Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

NHỮNG ĐỘNG TÁC TỐT ĐỂ GIỮ GÌN THÍNH GIÁC pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.12 KB, 3 trang )

NHỮNG ĐỘNG TÁC TỐT ĐỂ GIỮ GÌN THÍNH GIÁC



Nếu mọi sự diễn biến tốt, các âm thanh, được hướng bởi vành tai, đi qua ống
tai ngoài (conduit auditif externe), vượt qua màng nhĩ, ở đây các âm thanh
được dẫn truyền kích thích 16.000 tế bào thính giác của chúng ta. Sau đó
chúng được truyền vào trong não bộ, qua đây thần kinh thính giác, được cấu
tạo bởi khoảng 30.000 neurone. Hậu quả: các tế bào cảm giác càng ít, khả
năng thính giác càng ít hiệu quả. Thế mà ta không tránh được bệnh giảm
thính tuổi già (presbyacousie), liên kết với sự lão hóa tự nhiên của tai trong :
chứng bệnh này được thể hiện bởi một thương tổn của những tế bào có
nhiệm vụ phát hiện những tần số cao và xuất hiện sau 50 tuổi nơi đàn ông,
60 tuổi nơi phụ nữ.
Mặc dầu thường xảy ra, chứng giảm thính giác tuổi già vẫn không giải thích
tất cả các trường hợp giảm sút thính giác (déficience auditive), vì lẽ những
người Pháp thuộc mọi lứa tuổi đều bị liên hệ : 40% những người nghễnh
ngãng (malentendu) dưới 55 tuổi và 10% dưới 18 tuổi. Vậy ta không thể
không biết vấn đề và có thái độ như thể chẳng có chuyện gì đã có thể làm
biến đổi thính giác của chúng ta. Không có sự bình đẳng về vấn đề này và
vài người rõ rệt yếu ớt hơn những người khác. Một cách đơn giản, những
người này chỉ sẽ hay biết được điều đó một khi các thương tổn đã hiện diện.
Tất cả chúng ta sẽ phải gìn giữ thính giác của chúng ta như một kho tàng
thật sự, GS Frachet đã nhấn mạnh như vậy.
CHÚ Ý CÁC MÁY PHÓNG THANH
Một ý kiến được chia sẻ bởi GS Marianowski, ông nhắc lại rằng những kẻ
thù chủ yếu của những tế bào thính giác của chúng ta được biết rõ : “Có
những trường hợp nhận lãnh nguy cơ có tính toán như việc kê đơn vài loại
thuốc. Nhưng chủ yếu có những trường hợp nhận lấy nguy cơ không được
cân nhắc và có thể tránh được, như việc nghe nhạc với cường độ âm thanh
quá mạnh.” Thí dụ với cường độ 100 décibel (một ngưỡng âm thanh đạt


được một cách dễ dàng trong các hộp đêm hay trong các buổi hòa nhạc nếu
ta ở gần các máy phóng thanh trong 6 giờ, thì đã có những thương tổn được
thể hiện bởi những tiếng rít (sifflement), những tiếng ù tai và một sự giảm
thính giác. “Thế mà nếu những triệu chứng này tồn tại hơn 48 giờ, thì nguy
cơ bị di chứng về âm thanh rất là cao. Chính vì thế, khi đó phải thăm khám
một thầy thuốc chuyên TMH”, GS Marianowski đã khuyên như thế.
Cũng cần phải làm : giữ cho tai yên tĩnh bởi vì những tế bào cảm giác thính
giác có quyền nghỉ ngơi. Ngoài ra, trong tương lai, hãy có thói quen bảo vệ
lấy tai minh với những bouchon d’oreille thích ứng, trước khi đi nghe hòa
nhạc hay hạ độ vang của các baladeur hay điện thoại cầm tay. “Một chấn
thương âm thanh mạnh và kéo dài gây nên sự đi vào bất bình thường của
potassium trong các tế bào cảm giác thính giác, điều này có thể làm chết
những tế bào này. Nếu trường hợp như vậy xảy ra, khi đó không có gì để
làm cả để cứu những tế bào thính giác và việc mang một thiết bị hỗ trợ thinh
giác trở nên giải pháp thay thế duy nhất, GS Marianowski đã nhắc lại như
vậy !

×