Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.86 KB, 6 trang )

THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ


Sau khi kết thúc điều trị, bạn sẽ cần phải kiểm tra thường xuyên (gồm cả
kiểm tra cơ thể) và chụp nhũ ảnh. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện một năm
một lần. Cứ cách một vài tháng, có thể bạn cần gặp gỡ chuyên gia hoặc bác
sĩ nếu như bạn đang tiếp tục được điều trị bằng liệu pháp hormone hoặc nếu
xuất hiện phản ứng phụ sau phẫu thuật, xạ trị hoặc hoá trị. Nếu bạn đã phẫu
thuật cắt bỏ vú, vú giả cũng phải được đem đến trong lần kiểm tra đầu tiên.
Các lần kiểm tra là một cơ hội tốt để trao đổi với bác sĩ về những lo lắng và
các vấn đề bạn mắc phải. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất cứ triệu chứng
nào mới hoặc lo lắng về bất cứ điều gì khác giữa các lần kiểm tra, bạn phải
liên lạc với bác sĩ hoặc y tá để họ cho bạn những lời khuyên.
Liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Những phụ nữ bị ung thư vú thường được khuyên không nên thực hiện liệu
pháp thay thế hormone vì có khả năng lượng oestrogen mà liệu pháp này
cung cấp có thể làm tăng nguy cơ tái phát ung thư.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các triệu chứng mãn kinh khó chịu, có thể sử
dụng thuốc để điều trị. Nếu các triệu chứng mãn kinh vẫn tiếp tục tái diễn,
bác sĩ của bạn có thể chỉ định điều trị bằng một liệu trình HRT liều thấp.
Một điều quan trọng là các tiến triển của bạn phải được giám sát một cách
cẩn thận khi thực hiện HRT.
Sinh sản sau điều trị
Mang thai
Nghiên cứu cho thấy việc mang thai sau điều trị ung thư vú không làm tái
phát ung thư vú.
Nếu bạn muốn có con, điều quan trọng là bạn và bạn đời của bạn nên thảo
luận điều này với chuyên gia ung thư, người biết rõ bệnh sử của bạn và có
thể nói rõ được các rủi ro. Bạn nên đợi một thời gian sau khi kết thúc đợt
điều trị rồi mới nên có thai. Thời gian này càng dài, thì nguy cơ tái phát ung
thư càng thấp. Tuy nhiên, cần phải xem xét cẩn thận xem liệu ung thư có tái


phát không và bạn có chấp nhận rủi ro này không sau khi sinh con.
Vô sinh
Một điều không may mắn là những phụ nữ được xạ trị hoặc phẫu thuật cắt
bỏ buồng trứng sẽ không có khả năng có con. Đôi khi, hoá trị cũng có thể
gây vô sinh do gây mãn kinh sớm. Nhìn chung, phụ nữ khi thực hiện hoá trị
có độ tuổi càng lớn, thì càng có khả năng bị vô sinh sau đó.
Cú shock này có thể rất khó khăn đối với một số phụ nữ - cho dù họ đã có
gia đình hay chưa. Sinh sản là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của
nhiều người và việc không thể có con càng trở nên nặng nề hơn khi bạn đã
từng đối mặt với ung thư.
Trứng hoặc lưu trữ phôi thai
Nếu như việc điều trị có khả năng làm bạn bị vô sinh và bạn mong muốn có
con trong tương lai, thì trứng có thể được lấy ra khỏi buồng trứng, thụ tinh
và lưu trữ phôi thai để dùng sau này.
Sau đó, trứng đã được thụ tinh có thể được rã đông và cấy vào tử cung để bắt
đầu việc mang thai. Những công nghệ này có thể cho phép phụ nữ bị ung
thư vú có con sau điều trị. Nếu bạn muốn có con, bạn cần phải thảo luận
điều này với bác sĩ trước khi tiến hành điều trị. Bác sĩ của bạn sẽ giới thiệu
bạn tới chuyên gia về việc thụ tinh để xin lời khuyên về các sự lựa chọn đối
với bạn.
Tránh thai
Do các hormone (oestrogen và progesterone) có trong thuốc tránh thai có
khả năng kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư, phụ nữ bị ung thư
vú thường được khuyên là không nên uống thuốc. Các biện pháp tránh thai
như bao cao su hoặc mũ chụp âm đạo (cap) là phù hợp hơn. Chất bôi trơn
hoàn toàn an toàn với các biện pháp tránh thai trên nếu cần thêm chất nhờn
khi quan hệ tình dục.
Chuyên gia về ung thư hoặc bác sĩ có thể cho bạn những lời khuyên về biện
pháp tránh thai. Bác sĩ cũng có thể gắn mũ chụp âm đạo cho bạn nếu như
bạn lựa chọn phương pháp tránh thai này. Đặt vòng tránh thai cũng có thể là

một phương pháp tránh thai hiệu quả và bác sĩ của bạn có thể đặt vòng cho
bạn nếu bạn muốn. Một số phụ nữ chọn phương pháp triệt sản để tránh có
thai.
Việc chọn lựa phương pháp tránh thai hiệu quả là điều rất riêng tư. Việc
thích hay không thích của bạn cũng như bạn đời của bạn là rất quan trọng.
Một số phụ nữ cũng tính đến vấn đề tôn giáo và đạo đức. Phương pháp tránh
thai bằng cách xuất tinh bên ngoài và kiêng giao hợp vào thời điểm rụng
trứng không đủ an toàn. Một số phụ nữ thấy rằng nếu cần thiết thì phải nói
chuyện này với người đứng đầu tôn giáo của họ, hoặc là một chuyên gia đã
được đào tạo để giúp họ tìm các phương pháp thay thế.
Phù tuyến bạch huyết
Nếu tuyến bạch huyết tại hốc nách bị cắt bỏ bằng phẫu thuật, hoặc bạn phải
xạ trị vùng nách, thì sẽ có nguy cơ phù nề tuyến bạch huyết (sưng cánh tay
hoặc bàn tay). Triệu chứng này thường nhẹ, và tiến triển từ từ trong một vài
tháng hoặc vài năm sau khi điều trị. Đôi khi, cánh tay bị sưng sau lần phẫu
thuật đầu tiên, nhưng triệu chứng này thường trở lại bình thường sau một vài
tuần và không phải là hiện tượng phù nề tuyến bạch huyết.
Nếu tuyến bạch huyết bị phù nề, cánh tay và bàn tay dễ bị nhiễm trùng hơn.
Một số hướng dẫn sau có thể giúp bạn chăm sóc da và giảm nguy cơ nhiễm
trùng:
Khử trùng và giữ sạch các vết trầy và xước nhỏ cho đến khi chúng lành.
Đến gặp bác sĩ khi thấy dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng - nếu vết xước
tấy đỏ hoặc nóng hoặc mẫn cảm.
Đeo găng tay khi giặt và làm các công việc nhà khác.
Tránh bị trầy xước. Đeo găng tay và mặc áo dài tay khi làm vườn hoặc tiếp
xúc với động vật.
Dùng ống lót ngón tay khi khâu vá.
Tránh phơi nắng.
Dùng dao cạo bằng điện khi cạo lông nách để tránh các vết xước
Giữ da sạch sẽ, khô ráo và dùng kem giữ ẩm hàng ngày để làm cho da mềm

mại.
Dùng kìm cắt móng tay thay cho kéo.
Không cắt các lớp biểu bì da tay mà dùng kem tẩy lớp biểu bì.

×