Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Làm gì để đối phó với ung thư tuyến tiền liệt? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.38 KB, 8 trang )

Làm gì để đối phó với ung thư tuyến
tiền liệt?

Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ gồm hai thùy nằm ở cổ bàng
quang. Tuyến tiền liệt có chức năng tiết ra một phần của tinh
dịch. Ung thư Tuyến tiền liệt là một loại Ung thư thường gặp ở
đàn ông. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỉ lệ khỏi rất cao.

Làm sao phát hiện Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt phát triển từ các tế
bào bên trong Tuyến tiền liệt. Khi bắt đầu
bị Ung thư hóa, đầu tiên các tế bào tạo
thành các cụm Ung thư nhỏ nằm bên trong
Tuyến tiền liệt. Dạng Ung thư khu trú này tương đối phổ biến, ảnh
hưởng đến khá nhiều đàn ông lớn tuổi.

Trong nhiều trường hợp, dạng khu trú này tồn tại nhiều năm,
thậm chí có khi vài chục năm trước khi nó xâm lấn ra khỏi lớp vỏ
ngoài của Tuyến tiền liệt. Dạng khu trú này có thể chữa khỏi bằng
phẫu thuật hoặc tia phóng xạ.

Khi đã phát triển ra khỏi lớp vỏ ngoài, Ung thư tuyến tiền liệt có
thể xâm lấn các hạch bạch huyết xung quanh, di căn ra xương,
gan, hay trực tràng. Khi đã di căn, Ung thư thường không còn
khả năng chữa khỏi được nữa, mặc dù nó có thể kiềm chế bằng
thuốc thêm một vài năm.

Ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển tương đối chậm. Do đó,
khoảng 80 - 90% đàn ông bị dạng Ung thư này ở giai đoạn khu
trú có thể được chữa khỏi. Mặc dù tỉ lệ chữa khỏi sụt giảm rất


nhiều một khi Ung thư đã xâm lấn và di căn, nhiều người vẫn có
thể kéo dài cuộc sống của họ với các loại thuốc mới hiện nay.

Ở các giai đoạn đầu tiên, khi Ung thư còn khu trú bên trong
Tuyến tiền liệt, bệnh nhân thường chưa có triệu chứng. Khi đã
xâm lấn vào niệu đạo hoặc cổ bàng quang, nó có thể gây ra các
triệu chứng sau:

- Tiểu tiện khó khăn.

- Dòng nước tiểu bị yếu đi.

- Đi tiểu lắt nhắt nhiều lần.

- Tiểu tiện khó kiểm soát, tức là khi đã muốn đi tiểu thì cần phải
tiểu ngay, khó cầm lại được.

- Bí tiểu.

- Bị nhiễm trùng đường tiểu tái phát.

- Có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch.

Khi đã di căn đến các hạch, xương hay các cơ quan khác, nó có
thể gây sưng hạch, sụt cân, thiếu máu, hụt hơi…

Các nguy cơ của Ung thư tuyến tiền liệt?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ của Ung thư tuyến tiền liệt là:


Tuổi 55 trở lên. Theo các số liệu điều tra tại Mỹ, các cụm Ung thư
tuyến tiền liệt được phát hiện thấy ở 30% đàn ông độ tuổi 60 và
50% - 70% ở độ tuổi 80. Nói chung, ¾ các trường hợp Ung thư
tuyến tiền liệt được chẩn đoán ở đàn ông trên 65 tuổi.

Chế độ ăn uống nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo động vật, ăn
ít rau, quả, là các yếu tố có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ
Ung thư tuyến tiền liệt. Cũng có một số bằng chứng cho thấy
rằng, cách ăn uống không đủ chất selen và vitamin E cũng có thể
góp phần vào việc tăng nguy cơ.

Phòng ngừa Ung thư tuyến tiền liệt

Chúng ta có thể làm giảm bớt nguy cơ Ung thư tuyến tiền liệt
bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ như: giảm bớt sử dụng chất
béo, nhất là chất béo động vật. Hiện nay, chưa có đủ bằng chứng
khẳng định việc sử dụng vitamin E hay chất selen có thể giảm
nguy cơ Ung thư tuyến tiền liệt. Có công trình nghiên cứu ở Italia
cho rằng, ăn nhi cà chua đã nấu chín cũng có thể làm giảm bớt
nguy cơ bị bệnh này. Điều quan trọng và đã thấy có kết quả
tương đối rõ rệt là nên đi khám để phát hiện sớm Ung thư và điều
trị nó ở giai đoạn sớm. Hiệp hội Ung thư Mỹ đã đưa ra những
khuyến cáo sau đây:

- Đàn ông từ 50 tuổi trở lên hàng năm nên đi khám bác sĩ để
được thử máu và đo mức kháng nguyên đặc trưng của Tuyến
tiền liệt (Prostate Specific Antigen - PSA) và từ tuổi 40 trở lên nên
được khám Tuyến tiền liệt hàng năm để xem Tuyến tiền liệt có bị
to hay không.


- Những đàn ông mà có người trong gia đình đã mắc bệnh Ung
thư tuyến tiền liệt khi còn trẻ, nên được khám để phát hiện Ung
thư tuyến tiền liệt theo cách thức kể trên ở tuổi sớm hơn.

- Khi thấy có máu trong nước tiểu hay tinh dịch, hoặc có các triệu
chứng như đi tiểu đau, tiểu rắt… (đã kể trên) thì nên đến bác sĩ
để được khám bệnh càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh được thực hiện bằng cách hỏi, khám bệnh và
thực hiện các xét nghiệm để phát hiện sớm Ung thư tuyến tiền
liệt. Đặc biệt, chúng ta nên cho bác sĩ biết xem đã có từng bị các
bệnh nào khác của Tuyến tiền liệt hay không, ví dụ như là viêm
hoặc sưng Tuyến tiền liệt lành tính. Nên thăm khám, thử PSA
xem có gì bất thường, bác sĩ sẽ làm sinh thiết dưới sự trợ giúp
của siêu âm để chẩn đoán và xếp hạng Ung thư.

Cách điều trị

Cách điều trị thường dựa vào yếu tố, như là sự lan tràn của bệnh,
tuổi tác, các bệnh tật hiện tại của bệnh nhân, dự đoán thời gian
còn sống là bao lâu, ý muốn và khả năng chịu đựng của bệnh
nhân khi xảy ra các tác dụng phụ của thuốc. Các cách này có thể
là: - Giám sát và chờ đợi thường được áp dụng cho những đàn
ông lớn tuổi bị bệnh nặng được cho là không sống thêm được
bao lâu nữa.

- Điều trị bằng tia phóng xạ.


- Phẫu thuật cắt bỏ Tuyến tiền liệt.

- Sử dụng các chất chống lại hormone nam tính.

Những điều cần lưu ý

Ăn ít chất béo, nhiều rau quả có thể giúp giảm nguy cơ bị Ung
thư này. Phát hiện và điều trị sớm Ung thư này bằng cách đi
khám bác sĩ hàng năm từ tuổi 40 để được khám Tuyến tiền liệt và
thử máu nhằm đo mức kháng nguyên đặc trưng của Tuyến tiền
liệt từ tuổi 50, là các phương pháp đang được áp dụng một cách
phổ biến ở Mỹ.

×