Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI LẦN THỨ HAI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.03 KB, 6 trang )

CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI LẦN THỨ HAI

Trong những năm đầu thực thi, mặc dù Chính sách kinh tế mới đã thực hiện
hàng loạt các sáng kiến lập pháp và đã làm sản lượng và giá cả tăng lên đáng kể,
song nó vẫn không chấm dứt được thời kỳ suy thoái kinh tế. Khi nỗi lo sợ về cuộc
khủng hoảng đã dịu đi, thì những nhu cầu mới lại xuất hiện. Các doanh nhân tiếc
nuối vì chính sách không can thiệp không còn tồn tại nữa và bất bình trước những
quy định của NIRA. Những cuộc khẩu chiến ầm ĩ cũng xuất hiện từ phía các phe
phái chính trị cánh tả và cánh hữu, do những kẻ mơ mộng, những kẻ âm mưu và
các chính trị gia mới nổi mang theo những phương thuốc phục hồi kinh tế thu hút
sự chú ý của đông đảo dân chúng. Tiến sỹ Francis E. Townsend đề xuất các khoản
lương hưu hậu hĩnh cho người già. Cha Coughlin, một vị linh mục từng phát biểu
trên đài phát thanh, kêu gọi các chính sách chống lạm phát và chỉ trích các chủ nhà
băng quốc tế trong những bài diễn văn được tung ra tới tấp của ông, mang tư
tưởng bài xích Do Thái và ả Rập. ấn tượng nhất là Huey P. Long, Thượng nghị sỹ
bang Lousiana, một diễn giả nổi tiếng về tài hùng biện và sự thẳng thắn luôn ủng
hộ cho những người bị thiệt thòi yếu thế, đã vận động cho chính sách tái phân phối
thu nhập (Nếu không bị ám sát vào tháng 9/1936 thì Huey P. Long rất có thể đã là
một thách thức đối với chiếc ghế tổng thống của Franklin Roosevelt vào cuộc bầu
cử năm 1936).

Trước những áp lực này, Tổng thống Roosevelt đã đưa ra một loạt những biện
pháp mới về kinh tế và xã hội. Nổi bật nhất trong số đó là những biện pháp đấu
tranh chống đói nghèo, mang lại việc làm cho những lao động đang thất nghiệp và
xây dựng một mạng lưới an sinh xã hội.

Cơ quan Xúc tiến Việc làm (WPA), một cơ quan hỗ trợ trọng yếu của Chính
sách kinh tế mới lần thứ hai, là tổ chức cung cấp việc làm lớn nhất thời kỳ đó. Cơ
quan này đã triển khai các dự án quy mô nhỏ trên khắp đất nước, xây dựng nhà
cửa, đường sá, sân bay và trường học. Các diễn viên, họa sỹ, nhạc sỹ và nhà văn
được làm việc cho các Dự án Nhà hát Liên bang, Dự án Nghệ thuật Liên bang và


Dự án Nhà văn Liên bang. Ngoài ra, Cơ quan Thanh niên Quốc gia cũng đã cung
cấp việc làm bán thời gian cho sinh viên, thiết kế các chương trình đào tạo và trợ
cấp cho những thanh niên chưa có việc làm. WPA tính toán được khoảng ba triệu
người thất nghiệp trong thời điểm đó; và cho đến khi bị bãi bỏ năm 1943 thì cơ
quan này đã giúp đỡ được tổng cộng chín triệu người.

Theo Tổng thống Roosevelt thì nền tảng của Chính sách kinh tế mới là Đạo luật
Bảo hiểm Xã hội năm 1935. Bảo hiểm Xã hội đã tạo ra một hệ thống phúc lợi do
nhà nước quản lý, nhằm trợ cấp cho người tàn tật, người nghèo và người thất
nghiệp dựa trên các khoản đóng góp của tiểu bang và liên bang. Nó cũng tạo ra
một hệ thống bảo hiểm hưu trí quốc gia, rút tiền từ một quỹ tín thác do chủ lao
động và người lao động tham gia đóng góp. Nhiều quốc gia công nghiệp khác
cũng đã từng ban hành những chương trình như vậy, nhưng những lời kêu gọi cho
sáng kiến này ở Hoa Kỳ trước đó bị bỏ qua. Ngày nay, hệ thống bảo hiểm xã hội
là chương trình quốc nội lớn nhất do Chính phủ Mỹ quản lý.

Thêm vào đó, Roosevelt đã cho ra đời thêm các điều luật khác là Đạo luật Quan
hệ Lao động Quốc gia; Đạo luật Thuế thu nhập - nhằm tăng thuế thu nhập của
người giàu; Đạo luật về các Công ty công ích - nhằm thống nhất các công ty điện
lực thành các tập đoàn lớn; Đạo luật Ngân hàng - mở rộng quyền lực của Cục Dự
trữ Liên bang đối với các ngân hàng tư nhân. Một động thái quan trọng khác là
việc thành lập Cơ quan Điện khí hóa Nông thôn cung cấp điện cho các trang trại
trên khắp đất nước.

