Minh, kết quả tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung ở Tp.
Hồ Chí Minh, năm 1992: 2,52% [6].
Năm 2000, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Hà Nội đã là 3,62%. Năm 2001, tỷ lệ
này tại khu vực nội thành của bốn thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,
Tp. Hồ Chí Minh) là 4,1%, tỷ lệ IGT là 5,1%.
Điều tra Quốc gia năm 2002 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ chung là 2,7%, khu
vực thành phố là 4,4%, khu vực đồng bằng là 2,1% và khu vực miền núi là

2,1% [3].
Điều tra quốc gia năm 2008 cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 5,7%, tỷ lệ
rối loạn ĐH lúc đói là 18,2%, tỷ lệ rối loạn dung nạp đường là 15,4%. Tỷ lệ
ĐTĐ theo khu vực như sau: thành phố 6,9%, đồng bằng 6,3%, ven biển 3,8%,
miền núi 4,8%. Như vậy chỉ sau 6 năm tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nước ta tăng 211%.
Tại Thừa Thiên Huế, theo kết quả nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và CS sau
khi khám và xét nghiệm máu trên 4980 đối tượng ≥ 15 tuổi, đã xác định tỷ lệ mắc
ĐTĐ chung ở Huế năm 1994 là 0,96% (nội thành 1,05% ; ngoại thành 0,6%).
Năm 2008 theo kết quả điều tra tình hình bệnh đái tháo đường ở 4 vùng
sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường chung là
3,2%, tỷ lệ thấp nhất ở vùng núi (2,1%), cao nhất ở đồng bằng (4,3%); tỷ lệ rối
loạn dung nạp đường huyết là 8,0% [6].
1.4. TÍNH CHẤT NGHIÊN TRỌNG CỦA BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG
ĐTĐ là một bệnh mãn tính nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm và điều
trị sẽ gây các biến chứng cấp tính và mãn tính đe dọa tính mạng, gây tàn phế và
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhưng ngay tại các nước phát triển như
Mỹ, hơn 50% trường hợp không được phát hiện trong nhiều năm [15].
24
Theo thống kê của hiệp hội ĐTĐ quốc tế:
- ĐTĐ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tư ở các nước phát triển
như ở Mỹ. Tử vong do ĐTĐ cao gấp 2 lần người không bị bệnh này.
- ĐTĐ là nguyên nhân chính gây mù lòa và giảm thị lực ở người trưởng
thành tại các nước phát triển (2% bệnh nhân ĐTĐ bị mù lòa sau 15 năm, 10%
giảm thị lực trầm trọng).
- ĐTĐ là nguyên nhân thường gây cắt đoạn chi không do tại nạn 15 – 40
lần người bình thường.
- Bệnh nhân ĐTĐ bị bệnh tim mạch gấp 2 – 4 lần người bình thường.
- ĐTĐ là nguyên nhân gây suy thận giai đoạn cuối, cần phải chạy thận
nhân tạo, thay thận (khoảng 40% bệnh nhân ĐTĐ có bệnh thận) [46], [56], [61].
1.5. GÁNH NẶNG CHI TRẢ XÃ HỘI CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Theo quan niệm hiện nay chi phí cho điều trị bệnh ĐTĐ là một chi phí
phức tạp, tổng hợp của nhiều yếu tố. Do vậy không chỉ chiếm được mối quan
tâm của các chuyên gia y tế mà còn thu hút sự chú ý của các nhà quản lí xã hội
vì sự phát triển của bệnh luôn gắn với sự gia tăng của các biến chứng mãn tính
gây hao tốn không nhỏ đến sức người, sức của, ảnh hưởng đến tình hình phát
triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia [15], [46], [62].
Nhìn nhận tổng hợp thì chi phí cho quản lí sức khỏe của người mắc ĐTĐ
gấp 2 – 4 lần người không bị ĐTĐ. Chi phí này bao gồm cả thuốc, trang thiết bị,
xét nghiệm cận lâm sàng, chi phí thường xuyên đi khám bệnh Mức độ chi phí
này còn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, vào tình trạng biến chứng của bệnh
[5], [15], [46].
Đa số chi phí cho điều trị của người bị ĐTĐ gắn liền với giải quyết các
biến chứng của bệnh, đặc biệt là những người phải nằm viện, thường các biến
chứng chiếm tới 2/3 tổng chi phí điều trị.
25

×