Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tìm hiểu về chữ viết 1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.09 KB, 6 trang )

Tìm hiểu về chữ viết
1


Bản thảo chép tay bằng tiếng Hy Lạp thế kỷ X

Người Sumarie và chữ viết hình góc
Những câu cách ngôn của Salomon và những lời trich dẫn của Hippocrate.
[b]Cách đây khoảng 5500 năm ở vột vùng nào đó nằm giữa Sông Tigre và sông
Euphrate đã nảy sinh ra dạng chữ viết đầu tiên của nhân loại.
Khi trở thành những nhà nông, những người Sumérie phải có một quan niệm về kế
toán và kiểm kê một cách lâu dài để cai quản thực phẩm thặng dư.
Họ đã dùng đất sét -là vật liệu phong phú của vùng sông này- để giữ lại dấu vết
của những thu hoạch mùa màng và những bầy gia súc của họ.
Những phương pháp nghề nông để dẫn nước vô ruộng cần một tổ chức xã hội
phức tạp mà kiến trúc thứ tự để phân công (structure hiérarchique) phải trở thành
càng ngày càng quan trọng với thời gian.
Dân chúng càng đông thì sự thặng dư về thưc phẩm cần phải được cai quản.
Chữ viết trở thành một nhu cầu cần thiết cho nên văn minh đang sinh ra này.
Người Sumérie dùng kỹ thuật mà họ đã biết:
Ðó là dấu vết do họ dùng que để ấn vô trong đất sét ẩm để ghi rõ hơn những khái
niệm về kế toán, trước tiên là dưới hình thức lối viết bằng hình vẽ (pictogramme).
Lối viết chữ này sau đó càng ngày càng nhiều rồi chia ra những mẫu khác nhau
cuối cùng đưa đến một lối viết phức tạp đó là chữ viết đầu tiên được biết.
Ngoài khuôn viên thu hoạch mùa màng và gia súc, còn có bài văn đầu tiên được
biết, là bài Sử thi Gilmalesh (l'Epopée de Gilmalesh)
Người ta lấy chữ cunéiforme ("cuneux" nghĩa là "góc cạnh" hay "cái đinh") để chỉ
lối viết bằng những gạch tạo ra những tam giác như hình dưới đây.

Lịch sử chữ viết


Wikipedia

Lịch sử chữ viết bắt đầu khi các hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người
xuất hiện vào đầu thời kỳ đồ đồng (cuối thiên niên kỷ 4 trước Công nguyên)
từ các biểu tượng tiền ký tự của thời kỳ đồ đá mới.

Các biểu tượng Tartaria, tìm thấy ở Romania 2.700 năm TCN

Hệ thống biểu tượng tiền ký tự
Những hệ thống chữ viết đầu tiên không tự xuất hiện. Chúng bắt nguồn từ các tập
quán cổ xưa của các hệ thống biểu tượng. Những hệ thống này không thể coi là
chữ viết, nhưng chúng có rất nhiều đặc điểm liên hệ với chữ viết sau này, vì vậy
có thể gọi là hệ thống tiền ký tự (nguồn gốc của chữ viết). Chúng là các hệ thống
biểu tượng khá dễ nhớ và ghi lại ý, cho phép truyền đạt thông tin nhất định. Tuy
vậy, chúng không có nội dung ngôn ngữ. Những hệ thống này xuất hiện ở đầu thời
kỳ đồ đá mới, khoảng thiên niên kỷ thứ 7 TCN. Đáng chú ý có hệ biểu tượng
Vinca có những cải tiến về biểu tượng giản đơn ở đầu thiên niên kỷ 7 TCN, dần
tăng tính phức tạp trong thiên niên kỷ tiếp theo và lên đến đỉnh cao là những bản
ghi Tartaria vào thiên niên kỷ 5 TCN. Những biểu tượng được xếp theo hàng lối
chặt chẽ, giúp chúng ta liên tưởng ngay đến văn bản. Các ký tự tượng hình của
Cận đông thời cổ đại (Ai Cập, Cuneiform – tiền thân nền văn minh Xume, Cretan)
dường như không bắt nguồn từ những hệ thống biểu tượng trên. Vì vậy, khó có thể
kết luận rằng hệ thống chữ viết đã kế thừa biểu tượng tiền chữ viết ở thời điểm
nào.
Năm 2003, các biểu tượng khắc trên mu rùa được phát hiện ở Jiahu, tỉnh Hà Nam,
Trung Quốc. Phương pháp xác định tuổi bằng đồng vị cacbon cho thấy những mu
rùa này có từ thiên niên kỷ 2 trước công nguyên. Các mu rùa được tìm thấy khi
khai quật những di chỉ ở 24 hang động thời đồ đá mới ở Jiahu, tỉnh Hà Nam,
Trung Quốc. Theo một số nhà khảo cổ, những chữ viết trên mai rùa có những
điểm tương đồng với ký tự viết trên những thẻ xương động vật ở thiên niên kỷ 2

