LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ngân hàng bán lẻ đang là lĩnh vực phát triển nhanh và có sự cạnh tranh gay
gắt tại Việt Nam.Cùng với sự tham gia của một số ngân hàng nước ngoài có truyền thống về
kinh doanh dịch vụ bán lẻ, rất nhiều ngân hàng thương mạitrong nước đã tích cực đầu tư phát
triển vào lĩnh vực này. Chính vì vậy, để đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các
ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng, thời
gian qua đã chuẩn bị toàn diện về mô hình, cơ cấu tổ chức nhân sự, hệ thống sản phẩm dịch vụ
nền tảng cho hoạt động này.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long (VCB Thăng
Long) là 1 chi nhánh lớn và hoạt động hiệu quả trong hệ thống Vietcombank, tuy nhiên
mảng hoạt động tín dụng bán lẻ chưa đạt được kết quả như kỳ vọng của ban lãnh đạo
ngân hàng. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng
bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long” để
nghiên cứu
Đề tài được bố cục thành 3 chương nhằm tập trung nghiên cứu các nội dung chủ
yếu sau đây:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tín dụng bán lẻ của ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại
thƣơng Việt Nam chi nhánh Thăng Long.
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng
TMCP ngoại thƣơng Việt Nam chi nhánh Thăng Long.
Chi tiết nội dung các chương như sau:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái quát Ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục
tiêu lợi nhuận.
Có 6 đặc điểm quan trọng của Ngân hàng thương mại:
- Một là, Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính.
Hai là, Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh có điều kiện.
Ba là, ngân hàng hoạt động chủ yếu dựa trên vốn vay và tài sản thanh khoản cao.
Bốn là, sản phẩm của ngân hàng không có bản quyền, dễ sao chép.
Năm là, ngân hàng hoạt động và phát triển dựa trên lòng tin giữa ngân hàng và
khách hàng.
Sáu là, Ngân hàng thương mại kinh doanh mang tính hệ thống cao và chịu sự
quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước.
1.1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo
nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh
toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
1.2. Hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thƣơng mại
Tín dụng bán lẻ là việc cấp tín dụng bằng nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu
và các nghiệp vụ khác đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và
nhỏ vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho tiêu dùng, đầu tư sản xuất kinh doanh và
phục vụ đời sống. Tuy nhiên tùy theo từng ngân hàng khác nhau mà đối tượng khách
hàng bán lẻ có thể khác nhau.
Trong khuôn khổ bài luận văn, tác giả nghiên cứu tín dụng bán lẻ đối với khách
hàng là cá nhân, hộ gia đình, và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hoạt động tín dụng bán lẻ đƣợc phân loại dựa trên các căn cứ sau:
Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng.
Căn cứ vào mục đích cấp tín dụng.
Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng.
Căn cứ vào hình thức bảo đảm tín dụng.
Căn cứ vào phương thức cấp tín dụng.
Đặc điểm của tín dụng bán lẻ:
Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay nhiều.
Các sản phẩm của tín dụng bán lẻ đa dạng.
Tín dụng bán lẻ có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân hàng.
Chất lượng các thông tin và các công cụ hỗ trợ để đánh giá tình hình tài chính của
khách hàng vay thường không cao
Tỷ trọng cho vay vốn trung dài hạn đối với tín dụng bán lẻ có xu hướng cao hơn
mức bình quân.
Nhu cầu vay vốn của các khách hàng chịu tác động ảnh hưởng và phụ thuộc lớn
vào chu kỳ kinh tế.
Khả năng phân tán rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng không lớn đối với hoạt động
tín dụng tổng thể của Ngân hàng.
Lợi nhuận từ tín dụng bán lẻ lớn.
Vai trò của tín dụng bán lẻ:
Thúc đẩy quá trình luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.
Kích cầu tiêu dùng.
Góp phần đẩy lùi tệ nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi.
Đẩy nhanh dư nợ và mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho các ngân hàng.
Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao trình độ dân trí.
Giúp các hộ gia đình sản xuất kinh doanh có điều kiện để mở rộng quy mô sản
xuất, phát huy tối đa nội lực của khách hàng.
Các sản phẩm tín dụng bán lẻ
-
Cho vay mua/xây/sửa nhà (cho vay bất động sản)
-
Cho vay mua ô tô
-
Cho vay tiêu dùng
-
Cho vay sản xuất kinh doanh
-
Cho vay du học
-
Cho vay chứng minh tài chính
-
Cho vay cầm cố/Chiết khấu Giấy tờ có giá
-
Thẻ tín dụng
1.3. Phát triển tín dụng bán lẻ
Phát triển tín dụng bán lẻ là sự gia tăng về quy mô tín dụng đồng thời với sự nâng
cao về chất lượng, hiệu quả tín dụng bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
khách hàng về số lượng sản phẩm, quy mô tín dụng, mà còn tăng trưởng về chất lượng
dịch vụ, nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ, gia tăng thu nhập tín dụng bán lẻ, góp phần
tăng trưởng ổn định cho Ngân hàng.
Nội dung phát triển tín dụng bán lẻ gồm:
Phát triển tín dụng bán lẻ theo chiều rộng: là sự tăng lên về quy mô, đối tượng cho
vay (hướng đến cả các đối tượng có thu nhập thấp), mở rộng phạm vi địa bàn bán lẻ.
Phát triển tín dụng bán lẻ theo chiều sâu: phát triển tín dụng bán lẻ đồng nghĩa với
việc chất lượng, hiệu quả tín dụng bán lẻ được nâng cao được thể hiện qua chỉ tiêu nợ
xấu, lợi nhuận của ngân hàng.
Tiêu chí đánh giá sự phát triển của tín dụng bán lẻ
Tiêu chí đánh sự phát triển của tín dụng bán lẻ theo chiều rộng gồm 3 tiêu chí:
Dư nợ tín dụng bán lẻ
Sự phát triển thị phần
Số lượng khách hàng vay vốn
Tiêu chí đánh sự phát triển của tín dụng bán lẻ theo chiều sâu gồm 2 tiêu chí:
Tỷ lệ nợ xấu
Thu nhập từ tín dụng bán lẻ
Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của tín dụng bán lẻ tại các Ngân
hàng thƣơng mại
Nhân tố chủ quan
- Khả năng cung ứng vốn ra thị trường
- Định hướng và chiến lược phát triển tín dụng bán lẻ
- Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
- Chất lượng nguồn nhân lực
- Hệ thống công nghệ thông tin
- Chính sách tín dụng của ngân hàng
- Hệ thống xếp hạng tín dụng
Nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế
- Môi trường pháp lý
- Môi trường văn hóa – xã hội
- Đối tượng khách hàng vay vốn
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh
Thăng Long.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long có tiền thân
là Chi nhánh cấp II Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng
Ngoại thương Hà Nội, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 03/3/2003.
Vietcombank Thăng Long có trụ sở chính tại 148 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy,
Hà Nội với 15 phòng ban bao gồm: Ban Giám đốc, phòng Kế toán, phòng Khách hàng,
phòng Ngân quỹ, phòng Hành chính Nhân sự, phòng Thanh toán – Kinh doanh dịch vụ,
Tổ Kiểm tra giám sát và tuân thủ, Tổ Tổng hợp, Tổ Tin học và 06 phòng giao dịch. Ban
Giám đốc Vietcombank Thăng Long gồm 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc. Tập thể cán
bộ nhân viên của ngân hàng (30/06/2016) với tổng số gồm 168 người, độ tuổi trung bình
là 29 tuổi.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt
Nam – Chi nhánh Thăng Long.
Hoạt động huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng mạnh và liên tục qua các
năm từ 6.158 tỷ đồng năm 2012 lên 11.694 tỷ đồng 30/06/2016 tương ứng gấp gần 1,9
lần.
