Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

luận văn thạc sĩ kinh tế giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.95 KB, 103 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hà Tĩnh mảnh đất giàu truyền thống văn hoá - nơi sinh tụ của khơng
nhiều các dân tộc anh em nói ngữ hệ Việt - Mường. Mặc dù, đã được biết đến
từ lâu nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về dân tộc thiểu số ở
Hà Tĩnh.
Hiện tại, đời sống của đồng bào đang gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo đói cao, khoảng cách giàu nghèo giữa đồng bào các dân tộc thiểu số và
đồng bào dân tộc Kinh khá lớn và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Để
giúp đồng bào vươn lên đuổi kịp các dân tộc khác trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam địi hỏi phải có các chính sách đồng bộ hợp lý từ Trung ương
đến địa phương.
Thời gian qua Nhà nước và địa phương đã có nhiều chương trình, dự án
đầu tư giúp đỡ đồng bào nhưng hiệu quả mang lại chưa được như mong
muốn. Thu nhập và mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn thấp,
các dạng hình kinh tế lạc hậu, đời sống văn hoá nghèo nàn, quan hệ xã hội
biệt lập,... Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do hiểu biết về phong tục
tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số còn quá ít ỏi nên các chương trình,
dự án mang nặng tính chủ quan, áp đặt từ phía các cấp quản lý, chưa xuất phát
từ đời sống và mong muốn của đồng bào.
Để có cơ sở giúp các ban, ngành của tỉnh trong việc hoạch định chính
sách phát triển kinh tế - xã hội từng bước nâng cao đời sống đồng bào các dân
tộc thiểu số vốn đang rất khó khăn hiện nay, chúng tơi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đồng bào các dân tộc thiểu số
vùng núi tỉnh Hà Tĩnh”.

1


1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung


Thông qua việc đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội của đồng bào các
dân tộc thiểu số vùng núi Hà Tĩnh thời gian qua, đề xuất các giải pháp phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống cho đồng bào các dân tộc
thiểu số của địa phương trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển
kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số;
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào các dân
tộc thiểu số vùng núi tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua;
- Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế - xã hội và mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi tỉnh Hà Tĩnh;
- Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao mức sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi Hà Tĩnh trong thời
gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Các chủ trương chính sách phát triển kinh tế-xã hội đồng bào các dân
tộc thiểu số vùng núi.
Đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi tỉnh Hà Tĩnh, trong đó tập
trung chủ yếu vào dân tộc Mã Liềng.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về nội dung
Các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số
vùng núi Hà Tĩnh.
1.4.2 Phạm vi về không gian
Khảo sát và nghiên cứu các xã, thôn bản vùng núi Hà Tĩnh nơi cư trú

2


của đồng bào dân tộc thiểu số.

1.4.3 Phạm vi về thời gian
Đề tài thực hiện từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010.
Số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu, báo cáo từ năm 2008 trở về
trước;
Số liệu sơ cấp: Thu thập tình hình đời sống của các hộ gia đình, các
làng (bản) đồng bào các dân tộc thiểu số trong năm 2009.

3


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về dân tộc
Dân tộc là tên chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch
sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước. Trong xã
hội nguyên thuỷ đã có thị tộc, rồi bộ lạc. Những thành viên trong thị tộc gắn
bó với nhau bằng quan hệ huyết thống. Bộ lạc bao gồm những người cùng họ
và những người khác họ, cùng sinh sống trên một địa bàn. Sản xuất phát triển
thì bản thân con người cũng phát triển theo, cùng với những đặc trưng như
ngôn ngữ, văn hoá vật chất (thể hiện trong phương thức sản xuất, phương
thức sinh hoạt) và văn hoá tinh thần (thể hiện thành ý thức và các hình thái ý
thức). Hình thức của cộng đồng người cũng có sự tiến hố: từ phân tán đến
tập trung, từ thấp đến cao, kết quả là hình thành nên những tộc người và
những dân tộc khác nhau như chúng ta thấy hiện nay. Có thể quan niệm dân
tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và
phát triển của dân tộc), nói chung một ngơn ngữ, sống chung trên một lãnh
thổ, có chung một nền văn hố hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng
hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tiêu biểu cho
trình độ văn minh đã đạt được [5].Văn hố của các dân tộc có những nét
chung giống nhau (thí dụ như đều trải qua nền văn minh nông nghiệp tiến lên

nền văn minh công nghiệp), nhưng cũng có những nét đặc thù gọi là tính cách
dân tộc hay bản sắc dân tộc (các phong tục, tập quán sinh hoạt và ứng xử, các
nếp tâm lý và tư duy, các ưu thế phát triển về mặt này hay mặt khác) tạo ra
tính đa dạng, vơ cùng phong phú của văn hoá nhân loại.
Về mặt xã hội, khái niệm dân tộc không phải bao giờ cũng trùng hợp
với khái niệm quốc gia theo nghĩa là một cộng đồng chính trị - xã hội được

4


quản lý bằng bộ máy nhà nước. Có quốc gia chỉ gồm một dân tộc (hiếm có,
như trường hợp Triều Tiên trước khi bị chia cắt), song phần lớn là những
quốc gia nhiều dân tộc (nhiều dân tộc nhỏ quy tụ xung quanh một dân tộc chủ
yếu, thường là đông hơn và phát triển hơn trong lịch sử). Cũng có tình hình là
những người cùng một dân tộc nhưng sống phân tán ở những quốc gia khác
nhau. Trong lịch sử, các dân tộc hình thành và phát triển rất khơng đồng đều
cả về thời gian, quy mô, sức sống lẫn trình độ phát triển. Đã có tình hình
nhiều dân tộc tự phát liên kết với nhau, hoà nhập vào nhau hoặc đồng hố,
thơn tính lẫn nhau. Xu thế lịch sử của dân tộc là cần có nhà nước để bảo vệ
lãnh thổ của mình. Ý thức về chủ quyền lãnh thổ phát triển thành ý thức quốc
gia dân tộc hay chủ nghĩa yêu nước. Bản thân nhà nước, đến lượt nó, lại có
tác động trở lại củng cố sự đồn kết dân tộc, sự thống nhất nhiều dân tộc
trong biên giới của mình.
Thực ra, trên thế giới, tính cố kết dân tộc có thể bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân kinh tế, chính trị khác, như nhu cầu có những cơng trình trị thuỷ
lớn ở các vùng trồng lúa nước, nhu cầu chống lại sự xâm lược, đơ hộ và đồng
hố của ngoại tộc. Việt Nam đã từng bị ngoại tộc đơ hộ hơn một nghìn năm
mà khơng bị đồng hố, sở dĩ như vậy là vì con người Việt Nam đã có ý thức
về bản sắc của dân tộc mình và nổi dậy chống lại sự đồng hoá ấy. Ý thức về
quốc gia - dân tộc đã thể hiện rõ trong hành động lịch sử của Lý Bí khi ơng tự

