Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

HẠN CHẾ CÁC BIẾN CHỨNG CỦA NHIỄM KIỀM CHUYỂN HÓA SAU THỞ MÁY Ở BỆNH NHÂN COPD BẰNG PHÂN TÍCH SỚM KHÍ MÁU ÐỘNG MẠCH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.03 KB, 12 trang )

HẠN CHẾ CÁC BIẾN CHỨNG CỦA NHIỄM KIỀM CHUYỂN HÓA
SAU THỞ MÁY Ở BỆNH NHÂN COPD BẰNG PHÂN TÍCH SỚM
KHÍ MÁU ÐỘNG MẠCH

TÓM TẮT
Nhiễm kiềm chuyển hóa là một tai biến sớm thường gặp khi khởi đầu thông
khí cơ học cho bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD: chronic
obstructive pulmonary disease). Tai biến này trong trường hợp nặng có thể
gây ra tụt huyết áp và rối loạn nhịp tim dẫn tới tử vong. Bên cạnh việc hạn
chế tai biến này bằng cách cài đặt thông số máy thở thích hợp thì phân tích
sớm mẫu khí máu động mạch sau khi thở máy sẽ giúp rút ngắn thời gian bị
tai biến.
SUMMARY
EARLY ANALYSIS OF BLOOD GAS REDUCES METABOLIC
ALKALOSIS RELATED TO MECHANICAL VENTILATION IN COPD
PATIENT
Le Huu Thien Bien * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 2 - No 4 - 1998: 216-
221
Metabolic alkalosis is one of most early common complications which
possibly occur immedia- tely after the COPD pts have been underwent
mechanical ventilation. This complication, in severe case, can results in
hypotension and arrythmias lead to death. In addition to selecting an
appropriate variables of initial setting the ventilator, early analysis of blood
gas can shorten the time in which patients were being suffered with this
complication
ÐẶT VẤN ÐỀ
Gần đây nhờ đưa vào sử dụng rộng rãi các phương pháp theo dõi không xâm
nhập như máy theo dõi độ bão hòa oxy theo mạch đập, máy theo dõi phân áp
dioxide carbon trong khí thở ra đã giúp hạn chế được việc lấy máu động
mạch thường xuyên. Tuy nhiên việc phân tích khí máu động mạch vẫn còn
rất quan trọng để chỉ định thở máy cũng như khi điều chỉnh thông số máy


thở, đặc biệt là ở những bệnh nhân có rối loạn toan kiềm liên quan đến thở
máy.
Nhiễm kiềm chuyển hóa là một trong hai tai biến sớm gặp ở bệnh nhân có
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) sau khi thở máy(9). Biểu hiện lâm
sàng của nhiễm kiềm rất đa dạng từ thay đổi tri giác đến co giật và trụy tim
mạch(4), đồng thời mức độ nặng của nhiễm kiềm có tương quan chặt chẽ với
cơ may sống còn của bệnh nhân(10). Nguy cơ bị tai biến này thường do lựa
chọn thông số máy thở không thích hợp. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng việc
nhận biết ngay tai biến này bằng mẫu phân tích khí máu động mạch sớm sẽ
giúp cải thiện được dự hậu cho bệnh nhân.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hồi cứu mô tả dựa trên hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân được chỉ định thở
máy vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại Khoa Săn Sóc Ðặc Biệt- Bệnh Viện
Chợ Rẫy từ 01/1995 đến 07/1997.
Bệnh nhân
Ðược chọn vào nghiên cứu là những bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính theo tiêu chuẩn của Hiệp Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ 1987(2) và sau khi
thở máy có biểu hiện của nhiễm kiềm chuyển hóa theo tiêu chuẩn sau:
pH>7,44; [HCO3]>28 mEq/L và PaCO2>35mmHg(3).
Thiết kế nghiên cứu
Các bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu sẽ được chia làm hai nhóm dựa
vào thời điểm bắt đầu lắp đặt máy phân tích khí máu động mạch tại Khoa
Săn Sóc Ðặc Biệt: trước 07/1996 (nhóm I) và sau 07/1996 (nhóm II).
Hai nhóm bệnh nhân này sẽ được theo dõi về diễn tiến của khí máu động
mạch sau khi thở máy đồng thời ghi nhận các biến chứng được quy kết cho
nhiễm kiềm chuyển hóa trong 24 giờ đầu tiên sau thở máy, gồm có:
- suy giảm tri giác,
- co giật,
- tụt huyết áp và
- rối loạn nhịp tim.

