Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thừa vitamin D Coi chừng ngộ độc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.46 KB, 5 trang )

Thừa vitamin D Coi chừng ngộ độc


Có nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng chứa vitamin D với nhiều dạng khác
nhau.
Việc bổ sung không đúng có thể dẫn đến thừa vitamin D và gây ra tình trạng
nhiễm độc.
Vitamin D và nhiễm độc vitamin D
Vitamin D có vai trò quan trọng:
thúc đẩy quá trình tạo thành phức hợp protein - canxi tăng cường hấp thu canxi
từ thức ăn. Cùng với hormon cận giáp (parathyroid) giữ cho nồng độ, tỷ lệ
canxi và phospho trong máu hằng định (canxi/phospho = 0,7) nhằm bảo đảm
quá trình tạo xương, bảo đảm các chức năng sinh lý (có liên quan đến nồng độ
canxi), giúp cho sự tái hấp thu canxi tại ống thận.
Nhưng thừa vitamin D sẽ gây nhiễm độc:
Tăng canxi huyết dẫn đến một số triệu chứng: yếu mệt, ngủ gà, đau đầu, chóng
mặt; chán ăn, khô miệng, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón; ù tai;
giảm trương lực cơ, đau cơ, xương; dễ bị kích thích hoặc một số triệu chứng
hiếm gặp hơn như giảm tình dục, nhiễm canxi thận, rối loạn chức năng thận
dẫn đến rối loạn tiểu tiện, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, tăng canxi phospho
niệu, tăng albumin nitơ urê huyết. Các triệu chứng thường không rõ, một số
giống với triệu chứng thiếu vitamin D dễ làm người bệnh nhầm lẫn. Cần đi
khám để xác định cho đúng bệnh.
Các trường hợp dùng thừa vitamin D
Dùng không đúng mục đích:
Các chế phẩm liều cao có tác dụng kéo dài (như auxergyl D3, dạng ống chứa
200.000UI vitamin D3 kèm theo 50.000UI vitamin A hoặc vitamin D3 BON
200.000UI D3/ml) chỉ được dùng chữa một số bệnh nhất định (còi xương,
nhuyễn xương do thiếu vitamin D, cơn co giật do thiếu canxi huyết). Nếu
dùng với mục đích khác (cho trẻ không thiếu vitamin D uống với hy vọng làm
tăng chiều cao!) thì rất dễ dẫn đến quá liều.


Dùng liều cao kéo dài:
Khi bị còi xương do dinh dưỡng, liều dùng mỗi ngày thông thường là 1.000UI.
Tuy nhiên, có trường hợp vì bệnh nặng cản trở đến hô hấp hoặc chỉ vì muốn
khỏi nhanh mà dùng mỗi ngày tới 3.000-4.000UI. Sau đợt điều trị cần khám
lại, chẳng hạn sau một đợt 3 tuần với liều mỗi ngày 1.000UI thường sẽ có biểu
hiện khỏi bệnh trên phim Xquang, cần giảm rồi ngừng dùng. Nếu không biết,
cứ dùng liều cao như cũ sẽ quá liều.
Dùng trùng lặp thuốc:
Khi bị loãng xương, căn cứ tình trạng bệnh, chế độ ăn mà thầy thuốc cho
dùng bổ sung vitamin D (mỗi ngày khoảng 600UI) nhưng sau đó, người bệnh
lại dùng thêm quá nhiều loại “thực phẩm chức năng” có chứa vitamin D3 như
sữa, bích quy. Tương tự, khi trẻ ngủ không yên giấc, hay giật mình đang dùng
thuốc sterogyl (chứa vitamin D2) lại cho trẻ dùng thuốc chữa chán ăn
kiddipharmaton (chứa vitamin D3). Hai nguồn vitamin D cộng lại sẽ làm thừa
vitamin D.
Khi chuyển dạng thuốc không tính lại liều:
Vitamin D3 (cholecalciferol) do cơ thể tự sinh ra hoặc do nguồn gốc động vật;
vitamin D3 (1-alpha-hydroxycalciferol) do tổng hợp; vitamin
D2(ergocalciferol) do nguồn gốc thực vật Các loại vitamin trên có hoạt tính
sinh học giống nhau, nhưng vì quá trình chuyển hóa khác nhau, nên tác dụng,
độ mạnh của chúng không hoàn toàn như nhau và phải dùng với liều khác
nhau. Ví dụ: vitamin D3 mạnh hơn vitamin D2 được dùng với liều thấp hơn.
Khi chuyển dùng từ một dạng yếu với liều cao sang dạng mạnh nhưng cứ giữ
nguyên liều mà không dùng liều thấp thì sẽ gây quá liều.
Không nắm vững, lẫn lộn hàm lượng:
1g dầu gan cá đậm đặc (tương đương 30 giọt) chứa 5.000UI vitamin D3, trong
khi 1g dầu gan cá bình thường chỉ chứa 500UI vitamin D3; hoặc 1ml sterogyl
chứa 0,25mg vitamin D2 nhưng 1ml sterogyl 15A lại chứa tới 10mg vitamin
D2. Các chế phẩm này có tên rất giống nhau. Nhầm hàm lượng dẫn đến dùng
thừa vitamin D.

Có một số trường hợp khó dùng:
Ở người có chức năng cận giáp và sự đáp ứng thuốc bình thường, khoảng
cách giữa liều có thể gây nhiễm độc và liều điều trị cách nhau khá xa (trên
50.000UI và 200-400UI). Nhưng ở người bị bệnh cường cận giáp hoặc có sự
đáp ứng thuốc tăng thì có khi dùng liều không cao vẫn có thể xảy ra nhiễm
độc vitamin D3. Khi bị hạ canxi huyết, cần điều trị bằng vitamin D3, phải dùng
tại bệnh viện vì chỉ ở đó mới có đủ điều kiện xác định nồng độ canxi huyết để
điều chỉnh, khống chế nồng độ canxi huyết trong khoảng 9-10mg/dl, không
vượt quá 11mg/dl. Trong những trường hợp này, nếu dùng “áng chừng” tại nhà
dễ xảy ra quá liều.
Biện pháp tránh nhiễm độc vitamin D
Thận trọng với dạng liều cao phóng thích chậm. Nhất thiết phải dùng theo đơn
của bác sĩ. Tránh nhầm lẫn hàm lượng. Trước khi dùng phải xem thật kỹ tên
thuốc và các ký hiệu ghi kèm tên thuốc. Tốt và tiện nhất là nên nhờ dược sĩ,
bác sĩ tính lại liều.
Khi đã dùng một thuốc chứa vitamin D thì không dùng thêm thứ thuốc nào
khác chứa vitamin D và cũng không dùng thêm thứ thuốc nào khác chứa canxi.
Sau đợt dùng, nếu khám lại thấy các triệu chứng lâm sàng đã hết, các chỉ số
xét nghiệm (canxi, phospho máu, vitamin D máu) đã bình thường thì giảm rồi
ngừng thuốc đúng lúc theo chỉ định của thầy thuốc.

×