Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tìm sự cân đối - các hoạt động trong ngày có ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.53 KB, 6 trang )

Tìm sự cân đối



Cách bạn tổ chức và thực hiện các hoạt động trong ngày có thể ảnh hưởng đáng kể
tới khả năng kiểm soát cơn đau. Nếu bạn quá gắng sức để kịp thời hạn công việc
hoặc vắt kiệt sức mình đến mức luôn phải chạy đuổi theo công việc thì cơ thể bạn
sẽ không đáp ứng được. Sự mệt mỏi xuất hiện và cơn đau tăng lên. Điều này khiến
bạn không thể làm được những việc khác cũng quan trọng không kém, như dành
thời gian cho gia đình và bạn bè.
Làm ngược lại cũng không tốt hơn - tránh tất cả mọi hoạt động và nằm lì ở nhà. Sự
cô lập mà lối sống này đem lại khiến bạn chỉ tập trung vào cái đau của mình.
Nhiều người bị đau mạn tính rơi vào những vòng luẩn quẩn hoạt động và nghỉ
ngơi quá mức thực sự khiến họ đau thêm. Khi khỏe, bạn cố thực hiện các hoạt
động và nghĩa vụ của mình một cách quá mức. Sự gia tăng hoạt động một cách
mất cân đối này dẫn tới đau nhiều hơn, khiến bạn tránh các hoạt động và việc vặt
trong nhà, làm bạn mất đi nền tảng tâm sinh lý. Chu trình này sau đó lại lặp lại.
Hãy đưa sự điều độ vào tất cả các hoạt động của bạn. Tránh hoạt động quá mức
trong lúc khỏe, và cố nhúc nhắc trong những ngày yếu.
Cố gắng để có một ngày cân đối giữa thời gian làm việc, thời gian dành cho gia
đình và bạn bè, luyện tập và tiêu khiển, giải trí, thư giãn và nghỉ ngơi. Điều này có
thể rất khó. Giống như nhiều người, bạn có thể vô số ràng buộc về thời gian. Cũng
không dễ thay đổi những thói quen cũ.
Thay vì đảo lộn nếp sống thường nhật tới mức bạn cảm thấy không thoải mái, hãy
tiến hành từng bước một. Mỗi tuần thử kết hợp một hai thay đổi nhỏ. Dần dần, bạn
sẽ đạt được sự cân bằng phù hợp cho mình.
Làm thế nào để cân bằng hoạt động trong ngày?
Nghĩ xem bạn thường tiêu thời gian một ngày như thế nào. Bạn có sự cân đối
trong các hoạt động hay chưa? Trong ngày thường và ngày nghỉ cuối tuần, hãy cố
đừng dành một khoảng thời gian không cân đối cho bất kỳ hoạt động nào, như làm
việc hơn 8 tiếng. Thay vào đó, hãy đưa vào nhiều hoạt động chừng nào bạn còn


cảm thấy thoải mái – bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.
Gạt thời gian sang một bên
Đối với nhiều người, một bước quan trọng để cân bằng thời gian trong ngày là sử
dụng thời gian hiệu quả hơn. Công việc, việc nhà và hoạt động xã hội có thể chiếm
nhiều thời gian trong ngày. Lần lữa, cầu toàn hoặc làm quá năng lực của mình có
thể làm cho việc quản lý thời gian trở nên khó khăn hơn.
Thử những chiến lược dưới đây để sử dụng thời gian khôn ngoan hơn:
 Lên kế hoạch. Lên thời khóa biểu trong ngày sao cho bạn có thời gian làm
những việc cần làm và muốn làm. Ghi lại tất cả các hoạt động vào lịch làm
việc hàng ngày và cả thời gian dự tính sẽ mất để làm việc đó – không quên
tính cả thời gian đi lại, đỗ xe và các bước khác. Sau đó thường xuyên xem
lại lịch để chắc chắn là bạn thực hiện đúng. Đặt một quyển lịch chính ở gần
điện thoại để ghi lại tất cả các sự kiện và cuộc hẹn sao cho bạn không bị bất
ngờ và tránh sự trùng lặp.
 Xác định. Để ý khi bạn lãng phí thời gian và tránh những yếu tố gây lãng
phí thời gian. Nếu bạn không thể tránh được, hãy thử làm cho chúng có ích.
Ví dụ, trong khi chờ đợi khám bệnh hoặc trong thời gian đi tàu hàng ngày,
hãy nghe một băng nhạc thư giãn hoặc cân đối lại ngân quĩ.
 Ưu tiên. Nếu bạn tham gia vào quá nhiều hoạt động, hãy quyết định việc
nào là quan trọng nhất và những việc còn lại làm sau. Nhu cầu của bạn cần
được đặt trước ý muốn của người khác. Hậu quả của việc không tự chăm
sóc bản thân sẽ là đau và mệt mỏi tăng lên.
 Uỷ nhiệm. Khi bạn có quá nhiều việc phải làm, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của
người khác. Hãy nhờ con trai, con gái hoặc bạn đời giặt giũ quần áo hoặc
chuẩn bị bữa tối.
 Đánh giá. Nghĩ về một ngày của mình. Dự kiến của bạn về số công việc có
thể hoàn thành trong một ngày có thực tế không?
 Giáo dục. Thảo luận những nhu cầu của mình với những người phải nhờ
cậy đến bạn nhiều nhất. Nếu người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp có những
đòi hỏi vô lý về thời gian của bạn, hãy giải thích với họ rằng để đảm bảo

sức khỏe bạn phải có nhịp độ của riêng mình.