MỘT LIÊN MINH MỚI

Vào cuộc bầu cử năm 1936, Roosevelt đã giành chiến thắng quyết định trước
đối thủ Đảng Cộng hòa Alf Landon, thống đốc bang Kansas. Roosevelt đã nổi
tiếng nhờ vào phẩm chất cá nhân và nhờ các cải cách kinh tế. Ông đã giành được
sự ủng hộ của hơn 60% cử tri và thắng cử ở tất cả các bang, ngoại trừ hai bang là

Maine và Vermont. Một khối liên minh mới với Đảng Dân chủ đã được thành lập,
bao gồm các tầng lớp lao động, phần lớn nông dân, các nhóm chủng tộc đô thị
người Mỹ gốc Phi và Đảng Dân chủ truyền thống miền Nam. Đảng Cộng hòa đã
nhận được sự ủng hộ của giới doanh nhân và những người thuộc tầng lớp trung
lưu ở các thành phố nhỏ và các khu ngoại ô. Mặc dù có những biến động và thay
đổi, nhưng khối liên minh chính trị này đã tồn tại nguyên vẹn trong suốt nhiều
thập niên.

Nhiệm kỳ thứ hai của Roosevelt là thời gian để củng cố liên minh đoàn kết. Ông
đã mắc phải hai sai lầm chính trị nghiêm trọng: chương trình mở rộng Tòa án Tối
cao (chương trình này đã nhận được những lời cố vấn sai lầm và đã thất bại) và nỗ
lực nhưng không có kết quả trong việc loại khỏi Đảng Dân chủ những người bảo
thủ càng ngày càng cứng đầu ở miền Nam. Hơn nữa, khi ông cắt giảm những chi
tiêu đắt đỏ của chính phủ, thì nền kinh tế đã suy sụp. Các sự kiện này đã làm tăng
thêm khối liên minh bảo thủ trong Quốc hội, một liên minh không mặn mà với các
sáng kiến cải cách.

Từ năm 1932 đến năm 1938, công chúng đã tranh luận sôi nổi về ý nghĩa của
các Chính sách kinh tế mới đối với đời sống chính trị và kinh tế của đất nước.
Hiển nhiên là người Mỹ muốn chính phủ nhận trách nhiệm lớn hơn đối với việc
tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, tuy họ có thể không thích thú gì
một chính phủ cồng kềnh. Chính sách kinh tế mới đã đặt nền móng cho một nhà
nước phúc lợi hiện đại ở nước Mỹ. Roosevelt - có thể được coi là một trong những
vị tổng thống Mỹ tiêu biểu nhất trong thế kỷ XX - đã tạo ra một chuẩn mực mới về
sự lãnh đạo đất nước.

Không có một vị tổng thống nào, trước đó và sau này, lại có khả năng sử dụng
đài phát thanh một cách hữu hiệu như Roosevelt. Trong bài phát biểu trên đài phát
thanh năm 1938, Roosevelt đã tuyên bố "Nền dân chủ đã biến mất ở một số dân
tộc lớn khác, không phải vì nhân dân họ thù ghét nền dân chủ mà vì họ trở nên mệt

mỏi, chán nản trước nạn thất nghiệp và sự bất an, vì họ phải thấy con cái họ bị đói
còn họ thì bất lực trước sự bối rối và sự yếu kém của chính phủ do thiếu khả năng
lãnh đạo". Ông kết luận rằng nhân dân Mỹ mong muốn bảo vệ quyền tự do bằng
bất kỳ giá nào và hiểu rõ rằng vấn đề quan trọng nhất trong sự đảm bảo ấy là đảm
bảo an ninh kinh tế.

CHIẾN TRANH VÀ NỀN TRUNG LẬP KHÔNG DẾ DÀNG

Trước khi nhiệm kỳ thứ hai của Roosevelt được triển khai tốt đẹp thì chương
trình quốc nội của ông đã bị lu mờ bởi một mối hiểm họa mới: những kế hoạch
bành trướng của các chế độ chuyên chế ở Nhật Bản, Italia và Đức. Vào năm 1931,
Nhật Bản đã xâm chiếm Mãn Châu và tiêu diệt quân kháng chiến Trung Hoa và
lập ra một nhà nước bù nhìn ở Manchukuo. Italia, dưới thời Benito Mussolini, đã
mở rộng đường biên giới của mình tại Libi, và vào năm 1935, đã tấn công
Ethiopia. Nước Đức, dưới thời Đức Quốc xã của Adolf Hitler, đã quân sự hóa nền
kinh tế và tái chiếm vùng Rhineland (vùng phi quân sự theo Hiệp ước Versailles)
năm 1936. Năm 1938, Hitler đã sáp nhập nước áo vào nước Đức, sau đó, đánh
chiếm vùng Reich thuộc Đức và yêu cầu tách vùng Sudetenland ra khỏi Tiệp
Khắc. Những động thái này khiến cuộc chiến tranh có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào ở
châu Âu.