Thời điểm của các mẫu phân tích khí máu động mạch được tính từ khi bệnh
nhân bắt đầu thở máy cho tới khi bác sĩ lâm sàng nhận được kết quả phân
tích khí máu động mạch từ phòng sinh hóa hoặc từ máy phân tích khí máu
đặt tại khoa.
Thời gian của các biến chứng được tính từ khi phát hiện trên lâm sàng cho
đến khi không quan sát thấy nữa (riêng biến chứng co giật sẽ không được
ghi nhận thời gian bị biến chứng).
Hai nhóm bệnh nhân này sẽ được so sánh về tần suất bị các biến chứng đồng
thời so sánh diễn tiến của khí máu động mạch với thời gian bị biến chứng để
cho thấy tương quan giữa hai thông số này.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trong nghiên cứu
Tri giác bệnh nhân được đánh giá theo thang điểm Glasgow và được xem
như có suy giảm tri giác do kiềm chuyển hóa nếu sau khi thở máy tri giác
bệnh nhân không thay đổi hoặc xấu đi hơn.
Bệnh nhân được xem như bị co giật khi có bất kỳ cơn co giật khu trú hay
toàn thân nào được ghi nhận trên lâm sàng.
Gọi là tụt huyết áp nếu huyết áp tối đa bệnh nhân giảm < 90mmHg hoặc
giảm hơn 30 mmHg so với trị số trước đó.
Bất kỳ rối loạn nhịp nào mới xuất hiện sau thở máy-ngoại trừ nhịp nhanh
xoang- sẽ được xem như là biến chứng của nhiễm kiềm chuyển hóa.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 01/1995 đến 07/1996 có 7 trong số 25 bệnh nhân COPD
bị nhiễm kiềm chuyển hóa sau thở máy (nhóm I).
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân này là 65  8 tuổi và tỷ lệ nam : nữ =
5/2. Từ 07/1996 đến 07/1997 có 3 trong số 18 bệnh nhân COPD bị nhiễm
kiềm chuyển hóa sau thở máy (nhóm II). Tuổi trung bình của nhóm bệnh
nhân này là 72  6 tuổi và tỷ lệ nam : nữ = 2/1.
Kết quả khí máu động mạch trước thở máy cho thấy tất cả các bệnh nhân
đều có tình trạng mất bù của toan hô hấp mãn kèm theo giảm oxy máu từ
mức độ nhẹ đến trung bình (bảng 1).

Bảng 1. Ðặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu


Nhóm I

Nhóm II
Tuổi trung bình

65  8

72  6
Nam:Nũ

5/2

2/1
pH

7.22

7.23
PaCO2 (mmHg)

83.5

79.6
HCO3 (mEq/L)

34.4


32.5
PaO2 (mmHg)

58.3

64.7
Trong 24 giờ đầu tiên sau thở máy, có 3 mẫu khí máu động mạch được thử
với các bệnh nhân thuộc nhóm I. Thời điểm trung bình của các mẫu thử lần
lượt là: mẫu 1 (giờ thứ 4), mẫu 2 (giờ thứ 10) và mẫu 3 (giờ thứ 24).
Trong 24 giờ đầu tiên sau thở máy, có 4 mẫu khí máu động mạch được thử
với các bệnh nhân thuộc nhóm II. Thời điểm trung bình của các mẫu thử lần
lượt là: mẫu 1 (giờ thứ 1), mẫu 2 (giờ thứ 2), mẫu 3 (giờ thứ 11) và mẫu 4
(giờ thứ 24).
Diễn tiến các kết quả khí máu động mạch của các bệnh nhân thuộc nhóm I
và nhóm II được trình bày trong bảng 2a-2b và hình 1a-1b.
Tất cả các bệnh nhân thuộc nhóm I và nhóm II đều có biểu hiện nhiễm kiềm
chuyển hóa trên mẫu thử thứ nhất. Sau đó các bệnh nhân này được điều
chỉnh thông khí phút trên máy thở và khí máu động mạch trở về bình thường
hoặc gần như bình thường trên mẫu thử thứ hai và thứ ba.
Bảng 2a. Diễn tiến KMÐM của bệnh nhân nhóm I


TTM*

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3
pH


7.22

7.59

7.49

7.45
PaCO2 (mmHg)

83.5

42.7

53.0

53.4
HCO3 (mEq/L)

34.4

30.1

31.2

29.7
PaO2 (mmHg)

58.3


72.5

68.4

65.8

×