Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đau đầu mạn tính ở trẻ em - Thuốc và thay đổi hành vi pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.71 KB, 5 trang )

Đau đầu mạn tính ở trẻ em: Thuốc và
thay đổi hành vi có thể giúp ích


Con bạn thường bị đau đầu. Bạn biết cơn đau đó có thật, nhưng bạn có thể làm gì
đây? Vấn đề nghe chừng không thể khắc phục được, nhưng bạn có nhiều lựa chọn.
Các chiến lược bao gồm thuốc, thay đổi hành vi và chăm sóc theo dõi thường
xuyên.
Nguyên nhân và những điều cần quan tâm:
Đau đầu có thể liên quan đến nhiều yếu tố như:
 Cơ địa di truyền.
 Chấn thương đầu.
 Các bệnh như viêm hoặc xung huyết xoang.
 Điều kiện môi trường, bao gồm mùi, tiếng ồn to và ánh sáng chói.
 Thành phần có trong thực phẩm như caffein và mì chính.
 Stress, lo âu hoặc trầm cảm.
Đau đầu là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nghỉ học. Trẻ bị
đau đầu mạn tính thường gây stress cho cả nhà. Khi trẻ nghỉ học, bạn hoặc vợ
(chồng) bạn phải nghỉ làm hoặc thu xếp tìm người chăm sóc trẻ. Kế hoạch đi chơi
của gia đình có thể phải huỷ bỏ và các anh chị em khác sẽ ghen tị với sự quan tâm
nhiều hơn mà bạn dành cho đứa con bị đau.
Khi nào cần đi khám
Không phải tất cả các cơn đau đầu đều cần đi khám bác sỹ. Một số cơn đau đầu có
liên quan rõ rệt với những sự kiện đặc biệt như thức quá khuya hoặc chơi mệt cả
ngày. Những cơn đau đầu này thường hết mà không ảnh hưởng lắm tới cuộc sống
của trẻ. Trong những trường hợp khác, đau đầu hạn chế hoạt động của trẻ nhiều
tuần hoặc nhiều tháng. Trẻ không thể tham gia các hoạt động ở trường, vui đùa
hoặc chơi thể thao. Loại đau đầu này được xem là mạn tính và cần điều trị lâu dài.
Cho trẻ đi khám bác sỹ nếu có các biểu hiện sau:
 Đau đầu nặng gây khó chịu cực độ hoặc khóc thường xuyên.
 Thay đổi tri giác.


 Mất khả năng cử động bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.
 Vụng về
 Loạng choạng
Một số trẻ bị đau đầu thậm chí trước khi nói sõi. Trẻ nhỏ bị đau đầu có thể khóc,
tím tái, nôn hoặc hay đập đầu. Đây là những tình huống hoặc hành vi làm cho việc
chẩn đoán trở nên đặc biệt khó khăn.
Vì đau đầu ở trẻ có nhiều nguyên nhân, nên mỗi trẻ cần được đánh giá riêng. Bác
sỹ chẩn đoán hầu hết các trường hợp đau đầu mạn sau khi tiến hành khám thần
kinh. Khám xét bao gồm kiểm tra trí nhớ, sự tập trung, thị lực, thính giác, khả
năng cân bằng, sự phối hợp và phản xạ. Bệnh sử chi tiết cũng được khai thác.
Đôi khi những xét nghiệm sâu hơn cũng được tiến hành, bao gồm chụp cắt lớp vi
tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não. Chụp CT là một thủ thuật chẩn
đoán hình ảnh sử dụng một loạt tia X dưới hướng dẫn của máy tính để cho cái
nhìn toàn diện về não. Chụp cộng hưởng từ không dùng tia X, mà kết hợp từ
trường, sóng radio và công nghệ máy tính để đưa ra hình ảnh chi tiết của não.
Tìm hiểu về các thuốc
Thuốc điều trị đau đầu mạn được chia thành 3 nhóm chính với những mục đích
khác nhau:
Thuốc không cần đơn để làm giảm các triệu chứng tức thời của đau đầu nhẹ: gồm
các thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol, các thuốc khác) và ibuprofen
(Advil, Motrin IB, các thuốc khác). Cả ibuprofen và acetaminophen cũng làm
giảm sốt. Không dùng aspirin cho trẻ <16 tuổi trừ phi có chỉ định của bác sỹ.
Aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng đe doạ
tính mạng ở trẻ.
Thuốc kê đơn để làm giảm đau đầu nặng đang diễn ra: gồm ergotamin và các
triptan như sumatriptan, zolmitriptan và rizatriptan.
Thuốc kê đơn phòng ngừa đau đầu nặng và thường xuyên: Gồm thuốc chống trầm
cảm ba vòng, chất chẹn beta, chất chẹn canxi và chất đối kháng serotonin.
Chiến lược dùng thuốc cho mỗi trẻ mỗi khác. hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn
có thắc mắc. Cần ghi nhớ những điểm sau:

 Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc. Chỉ dùng liều khuyến nghị cho trẻ,
không dùng liều dành cho người lớn. Một số chế phẩm có liều dành cho trẻ
nhỏ, trẻ lớn và người lớn nhưng trông rất giống nhau.
 Không dùng thuốc nhiều hơn số lần khuyến nghị.
 Không dùng aspirin hoặc các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) khác
như ibuprofen cho những người đang dùng thuốc chống đông, như warfarin
(Coumadin), hoặc cho những người bị bệnh thận, rối loạn chảy máu, dị ứng
với aspirin hoặc loét.
 Hỏi về tác dụng phụ của mọi loại thuốc.
Thực hiện những bước khác để điều trị và ngăn ngừa đau đầu:
 Ngủ đủ và ăn uống điều độ
 Điều trị ngay khi có dấu hiệu đau đầu đầu tiên. Để trẻ ngủ một lát trong
phòng tối, yên tĩnh.
 Giúp trẻ thực hiện các kỹ thuật thư giãn, gồm cả phản hồi sinh học. Kỹ
thuật này bao gồm thiết bị biểu thị những thay đổi trong nhiệt độ ngón tay.
Với loại phản hồi sinh học tức thì này, trẻ sẽ biết cách tự giữ ấm bàn tay.
Bàn tay ấm áp thường là dấu hiệu của sự thư giãn, giúp giảm đau đầu.
 Giúp trẻ viết và giữ nhật ký theo dõi đau đầu. Chú ý thời gian và địa điểm
nơi cơn đau đầu xảy ra. Mô tả những ý nghĩ, hành vi hoặc những sự kiện
xảy ra cùng với cơn đau đầu. Dùng thông tin từ nhật ký để giúp trẻ tránh
các tác nhân có thể khởi phát cơn đau.
 Đặt mục tiêu là trẻ phải giữ được sinh hoạt bình thường và đi học đều đặn.
 Nên đi tư vấn nếu bác sĩ xác định cơn đau đầu có liên quan tới lo âu hoặc
trầm cảm.
 Hẹn lịch khám theo dõi thường xuyên để đánh giá quá trình điều trị. Nếu có
thể nên khám cùng một bác sỹ mỗi lần đau.

×