Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ÐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP Ở TRẺ SƠ SINH potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.54 KB, 9 trang )

ÐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN
TIẾP Ở TRẺ SƠ SINH

TÓM TẮT
Vàng da là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và vàng da nhân là một biến
chứng rất nguy hiểm. Bệnh cần được chẩn đoán sớm trẻ sơ sinh và điều trị
bằng cách rọi đèn nhằm phòng tránh các tổn hại do nhiễm độc thần kinh.
MỤC TIÊU: Nhằm đánh giá hiệu quả của ánh sánh liệu pháp bằng cách sử
dụng đèn compact TD 8,9W/71 và khẳng định rằng loại đèn mới này có hiệu
quả tốt hơn đèn TD 6,20W trong điều trị vàng da sơ sinh. THIẾT KẾ:
nghiên cứu tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. PHƯƠNG PHÁP:
Nghiên cứu trên 140 trẻ sơ sinh đủ tháng, vàng da, được chọn ngẫu nhiên
vào 1 trong 2 cách rọi đèn: 70 trẻ trong nhóm nghiên cứu được rọi bằng đèn
compact TD 8,9W/71. 70 trẻ trong nhóm 2 được rọi bằng đèn TD 6,20W.
KẾT QUẢ: Sau 12, 24, 48 giờ điều trị, bilirubin không kết hợp/ máu của
nhóm được chiếu đèn compact TD 8. 9W/71 thấp hơn một cách có ý nghĩa
(P< 0,01). Các tốc độ giảm trung bình của bilirubin không kết hợp là: 6,49 
4,59mg%; 9,17  4,33mg%; 11,47  6,14mg% sau 12, 24, 48 giờ rọi đèn,
tốc độ này là 1,64  3,16mg%; 4,69  3,63 mg%. 6,8  2,89mg% đối với
nhóm thứ 2 (P<0,005). Thời gian rọi đèn trung bình ở nhóm sử dụng đèn
compact TD 8,9W/71 thấp hơn một cách có ý nghĩa, 24,17 12 giờ ở nhóm
nghiên cứu, so với 36,94  13,58 giờ ở nhóm thứ 2. KẾT LUẬN: Ðèn
compact TD 8,9W/71 có hiệu quả làm giảm bilirubin không kết hợp trong
việc điều trị vàng da sơ sinh bằng quang liệu pháp hơn hẳn so với đèn TD
6,2W. Ðèn này có thể trang bị một cách dễ dàng và kinh tế cho đa số các
đơn vị điều trị sơ sinh.
SUMMARY
NEONATAL HYPERBILIRUBINEMIA TREATMENT
BY PHOTOTHERAPY USING COMPACT LAMP TD 8.9W/71.
Ngo Minh Xuan * Y hoc TP. Ho Chi Minh * 1999. vol. 3. N
0


3: 165-169
The jaundice is frequent in the newborn and kerniceterus is a very dangerous
complication. It should be diagnosed early and can be treated by the
phototherapy for preventing a neurotoxic risk. OBJECTIVE: To evaluate the
efficacy of phototherapy using the compact lamp TD 8.9W/71 and to
confirm that the new lamp described is more effective than TD 6.20W lamp
in the treatment of neonatal hyperbilirubinemia. DESIGN: Prospective.
clinical controlled trial study. METHOD: We studied on 140 full- terms.
icterus newborns. they were allocated randomly to one of two mode of
phototherapy: 70 newborns in study phototherapy groupe using compact
lamp TD 8.9W/71, 70 newborns in second group using 6.20w lamp.
RESULT: after 12, 24, 48 hours of therapy, the unconjugated bilirubinemia
in the group receiving compact lamp TD 8.9W/71 phothotherapy was
significantly lower (P value < 0.01). These means rates of fall of
unconjugated bilirubinemia in the study group were 6.49  4.59mg%; 9.17
 4.33mg%; 11.47  6.14mg% after 12, 24, 48 hours of the phototherapy
versus 1,64 3,46mg%, 4.69  3.63mg%, 6.80  2.89mg% in the second
group, (P value < 0. 005). The mean time of the phototherapy in the group
receiving compact lamp TD 8.9W/71 was 24.17  12 hours versus 36.94 
13.58 hours in second group. It was significantly lower in the study group (P
value = 0. 0000). CONCLUSION: Compact lamp TD 8.9W/71 is
significantly more effective in reducing unconjugated bilirubinemia than TD
6.20W in phototherapy of neonatal jaundice. It can be easily and
economically provided in most neonatal units.
SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ ÐIỀU TRỊ RỌI ÐÈN
Từ 1957 tại Bệnh viện Rochford General, Essex, Anh quốc CREMER và
cộng sự quan sát thấy những tác dụng có lợi của ánh sáng trên vàng da sơ
sinh. Sau những thử nghiệm phơi trẻ vàng da dưới ánh sáng mặt trời tự
nhiên có hiệu quả, họ bắt đầu sử dụng ánh sáng nhân tạo cho mục đích điều
trị vàng da sơ sinh vào năm 1958. Nhiều loại đèn khác nhau đã được chế tạo