Hoạt động tín dụng
Dư nợ cho vay của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm, số liệu năm sau cao
hơn năn trước. Cơ cấu dư nợ có xu hướng chuyển dịch từ bán buôn sang bán lẻ. Dư nợ bán
buôn năm 2012 đạt 86% tổng dư nợ, đến hết 6 tháng đầu năm 2016, dư nợ bán buôn chiếm
còn 65% tổng dư nợ, dư nợ bán lẻ tăng lên chiếm 35% tổng dư nợ.
Kết quả kinh doanh
Với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên cũng như ban lãnh đạo, doanh thu
của chi nhánh tăng trưởng liên tục từ 188.69 tỷ đồng năm 2012 đến 277.56 tỷ đồng vào
T6/2016. Sự tăng trưởng của khối bán lẻ đã góp phần không nhỏ giúp chi nhánh có kết
quả kinh doanh rất tốt.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
Dƣ nợ tín dụng bán lẻ
Dư nợ tín dụng bán lẻ tăng ổn định liên tục qua các năm, tốc độ tăng cao hơn so
với tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh. Năm 2013 dư nợ bán lẻ là 680 tỷ
đồng, tăng 95 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 16.24%, năm 2014 tăng lên 960 tỷ đồng,
tăng trưởng 41.18%, đến năm 2015, dư nợ bán lẻ là 1479 tỷ đồng, tăng trưởng 54.06%,
và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, con số này là 2559 tỷ đồng, tăng trưởng 73.02% so
với năm 2015, vượt mức kế hoạch đề ra cho cả năm 2016. Sự tăng trưởng liên tục qua các
năm thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng bán lẻ tại chi nhánh.
Sự phát triển thị phần
Tỷ trọng dư nợ TDBL của VCB Thăng Long/địa bàn Hà Nội luôn duy trì ở mức cao
và có sự gia tăng lớn về thị phần tín dụng bán lẻ qua các năm. Cụ thể, năm 2012, tỷ trọng này
là 21.26%, đến 30/06/2016 thị phần trên địa bàn Thành phố Hà Nội của chi nhánh đã đạt
31.25%, chiếm gần 1/3 dư nợ TDBL của VCB địa bàn Hà Nội.
Số lƣợng khách hàng vay vốn
Chi nhánh đã có sự tăng trưởng mạnh về số lượng khách hàng vay vốn từ 668
khách hàng năm 2012 tăng lên 2168 khách hàng vào T6/2016, đồng thời dư nợ bình quân
trên một khách hàng vay vốn cũng tăng tương ứng từ 0.88 tỷ năm 2012 lên 1.18 tỷ thời
điểm 30/06/2016.
Tỷ lệ nợ xấu
Năm 2012, nợ xấu TDBL là 5.8 tỷ đồng chiếm 0.99% tổng dư nợ TDBL, lần lượt
qua các năm 2013, 2014, 2015 tỷ lệ này theo chiều từ trái qua phải là 1.05%, 1.27%,
1.07%, đến 30/06/2016 tỷ lệ nợ quá hạn là 1.12%, tăng đôi chút so với năm 2012 và 2015
nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống VCB cũng như toàn hệ thống ngân
hàng Việt Nam.
Lợi nhuận từ tín dụng
Lợi nhuận từ TDBL năm 2012 đạt 12.71 tỷ đồng chiếm 14% lợi nhuận toàn chi
nhánh. Chỉ tiêu này tăng cả về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng trên lợi nhuận toàn chi
nhánh. Năm 2015, lợi nhuận từ TDBL là 27.72 tỷ đồng chiếm 21% lợi nhuận toàn chi
nhánh, đến 30/06/2016 con số này là 49.92 tỷ đồng tăng 22.2 tỷ đồng chiếm 28% lợi
nhuận toàn chi nhánh, vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra cả năm 2016 của chi nhánh đối với
mảng tín dụng bán lẻ.