Tâm linh và đau mạn tính (30/11/2010) Trang in
Tâm linh là một phần quan trọng của sức khỏe mà nhiều người thường coi nhẹ,
mặc dù phần lớn mọi người tự cho là mình có cuộc sống tâm linh.
Một số người thể hiện tâm linh thông qua tôn giáo. Ðiều này có thể diễn ra theo
nhiều cách, gồm cầu nguyện và tham dự các buổi lễ nhà thờ. Nhưng tôn giáo
không phải là cách duy nhất để bày tỏ tâm linh. Ðối với một số người, tâm linh là
cảm giác hòa nhập với thiên nhiên và vũ trụ. Ðối với những người khác, tâm linh
được biểu lộ qua âm nhạc, thiền hoặc nghệ thuật.
Tôn giáo và tâm linh chồng chéo lên nhau theo nhiều cách. Nhưng tâm linh không
liên hệ quá nhiều với một tín ngưỡng cụ thể hoặc với sự thờ cúng như với linh hồn
hay tâm hồn. Tâm linh có thể bao hàm ý nghĩa, giá trị và mục đích trong cuộc
sống.
Tâm linh và chữa bệnh
Nhiều nghiên cứu đã cố gắng đánh giá tác động của tâm linh đối với bệnh tật và sự
hồi phục. Khi tổng kết nhiều nghiên cứu trong số này, các nhà nghiên cứu ở
Trường Ðại học Y Georgetown thấy rằng ít nhất 80% nghiên cứu cho thấy tín
ngưỡng hoặc tâm linh có tác dụng tốt đối với sức khoẻ. Các nhà nghiên cứu kết
luận rằng những người tự coi mình là duy tâm có sức khoẻ tốt hơn, sống lâu hơn,
khỏi bệnh nhanh hơn với ít biến chứng hơn, ít bị trầm cảm và nghiện ma tuý, có
huyết áp thấp hơn, và đối phó tốt hơn với bệnh nghiêm trọng, như bệnh tim mạch.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu thấy rằng ở nhóm những bệnh
nhân nằm viện, cầu nguyện là biện pháp giảm đau phổ biến thứ hai, còn biện pháp
phổ biến nhất là thuốc.
Không ai biết chính xác tâm linh tác động tới sức khoẻ như thế nào. Một số
chuyên gia cho rằng tác dụng chữa lành này là do hy vọng, đã được biết là có lợi
cho hệ miễn dịch. Những người khác lại ví các hoạt động tâm linh và tín ngưỡng
với thiền, có tác dụng làm giảm căng cơ và giảm nhịp tim. Những người khác lại
chú ý tới mối liên hệ về mặt xã hội mà tâm linh thường mang lại.

Một điểm quan trọng cần nhớ là: Mặc dù tâm linh có liên quan với lành bệnh và
sức khoẻ tốt hơn, song nó không chữa khỏi bệnh. Tâm linh giúp bạn sống cuộc
sống đầy đủ hơn bất chấp các triệu chứng, nhưng các nghiên cứu không cho thấy
nó thực sự chữa khỏi bệnh. Hãy xem tâm linh như một yếu tố giúp chữa bệnh,
nhưng không thay thế cho việc chữa bệnh.
Tìm kiếm sức khỏe tâm linh
Bước đầu tiên để tìm lại cảm giác khỏe mạnh trong tâm hồn là nhận diện những
hành động, cảm xúc, con người hoặc tình huống cản trở cảm giác của bạn về sự
bình yên bên trong. Khi bạn nhận diện được những gì khiến bạn giận dữ, lo âu,
bực dọc hoặc căng thẳng, bạn sẽ đối phó hiệu quả hơn.
Đối phó và giải quyết vấn đề có thể giúp bạn xử lý tốt hơn những cảm xúc hoặc
tình huống khiến bạn khó chịu. Nếu bạn quyết định rằng điều khiến bạn tức giận,
lo lắng, bực bội hoặc căng thẳng là vượt quá tầm kiểm soát, bạn cần thừa nhận và
bỏ qua nó.
Nhiều người thấy rằng nói chuyện cởi mở với cha đạo hoặc bác sỹ giúp họ tìm
được sự bình yên bên trong. Các phương pháp khác để đạt tới sự bình yên bên
trong gồm các kỹ thuật thư giãn, viết theo cảm hứng, nghi lễ thờ cúng, cầu nguyện,
làm việc tình nguyện, nghệ thuật, âm nhạc và dành thời gian ở ngoài thiên nhiên.

×