xưng là Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân thế kỷ thứ VI, hoặc trong câu thơ
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thế kỷ thứ XI, trong áng văn bất hủ “Bình
Ngơ đại cáo” thế kỷ thứ XV. Rõ ràng là người Việt Nam đã hình thành nên
dân tộc của mình ngay từ thời cổ đại, có thể là ngay từ khi bị ngoại tộc đô hộ
mà không sao đồng hố nổi, chứ khơng phải đợi đến khi lập ra nhà nước
phong kiến độc lập bền vững vào thế kỷ thứ X.

5


2.1.2 Khái niệm về dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số là dân tộc chiếm số ít so với dân tộc chiếm số đơng
nhất trong một nước có nhiều dân tộc.
Khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân
số trong một quốc gia đa dân tộc và không mang ý nghĩa phân biệt địa vị,
trình độ phát triển của các dân tộc. Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc
khơng phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi những điều
kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc.
Như vậy, khái niệm “dân tộc thiểu số” dùng để chỉ những dân tộc có số
dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong
một quốc gia đa dân tộc và cũng khơng có ý nghĩa biểu thị tương quan so
sánh về dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới.
Một dân tộc có thể được quan niệm là “đa số” ở quốc gia này, nhưng đồng
thời có thể là “thiểu số” ở quốc gia khác [16]. Chẳng hạn người Việt (Kinh)
được coi là “dân tộc đa số” ở Việt Nam, nhưng lại được coi là “dân tộc thiểu
số” ở Trung Quốc (vì chỉ chiếm tỉ lệ 1/55 dân tộc thiểu số của Trung Quốc),

2.1.3 Quan điểm của Đảng về chính sách dân tộc
2.2.3.1 Đồn kết - Bình đẳng - Tương trợ
Đó là ba nguyên tắc đồng thời là ba nội dung của chính sách dân tộc, có

mối quan hệ hữu cơ với nhau và được thể hiện như sau [19]:
- Đoàn kết dân tộc là nguyên tắc, là điểm xuất phát và là mục tiêu cần
đạt được của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
- Bình đẳng dân tộc vừa là nguyên tắc vừa là điều kiện, là cơ sở để đạt
được đoàn kết lâu dài bền vững.
- Tương trợ cũng là điều kiện để đồn kết thiết thực, đồng thời thúc đẩy
bình đẳng dân tộc về mọi mặt. Tương trợ giữa các dân tộc mang nghĩa vụ hai

6


chiều giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số, chứ không phải là một sự ban ơn.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh ln xem vấn đề dân tộc và đồn kết
dân tộc có tầm quan trọng chiến lược trong chỉ đạo cách mạng nước ta. Các
thế lực thù địch ln tìm cách chia rẽ các dân tộc, song chúng ln thất bại vì
đồn kết dân tộc đã trở thành truyền thống hết sức quý báu của các dân tộc.
Truyền thống đó được phát huy mạnh mẽ trong điều kiện lịch sử mới và thể
hiện trong chính sách đại đoàn kết của Đảng ta. Và được các cấp uỷ, chính
quyền, thể hiện cụ thể trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, giáo
dục, văn hố và xã hội phù hợp với sắc thái từng dân tộc.
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh, do số lượng dân số ít, địa
bàn cư trú phân tán, trình độ kinh tế - xã hội cịn thấp thì tăng cường đồn kết,
giúp đỡ đồng bào càng có ý nghĩa quan trọng.
Đồn kết dựa trên ngun tắc bình đẳng và tương trợ. Bình đẳng là về
quyền lợi và nghĩa vụ.
Bình đẳng về quyền lợi, thể hiện trước hết mỗi dân tộc dù người Kinh
hay dân tộc thiểu số đều được tơn trọng như nhau, khơng có sự phân biệt đối
xử và được tin cậy như nhau. Mỗi dân tộc đều có quyền làm chủ hay bình
đẳng trong việc phát huy những khả năng của mình để xây dựng quê hương,
phát huy những truyền thống dân tộc và đoàn kết nội bộ dân tộc trong sự

nghiệp chung. Khi thực hiện chế độ tập trung dân chủ nên tạo mọi điều kiện
để người dân tộc thiểu số phát huy cao những khả năng của mình. Vì vậy, cần
có hình thức để người dân tộc thiểu số có những đại biểu hoặc người đại diện
cho mình trong các tổ chức chính trị cơ sở. Để đồng bào phản ánh tâm tư,
nguyện vọng cũng như tham gia giải quyết những công việc thuộc về sự tiến
bộ xã hội của tộc người mình.
Bình đẳng về nghĩa vụ, trước hết là thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ
công dân hoặc những nhiệm vụ xã hội được cộng đồng quy định. Song, không

7


nên chỉ nhìn vào mức độ đóng góp mà trong nhiều trường hợp cần thấy những
nhiệm vụ bảo vệ đường biên giới, bảo vệ rừng, môi trường sinh thái là những
cơng việc thường xun mà khơng có đồng bào thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tương trợ giữa các dân tộc ngồi những việc thuộc kế hoạch chung cịn
được thể hiện khi người thiểu số đến định cư trên quê hương mới , lúc bị thiên
tai và trong cuộc sống hàng ngày. Các cấp uỷ, chính quyền hay các tổ chức xã
hội không chỉ lạc quyên khi thiên tai mà quan trọng cịn là tìm phương thức
làm ăn, những giống cây trồng vật nuôi, hướng dẫn đồng bào kỷ năng lao
động,... để có những thành quả lao động cao hơn cũng như giúp nhau trong
sinh hoạt bằng những hành động cao cả. Những điều đó là sự thể hiện tinh
thần và kết quả của việc thực hiện bình đẳng, đồn kết với đồng bào thiểu số.
2.2.3.2 Cơ sở phát triển của đồng bào các dân tộc thiểu số
Sự phát triển của đồng bào các dân tộc thiểu số phải dựa trên cơ sở sự
giúp đỡ của Nhà nước và sự tự vươn lên của chính bản thân tộc người.
Sự giúp đỡ của Nhà nước chính là việc xây dựng và thực hiện các
chương trình, dự án cụ thể và tạo ra những khả năng, điều kiện thực hiện có
hiệu quả. Sự phát triển chậm về kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số
có thể là do kế hoạch phát triển còn thiếu điều tra nghiên cứu cụ thể, có nội

dung cịn xa với thực tế và u cầu của đồng bào, đơi khi cịn là sự áp đặt nên
không được đồng bào ủng hộ. Để phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào, sự
đòi hỏi hiện nay là tăng thêm các chương trình, dự án, trong đó chú trọng đến
các dự án tạo ra các điều kiện sản xuất.
Sự tự vươn lên của bản thân tộc người là hết sức quan trọng. Chính vì
vậy, lúc còn sống Bác Hồ thường động viên các dân tộc thiểu số: “Cố gắng
vươn lên phấn đấu để tự cải thiện và phát triển kinh tế của dân tộc mình... Cán
bộ nơi khác đến chỉ có thể hỗ trợ chứ không nên làm thay đồng bào dân tộc
thiểu số”. Trên thực tế, tinh thần tự lực tự cường của mỗi dân tộc, nhóm

8


người luôn luôn là yếu tố quyết định. Nhiều khi trong những điều kiện tự
nhiên, môi trường như nhau lại có những chênh lệch về trình độ phát triển
giữa các nhóm tộc người. Trong mỗi nhóm tộc người có những mơ hình làm
ăn tốt là do những cố gắng tự vươn lên của đồng bào.
Đối với các nhóm người thiểu số hiện nay ở Hà Tĩnh vẫn còn tư tưởng
tự coi mình là dân tộc bé nhỏ, tự ty, cái gì cũng cho là khơng làm được, rồi
khơng cố gắng. Vì vậy, để có sự phát triển bền vững lâu dài khơng có gì khác
hơn là động viên tinh thần tự vươn lên của đồng bào.
2.2.3.3 Tăng trưởng kinh tế không thể tách khỏi nhân tố xã hội - văn hoá
Kinh nghiệm phổ biến cũng như thực tiễn đã chỉ ra là các giải pháp
kinh tế phải gắn với các nhân tố xã hội - văn hoá. Điều này càng đúng đối với
các nhóm người thiểu số ở Hà Tĩnh, khi mục tiêu của sự phát triển kinh tế là
thực hiện chính sách dân tộc và quyền làm chủ của đồng bào. Trước hết, đó là
những vấn đề thuộc về chế độ sở hữu, chiếm hữu đất đai truyền thống. Trong
việc thực hiện luật đất đai, giao đất giao rừng cho các hộ khai thác và sử dụng
cần có sự kết hợp hài hồ với những truyền thống văn hố. Có thể là giao cho
đồng bào diện tích rừng lớn hơn so với các cư dân nơi khác đến. Vì đó là lợi

ích kinh tế, nhưng cũng là sự tơn trọng quyền làm chủ và nhiều yếu tố văn
hoá đối với đồng bào. Đồng thời sự phát triển kinh tế hộ gia đình ở trình độ
ngày càng cao là tất yếu, song các hộ gia đình khơng thể phát triển sản xuất,
kinh doanh một cách đơn độc, tách khỏi các mối liên hệ cộng đồng ở các
phạm vi khác nhau như làng bản, hợp tác xã, xã và các tổ chức hành chính kinh tế, xã hội cao hơn. Chính vì vậy, cùng với phát triển kinh tế là động viên
đồng bào tham gia vào hợp tác xã, hội nông dân,... để làm chỗ dựa trong sản
xuất như mở rộng việc sử dụng giống cây, con mới, mua phân bón về ứng
trước cho các hộ. Tiến tới nhận thế chấp để đồng bào vay tiền ngân hàng, hợp
đồng với khách hàng để thu mua và tiêu thụ sản phẩm, cùng các hộ đầu tư

9


làm đường nội vùng, quản lý kênh mương, bảo vệ làng bản, giữ gìn trật tự an
ninh và an tồn xã hội.
2.1.4 Tiêu chí xác định thành phần dân tộc
Mặc dù đang còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng giới chun mơn nước
ta đi đến thống nhất: Tiếng nói, những đặc điểm sinh hoạt văn hoá và ý thức
tự giác dân tộc là những tiêu chuẩn chủ yếu để xác minh thành phần dân tộc.
2.1.4.1 Ngơn ngữ
Cùng nói một ngơn ngữ, nói cách khác mỗi dân tộc đều có tiếng nói
riêng của mình. Có thể nói rằng: Cộng đồng ít bị phân hố hơn cả là cộng
đồng về ngơn ngữ. Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là một phương tiện để giao
dịch mà còn là một phương tiện để phát triển các hình thái quan trọng nhất
đối với đời sống văn hố tinh thần của mỗi dân tộc. Chỉ có ngôn ngữ mẹ đẻ
được tiếp nhận từ thời thơ ấu mới có thể giúp họ hiểu biết được những sắc
thái tinh vi nhất của đời sống tinh thần, mới cho phép họ hiểu nhau thấu đáo.
Ngôn ngữ liên quan mật thiết đến bản tính tộc người, khơng phải ngẫu nhiên
mà phần lớn các tên gọi dân tộc lại trùng lặp với ngơn ngữ của họ. Vì vậy
trong tất cả các đặc trưng tộc người thì ngơn ngữ là quan trọng nhất.