nhưng việc sử dụng dàn đèn có ánh sáng xanh dương với phổ bước sóng từ
420 nm - 480 nm đã mang lại nhiều kết quả điều trị.
- Ðến năm 1967 OBES POLLERI áp dụng quang trị liệu vào Nam Mỹ.
- Ðã có nhiều hội thảo quốc tế về rọi đèn được tổ chức tại: Chicago 1969,
Jesusalem 1974, sau đó tại Padua 1983, tại Creifwald năm 1980, 1985, 1989,
tại Tieste 1990, 1992.
Lý do chính của các hội nghị là: khó tiêu chuẩn hóa vấn đề điều trị, không
biết chắc chắn các tác dụng phụ về lâu dài và chưa rõ về các cơ chế quang
học trong cơ thể sống.
- Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy việc sử dụng ánh sáng
xanh dương để điều trị vàng da sơ sinh có hiệu quả và làm giảm được số
lượng trẻ sơ sinh vàng da cần phải thay máu
TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM
- Trong thực tế vấn đề chẩn đoán và điều trị vàng da sơ sinh ở các tuyến y tế
còn gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều trường hợp khi các bé được chuyển
đến khoa sơ sinh của các bệnh viện lớn thì đã bị vàng da nhân. Tại Khoa sơ
sinh của Viện Nhi Thụy Ðiển - Hà Nội trong 2 năm 1995 - 1996 đã có 126
trường hợp vàng da sơ sinh nặng cần phải thay máu, trong đó 83% số trẻ có
bilirubin/máu > 20mg% lúc nhập viện mà 43% số trẻ này có mức
bilirubin/máu vượt quá 30mg%
(1)
, hơn 1/3 số trẻ được thay máu bị biến
chứng vàng da nhân khi xuất viện. Bệnh viện Từ Dũ (BVTD) có 29 trường
hợp nghi vàng da nhân trong năm 1996, 3 ca năm 1997 và 6 ca năm 1998.
Tại bệnh viện Nhi đồng 1, có 147 ca vàng da nhân trong năm 1995, năm
1996 con số này là 158, năm 1997 là 238 và chỉ 6 tháng đầu năm 1998 đã có
97 trường hợp vàng da nhân.
Như vậy bệnh vàng da do tăng bilirubin gián tiếp nặng ở trẻ sơ sinh Việt
Nam còn phổ biến
-Từ trước đến nay nước ta chưa sản xuất được đèn xanh để điều trị vàng da

