Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Cơ hội sống cho bệnh nhân không thể phẫu thuật tim pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.84 KB, 11 trang )

Cơ hội sống cho bệnh nhân không
thể phẫu thuật tim

Sẽ là bi kịch thật sự cho những bệnh nhân có chỉ định phẫu
thuật nhưng lại không thể phẫu thuật. Không ít trường hợp
tổn thương van động mạch chủ đang phải chấp nhận thực tế
đó vì họ có thể tử vong ngay trên bàn mổ vì nhiều lý do. Sự
xuất hiện của kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da trở
thành lựa chọn tối ưu nhất cho những bệnh nhân này, đồng
thời khẳng định bước tiến mới của tim mạch can thiệp trên
thế giới. Viện Tim mạch Việt Nam đã sẵn sàng điều trị bằng
kỹ thuật mới này.
Nhiều bệnh nhân đang đối mặt với bệnh van động mạch chủ
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn -
Trưởng phòng C4, Viện Tim mạch
cho biết, bệnh tim do thấp và thoái
hóa là những nguyên nhân chủ yếu
làm tổn thương hẹp van động mạch
chủ (ĐMC). Hiện nay, nhiều bệnh
nhân hẹp van ĐMC đến bệnh viện có
kèm theo nhiều bệnh lý trầm trọng khác như tăng huyết áp, đái

Tổn thương van động
mạch chủ.
tháo đường, xơ vữa động mạch. Trong số đó phần lớn là bệnh
nhân có tuổi (từ 50 tuổi trở lên). Khi người bệnh không còn đáp
ứng tốt với các thuốc điều trị và nguy cơ tử vong do suy tim đang
ngày một tăng lên thì chỉ định thay van ĐMC là "tiêu chuẩn vàng"
đối với những trường hợp này, tuy nhiên không phải bệnh nhân
nào cũng có thể trải qua cuộc đại phẫu lớn như vậy.
Các chuyên gia tim mạch cho hay, nhiều bệnh nhân không thể


phẫu thuật hoặc nguy cơ tử vong do phẫu thuật cao vì lớn tuổi,
suy tim mức độ nặng, chức năng tâm thất giảm nặng, tiền sử
nhồi máu cơ tim, đã phẫu thuật thay van bắc cầu nối chủ - vành.
Thêm vào đó, một số điều kiện phẫu thuật làm cho thay van ĐMC
có thách thức nhiều hơn và nguy cơ phẫu thuật cao hơn như:
Động mạch chủ lên bị vôi hoá nặng, bị xơ vữa nặng hay mỏng
manh dễ vỡ; Trung thất bị chiếu xạ hay cơ tim bị tổn thương do
tia xạ. Bên cạnh đó có những người bệnh từ chối phẫu thuật vì
sợ đau đớn. Nếu không có một phương pháp điều trị tối ưu hơn
thì cơ hội sống của người bệnh hầu như đã khép lại.
Biến những điều không thể thành có thể
Để có thể thay van ĐMC cho người bệnh mà không cần phải
phẫu thuật, các nhà tim mạch can thiệp trên thế giới đã thực hiện
thành công thay van ĐMC qua da. PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn
cho biết, các bệnh nhân được thay van ĐMC qua da sẽ được
khám xét một cách cẩn thận, tổng thể để lựa chọn đường vào cấy
ghép van: qua động mạch đùi, qua động mạch dưới đòn hay qua
mỏm tim. Thời gian thực hiện khoảng 15 - 60 phút. Từng người
bệnh sẽ được đánh giá cẩn thận các yếu tố nguy cơ và lựa chọn
các dụng cụ phù hợp. Những người mắc bệnh động mạch vành
kèm theo cần được can thiệp trước khi thay van. Đây là một
phương pháp ít xâm lấn vì tránh được phải mở lồng ngực, tuần
hoàn ngoài cơ thể, thời gian điều trị ngắn, bệnh nhân có thể ra
viện ngày hôm sau.
Tại nhiều Trung tâm tim mạch lớn trên thế giới, thay van ĐMC
qua da đã được thực hiện một cách thường qui.
Cần chiếm lĩnh kỹ thuật mới phục vụ người bệnh
PGS. TS. Nguyễn Quang Tuấn cho biết, Viện Tim mạch Việt Nam
là nơi đầu tiên trong cả nước đã sẵn sàng mọi điều kiện để thực
hiện kỹ thuật này. Viện đã chuẩn bị đầy đủ các phương tiện chụp