Dẫu ngơn ngữ là tiêu chí rất quan trọng để phân định tộc người, song
nó khơng phải là duy nhất, bởi vì hiện nay trên thế giới cũng có những dân tộc
nói hai, ba ngơn ngữ khác nhau, ngược lại cũng có nhiều dân tộc cùng nói một
thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Pháp...
2.1.4.2 Đặc điểm văn hoá
Một trong những dấu hiệu cực kỳ quan trọng để phân định giữa các tộc
người là đặc điểm văn hoá. Văn hoá là cái mà mỗi dân tộc xây dựng nên trong
quá trình phát triển lịch sử của mình được truyền từ thế hệ này sang thế hệ

10


khác. Vì thế mà cho đến nay mỗi dân tộc đều có những đặc điểm văn hố
riêng, các yếu tố văn hoá đặc thù thường trở thành biểu tượng của bản tính tộc
người. Khi nói đặc điểm văn hố có nghĩa là những thành tựu văn hố dân tộc
đó đã đạt được, những tri thức mà họ đã tích luỹ được, những đóng góp của
họ vào kho tàng văn hố nhân loại. Vấn đề là, phải xét xem họ có phải là chủ
nhân kế thừa nền văn hoá của dân tộc đó hay khơng, có phải là những người
tiếp tục phát triển nó một cách sáng tạo và tiến bộ hay khơng chứ khơng phải
chỉ xem họ có ở cùng một kiểu nhà hay ăn mặc cùng một kiểu quần áo, cùng
đội một loại khăn...
Vấn đề là khi xác định một tộc người, không phải chỉ dựa vào cộng
đồng văn hoá mà là dựa trên những yếu tố văn hoá có tính chất đặc trưng.
Những đặc trưng ấy cùng với ngôn ngữ tạo ra một sắc thái riêng [23]. Trong
thực tế cũng có thể có những dân tộc có cùng một tiếng nói nhưng khơng thể
có hai dân tộc với cùng một nền văn hoá.
2.1.4.3 Ý thức dân tộc
Ý thức dân tộc hay tự giác dân tộc, suy cho cùng lại là cái quyết định
để xác định thành phần tộc người. Nó được xuất hiện khi con người ở trong
cùng một cộng đồng, sử dụng một tộc danh thống nhất và nó cũng là kết quả

của sự tác động lẫn nhau của các yếu tố cơ bản hình thành nên cộng đồng tộc
người. Điều quan trọng của ý thức dân tộc là nó có tính chất độc lập cao hơn
hẳn so với các ngun nhân hình thành ra nó. Dẫu cho khi lãnh thổ bị ngăn
cách, văn hoá bị đứt gãy, thậm chí đến cả ngơn ngữ mẹ đẻ cũng đã bị mất mát
đi thì ý thức tự giác tộc người vẫn được duy trì [9].
Ngồi ra khi xác định thành phần dân tộc nên đề cập đến: Lãnh thổ tộc
người - Lãnh thổ như là một điều kiện vật chất cơ bản để hình thành các cộng
đồng tộc người.

11


2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Lịch sử nghiên cứu
Ở Hà Tĩnh cho đến nay thành phần các dân tộc vẫn chưa có sự thống
nhất. Mỗi đợt điều tra đều đưa ra những số liệu khác nhau; bởi vì mục tiêu
của các đợt điều tra là không giống nhau. Những năm gần đây, được sự quan
tâm của Đảng, Chính phủ có nhiều chương trình, dự án đầu tư lên vùng miền
núi, đặc biệt ưu tiên cho vùng có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú. Các
chương trình như: Định canh - định cư, hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn chỉ
đầu tư cho vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy, chính quyền
địa phương cũng như người dân muốn tự nhận mình là người dân tộc thiểu số
để được hưởng chính sách. Trong khi cơng tác điều tra, nghiên cứu cũng chỉ
mới dừng lại ở mức độ tập hợp thống kê theo sự khai báo của người dân, của
chính quyền địa phương. Cịn các dấu hiệu về dân tộc chưa được xem xét đầy
đủ thậm chí chưa được đề cập đến. Thêm vào đó là cơng tác quản lý hộ tịch,
hộ khẩu của chính quyền địa phương cịn lỏng lẻo.
Do đó, trước khi đề xuất giải pháp phát triển kinh tế-xã hội cần phải
khẳng định được thành phần dân tộc ở vùng núi Hà Tĩnh.
2.2.2 Xác định thành phần dân tộc ở vùng núi Hà Tĩnh

Các nguồn tài liệu viết về các dân tộc trong cả nước có nhiều nhưng tài
liệu viết về các tộc người ở tỉnh Hà Tĩnh thì hầu như khơng có. Những số liệu
của các bản niên giám thống kê hàng năm, các tiêu chí về dân tộc khơng được
đề cập đến, còn số liệu của các cuộc điều tra dân số về lĩnh vực này cũng rất
hiếm hoi.
Thời kỳ chiến tranh (trước năm 1975), chưa tìm thấy tài liệu nào nói về
các dân tộc đang sinh sống ở Hà Tĩnh. Bởi vì lúc bấy giờ cả nước phải lo toan
vào một cơng việc lớn nhất là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Thời gian nhập tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An (1976 - 1991) do chỗ coi các dân

12


tộc thiểu số ở Hà Tĩnh chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều dân tộc thiểu số ở
Nghệ Tĩnh nên chưa được quan tâm giúp đỡ cũng như quan tâm nghiên cứu
nhiều. Trong danh mục các dân tộc ở Việt Nam khi nói về địa bàn cư trú chủ
yếu của từng dân tộc thiểu số không hề nhắc đến Hà Tĩnh. Theo Khổng Diễn
“Hà Tĩnh là một tỉnh trước đây khơng có dân tộc thiểu số” [7]. Điều đó chứng
tỏ rằng: Nếu có thì tỉnh Hà Tĩnh cũng có không nhiều các dân tộc.
Trong cuốn lịch sử Nghệ Tĩnh [11] khi đề cập đến các dân tộc anh em
cùng chung sống trong tỉnh, ở Hà Tĩnh chỉ nói đến mỗi dân tộc Chứt với hai
ngành Mã Liềng và Cọi cư trú ở huyện Hương Khê.
Nhưng số liệu tổng điều tra dân số năm 2009 của huyện thì khơng có
dân tộc Chứt [17]. Tuy nhiên theo nguồn tài liệu này thì tỉnh Hà Tĩnh có rất
nhiều dân tộc (Bảng 2.1). Do q trình làm ăn, sinh sống hoặc do hơn nhân
ngoại tộc mà một số bà con dân tộc các tỉnh bạn về định cư ở Hà Tĩnh.
Họ không sống tập trung thành bản, thành thôn mà sống rải rác khắp
nơi, mỗi xã vài ba người, đông hơn ở các vùng trung tâm thị trấn, thị tứ. Đây
thực chất là những nhóm tộc người bị cách biệt về mặt lãnh thổ.