TCN. Tuy nhiên, nhiều nhà khảo cổ khác không đồng ý với quan điểm đó. Họ cho
rằng những phác họa hình học giản đơn như thế không hề liên hệ đến chữ viết cổ
xưa.
Ở nền văn minh sống Ấn, chuỗi biểu tượng tìm thấy có thể tạo thành hệ biểu
tượng tiền ký tự, có thể là chịu ảnh hưởng từ sự xuất hiện chữ viết ở Lưỡng Hà.
Phát minh ra chữ viết
Những dạng cổ xưa nhất của chữ viết mang những yếu tố như ký tự viết tắt dựa
trên những yếu tố tượng hình và tượng ý. Đa phần các hệ thống chữ viết có thể
chia làm ba loại: tượng ý, tượng thanh và chia đoạn. Tuy vậy, cả ba loại này đều
tìm thấy ở bất kỳ hệ thống chữ viết nào với mức độ cấu thành khác nhau và khiến
việc xếp loại mỗi hệ chữ viết trở nên khó khăn và nhiều mâu thuẫn.

Lá thư tìm thấy ở Telloh của thầy tế Lu'enna gửi nhà vua (có lẽ tên là) Urukagina
của thành Lagash, Lưỡng Hà, thông báo con ngài đã chết trận, khoảng năm 2.400
TCN.

Phát minh chữ viết đầu tiên cùng lúc với sự ra đời của thời kỳ đồ đồng ở cuối thời
đá mới, thiên niên kỷ 4 TCN. Người ta tin rằng hệ thống chữ viết đầu tiên của loài
người ra đời cuối thiên niên kỷ 3 TCN tại vùng Sumer (Lưỡng Hà) ở dạng chữ
hình nêm cổ xưa ở triều đại Ur thứ ba. Cùng thời gian đó, những dạng tiền chữ
viết Elamite phát triển thành chữ viết Elamite có hàng lối (dạng chữ viết này cho
đến nay vẫn chưa giải mã được).
Sự phát triển của chữ viết tượng hình Ai cập song song với những ký tự vùng
Lưỡng Hà và không nhất thiết là độc lập với nhau. Hệ thống tiền ký tự của người
Ai Cập tiến hóa thành những ký tự tượng hình cổ xưa vào khoảng 3.200 năm TCN
và phổ biến rộng rãi ở giữa thiên niên kỷ 3 TCN
Ký tự của nền văn minh sống Ấn phát triển trong suốt thiên niên kỷ 3 cả ở dạng
tiền chữ viết hoặc dạng chữ viết cổ xưa, tuy vậy quá trình phát triển này tiến nhanh
hơn khi nền văn minh đi qua giai đoạn đỉnh điểm vào khoảng 1.900 năm TCN.
Chữ viết của người Trung Quốc có lẽ là không cùng nguồn gốc với các nền văn

minh Trung Đông. Từ hệ thống biểu tượng tiền chữ viết ở cuối thời kỳ đồ đá mới
khoảng 6.000 năm TCN, chữ viết Trung Quốc ra đời khoảng 1.500 năm TCN vào
thời nhà Thương.
Những hệ thống chữ viết ở Châu Mỹ (bao gồm nền văn minh Maya và Olmec)
cũng có những nguồn xuất xứ độc lập.
Phần lớn các hệ thống chữ viết trên thế giới ngày này đều bắt nguồn từ Ai Cập
hoặc Trung Quốc. Có một vài ngoại lệ là hệ thống tượng ý của người Maya xuất
hiện thế kỷ thứ 3 TCN và các ký tự tìm thấy trên đảo Phục Sinh.

×