2.3. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
Những kết quả đạt đƣợc
Sự gia tăng về dư nợ TDBL và số lượng khách hàng bán lẻ
Sự ổn định về chất lượng tín dụng, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng
Gia tăng thu nhập cho chi nhánh từ hoạt động tín dụng bán lẻ
Giảm bớt sự phụ thuộc vào tín dụng bán buôn, phân tán rủi do
Tạo nhiều giá trị gia tăng cho các khách hàng cá nhân
Những hạn chế
Thứ nhất, quy mô dư nợ tín dụng bán lẻ còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm lực
của chi nhánh
Thứ hai, đối tượng khách hàng và phạm vi khách hàng được chi nhánh hướng tới
còn hạn hẹp
Thứ ba, phương thức triển khai tín dụng bán lẻ của chi nhánh còn đơn giản và
còn đơn điệu
Thứ tư, chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh chưa cao.
Thứ năm, thủ tục các loại giấy tờ, điều kiện cho vay còn nhiều vướng mắc đối
với cầm cố, thế chấp tài sản
Nguyên nhân những hạn chế
Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, nhân sự cho tín dụng bán lẻ thiếu hụt, nhân sự mới nhiều gây ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng
Thứ hai, công tác kiểm soát sau cho vay, thu hồi nợ còn nhiều hạn chế
Thứ ba, công tác truyền thông, marketing cho tín dụng bán lẻ đã được chú trọng
nhưng vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên.
Nguyên nhân khách quan:
Những nguyên nhân từ Ngân hàng TMCP Vietcombank:
Thứ nhất, sự chậm trễ trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng bán lẻ cạnh tranh
đa dạng, tiện ích cho khách hàng
Thứ hai, sự chậm trễ trong việc cung cấp các gói lãi suất ưu đãi cho tín dụng bán
lẻ
Thứ ba, quy trình thủ tục cấp tín dụng cho tín dụng bán lẻ còn nhiều vướng mắc.
bất cập
Thứ tư, sự chậm trễ trong công tác tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm cho chi
nhánh
Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho việc quản lý và phát triển
hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả.
Môi trường kinh tế xã hội
Nguyên nhân từ phía khách hàng
Sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH THĂNG LONG.
3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của của Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
Định hướng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam cũng là định hướng xuyên suốt cho hoạt động tín dụng bán lẻ của các
chi nhánh trong hệ thống, và đó cũng là định hướng xuyên suốt của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam:
Trở thành Ngân hàng số một tại Việt Nam, một trong 300 Tập đoàn ngân hàng tài chính
lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Quan điểm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
Để có định hướng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ thì chi nhánh luôn phải
xác định rõ quan điểm của chi nhánh trong vấn đề này và từ những quan điểm đó có
những định hướng rõ ràng, khả thi. Trong những năm gần đây, chi nhánh đã xác định rõ
những quan điểm của mình về việc phát triển tín dụng bán lẻ và những quan điểm đó như
sau:
Thứ nhất, phát triển tín dụng bán lẻ song hành với tín dụng bán buôn
Thứ hai, phát triển tín dụng bán lẻ một cách từng bước và thận trọng
Thứ ba, phát triển dựa trên những thế mạnh sẵn có của chi nhánh
Thứ tư, chú trọng phát triển tín dụng bán lẻ hiệu quả
3.2. Một số giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
- Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại chi nhánh
- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng bán lẻ
- Chú trọng phát triển các kênh phân phối
- Tăng cường truyền thông, Marketting cho tín dụng bán lẻ
- Duy trì và thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ
- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ nhân viên
- Các giải pháp khác:
Xây dựng chiến lược khách hàng
Hoàn thiện các tiện ích cho khách hàng
Tăng cường công tác tiếp thị
Đẩy mạnh công tác huy động vốn
Xây dựng quy chế xác định mức lãi suất cho vay phù hợp
Có chính sách ưu đãi về lãi suất.
3.3. Kiến nghị với các cơ quan chức năng
Kiến nghị với Chính phủ
Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc
Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam