GIÁ TRỊ KHẢO SÁT BÁNH NHAU QUA SIÊU ÂM CỦA THAI KỲ
BÌNH THƯỜNG
Ðịnh tuổi thai là vấn đề rất quan trọng trong sản khoa, đặc biệt là các sản
phụ quên ngày kinh cuối. Từ 4/1994 đến 6/1999, trên 921 sản phụ tại bệnh
viện phụ sản Hùng Vương, chúng tôi khảo sát định tuổi thai bánh nhau và
các đường kính của thai nhi qua siêu âm. Từ đó chúng tôi tìm sự tương quan
giữa các yếu tố khảo sát được thiết lập để tính tuổi thai một cách đơn giản,
nhanh chóng và chính xác (80,67%).
SUMMARY
VALUE OF PLACENTAL STUDY WITH ULTRASOUND IN NORMAL
PREGNANCY
Nguyen Duy Tai * Y hoc TP. Ho Chi Minh * 1999. vol. 3. N
0
3: 169-173
Definite gestational age is a very important problem in obstries, especially
when the patient forget the first day of their last menstrual period.
From April 1994 to June 1996 in Hung Vuong gyneco-obstetric hospital in
HCMcity, we studied the placenta grade and diameters of fetus by
ultrasound at 921 cases, since then we have found relationship among them.
At last monograph is established placental grade and bipariental diameter
(BDP), in order to define gestational age that is simple quick and exact
(80.66%).
ÐẶT VẤN ÐỀ
Xác định tuổi thai trong những thai kỳ không nhớ ngày kinh cuối là vấn đề
rất nhiều tác giả quan tâm, từ X quang
(2,3,20)
, sinh hóa phân tích nước
ối
(1,13,17)
, nước tiểu
(16)
, đều có ưu và hạn chế của nó. Hơn hai thập niên trở lại
đây, siêu âm đo các đường kính của túi thai
(11,18)
, tử cung
(6,11)
, thai
(5,8,15,19)
, để
tìm tương quan giữa tuổi thai và các số đo. Các tác giả cũng nghiên cứu về
độ trưởng thành của nhau (ÐTTN)
(10)
để tìm tuổi thai (TT) tương ứng. Mục
tiêu nghiên cứu:
1. Khảo sát hình ảnh bánh nhau ở các giai đoạn TT khác nhau, đồng
thời đo một số kích thước thai nhi trong cùng thời gian siêu âm.
2. Tìm phương trình hồi qui (PTHQ) của TT theo các yếu tố khảo sát
được (1 hay nhiều yếu tố).
3. Ðánh giá mức độ chính xác của từng PTHQ tìm được ngõ hầu tìm ra
các yếu tố góp phần ước lượng TT chính xác và nhanh chóng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ðối tượng nghiên cứu 921 sản phụ tuổi từ 20 - 40, sanh 2 con, nhớ ngày
kinh cuối, chu kỳ 28 - 30 ngày (có lịch kinh nguyệt), TT từ 20 - 40 tuần,
không bệnh lý nội khoa đi kèm. Và đã loại những trường hợp bất thường về
nhau, thai trong lúc siêu âm.
Chọn mẫu tại phòng khám thai bệnh viện Hùng Vương từ 4/1994 đến
6/1996 theo tiêu chuẩn trên. Trên siêu âm (máy RT FINO) xác định vị trí, bề
dày, ÐTTN và số đo thai nhi (ÐKLÐ, ÐKNB, CDXÐ). Xây dựng PTHQ của
TT theo các yếu tố khảo sát được trên siêu âm.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Vị trí nhau
Mặt trước thân tử cung 377(chiếm 40,93%), mặt bên 33 (3,59%), mặt
sau(43,75%), đáy 108 (11,73%).
Mức độ chính xác của PTHQ với mức độ tin cậy 0,95%
PTHQ 1 biến số: P = 73,07% 2,86%
PTHQ 2 biến số: P = 80,67% 2,55%
PTHQ 3 biến số: P = 81,75% 2,49%
PTHQ 4 biến số: P = 82,84% 2,43%
PTHQ 5 biến số: P = 82,62% 2,46%
BÀN LUẬN
Vị trí bánh nhau
Ða số các tác giả như Gottesfelt
(9)
, Weil
(24)
đều thống nhất nhau bám mặt
trước và mặt sau chiếm đa số. Tỷ lệ nhau bám đáy không nhiều và nhau bám
bên cũng ít gặp
(22)
. Kết quả của chúng tôi phù hợp với các tác giả trên ngoại
trừ tỷ lệ nhau bám đáy của Weil (1970) có phần thấp hơn (6%). Theo
Dimidov (1982)
(4)
siêu âm B giúp định vị bánh nhau chính xác đến 99,2%
đặc biệt trong chẩn đoán nhau tiền đạo. Tuy nhiên, nhau bám mặt sau trong
trường hợp thiểu ối là khó nhận định. Song trong nghiên cứu này, chúng tôi
không khảo sát các trường hợp thai kỳ có nguy cơ.
Bề dày bánh nhau
Theo FUKS (1975)
(7)
bề dày bánh nhau 18mm ở tuần 18 và 40mm ở tuần
thứ 36. Không trường hợp nào vượt quá 40 mm trong mẫu nghiên cứu 72
sản phụ.
Theo DIMIDOV V.N (1982)
(4)
Tuần thứ bảy bề dày bánh nhau 10,98mm,
tuần thứ 36 là 35,39mm, đủ tháng: 34,37 mm.
Theo HODDICK (1985)
(12)
Ðộ dày bánh nhau tính theo milimét xấp xỉ bằng
số đo tuần vô kinh (tính theo ngày đầu của kỳ kinh chót). Bề dày của bánh
nhau bình thường hiếm khi vượt quá 40mm.
Số liệu của chúng tôi (1996):
- Tuần 20 đến 32 phát triển phù hợp với nhận xét của HODDICK.
- Tuần thứ 33 trở đi bề dày bánh nhau có khuynh hướng giảm hơn so
với so tuần vô kinh.
- Thai đủ tháng cũng không vượt quá số đo mà tác giả đã nêu.