Do tan vỡ ảo tưởng vì đã bị thất bại trong cuộc đấu tranh vì nền dân chủ trong
Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, Hoa Kỳ đã tuyên bố trong bất kỳ tình huống nào
cũng không giúp đỡ bất kỳ quốc gia nào dính líu đến cuộc xung đột. Đạo luật
Trung lập được ban hành dần dần theo từng phần từ năm 1935 đến năm 1937,
trong đó, cấm buôn bán hay cung cấp vũ khí cho các quốc gia tham chiến, yêu cầu
phải trả tiền mặt cho tất cả các hàng hóa khác và cấm các tàu buôn treo cờ Mỹ
chuyên chở các hàng hóa này. Mục đích là ngăn ngừa mọi sự can dự của nước Mỹ
vào một cuộc chiến ở nước ngoài bằng bất cứ giá nào.


Với cuộc tấn công của quân Đức Quốc xã vào Ba Lan năm 1939 và sự bùng nổ
Chiến tranh Thế giới Thứ hai, tinh thần chủ nghĩa biệt lập đã tăng lên, cho dù
người Mỹ rõ ràng ủng hộ những nước là nạn nhân của các cuộc xâm lược do Hitler
tiến hành và ủng hộ Liên minh Dân chủ Anh và Pháp. Tuy nhiên, Roosevelt chỉ có
thể chờ đợi cho đến khi các sự kiện xảy ra khiến cho dân chúng Mỹ phải thay đổi
quan điểm về sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến.

Sau sự thất thủ của nước Pháp và Đức Quốc xã khi bắt đầu không kích vào
nước Anh vào giữa năm 1940, cuộc tranh luận giữa những người ủng hộ các nước
Đồng minh với những người thuộc phái biệt lập chống chiến tranh đã nổ ra tại Mỹ.
Roosevelt đã thuyết phục công luận đồng ý cho Mỹ can thiệp vào cuộc chiến. Mỹ
đã liên kết với Canada trong ủy ban Quốc phòng Tương hỗ và liên minh với các
nước Cộng hòa ở châu Mỹ La-tinh để xây dựng tuyến phòng thủ chung với các
nước phía Tây bán cầu.

Phải đối mặt với cuộc khủng hoảng đang ngày càng lên cao, Quốc hội đã bỏ
phiếu thông qua các khoản chi lớn cho việc trang bị vũ khí hiện đại và vào tháng
9/1940, Quốc hội đã thông qua Sắc luật cưỡng bức tòng quân thời bình đầu tiên
của nước Mỹ. Trong tháng này, Roosevelt cũng đã ký kết một hiệp định đầy táo
bạo với Thủ tướng Anh Winston Churchill. Nước Mỹ đã tặng cho Hải quân Anh
50 tàu khu trục không dùng đến để đổi lấy việc quân Anh đặt các căn cứ không
quân và hải quân tại Newfoundland và Bắc Đại Tây Dương.

Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1940 đã minh chứng rằng những người ủng
hộ chủ nghĩa biệt lập chỉ là thiểu số. Wendell Wilkie, đối thủ thuộc Đảng Cộng
hòa của Roosevelt đã học được nhiều điều từ quyết định can thiệp hay không can
thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh thế giới. Cuối cùng, cuộc bầu cử tháng 10 đã
đem lại phần lớn phiếu bầu cho Roosevelt, khiến ông trở thành một chính trị gia
đầu tiên và cũng là cuối cùng trong lịch sử nước Mỹ được bầu nhiệm kỳ thứ ba.


Vào đầu năm 1941, Roosevelt đã được Quốc hội đồng ý thông qua Chương
trình cho vay - cho thuê, cho phép Roosevelt chuyển giao vũ khí và thiết bị chiến
tranh cho bất kỳ quốc gia nào (đặc biệt là Anh, Liên Xô và Trung Quốc) được
đánh giá là quan trọng sống còn đối với sự phòng thủ của nước Mỹ. Tổng số toàn
bộ khoản trợ giúp cho vay - cho thuê này, tính đến cuối cuộc chiến ước tính là hơn
50 tỉ đô-la.

Sự kiện đáng ghi nhớ nhất là cuộc gặp gỡ tháng 8 giữa Roosevelt và Thủ tướng
Anh Winston Churchill tại bờ biển Newfoundland. Hai nhà lãnh đạo đã ký kết
Tuyên bố chung về tương trợ chiến tranh, được họ gọi là Hiến chương Đại Tây
Dương. Hiến chương này gần giống với Tuyên bố 14 điểm của cố Tổng thống
Woodrow Wilson, nhằm vào các mục tiêu sau: không mở rộng và thay đổi lãnh
thổ nếu không được sự đồng ý của dân chúng, quyền tự quyết của các dân tộc
trong việc lựa chọn hình thức cai trị, cải tổ chính phủ, hợp tác kinh tế giữa các
quốc gia, các dân tộc không có chiến tranh, không phải lo sợ, và được tự do mưu
cầu hạnh phúc, tự do trên biển, và không sử dụng quân đội làm công cụ cho các
chính sách quốc tế.

Như vậy, giờ đây, nước Mỹ chỉ còn là một quốc gia trung lập trên danh nghĩa
mà thôi.

×