sơ sinh, một số bệnh viện lớn có chuyên khoa sơ sinh có nhập ngoại một vài
dàn đèn chuẩn để điều trị vàng da nhưng vì giá thành cao, hơn nữa việc phải
thay bóng đèn thường xuyên sau mỗi 1000 - 2000 giờ điều trị gây nhiều tốn
kém, do đó ở đa số các bệnh viện, việc trang bị các dàn đèn xanh để điều trị
vàng da sơ sinh còn khó khăn, chủ yếu vẫn sử dụng ánh sáng trắng để rọi
đèn mà hiệu quả của nó chưa đáp ứng được những yêu cầu điều trị, đặc biệt
ở các trường hợp vàng da nặng.
- Tại BVTD, mỗi năm có trên 30 000 trường hợp sanh đẻ. Tại khoa sơ sinh
của bệnh viện hàng ngày chúng tôi có thường xuyên từ 150 - 200 bé sơ sinh,
chúng tôi còn nhận chữa trị cho các bé sơ sinh từ nơi khác chuyển đến, nhu
cầu điều trị vàng da bằng rọi đèn là rất cao, tuy nhiên từ hơn 20 năm qua
chúng tôi dùng dàn đèn tự chế bằng ánh sáng trắng, dàn đèn này đã giúp ích
nhiều trong điều trị vàng da vì giá thành rẻ nhưng hiệu quả điều trị chưa
cao, thời gian điều trị còn kéo dài, vẫn còn trường hợp thất bại cần phải
thay máu.
- Xuất phát từ nhu cầu thực tế cấp bách và thiết thực, chúng tôi đã thiết kế và
chế tạo ra dàn đèn ánh sáng xanh COMPACT TD 8,9W/71 nhằm áp dụng
cho việc điều trị sớm bệnh vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp (GT)
để phòng chống vàng da nhân.
DÀN ÐÈN COMPACT TD 8,9W/71
- Chúng tôi đã tiến hành thiết kế và chế tạo dàn đèn đầu tiên vào đầu năm
1997 dưới sự giúp đỡ của phân viện KHKT TP và CTTTB y tế. Ðây là dàn
đèn chưa từng được chế tạo và chưa được công bố trên y văn Việt Nam và
thế giới.
- Nguyên lý: Dùng năng lượng ánh sáng xanh từ bóng compact DS 9W/71
với bước sóng từ 400 - 550nm để tác động lên các phân tử bilirubin GT
dưới da trẻ nhằm biến chứng thành các dạng đồng phân không độc tan trong
nước, được thải ra dễ dàng qua mật và nước tiểu.
ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ðể so sánh hiệu quả điều trị cũng như các tác dụng lâm sàng của dàn đèn

compact TD 8,9W/71 mới chế tạo, dựa trên sự an toàn của các thông số kỹ
thuật, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng có
đối chứng như sau:
+ Chọn ngẫu nhiên các trẻ sơ sinh đủ tháng bị vàng da nhập khoa sơ sinh
BVTD thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 70 trường hợp (cỡ mẫu tối thiểu: 25 cho
mỗi nhóm.)
Nhóm nghiên cứu (NC): 70 trẻ vàng da được rọi đèn COMPACT TD
8,9W/71 và bù dịch.
. Nhóm chứng (ÐC): 70 bé được điều trị vàng da bằng cách rọi đèn TD
6,20W và bù dịch.
+ Không sử dụng các loại thuốc hay dịch truyền khác có ảnh hưởng lên
chuyển hóa bilirubin.
+ Các trẻ rọi đèn được cởi trần, che mắt, nằm trong lồng ấp Médipréma và
cách đèn 40 cm.
+ Khám trẻ lúc nhập viện ghi nhận đầy đủ các dữ kiện về phái tính, cân
nặng, giờ tuổi, cách sanh, chế độ sữa, lý do nhập viện, triệu chứng lâm
sàng,diễn tiến điều trị, ghi nhận tiền sử mẹ, các thuốc dùng.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: các trẻ có các bệnh lý nặng phối hợp có ảnh hưởng
đến chuyển hóa bilirubin, dễ gây sai lạc các kết quả nghiên cứu.
+ Làm các xét nghiệm: nhóm máu con, nhóm máu mẹ, dung tích hồng cầu,
huyết sắc tố, công thức bạch cầu, bilirubin / máu trước rọi đèn, sau rọi đèn
12 giờ, 24 giờ, 48 giờ. Trường hợp có bất đồng nhóm máu có vàng da nặng
thì làm thử nghiệm Coombs trực tiếp và gián tiếp. Các xét nghiệm được thực
hiện tại BVTD, TT chẩn đoán Y Khoa, viện Pasteur và viện Truyền máu
huyết học.
+ Soạn thảo bệnh án, nhập dữ liệu, tính toán,phân tích và xử lý các phép
kiểm thống kê dựa vào phần mềm vi tính EPI INFO 6.04.

×