13


Bảng 2.1 Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25


Dân tộc

Tổng số

Tày
Thái
Hoa
Khơ me
Mường
Nùng
H’mơng
Dao
Gia rai
Ngái
Ê Đê
Ba na
Xu Dăng
Cho
Chàm
Sán dìu
Ra - glai
Bru - Vân Kiều
Thổ
Gié - Triêng
Khơ mú
Lào
Brau
Không xác định
Người nước ngồi

Cộng

53
97
43
3
38
9
14
5
4
1
5
2
1
1
1
1
2
1
8
1
32
1
1
253

Trong đó
Hương Khê (1) Hương Sơn
25

11
12
1
9
1
2
2
1

2
48
4
7
3
1
1

1

2

1

32
1
24

18
1
577

129
87
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2009)

Năm 1995, Ban Miền núi - Di dân và Phát triển vùng kinh tế mới phối
hợp với Cục thống kê Hà Tĩnh tiến hành điều tra đối tượng dân tộc đặc biệt
khó khăn thì thống kê được 227 hộ với 1.127 nhân khẩu bao gồm 5 tộc người
là Mã Liềng, Cọi, Lào, Mường, Mán (Bảng 2.2).
Bảng 2.2 Kết quả điều tra đối tượng dân tộc đặc biệt khó khăn

14


T

Tên

Tên

T

Số lượng
Số

Khẩu

hộ (người)

1




23

94

Hương Liên (Hương Khê)

Liềng
2

Cọi

Khạ Phoọng

9

30

Hương Vĩnh (Hương Khê)

3

Lào

Lào Thưng

93

508


Hương Lâm, Phú Gia (Hương
Khê) và Vũ Quang (Vũ Quang)

4

Mường

5

Mán
Cộng

56
Mán Thanh

292

Hương Trạch - Hương Khê

46

203

Sơn Kim - Hương Sơn

227

1.127
(Nguồn: [3])


Vì là điều tra dân tộc đặc biệt khó khăn nên tên gọi tộc người cũng chỉ
dựa vào sự tự khai báo nhưng khi kiểm tra sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân
thì có sự khơng trùng hợp (Bảng 2.3).

15


Bảng 2.3 Kết quả kiểm tra sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân
TT

Tên

Tên

tộc

gọi khác

2
3
4
5

Mường
Mán
Cộng

Khạ Phoọng


(người)

23


Liềng
Cọi
Lào

Địa bàn cư trú

hộ

người
1

Số lượng
Số
Khẩu

94

Hương Liên (Hương Khê)

9
10

30
60


Hương Vĩnh (Hương Khê)
Phú Gia (Hương Khê, Vũ

41
46
129

202
203
589

Quang (Vũ Quang)
Hương Trạch (Hương Khê)
Sơn Kim (Hương Sơn)
(Nguồn: Số liệu điều tra 2009)

Trên thực tế thành phần dân tộc không phải là bất biến mà vấn đề này ở
tỉnh Hà Tĩnh từ trước tới nay lại chưa được quan tâm. Xác định thành phần
tộc người điều quan trọng phải xem đó là một cộng đồng tộc người hay là một
bộ phận của nó, đây là nhóm bị cách biệt về lãnh thổ của một dân tộc hay
chính là một dân tộc. Giải quyết vấn đề này rất khó khăn, ngay cả khi có trong
tay những tài liệu thống kê khá tỷ mỹ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những
thay đổi về thành phần tộc người ở những mốc thời gian khác nhau. Trong đó
có q trình tộc người (cố kết, đồng hố hoặc phân ly tộc người), cũng có khi
do chưa đủ cơ sở khoa học, lại có sự can thiệp mang tính chủ quan, áp đặt của
các nhà quản lý; mặt khác nó cịn bị tác động bởi các lợi ích chính trị, kinh tế
của các nhóm tộc người đang là đối tượng để nghiên cứu [6], [10]...
Ở Hà Tĩnh cho đến nay thành phần các dân tộc vẫn chưa có sự thống
nhất [21]. Mỗi đợt điều tra đều đưa ra những số liệu khác nhau; bởi vì mục
tiêu của các đợt điều tra là không giống nhau. Những năm gần đây, được sự

quan tâm của Đảng, Chính phủ có nhiều chương trình, dự án đầu tư lên vùng
miền núi, đặc biệt ưu tiên cho vùng có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú. Các

16


chương trình như: Định canh - định cư, hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn chỉ
đầu tư cho vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy, chính quyền
địa phương cũng như người dân muốn tự nhận mình là người dân tộc thiểu số
để được hưởng chính sách. Trong khi cơng tác điều tra, nghiên cứu cũng chỉ
mới dừng lại ở mức độ tập hợp thống kê theo sự khai báo của người dân, của
chính quyền địa phương. Còn các dấu hiệu về dân tộc chưa được xem xét đầy
đủ thậm chí chưa được đề cập đến. Thêm vào đó là cơng tác quản lý hộ tịch,
hộ khẩu của chính quyền địa phương cịn lỏng lẻo.
Thực hiện nhiệm vụ đề tài đặt ra chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên
diện rộng, xem xét tất cả các dấu hiệu (tiêu chí) xác minh thành phần dân tộc.
Với phương pháp loại trừ dần chúng tôi chỉ tập trung điều tra, khảo sát tại 8
thôn (bản) thuộc 7 xã của 3 huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn và Vũ
Quang. Trên cơ sở tôn trọng “Ý thức tự giác tộc người”, theo sự tự nhận của
đồng bào thì tập hợp được 308 hộ với 1.529 khẩu bao gồm 5 tộc người là Mã
Liềng, Cọi (Khạ Phoọng), Lào, Mường, Mán (Bảng 2.4).

