Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CHỤP NHIỀU LẦN QUANG TUYẾN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.78 KB, 5 trang )

CHỤP NHIỀU LẦN QUANG TUYẾN
CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?


Trước hết chúng ta hãy nhắc lại rằng kỹ thuật chụp quang tuyến nhờ đến các
tia X. Các tia X là những bức xạ ion hóa (rayonnement ionisant) không thể
thấy được, có khả năng đi xuyên qua cơ thể con người. Có thể chận lại một
phần các tia X. Trong khoa quang tuyến, hiện tượng giảm bớt các bức xạ,
được gây nên bởi những thành phần khác nhau của cơ thể con người (xương,
mô, cơ, nước, không khí, các huyết quản ), cho phép thực hiện một hình
ảnh chẩn đoán (image diagnostique).
Những bức xạ ion hóa với liều lượng mạnh có thể gây nên những tác dụng
phụ được biết rõ như các “viêm da phóng xạ” (radiodermite). Những liều
mạnh này không đạt được trong chụp hình ảnh chẩn đoán (imagerie
diagnostique). Ngược lại, những tác dụng phụ của những liều thấp ít được
biết đến hơn nhiều, đặc biệt là sự xuất hiện những biến dị di truyền
(mutation génétique) và ung thư, bởi vì chúng có thể xảy đến dung ngay sau
khi tiếp xúc và không phân biệt được với những bệnh lý xảy ra một cách tự
nhiên. Tuy nhiên không có một bằng cớ nào chứng tỏ rằng các thăm khám
hình ảnh chẩn đoán có thể là nguồn gốc các ung thư. Vì điều không chắc
chắn này, nên các cơ quan quốc tế và quốc gia sử dụng nguyên tắc thận
trọng (principe de précaution) để xác lập quy chế, như thể hiện hữu, ngay
với những bức xạ liều thấp, một mối liên hệ theo đường thẳng giữa liều
lượng và nguy cơ.
KHI LỢI ÍCH CAO HƠN NGUY CƠ
Để hiểu tính chất phức tạp của vấn đề, phải biết rằng chụp hình ảnh không
phải là nguồn duy nhất khiến ta tiếp xúc với các bức xạ ion hóa. Mỗi ngày
chúng ta bị tiếp xúc những lượng nhỏ các bức xạ ion hóa phát xuất từ nhiều
nguồn khác nhau : không khí mà chúng ta thở, đất đai, các bức xạ vũ trụ
(rayonnement cosmique), các vật liệu xây dựng, nước, các thức ăn … Mức
độ tiếp xúc với các bức xạ ion hóa nguồn gốc tự nhiên được ước tính trung


bình ở Pháp là 2,5 millisievert (mSv) mỗi năm. Để so sánh, một lần chụp
phim ngực phát ra giữa 0,005 và 0,01 mSv hoặc tương đương từ một đến hai
ngày tiếp xúc với các bức xạ ion hóa tự nhiên. Một lần chụp phim bụng phát
ra 0,4 mSv hoặc gần 2 tháng tiếp xúc với các bức xạ tự nhiên. Một lần thụt
baryte tương đương khoảng 2,5 mSv hoặc một năm tiếp xúc với các bức xạ
tự nhiên. Một CT scan của sọ khoảng 2 mSv hoặc 10 tháng tiếp xúc với các
bức xạ tự nhiên. Một CT bụng từ 5 đến 10 mSv hoặc từ 4 đến 5 năm tiếp xúc
với các bức xạ tự nhiên.
Sự bảo vệ phóng xạ (radioprotection) chỉ toàn bộ các biện pháp được thực
hiện nhằm bảo vệ người và môi trường của nó chống lại những tác dụng có
hại của các bức xạ ion hóa. Hai quy tắc lớn của bảo vệ phóng xạ, sự biện
minh (justification) và sự tối ưu (optimisation), được thực hiện hàng ngày
bởi những người chuyên nghiệp. Sự biện minh là ở sự kiện rằng, cũng như
mọi động tác y khoa, lợi ích phải trên nguy cơ.
Mặc dầu nguy cơ của các liều thấp không được chứng minh, sự thận trọng
muốn rằng ta phải xét đến trách nhiệm khả dĩ của nguy cơ này. Vậy chỉ định
của một thăm khám, khiến bệnh nhân phải chịu những bức xạ ion hóa, phải
được suy nghĩ kỹ và cân nhắc. Vậy thầy thuốc quang tuyến có nhiệm vụ xác
minh thăm khám được yêu cầu bởi thầy thuốc, thậm chí đề nghị một thăm
khám khác cho phép đáp ứng với câu hỏi mà người thầy thuốc đặt ra. Như
thế đôi khi có thể thay thế một thăm khám sử dụng các tia X bằng một thăm
khám không sử dụng nó, như siêu âm hay chụp hình ảnh bằng cộng hưởng
điện từ (IRM).
Hiệp hội quang tuyến Pháp đã soạn thảo sách hướng dẫn về việc sử dụng tốt
các thăm dò chụp hình ảnh để cho phép các thầy thuốc biết được thăm khám
nào đáp ứng tốt nhất tình hình lâm sàng của bệnh nhân họ.
Sự tối ưu hóa (optimisation) các liều lượng được sử dụng là trách nhiệm của
các thầy thuốc quang tuyến và những người thao tác kỹ thuật có thói quen sử
dụng các tia X ở mức tối thiểu, cần thiết để có được một thăm dò cho phép
đáp ứng những câu hỏi được đặt ra. Những biện pháp này được áp dụng đối

với tất cả các bệnh nhân, nhưng còn được tăng cường đối với những thăm dò
được thực hiện nơi các trẻ em mà sự nhạy cảm đối với các bức xạ ion hóa
cao hơn và nơi những bệnh nhân mang một bệnh mãn tính cần những thăm
khám lập lại.
Mặc dầu nguy cơ gây nên bởi các bức xạ ion hóa không được đánh giá thấp,
tuy nhiên không nên vì e ngại những tác dụng phụ chưa bao giờ được chứng
minh mà đánh mất cơ may cho các bệnh nhân và làm quên những lợi ích mà
chụp hình ảnh mang lại cho các bệnh nhân. Nhờ những thăm khám hình ảnh
này, các thầy thuốc quang tuyến thực hiện những chẩn đoán nhanh chóng và
chính xác, cho phép điều trị nhanh hơn các bệnh nhân và theo dõi tính hiệu
quả của điều trị.

×