Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ BẰNG HÓA TRỊ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.48 KB, 4 trang )

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ BẰNG HÓA TRỊ


Hoá trị là gì?
Hoá trị là việc sử dụng thuốc chống ung thư (thuốc độc hại cho tế bào) để
phá hủy các tế bào ung thư.
Thuốc hoá trị được tiêm vào một tĩnh mạch (tiêm thẳng vào tĩnh mạch) hoặc
dưới dạng viên nén. Hóa trị trong tĩnh mạch được thực hiện theo một lộ trình
điều trị, thường kéo dài tối đa là một ngày. Sau đó là khoảng thời gian nghỉ
kéo dài một vài tuần để cơ thể bạn phục hồi sau các tác dụng phụ của
phương pháp điều trị này.
Có rất nhiều loại thuốc hoá trị và kết hợp của các loại thuốc được sử dụng để
điều trị ung thư vú. Bạn có thể chọn lựa các phương thức điều trị vì các sự
kết hợp khác nhau có các tác dụng phụ khác nhau. Các nghiên cứu luôn
được thực hiện để tăng tính hiệu quả của hoá trị trong khi lại giảm được các
tác dụng phụ, và bạn có thể được yêu cầu tham gia vào nghiên cứu thử
nghiệm đó để so sánh các kiểu hoá trị khác nhau.
Bệnh nhân hoá trị thường được điều trị ngoại trú. Một liệu trình hoá trị đầy
đủ thường kéo dài từ 4-6 tháng.
Lợi ích của hóa trị
Đối với những phụ nữ có nguy cơ cao tái phát ung thư, hoá trị có thể chỉ
giảm nguy cơ tái phát. Bác sĩ của bạn có thể cho bạn biết hoá trị có thể giúp
gì trong trường hợp của bạn. Họ có thể cho bạn biết các phản ứng phụ có thể
có.
Tác dụng phụ của hoá trị
Thuốc hoá trị có thể gây ra các phản ứng phụ nhưng các phản ứng này được
được kiểm soát khá tốt bằng thuốc.
Suy yếu hệ miễn dịch Hoá trị có thể làm suy yếu việc sản sinh ra bạch cầu
của tuỷ xương, làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng. Hãy liên lạc ngay với bác sĩ
của bạn hoặc bệnh viện nếu:
Nhiệt độ cơ thể của bạn cao hơn 38ºC (100.5ºF).


Bạn bỗng cảm thấy yếu đi (thậm chí khi nhiệt độ cơ thể bình thường).
Bạn sẽ được thử máu trước khi được điều trị thêm bằng hoá trị để đảm bảo
rằng các tế bào của bạn đã được phục hồi. Cũng đôi khi bạn phải ngừng quá
trình điều trị của mình nếu lượng huyết cầu đếm được còn thấp.
Thâm tím hoặc chẩy máu Hoá trị có thể làm giảm việc sản sinh ra tiểu cầu,
chất làm cho máu có thể đông được. Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn có
những vết thâm tím hoặc bị chẩy máu bất thường.
Thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp) Bạn có thể bị thiếu máu. Điều này sẽ
làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở.
Buồn nôn và nôn mửa Một số thuốc hoá trị có thể làm cho bạn cảm thấy nôn
nao hoặc thậm chí bị nôn. Điều này có thể giải quyết bằng việc uống thuốc
chống nôn nao (chống nôn) do bác sĩ kê đơn.
Đau miệng Một số thuốc hoá trị có thể làm cho mồm của bạn bị đau và gây
những vết loét nhỏ. Súc miệng thường xuyên rất quan trọng và các y tá sẽ
chỉ cho bạn làm việc này đúng cách.
Chán ăn Nếu bạn không cảm thấy thích ăn trong quá trình điều trị, bạn có
thể thử đổi món bằng các thức uống bổ dưỡng hoặc bữa ăn kiêng nhẹ.
Rụng tóc là một phản ứng phụ phổ biến của một số thuốc hoá trị. Điều này
có thể rất khó chịu đối với một số người. Tuy nhiên, có nhiều cách che đi
phần tóc rụng, như đội tóc giả, mũ hoặc khăn. Nếu tóc bạn bị rụng, nó sẽ bắt
đầu mọc lại trong vòng từ 3-6 tháng sau khi kết thúc đợt điều trị.
Hoá trị ảnh hưởng đến mọi người theo các cách khác nhau. Một số người
thấy họ có thể sống bình thường trong suốt quá trình điều trị, nhưng nhiều
người thấy mệt mỏi và làm việc chậm chạp hơn. Hãy làm những gì bạn thích
và đừng cố gắng sức. Dù việc này khó giải quyết tại thời điểm đó, nhưng
những phản ứng phụ này sẽ dần mất đi khi đã kết thúc quá trình điều trị.
Mãn kinh sớm Một số phụ nữ có thể thấy hoá trị làm cho họ bị mãn kinh
sớm.


×