17


Bảng 2.4 Số lượng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi Hà Tĩnh
theo sự tự nhận

1


Tên
tộc
người
Mã Liềng

2

Cọi

3

Lào

4

Mường

5

Mán
Cộng

T
T

Số lượng
Số
Khẩu
Địa bàn cư trú
hộ (người)

30
118
Bản Rào Tre xã Hương Liên,
huyện Hương Khê
Khạ Phoọng 11
31
Bản Giàng II xã Hương Vĩnh,
huyện Hương Khê
Lào Thưng 111
594
Bản Giàng I xã Phú Lâm, huyện
Hương Khê Bản Kim Quang xã
Vũ Quang, huyện Vũ Quang
85
403
Bản Lòi Sim xã Hương Trạch,
huyện Hương Khê
Mán Thanh 71
384
Xã Sơn Kim huyện Hương Sơn
308 1.529
(Nguồn: Số liệu điều tra 2009)
Tên
gọi khác

Tìm hiểu về ngơn ngữ thì trong số 1.508 người chỉ có 127 người ở bản
Rào Tre (Hương Liên) và Giàng II (Hương Vĩnh) nói được ngơn ngữ của dân
tộc mình, cịn đại bộ phận ở các bản khác khơng có ai nói được (Bảng 2.5).
Bảng 2.5 Số người dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh nói được tiếng mẹ đẻ
TT

1
2
3
4
5

Tên tộc
người
Mã Liềng
Cọi
Lào
Mường
Mán

Tổng số
(Người)
118
31
594
403
384

Số nói được
(Người)
118
31

Tỷ lệ
(%)
100

100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2009)
Nghiên cứu kỷ hơn về các đặc trưng văn hoá, đặc điểm cư trú, hôn
nhân, nguồn gốc tộc người, sinh hoạt kinh tế... chúng tơi thấy rằng ngồi
người Mã Liềng và người Cọi, bộ phận khác không phải là dân tộc thiểu số

18


hoặc khơng cịn giữ được nét đặc trưng riêng của mình.
* Nhóm người Mường: Mường là tên tự gọi của một nhóm người sống
ở bản Lịi Sim xã Hương Trạch huyện Hương Khê. Nhóm người này từ xã
Hố Hợp huyện Minh Hố tỉnh Quảng Bình di cư ra Hương Trạch - Hương
Khê từ năm 1952. Lúc đầu chỉ có 7 hộ, 35 khẩu về định cư với người dân địa
phương ở xóm Chuối - Một vùng ranh giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình cách
bản ngày nay chừng 3 km. Do điều kiện làm ăn, sinh sống ở đây thuận lợi hơn
ở Hoá Hợp nên những năm sau bà con tiếp tục di cư ra. Tổng số các đợt di cư
đến năm 1958 có 14 hộ với 78 khẩu. Từ đó đến nay khơng có chuyện di cư
nữa và dân số hiện nay là các thế hệ con cháu của họ.
Thời kỳ chiến tranh ác liệt, nằm cạnh cầu La Khê nên xóm Chuối trở
thành “túi bom, chảo lửa”, đồng bào phải tản cư vào Đồng Cố, Đồng Để làm
nhà tạm trong rừng, trong núi. Sau ngày hồ bình lập lại, đất nước được thống
nhất, thực hiện chính sách định canh - định cư của Đảng đồng bào mới về
định cư xen ghép với dân địa phương ở bản Lòi Sim ngày nay.
Theo tài liệu của Ban Dân tộc và Miền núi Quảng Bình thì tỉnh Quảng
Bình có 15 nhóm tộc người thiểu số, trong đó người Mường chỉ có 6 người cư
trú ở huyện Bố Trạch, còn ở huyện Minh Hố có các nhóm Khùa, Sách, Mày,
Rục, Arem, Thổ, Thái và Pa cơ khơng có dân tộc Mường. Các nhóm: Khùa,
Sách, Mày, Rục, Arem, Thổ, Thái và Pa cơ khơng có lịch sử di cư ra Hương

Trạch của Hà Tĩnh [2].
Như vậy người dân từ Hoá Hợp - Minh Hoá di cư ra Hương Trạch Hương Khê là dân tộc gì? Chúng tơi đã có dịp vào Hố Hợp tìm hiểu vấn đề
này và được biết đây là nhóm người Nguồn. Trong danh mục các dân tộc
thiểu số ở Quảng Bình, người Nguồn khơng được xếp vào dân tộc thiểu số.
Theo Khổng Diển thì đây là một bộ phận của người Kinh từ các tỉnh Thanh
Hoá, Nghệ An di chuyển vào từ thế kỷ XIV, XV cùng với quá trình mở mang

19


và phát triển của đất nước. Hiện nay đồng bào vẫn muốn tự nhận mình là một
dân tộc, tuy nhiên chúng tơi vẫn chưa tìm được một nét đặc trưng riêng nào
về văn hố, ngơn ngữ cũng như sinh hoạt kinh tế.
* Nhóm người Lào
Người Lào ở Hà Tĩnh được nhắc đến đầu tiên vào năm 1995, khi Ban
Miền núi - Di dân và Cục thống kê tỉnh tiến hành điều tra đối tượng đặc biệt
khó khăn [3], [4]. Mặc dù họ đã sinh sống xen ghép với người Kinh ở ba bản
Giàng I

(Hương Lâm), Phú Lâm (Phú Gia) của huyện Hương Khê và Kim

Quang (Vũ Quang) của huyện Vũ Quang từ rất lâu rồi.
- Đối với người dân ở Bản Giàng I: Theo gia phả họ Trần ở Hương
Lâm thì một người đàn ơng có tên là Un ở Bản Giàng II (Hương Vĩnh) kết
hôn với một người Kinh quê ở Giàng I - Hương Lâm và rồi họ về định cư ở
bản Giàng I. Tính đến nay đã 7 đời và thế hệ con cháu bây giờ, ngoài tiếng
Kinh khơng cịn nói được một ngơn ngữ nào khác. Như vậy, việc người dân ở
bản Giàng I tự nhận là người Lào cũng không phù hợp với nguồn gốc hình
thành; bởi vì người dân ở bản Giàng II khơng phải là người Lào.
- Đối với người dân ở bản Kim Quang và Phú Lâm: Dân số hiện nay ở

hai bản Kim Quang và Phú lâm chủ yếu là người Kinh. Tuy vậy, cũng có một
bộ phận ít người có gốc gác xa xưa từ Lào, họ về định cư ở đây từ những năm
đầu thế kỷ XX. Quá trình cộng cư lâu đời nên hôn nhân ngoại tộc đã xẩy ra từ
rất sớm và lớp con cháu bây giờ khơng nói được một ngơn ngữ nào khác
ngồi tiếng Việt.
* Nhóm người Mán Thanh
Thượng Kim và Đại Kim là tên gọi của 2 bản người thuộc xã Sơn Kim
huyện Hương Sơn. Trước đây bà con khơng nhận mình là dân tộc thiểu số
(Biểu kết quả tổng điều tra dân số năm 2009). Thời gian gần đây bà con tự
nhận là dân tộc Mán Thanh (Kết quả điều tra đối tượng dân tộc đặc biệt