mạch số hoá, hệ thống theo dõi huyết động, các phương tiện
chẩn đoán hình ảnh có chất lượng cao, máy tim phổi nhân tạo,
các phương tiện để xử trí các biến chứng, bóng nong và stent
động mạch vành, các dụng cụ để chọc tháo dịch màng ngoài tim
cũng sẵn sàng. Những ca can thiệp đầu tiên sẽ có sự hỗ trợ kỹ
thuật của các chuyên gia Hoa Kỳ. GS. Phạm Gia Khải, Chủ tịch
Hội Tim mạch Việt Nam cho biết, so với các nước trong khu vực,
Việt Nam là nước điều trị các bệnh van tim (hẹp van hai lá) bằng
can thiệp nhiều nhất, có kinh nghiệm nhất. Trang thiết bị và đội
ngũ bác sĩ Việt Nam đủ điều kiện tốt và sẵn sàng thực hiện kỹ
thuật mới này.
Tuy nhiên, chi phí cho mỗi ca thay van ĐMC qua da khoảng
35.000 USD, đây là một chi phí khá cao đối với nhiều người
bệnh. Mặc dù so với các nước trên thế giới thì giá thành tại Việt
Nam chỉ bằng 2/3. Vì thế PGS.TS. Tuấn nhận định đây là khó
khăn để người bệnh nghèo tiếp cận với kỹ thuật mới. Tuy nhiên
nếu không sớm tiến hành kỹ thuật này thì kể cả người bệnh có
điều kiện cũng khó có cơ hội được cứu sống. Bởi khác với những
bệnh lý khác, bệnh nhân có thể ra nước ngoài chữa trị nhưng với
đặc thù của bệnh nhân tim mạch thì đi lại bằng máy bay là điều
quá nguy hiểm. Dự kiến trong tháng 10, Viện Tim mạch Việt Nam
sẽ thực hiện kỹ thuật này.
Các chuyên gia cho rằng để triển khai được kỹ thuật cao có chi
phí lớn, điều quan trọng là đáp ứng được nhu cầu của người
bệnh và có được lòng tin của chính họ. Cách đây 10 năm, một ca
can thiệp mạch vành có chi phí 2.000 - 3.000 USD, nhiều người
cảm thấy quá xa vời nhưng đến nay đã có hàng nghìn ca được
thực hiện thành công mỗi năm với chi phí trung bình 6.000 -
7.000 USD/ca (2 stent). Mới đây, tại Bệnh viện Nhi Trung ương,
mặc dù chi phí mỗi ca cấy điện cực ốc tai cho trẻ bị điếc là 25.000

USD nhưng rất nhiều trẻ đăng ký được chữa trị với mong muốn
làm thay đổi chất lượng cuộc sống. Vì thế rất nhiều bác sĩ tin rằng
ứng dụng thành công kỹ thuật thay van ĐMC qua da sẽ là mong
mỏi của nhiều người bệnh, bởi điều đó không phải chỉ thay đổi
chất lượng cuộc sống mà quan trọng nhất là họ được cứu sống.
PGS.TS. Nguy
ễn Hữu Tú
-

Trư
ởng Bộ môn Gây m
ê h
ồi sức,
Trưởng khoa GMHS và chống đau, Bệnh viện ĐHY Hà Nội:
"Có nhiều nguy cơ cho người cao tuổi khi phải phẫu thuật
thay van tim".
Những phẫu thuật tim mạch như thay van tim liên quan tr
ực tiếp
đến bộ máy tuần hoàn và hô hấp của người bệnh n
ên nguy cơ
tử vong rất cao, đặc biệt là ở ngư
ời cao tuổi do chức năng của
các cơ quan đều suy giảm từ 30 - 50%. Hơn nữa, họ thư
ờng có
các bệnh phối hợp như đái tháo đư
ờng, tăng huyết áp, mạch
vành, tâm phế mãn, rối loạn chuyển hoá nên r
ất nhạy cảm với
các thuốc dùng trong gây mê, các can thiệp của gây mê h
ồi sức

và ngo
ại khoa, dễ dẫn đến suy hô hấp hoặc rối loạn huyết động
nặng như tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, thiếu máu c
ơ tim. Quá
trình chuyển hoá, đào thải các thuốc mê ở người già c
ũng chậm
hơn nhiều so với người trẻ và khó d
ự đoán, sau mổ có thể gặp
hàng loạt biến chứng do tồn dư thuốc gây ra như ng
ừng thở,
quên thở, tắc nghẽn đường thở, trào ngược dịch dạ d
ày vào
phổi, thiếu oxy, xẹp phổi Ngoài ra, người già c
ũng dễ bị rối
loạn về thân nhiệt, dễ bị tụt nhiệt độ trong và sau mổ vì dự trữ v
à
sinh nhiệt đều kém. Tụt nhiệt độ có thể gây ra nhiều rối loạn nh
ư
chuyển hoá thuốc, đông máu, tuần hoàn Đây là thách th
ức lớn
khi quyết định phẫu thuật cho những bệnh nhân cao tuổi. V
ì
những hạn chế này mà không ít b
ệnh nhân cao tuổi có thể bị từ
chối điều trị bằng phẫu thuật.

×