20


khó khăn), tuy nhiên hồn cảnh mà họ về định cư ở hai bản này là không
giống nhau.
- Đối với người dân ở bản Đại Kim: Khoảng đầu những năm hai mươi
của thế kỷ trước, một nhóm người chạy loạn do giặc dã, gồm 9 hộ với 39
khẩu đều là anh em, họ hàng với nhau ở bản Napê huyện Kăm Kớt tỉnh Pô Ly
Khăm Xay của nước bạn Lào về định cư ở nước Sốt (Nậm Sốt ngày nay)
thuộc xã Sơn Kim huyện Hương Sơn. Sống ở đây được một thời gian thì bị
thực dân Pháp đốt nhà, phá làng bà con phải sống chui lủi trong rừng. Sau
năm 1945 được chính quyền địa phương đưa về vùng Hói Trươi xã Sơn Thọ
tuy nhiên 2 năm sau thì chính quyền huy động lực lượng này đi đốt than ở Đại
Kim, những người có sức khoẻ trong bộ phận này đã tham gia và dần dần họ
đưa cả gia đình lên Đại Kim sinh sống. Do ảnh hưởng của dòng họ Lê là dịng
họ chiếm số đơng ở Đại Kim hồi đó nên bà con lấy họ Lê làm họ cho mình và
sinh hoạt kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của ngươì Kinh. Các thế hệ con
cháu của bộ phận này kết hôn với người Kinh và đến nay đã có 37 hộ với 171
khẩu mà khơng ai nói được tiếng mẹ đẻ.

- Đối với người dân ở bản Thượng Kim: Thượng Kim là vùng đất rộng
và bằng phẳng. Người dân Sơn Giang đã lên khai phá vùng đất này từ đầu
những năm 1930. Năm 1935 một nhóm người gồm 6 hộ với 18 khẩu từ Phủ
Quỳ - Nghệ An di cư về đây [1]. Họ phát nương làm rẫy, làm nhà dựng cửa
và sống xen ghép với người Kinh. Đến nay đã có 35 hộ với 213 khẩu và ngơn
ngữ chỉ có tiếng Kinh.
Trong q trình cộng cư với người Kinh, sự giao lưu về kinh tế đã ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự giao lưu về văn hoá, nó ảnh hưởng lớn đến mức phá
vỡ những nét cổ truyền và phát triển ngang bằng với người Việt sở tại. Hiện
nay, khơng cịn ai nói được tiếng mẹ đẻ và các sắc thái văn hố riêng của các
nhóm người Lào, Mường, Mán cũng khơng tìm thấy.

21


* Nhóm Mã Liềng
Năm 1966, khi đi tuần tra bộ đội biên phòng đã phát hiện ra người Mã
Liềng. Hồi đó người Mã Liềng sống ở Cửa Ba - Bản Quạt giáp ranh với tỉnh
Quảng Bình sát ngay biên giới Việt - Lào. Họ sống trong các lán tạm được
che bằng lá rừng hoặc sống trong các hang đá, hốc cây. Về sau bộ đội biên
phịng kết hợp với chính quyền huyện Hương Khê đưa về định cư ở bản
Giàng II xã Hương Vĩnh. Quá trình sống chung với người ở Giàng có đến gần
10 năm, năm 1976 người Mã Liềng được đưa về định cư ở bản Rào Tre ngày
nay [18].
Trong bảng danh mục các dân tộc ở Việt nam, người Mã Liềng cùng
với các nhóm Sách, Rục, Mày, Arem hợp thành dân tộc Chứt, địa bàn cư trú
chỉ có ở Hà Tĩnh và Quảng Bình [12],[14]. Ở Hà Tĩnh chỉ có mỗi nhóm Mã
Liềng. Mã Liềng là một trong những tộc người lạc hậu và kém phát triển nhất
hiện nay. Tuy nhiên cho đến những năm gần đây cả giới nghiên cứu dân tộc
học cũng như dư luận xã hội chưa biết hoặc chưa quan tâm gì nhiều về người

Mã Liềng. Do chỗ coi tộc người này là một bộ phận của dân tộc Chứt, người
ta luôn tưởng rằng những giới thiệu về người Chứt dựa vào hiểu viết về nhóm
Sách - Rục cũng đã là những hiểu biết về nhóm người này [22]. Trong q
trình chỉ đạo thực tiễn cũng như qua những lần đi nghiên cứu điền dã, chúng
tơi có cảm nhận rằng giữa các nhóm người khác nhau được gộp vào dân tộc
Chứt, người Mã Liềng cũng có những nét riêng của họ. Chúng tơi sẽ trình bày
vấn đề này một cách kỹ hơn trong những phần sau.
* Nhóm người ở bản Giàng II
Người Khạ Phoọng có nguồn gốc từ bản Ma Ca, bản Pụng bên Lào di
cư đến bản Giàng II cách đây từ rất lâu. Bằng chứng là hiện nay trong bản có
những cây trồng cổ thụ có hàng trăm năm tuổi.
Chúng tơi đề nghị coi người ở Giàng II cũng là người Mã Liềng vì

22


những lý do chính sau đây.
- “Khạ Phoọng” là tên người Lào đặt cho người ở Giàng với nghĩa xem
họ là một tộc người ngồi người Lào. Cịn tên gọi là “Cọi” do người Việt ở
Hương Khê gọi nhóm người này với nghĩa họ là cư dân sống dọc bờ cõi.
Ngay một điểm ở Giàng mà cũng có tới hai tên gọi “Khạ Phoọng” hay “Cọi”
khác nhau, thì làm sao chúng ta cho rằng giữa người ở Giàng và người Rào
Tre có thể cùng một tên gọi được.
- Sau khi phát hiện được người Mã Liềng, người ta đã đưa người Mã
Liềng lên sống gần với người ở Giàng. Thời gian hai nhóm này sống chung có
đến gần mười năm nhưng rồi họ không “hợp” được với nhau mà phải trở lại
nơi cư trú mới như hiện nay. Tuy nhiên, việc họ ít có quan hệ với nhau hay
khơng “hợp” nhau khơng nói lên một điều gì để chứng minh họ không cùng là
một dân tộc cả. Sở dĩ người ở Giàng hay liên hệ với người Ma Ca, bản Pụng
bên Lào vì các bản này vừa là đồng tộc, vừa có trình độ văn hố và văn minh

tương tự nhau. Còn những người ở Giàng và những người ở Rào Tre thì vấn
đề khơng như vậy. Về cơ bản các tập tục như để tang người chết bố trí trong
một ngôi nhà, việc kiêng kỵ của người phụ nữ khi đẻ... giữa hai nhóm người
này là như nhau, nhưng họ khơng cùng một trình độ văn minh. Trong cuộc
sống người ở Giàng hướng tới sự ổn định của việc định cư hơn. Sự chênh lệch
này khiến cho người ở Giàng không muốn nhập người Rào Tre là "cùng cấp"
với mình, cịn người Rào Tre thì có ý thức coi mình cũng chẳng khác gì người
ở Giàng. Sự khác biệt giữa hai nhóm này âu cũng là sự khác nhau như kiểu
người Việt Hà nội và người Việt ở một làng hẻo lánh nào đó. Vì thế nếu
người ở Giàng có tâm lý khơng muốn “ở cùng hàng” với người Rào Tre cũng
là một tâm lý bình thường. Nhưng điều đó hồn tồn khơng thể là cơ sở để
chúng ta coi giữa người ở Giàng và ở Rào Tre không cùng một dân tộc nếu
những điều khác thể hiện khả năng đó.

23


- Điều thứ ba khiến chúng tôi tin người ở Giàng cũng là “một địa
phương” của người Mã Liềng là vấn đề ngơn ngữ. Chúng ta có thể thấy điều
đó qua một số ví dụ sau đây:
2.6 Ngơn ngữ của Người mã Liềng
Rào Tre
Gấm
atăk
chưng
mặt kơl
hóng
Maliềng
kơj
bút

pơ nú
? och

Giàng
Krấm
atăk
chưng
mặt kơl
hóng
Maleng
kơj
pơ nú
? och

(Nghĩa)
trời
đất
mưa
mặt trời
khe nước
người
tóc
thóp

đi

Những ví dụ trên đây tuy khơng nhiều nhưng có một vai trị quan trọng.
Bởi vì chúng là những từ thuộc vào lớp từ cơ bản nhất của một ngôn ngữ. Sự
tương ứng đều đặn của những từ thuộc lớp từ cơ bản ấy thể hiện một sự tương
ứng của một ngơn ngữ thống nhất. Nói một cách khác tiếng Rào Tre và tiếng

Giàng mặc dù có sự khác nhau nhất định nhưng vẫn là một bộ phận của một
ngôn ngữ thống nhất [8].
Từ những lý do đã nêu trên, chúng tôi thấy rằng hợp lý hơn cả là coi
người ở bản Giàng cũng là một “địa phương” hay một “bộ phận” của người
Mã Liềng. Và tất nhiên, bộ phận này có nét “văn minh” hơn so với các địa
phương khác của tộc người này.
Công việc xác minh thành phần dân tộc là một vấn đề phức tạp, nó vừa
là vấn đề khoa học, vừa là vấn đề chính trị, tâm lý, tình cảm dân tộc [14]. Vì
thế, khơng nên chủ quan, áp đặt, cũng như không nên chỉ dựa vào mặt này,
phủ nhận mặt khác mà phải xem xét đầy đủ tất cả các mặt. Từ sự phân tích

24


như trên, với những ghi nhận bước đầu chúng tôi đề nghị coi dân tộc thiểu số
ở vùng núi Hà Tĩnh chỉ có nhóm Mã Liềng thuộc dân tộc Chứt đang cư trú
mang tính tộc người. Bộ phận khác sống xen ghép với người Kinh, hầu như
khơng cịn tiếng nói, khơng cịn giữ được bản sắc văn hố riêng, thậm chí
khơng cịn nhớ tên gọi của tộc người mình nữa; về cơ bản họ đã hoà đồng vào
dân tộc Kinh cùng chung sống. Và từ phần này trở đi khi đề cập đến dân tộc
thiểu số ở vùng núi Hà Tĩnh chúng tơi chỉ nói đến nhóm tộc người này ở hai
bản Rào Tre - Hương Liên và Giàng II - Hương Vĩnh huyện Hương khê.
2.2.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu
số trong nước và quốc tế
* Một số kinh nghiệm quốc tế
Ở phần lớn các nước cơng nghiệp hố và đang phát triển, các nhóm dân
tộc thiểu số nghèo hơn dân tộc đa số, tuy mức độ có khác nhau. Hai nhóm
chính sách được sử dụng rộng rãi để giúp nhóm dân tộc thiểu số thu hẹp
chênh lệch về hiệu quả thu nhập từ các nhóm nguồn lực là:
+ Luật tạo cơ hội ngang bằng, nhằm tránh trường hợp người có khả

năng chun mơn và kinh nghiệm tương đương lại phải nhận mức lương thấp
hơn, có cơ hội tiếp cận làm việc và các dịch vụ của Chính phủ ít hơn xuất phát
từ dân tộc, giới tính, tôn giáo hoặc xu hướng tình dục của họ. Ví dụ như sau
cách mạng năm 1959 ở Cuba, luật tạo cơ hội ngang bằng đã được thực hiện
song song với các chính sách kinh tế và xã hội toàn diện, kết quả là đến thập
niên 80 đã gần như xoá bỏ chênh lệch mức sống giữa người da trắng và da
đen. Gần đây hơn, Hiến pháp 1998 của E-cu-a-đo đã đảm bảo quyền đất đai
cơng của người dân bản địa, quyền có giáo dục bằng ngôn ngữ người bản địa
và quyền được tham gia quyết định việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Dù
Luật tạo cơ hội ngang bằng được áp dụng rộng rãi ở các nước đã nêu, các
nước đang phát triển và cơng nghiệp hố, nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy

25


×